Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Tháng Ba gãy súng




Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA 

Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.



Gãy súng chứ không buông súng

Cuộc chiến dù đã qua đi nhưng những hình ảnh bạo tàn của nó không dễ gì phai nhòa trong lòng nhiều người, đặc biệt đối với những ai trực tiếp chịu những va đập vào những giây phút cuối cùng trước khi lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới.
Cao Xuân Huy: Tôi viết vào khoảng giữa nữa cuối năm 84, lúc mà mới vượt biên qua chừng độ năm bảy tháng gì đó. Bắt đầu viết thì nhà văn Nguyễn Mộng Giác ổng đăng trên tờ báo hàng tuần ở đây, vừa viết xong thì cũng vừa đăng xong rồi thì in luôn thôi, in vào khoảng 85 ông ạ.

http://phailentieng.blogspot.com/2016/03/cao-xuan-huy-va-thang-ba-gay-sung.html?fbclid=IwAR07iarEScIaxlgnFs48jCEqWFjaVNI0iCQz3Tea_KLF9Md4pLlPn5KmSeA

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu



Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo 

Sự ra đi của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là một mất mát quá lớn đối với những người con dân Miền Nam, đặc biệt là những ai đã từng có cùng ông cái duyên hạnh ngộ. Trong những ngày qua, bão táp dường như không ngừng lại với nhân loại nói chung và với người Việt tị nạn Cộng Sản nói riêng. Trong ba ngày, ba cái tang. Ngày 17-03 một đại danh ca của miền Nam ra đi, ngày 18-03 phu nhân cố nhạc Sĩ Anh Bằng cũng trở về với phu quân của mình, hai cái tang chưa kịp lau khô dòng lệ thì được tin Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, một vì sao Bắc Đẩu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa tắt nơi vùng trời xa lạ. 

Tôi không viết về tiểu sử của ông, bởi điều đó đã có quá nhiều người làm, hơn nữa tên tuổi của ông đã có một vị trí nhất định trong Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ với thành tích " Người Hùng Xuân Lộc" hay 17 năm khổ ải trong lao tù Cộng Sản cũng đủ cho ta phải nghiêng mình kính phục một nhân cách lớn khi sống đã "Sĩ khả Sát- Bất khả Nhục", ra đi lòng không mang theo thù hận, ông nằm xuống trong vòng tay thương yêu của gia đình.
Bố tôi cũng là một người lính trở về từ chiến trường Xuân Lộc, có lẽ đây là mối "liên hệ" duy nhất giữa tôi và ông, vì thế khi có dịp sang Hoa Kỳ trình diễn, trong một cơ duyên tôi đã được diện kiến ông. 

Trước khi bước vào tư gia, tôi hình dung ông sẽ là một người nghiêm khắc, vì nếu không có cái ngày tang thương ấy, với một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi làm gì có cửa để gặp được ông. Mọi việc đã không như tôi mường tượng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tiếp chúng tôi như một bậc chú bác đối với con cháu từ xa về thăm. Ở nơi ông cho ta thấy sự gần gũi ngay lần gặp đầu tiên. Suốt buổi tâm tình không nghe ông nói về thành tích hay thù hận, dù ông đã bị đọa đày suốt 17 năm dài trong chốn lao tù Cộng Sản. Chỉ trong vài tiếng thôi, nhưng cũng đủ để nhìn ra được nhân cách của một vị tướng khi thất thế đành thôi "Tự Thắng" lúc sa cơ. Ông hiểu được sự thù hận không phải là giải pháp để đi đến một nền hòa bình thật sự, thôi thì nỗi đau ấy chôn chặt đáy lòng. 

Có biết bao danh tướng đã ra đi, nhưng lòng tôi chưa bao giờ chùng đến thế. Những tinh hoa cuối cùng còn sót lại đang rụng dần. Rồi cũng phải đến ngày những người lính còn lại sau cuộc chiến sẽ trở về lòng đất. Tôi có thể hình dung ra được một chiến lược nhắm vào yếu tố thời gian để vô hiệu hóa cuộc chiến tranh đẫm máu đã lấy đi hàng triệu sinh mạng của con dân hai miền. Nhưng liệu yếu tố thời gian có thể xóa mờ đi tất cả vết nhơ lịch sử khi mấu chốt của vấn đề không phải là sự che đậy bằng lối tuyên truyền giả tạo với những chiến thắng vinh quang trên xác người được nhai đi nhai lại hàng năm vào dịp Tháng Tư Đen.  

Thương cho những danh tướng tài ba, dù sa cơ thất thế, bị trả thù tàn nhẫn với mười mấy năm đọa đày nhưng vẫn nói lên lời vị tha tự đáy lòng: Cuộc chiến đã qua, vết cắt lịch sử cần được vá lại bằng yêu thương để xây dựng lại quê hương sau cuộc chiến điêu tàn đổ nát. Tôi muốn nhắn với các ông Cộng Sản Bắc Việt rằng: Các ông đã thắng trong một cuộc chiến nhưng đã thua hẳn về nhân cách so với danh tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nào khi Nghĩa Dũng Đài không được hồi phục, bức tượng Thương Tiếc không được dựng lại, và những ngôi mộ không được trùng tu thì đừng nói đến chuyện hòa giải, và rồi cái giá các ông phải trả cho lịch sử sẽ không nhỏ, hãy quay đầu ăn năn sám hối để còn kịp cứu nguy dân tộc trước nạn xâm lăng của tàu cộng, kẻo ngày phán xét đến thì đã quá muộn. 

Người đã xa, nhưng nhân cách sống và những lời nhắn gửi lại cho thế hệ mai sau của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo sẽ là hành trang quý báu cho những người trẻ hôm nay hiểu thêm hơn về giá trị của yêu thương thay vì nuôi dưỡng lòng thù hận. Nghiệp chướng của dân tộc cũng đã đến lúc phải nhìn rõ hơn về những sai lầm quá khứ mà mỗi người chúng ta không đủ khả năng để lựa chọn được cho mình một thời điểm hay nơi chốn chào đời. Vậy thì việc đúng hay sai, được hay mất có còn cần thiết đặt ra để chia cách thêm một lần những khác biệt về ý thức hệ, để rồi mãi mãi trở thành một dân tộc ngu xuẩn, chia rẽ tạo cơ hội cho ngoại bang xâm lược! 
Tôi tin rằng tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay đã đủ trưởng thành để nhìn ra được những gì đang xảy ra trên quê hương, nhưng có lẽ cái họ đang thiếu chính là những giá trị truyền thống được truyền thừa từ Tinh Thần Quốc Gia đã bị mất hẳn sau ngày Cộng Sản cai trị toàn cõi Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bị phá sản, cái còn đang hiện hữu chỉ là những ký sinh, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì không một ký sinh nào xâm nhập được. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có một sức đề kháng lớn mạnh về mặt tâm linh, bởi tâm linh là điểm tựa của tinh thần để ta không sa ngã rồi phải tìm đến những giá trị vật chất phù phiếm mà lấp cho đầy sự trống rỗng của tâm hồn. Một khi cây đạo đức triết lý sống không được chăm bón từ thuở sơ sinh, thì hậu quả tất yếu của nó sẽ tạo ra hàng loạt lớp trẻ khô cằn trong nhân sinh quan, chai sạn cảm xúc và thờ ơ với đồng loại. 

 May mắn thay, chính vì còn đó những con Người cao cả như Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, biết quên nỗi hận riêng để làm bước đệm cho thế hệ mai sau không phải bị giằng co bởi những hận thù quá khứ. Tôi khắc cốt ghi tâm lời ông nói: Tụi con may mắn được sống trong một nền giáo dục nhân bản, hãy thương những người trẻ hôm nay, họ chỉ là nạn nhân của một chế độ bạo tàn, ngày nào các con biết bảo bọc và thương yêu nhau, thì đất nước mình mới mong thoát được họa diệt vong. 

Hình dáng ông khi tiễn mọi người ra xe, có chút gì đó cô độc hằn sâu trên gương mặt già nua của một vị danh tướng lúc xế chiều, tôi cảm nhận được những trăn trở trong đôi mắt buồn sâu thẳm ấy, khổ đau chưa vơi thì tóc đã mạc màu. Với tôi... Thiếu Tướng Lê Minh Đảo không chết, ông ấy chỉ không còn hiện hữu, nhưng nhân cách ấy sẽ sống mãi trong lòng của những thế hệ mai sau.
Triền miên giông bão biển đông thét gào
Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc như than cho đàn con
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường
Trời đêm, sao rơi, nước mắt ôi long lanh
Khổ đau không vơi, tóc đả phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi tư đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay nào ai biết tương lai
Còn sống tôi còn khóc tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống anh còn nhớ anh còn thương em ơi
Còn sống ba còn nhớ ba còn thương con ơi
Lưu Đầy (Lê Minh Đảo) 

Mong ông bình an nơi cõi Vĩnh Hằng. Tiễn biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo.

Hạt sương khuya
23.03.2020


Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Nhớ Mẹ


Nhớ Mẹ
Nhạc (Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề)
Hạtsươngkhuya trình bày 

Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu

Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không !

Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !

Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều