Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Nón Lá Việt Nam


Nón Lá Việt Nam

“Nón ny che nng che mưa

Nón ny đ đi cho va đôi ta”

Ca dao

Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của phụ nữ Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.

Posted Image

Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

- Nón dấu: Nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa

- Nón gò găng hay nón ngựa: Sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa.

- Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng.

- Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội.

- Nón cời: Nón rách

- Nón gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa.

- Nón lá sen: Cũng gọi là nón liên diệp.

- Nón thúng: Thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.

- Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa.

- Nón chảo: Thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng.

- Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang.

- Nón bài thơ: Ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v…


Xem tiếp bài viết: NÓN LÁ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét