GS Trần Chấn Trí, University of California, Irvine
Chúng ta, những bậc phụ huynh hay nhà giáo dục trong cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ,
chắc có cùng một tâm tư. Chúng ta đã xa quê hương trên 35 năm, đã ít nhiều hội nhập cuộc
sống ở nước sở tại. Cùng với những thành quả tốt đẹp do sự hội nhập đem lại, chúng ta
cũng phải đối diện với những mất mát không thể tránh. Chúng ta e ngại ngôn ngữ và văn
hoá Việt đang dần dần phai nhạt trong thế hệ thứ hai và thứ ba. Chẳng vậy mà không biết
bao nhiêu nổ lực trong cộng đồng đã tiếp nối nhau trong sứ mạng bảo tồn tiếng nói và văn
hoá: những trung tâm Việt ngữ, những nhật báo, tuần báo, nguyệt san bằng tiếng Việt,
những đài truyền thanh, truyền hình Việt ngữ, những sinh hoạt giáo dục và văn hoá...,
tưởng chừng như khó có thể mà quên được tiếng mẹ đẻ và những truyền thống tốt đẹp của
ông cha với ngần ấy nổ lực của những tấm lòng nặng tình với tương lai cộng đồng người
Việt hải ngoại.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thử quan sát con em của mình về mặt sử dụng tiếng Việt,
chúng ta sẽ thấy một hình ảnh khác. Càng sinh sau đẻ muộn tại xứ người, kiến thức và khả
năng nói tiếng Việt của các em càng yếu kém. Tình trạng này do nhiều yếu tố khác nhau
gây nên. Vài nguyên nhân nổi bật hơn cả là khi các em và gia đình cư ngụ tại những địa
phương không có một cộng đồng người Việt đáng kể, hay các em lớn lên trong những gia
đình mà cha mẹ không khắt khe về việc gìn giữ tiếng Việt. Trong bài này, chúng tôi muốn
nêu lên một hiện tượng đáng lo ngại hơn nhiều, đó không phải là tình trạng các em thuộc
những trường hợp kể trên, mà là tình trạng của những em nói được tiếng Việt nhưng lại
không muốn sử dụng nó như một phương tiện giao tiếp chính trong đời sống hằng ngày, kể
cả với những em khác cũng nói được tiếng Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét