Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Những Bài Hát Về MÙA XUÂN

Chúc Mừng Xuân GIÁP NGỌ






Mùa Tết


Mùa Tết 

mùa Tết mà thơm mùi gió biển
phải em vừa nhắc đến Nha Trang
lòng chợt rộn mừng theo cánh én
bay rợp trời xanh khoe dáng Xuân

mùa Tết mà rưng cay khoé mắt
phải anh vừa nhắc chuyện Mậu Thân
Huế chít khăn sô buồn thảm đất
mưa phùn phủ trắng mộ đời hoang

mỗi độ Xuân về thêm cuộc hẹn
gặp gỡ thân quen giữa Sài Gòn
đâu hay còn mãi hong mùi Tết
trong giòng hồi tưởng nhớ Quê Hương

chẳng lẽ Xuân về không nhắc Tết
mà nhắc lòng đau cả mất, còn
mỗi góc trời xa nhìn Đất Mẹ
nghĩa nặng Quê Cha thấm tận hồn!

Cao Nguyên

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Xin Giữ Lại Trái Tim Người


 
 

Ngựa trong âm nhạc Việt Nam

Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng - tranh của họa sĩ Thanh Trí
1. Vài bài hát tựa đề có “Ngựa”:

Bài hát xưa nhất có lẽ là bài Lý Ngưa Ô. Nguyên thủy là một bài dân ca miền Nam, nghe nói do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ghi nhạc lai.

Nhạc sĩ viết bài tựa đề có “Ngựa” nhiều nhất là Phạm Duy:
Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng tức Đạo Ca 3 (Phạm Thiên Thư - Phạm Duy)
Ngựa Hồng tức Rong Ca 9 (Phạm Duy)
Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngưa Hoang (Ngọc Chánh và Phạm Duy)

Những nhạc phẩm khác do các nhạc sĩ khác với tựa đề có “Ngựa”:
Ngựa Phi Đường Xa là (Lê Yên)
Vó Ngựa Giang Hồ (Lê Mộng Nguyên)
Ngẫu Hứng Ngựa Ô (Trần Tiến)
Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa (Lê Uyên Phương)
Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non (Giao Tiên)


2. Những bài có chữ “ngựa” trong lời nhạc:

Người “dùng” nhiều “ngựa” nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những bài nổi tiếng có “ngựa” nhớ được là:
Xin Mặt Trời Ngủ Yên (Trịnh Công Sơn): …Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...
Một Cõi Đi Về (Trịnh Công Sơn): … Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa …
Phúc Âm Buồn (Trịnh Công Sơn): …Ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây …
Dấu Chân Địa Đàng (Trịnh Công Sơn): … Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần …
Một Ngày Như Mọi Ngày (Trịnh Công Sơn): …Một ngày như mọi ngày, xe ngựa về ngủ say …
Đóa Hoa Vô Thường (Trịnh Công Sơn): … Ngựa hí vang đường xa, vọng suốt đất trời kia …
Xa Dấu Mặt Trời (Trịnh Công Sơn): …Vó ngựa trên đời, hay dấu chim bay…
Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quen (Trịnh Công Sơn): …Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng …
Chỉ Có Ta Một Đời (Trịnh Công Sơn): …Đời vẽ tôi tên mục đồng, rồi vẽ thêm con ngựa hồng…
Trịnh Công Sơn còn nhiều bản nhạc khác có “ngựa” như là Giọt Lệ Thiên Thu, Có Những Con Đường, Rơi Lệ Ru Người, Thưở Bống Là Người …

Các nhạc sĩ khác:
Chinh Phụ Ca (Phạm Duy): …Ngựa hồng âu yếm bước sang, trên lưng có chàng trai trang...
Ra Biên Cương (Phạm Duy) … Trăng non dị thường, ngựa tung gió bước ...
Như Chiếc Que Diêm (Từ Công Phụng): …Xót dùm cho thân ta ngựa bầy đã xa …
Một Mình Trên Đồi Nhớ (Từ Công Phụng): … Đồi xưa ngựa hồng đã khuất bóng hồn chênh vênh cỏ buồn …
Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng): … Ngựa xe như nước rộn ràng...
Mộng Hải Hồ (Văn Phụng - Lữ Liên):… Lòng ta mơ tiếng vó ngựa chập chùng ...
Sài Gòn (Y Vân): …Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau…
Bài Ca Ngợi Tình Yêu (Thanh Tâm Tuyền - Phạm Đình Chương): …Con ngựa buồn lửa trốn con ngươi…
Hát Trên Đồi Tăng Nhơn Phú (Vũ Đức Sao Biển): … Ngựa hồng ơi bao nhiêu năm rồi …
Hồ Như (Hoàng Quốc Bảo): … Ngựa hồ như hí đứng thiên thu …
Mai Chị Về (Quang Dũng - Cung Tiến): … Ngựa lạc rừng hoang qua lướt qua …
Khi Xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương): … Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa …
Đi Chơi Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp - Trần Văn Khê) … Thầy theo sau cưỡi ngựa …
Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (Trần Trung Đạo – Võ Tá Hân): … Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê …
Nghe Tiếng Suối Đời Gọi Dửng Dưng (thơ Miên Du Đà Lạt-nhạc Vũ Thư Nguyên): ...Bờ cát trắng ngựa hồng phi trong gió bụi...
...
 Bài cuối cùng là Xin Giữ Lại Trái Tim Người (thơ Vương Ngọc Long – nhạc Phạm Anh Dũng): … Anh sẽ hứa nhưng đừng chờ em nhé - Một mai ngựa thồ mỏi vó chồn chân …

Phạm Anh Dũng 
 Tháng 1, 2014

  Mời nghe toàn bộ: NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT hay bấm vào tên bản nhạc ở dưới
1. Ngựa Phi Đường Xa (Lê Yên) - Ban Thăng Long
2. Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa (Lê Uyên Phương) - Khánh Ly
3. Vó Ngựa Giang Hồ (Lê Mộng Nguyên)
4. Ngựa Hồng (Phạm Duy) - Duy Quang
5. Lý Ngựa Ô (dân ca) - Hương Lan & Tuấn Vũ
6. Cưỡi Ngựa Tre (Việt Anh) - Long Nhật
7. Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang
    (Ngọc Chánh & Phạm Duy) – Elvis Phương
8. Ngựa Ô Lang Thang (Nguyễn Ngọc Thạch) - Như Quỳnh
9. Ngựa Ông (Mai Trung Kiên) - Ngọc Linh, Hà Linh, Bảo Trâm
10. Chàng Dũng Sĩ và Con Ngựa Vàng
      (nhạc: Phạm Duy; lời: thơ của Phạm Thiên Thư) - Thái Thanh
11. Chinh Phụ Ca (Phạm Duy) - Hà Thanh
12. Vó Câu Muôn Dặm (nhạc:Văn Phụng; lời: Văn Khôi) - Ban hợp ca
13. Xin Mặt Trời Hãy Ngủ Yên (Trịnh Công Sơn) - Ngọc Lan
14. Black Horse – Lê Văn Khoa soạn cho 2 pianos
15. Phù Đổng Thiên Vương (Tâm Thơ) - Ngọc Ánh

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Chiến Mã




Chiến Mã 

đỉnh trời đông vừa rực ánh dương hồng 
tiếng ngựa hí vang giữa trời lồng lộng 
khơi trang sử thuở xưa người Phù Đổng 
quất roi tre giục ngựa diệt quân Ân 

Giáp Ngọ về ngựa hồng tung vó lướt 
trên khắp miền non nước xứ Văn Lang 
tỏa hào khí ngàn năm danh sử trước 
phất cờ thiêng xuôi ngược chống xâm lăng! 

Cao Nguyên 
Xuân Giáp Ngọ 2014 



Xem tranh Ngựa của họa sĩ Thanh Trí: 
Xem tranh ngựa Giáp Ngọ PPS

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Tưởng Nhớ Chiến Sĩ Trường Sa

Photo: Mộ Gió 

bốn mươi năm mặt trời soi mộ gió 
sáng lung lình rạng rỡ trái tim người 
đã hy sinh cuộc đời cho Tổ Quốc 
chiến đấu giữ gìn biển đất Việt Nam 

lời mộ gió mãi ngân vang tiếng gọi 
Hồn Húi Sông giữ hải đảo giùm tôi 
để cho máu Lạc Hồng luân chuyển mãi 
trong dòng đi vinh khải mạch Văn Lang 

tưởng niệm Hoàng Sa - nhớ Ngụy Văn Thà 
cùng đồng đội viết bài ca chiến sử 
chí anh linh, khí oai hùng bất tử 
rạng danh đời người trấn giữ biên cương 

mộ người xây giữa trùng trùng ký ức 
dựng trên đồi bút mực của nhân gian 
nắng xuân rọi màu cờ vàng Tổ Quốc 
gọi lòng dân hợp nhất tiếng quân hành ! 

Cao Nguyên 
DC. Jan 16,2014

Mộ Gió 

bốn mươi năm mặt trời soi mộ gió 
sáng lung lình rạng rỡ trái tim người 
đã hy sinh cuộc đời cho Tổ Quốc 
chiến đấu giữ gìn biển đất Việt Nam 

lời mộ gió mãi ngân vang tiếng gọi
Hồn Húi Sông giữ hải đảo giùm tôi
để cho máu Lạc Hồng luân chuyển mãi
trong dòng đi vinh khải mạch Văn Lang

tưởng niệm Hoàng Sa - nhớ Ngụy Văn Thà
cùng đồng đội viết bài ca chiến sử
chí anh linh, khí oai hùng bất tử
rạng danh đời người trấn giữ biên cương

mộ người xây giữa trùng trùng ký ức
dựng trên đồi bút mực của nhân gian
nắng xuân rọi màu cờ vàng Tổ Quốc
gọi lòng dân hợp nhất tiếng quân hành !

Cao Nguyên
DC. Jan 16,2014

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Nhớ Một Chiều Xuân

Môi Tháng Giêng

Photo: Môi Tháng Giêng 

Tháng Giêng nhớ về thăm quê Nội 
để ngắm mùa hoa tươi rói Xuân 
và nghe em cười khoe tuổi mới 
với tóc thay màu như tuyết sương 

Tháng Một Anh chào Em rất duyên 
lao xao quên nhớ rộn hai miền 
đọc nhau trong mắt mà thương quá 
nhờ cất trong lòng môi Tháng Giêng 

Tháng Giêng, Tháng Một tựa vai nhau 
nhìn Xuân thay áo Tết muôn màu 
dư âm guốc mộc trên nền pháo 
hồng quá ngày xưa mấy ngõ Đào 

mới nhắc về thơ ý đã tình 
gặp nhau lời còn biết mấy xinh 
Tháng Giêng môi thắm đầy bao mộng 
nhớ giữ giùm anh trót cuộc gìn. 

Cao Nguyên

Môi Tháng Giêng 

Tháng Giêng nhớ về thăm quê Nội 
để ngắm mùa hoa tươi rói Xuân 
và nghe em cười khoe tuổi mới 
với tóc thay màu như tuyết sương 

Tháng Một Anh chào Em rất duyên
lao xao quên nhớ rộn hai miền
đọc nhau trong mắt mà thương quá
nhờ cất trong lòng môi Tháng Giêng

Tháng Giêng, Tháng Một tựa vai nhau
nhìn Xuân thay áo Tết muôn màu
dư âm guốc mộc trên nền pháo
hồng quá ngày xưa mấy ngõ Đào

mới nhắc về thơ ý đã tình
gặp nhau lời còn biết mấy xinh
Tháng Giêng môi thắm đầy bao mộng
nhớ giữ giùm anh trót cuộc gìn .

Cao Nguyên

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Thành Phố Mẹ



Từ thuở lững chững biết yêu, đến nay tóc đã nhuốm màu sương khói. Từ lúc mơn man vào hành trình chữ nghĩa, đến nay đường lãng du đã vượt ngàn hải lý. Khi có kẻ năm châu hỏi tôi: 
- Đi nhiều thế, thích nhất nơi nào? 
- Chẳng ngại ngần: vẫn xứ Việt Nam. 
- Đi nhiều thế có gì thương nhất? 
- Chẳng ngại ngần : tà áo dài em. 

Chẳng thế mà tôi có một bộ sưu tập ảnh “Áo Dài Việt Nam” thời chưa bị biến tấu, chưa bị những thẩm mỹ viện cắt ráp vá khâu thêm những rẻo đời thời thượng! 
Tôi hãnh diện khoe sưu tập ảnh cùng kẻ năm châu mỗi khi có dịp . Như khoe mình là con cháu Văn Lang . Nên chi trong dòng thơ khoát danh “Thi Sử” tôi đã đưa tà áo dài em lên cùng với lịch sử Sài Gòn: 

Sài Gòn - Em, và chiếc áo dài 
Dựng trước anh chân dung mùa Hạ cũ 
… 
Sài Gòn ơi! thương quá tiếng Em, Anh 
biết dỗ ngọt suốt bốn mùa hoa, trái 
áo dài Mẹ, em vẫn còn giữ mãi 
từng đường thêu dấu ái vẫn còn xinh ... 

Chân dung Sài Gòn, chân dung Áo Dài. Đẹp tuyệt vời, đẹp cả dáng và hồn. Hồn của trái tim Việt Nam trong biểu tượng Sài Gòn và chiếc Áo Dài. 
Nếu thuở ươm thơ vào đường tình, không có sức mê hoặc của tà áo dài, chưa chắc nét duyên Em hiện trên thực thể, chưa chắc mái tóc huyền Em dự lễ đăng quang trong ánh mắt thơ. 
Áo dài trắng, mái tóc đen . Đã làm nên một tuyệt tác ảnh đủ sức cảm rung từng con chữ trên cung bậc thơ ca. Vì thế mà tôi đã theo Áo Dài suốt bốn mùa với sắc màu thay đổi. Trắng: trinh nguyên, Tim: nhớ thương,Vàng: đam mê, Đỏ: kiêu hãnh … 

Sài Gòn, Em và chiếc Áo Dài đều trong trái tim tôi. Luôn trong tầm nhớ thật gần, tưởng chừng chỉ vói tay là chạm được. Thật là thèm chạm vào hơi thở của mưa nắng Sài Gòn: 

Sài Gòn nắng chảy tràn đêm 
đường mê sảng nóng, Phố thèm giọng ca 
tiếc mùa luân vũ biệt xa 
gót sen rướm máu trượt qua nguyện cầu ... 

Thèm được nghe nhịp tim Em rung sau làn lụa nõn, để vào khuya thơ cất giọng ru mơ: 

Sài Gòn ru em 
khúc tình tháng hạ 
bóng cũ bên hiên 
buồn nghiêng hoá đá ... 

Ơi Sài Gòn! Ơi Áo Dài! Tiếng gọi trầm lắng trong mạch triều âm vỗ hai bờ Đông – Tây biển Thái Bình xanh thẩm. Điều kỳ diệu là thời gian không làm phai nhạt màu sắc của ký ức. Vẫn mãi nhớ ngày mới quen Em nơi bờ sông Quê Nội, nhìn qua gương nước lấp lánh màu sen hồng trên nền áo lụa xanh. 
Trời, Nước, Hoa và Áo Dài ... cùng một game màu thanh nhã. Từ đó mỗi lần cùng Em dạo trên những quãng đường chiều, tôi thích Em mặc áo dài màu xanh của biển. Nét tương phản giữa ánh hoàng hôn với màu xanh lung lình sóng biển, đẹp vô cùng. Nắng vàng tạo nên những gợn sóng hừng hực đam mê lăn tăn trên tà áo biển xanh. Không còn là màu ẩn dụ, mà là màu thơ, màu của trí tưởng phát họa nên sắc thái hài hòa giữa sự khắc chế của sinh tồn: 

ôi tôi đi giữa bồi hồi 
một khung trời nhớ đã đời giữa tâm 
như người tình cũ bao năm 
tưởng như biệt giữa thăng trầm, còn vương 

Sài gòn - nghe gọi mà thương 
Duy Tân, Nguyễn Huệ - con đường dư âm ... 

Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi - Hôm qua, mới đó, tức thời... Nghe gọi từ Phone, từ Radio, từ TV, từ nơi những con phố có người Việt lưu vong! Gọi như nỗi niềm thương nhớ, gọi như một sự khắc khoải trên dấu ấn của một phận người bị tách ra khỏi quê hương mình: 

Bẵng thật lâu hơn phần tư thế kỷ 
sống ở đâu cũng nghĩ đến Sài Gòn 
thế mới biết tấm lòng người viễn xứ 
còn thiết tha lời guốc mộc âm vang 
... 
Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi 
nên mãi chờ về lại lối xưa quen 
nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc 
đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm! 

Có ai xa thành phố đó mà chưa một lần gọi nhớ Sài Gòn, của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông: 

Sài Gòn đó, Sài Gòn bên kia biển 
không phải một thời, mà mãi ngàn đời 
trong tim người, Hòn Ngọc Viễn Đông 
trong Việt Nam, Sài Gòn bất diệt! 

Thương vô cùng tiếng gọi Sài Gòn. Nhớ vô cùng tà áo dài một thuở đùa vui cùng hoa phượng đỏ, hay trong lất phất mưa rũ lá me bay trong chiều Thu cũ! 
Ngươi Sài Gòn xa Sài Gòn mà không vương lụy tình xưa mới là chuyện lạ. Cho dẫu Sài Gòn bất chợt nắng mưa, như có nắng chảy tràn đêm, có mưa trút nước bên hiên nắng hồng . Đẹp và lãng mạn quá chừng. 

tháng sáu Sài Gòn, trời xanh như ngọc 
ve rộn ràng cất tiếng hát rong trưa 
gió giục giã gọi em về hong tóc 
sợ chiều lên, buồn đuổi kịp theo mưa 

tháng sáu Sài Gòn, nắng mưa bất chợt 
như chợt cười, chợt khóc giữa lòng em ... 

Sao chợt cười, chợt khóc! Có phải Sài Gòn đang ru em khúc tình tháng Hạ, có bóng cũ bên hiên buồn nghiêng hóa đá trong mùa chình phụ? Hay do Sài Gòn đổi chủ, những con đường buồn rũ đổi tên. Nét thanh nhã của Tự Do, Công Lý ... đã bị son phết lên những màu vẩn đục. Vẩn đục đến nỗi người Sài Gòn không còn nhận ra Sài Gòn thuở nọ! 

Sài gòn - nghe gọi mà thương 
Duy Tân, Nguyễn Huệ - con đường dư âm 
hẹn đời một bữa về thăm 
giữa lòng nôi Mẹ nghe trầm khúc ru ... 

Cũng may ký ức còn thắp bùng lên một Sài Gòn rạng rỡ . Sự rạng rỡ của dáng ngọc Sài Gòn xưa, chứ không là sự rạng rỡ của những ánh đèn đêm làm khuất lấp một Sài Gòn nham nhở hôm nay với hổ lốn những kiến trúc chạy theo thời cơm áo: 

trong thành phố mười triệu dân 
những bàn chân nhỏ xíu 
luồn lách bám nuôi thân 
người làm sao thấu hiểu 
dòng xuôi ngược băn khoăn? 

Nỗi băn khoăn lắng đọng trong lòng người Sài Gòn luyến tiếc những nét đẹp sử thi mà thơ ca không tiếc lời tôn vinh Sài Gòn trên hằng triệu trang giấy, trong hằng vạn lời ca. Dẫu gì trong trí tưởng người Sài Gòn vẫn còn long lanh từng góc cạnh kim cương của Hòn Ngọc Viễn Đông. Tạm quên những con đường nhầy nhụa, những bếp lửa trêu ngươi: 

khi tất cả những căn nhà lên đèn 
không còn thấy những con đường nhầy nhụa ...
...
từng góc cạnh kim cương lóng lánh 
sáng trên nền trời xanh thẳm Việt Nam! 

Và trong tim người Sài Gòn lưu vong luôn mong một ngày về lại Sài Gòn để chiêm ngưỡng Thành Phố Mẹ yêu thương. Dĩ nhiên với những nét đẹp rất Sài Gòn: 

... khi những con tim Sài Gòn vụt sáng 
ta có đêm Sài Gòn rực rỡ yêu thương 
những ánh mắt vượt trùng dương say đắm 
tìm thấy nhau - đêm lãng mạn Sài Gòn! 

Từ đó, ký ức cũng làm sống lại Áo Dài Em: 

nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc 
đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm! 

Vào những độ cuối Đòng, chờ Xuân mới . Ký ức còn rộn ràng vẽ Sài Gòn và Áo Dài Em . Tưởng như mình đang chạm mắt vào Sài Gòn trước mặt: 

lòng hăm hở giữa Sài Gòn quá rộng 
sợ chân đi không khắp những đường quen 
từ Da Kao xuống Bến Thành, Chợ Lớn 
phố cũ, đường xưa lẩm nhẩm gọi tên! 

tại nhớ quá, anh quên mình xa lắc 
lòng nôn nao nên mắt chạm Sài Gòn 
vừa tay vói qua nửa vòng trái đất 
kịp Giao Thừa hái cánh lộc đầu năm! 

Thế nhưng, người Sài Gòn từ xa nhìn về Thành Phố Mẹ vẫn chỉ là hoài niệm. Một hoài niệm dễ thương thế nào cũng bị chùng xuống theo gót buồn thời gian gõ nhịp rong đời về phố cũ. Như tôi đã có lần đứng giữa Sài Gòn đổi mới mà ngỡ ngàng nghe những âm vang của một Sài Gòn xưa: 

cổng trường áo trắng tinh khôi 
ẩn trong ký ức bồi hồi ngắm đau 
ngoái nhìn lạ hoắc trước sau 
dẫm chân lên bóng rũ màu thời gian 

hẹn nhau đứng giữa chiều tàn 
để nghe từng chặp âm vang Sài Gòn 
của thời lá rắc thu vàng 
trên con đường gót đài trang gõ giòn! 

Không gặp Em với Áo Dài xưa. Chỉ gặp được thằng bạn một thời sống chết có nhau dưới chân dãy Trường Sơn trong mùa đỏ lửa. Kể cho nhau nghe chuyện của ngày xưa: 

ngày hai đứa tựa lưng rừng bốc lửa 
muốn vung tay đấm vỡ mặt trời 
cho mưa trút xuống phận người khốn khó 
mát niềm tin để ngước mặt làm người! 

Biết đến bao giờ mới mát được niềm tin, để bạn và tôi khỏi trùng trùng xa cách.
Bây giờ, nơi quan ngoại như California, Paris, Melbourne, Montreal ... Đã có những con phố Sài Gòn: 

vẫn lời nói Bắc-Trung-Nam 
vẫn xôi, phở, bún - tên hàng quán xưa 
vẫn cơm thơm gạo quê mùa 
vẫn cá kho tộ, canh chua, gỏi gà 
vẫn chị chiếc áo bà ba 
vẫn em guốc mộc kiêu sa thuở nào 
vẫn vui lời gọi, mời chào 
Cô, Dì, Chú, Bác... bữa nào ghé chơi... 

Ghé chơi để tìm lại Sài Gòn qua khung cảnh được tái tạo giữ lại chút hương xưa. Để nếm lại những mùi vị đúng điệu Sài Gòn. Để nói với nhau ngôn ngữ Việt Nam. Một Tổ Quốc bên kia Thái Bình Dương: 

Chừ em bước trên một thành phố mới 
có những con đường mang tiếng nói Việt Nam 
(những con đường cũng chỉ là khuôn mặt 
tình những con đường ở trên đỉnh hồn ta!) 

Em hãy nhớ, thành phố mình đang sống 
cũng chỉ là một góc cuộc đời qua 
ngày luyến nhớ Paris, Cali, Newyork 
có bằng đêm em khóc nhớ Sài Gòn? 

thành phố Mẹ chúng ta bên kia biển 
những con đường Nguyễn Huệ , Hùng Vương 
những tên gọi Bạch Đằng, Bến Nghé... 
giữa đời ta là cả một trời thương! 

Dẫu có Sài Gòn trên xứ người. Nhưng người lưu vong vẫn nghe lòng buồn ray rức: 

Việt Nam tôi trên xứ người 
một thiên tình khúc viết từ nỗi đau 
Cuốc kêu sau rặng trâm bầu 
cố hương Nội, Ngoại lẽ nào mãi xa 

Sài Gòn phải thật giữa ta 
vui nay thấp thoáng chỉ là cõi dung 
chờ người một cuộc tương phùng 
rạng đông Bến Nghé hát mừng tuổi nhau! 

Mong lắm một rạng đông Non Sông được phục hưng trong thái bình và hạnh phúc với tình người thân ái. 
Sài Gòn sống mãi với người Sài Gòn như chiếc Áo Dài sống mãi trong lòng người Việt Nam. 


Cao Nguyên


Washington.DC Jan 05, 2014


Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Ca Khúc Mừng Xuân

Nhân Ái








Nhân Ái

Đông ấm áp - Tết yêu thương
đẹp thay tuổi trẻ trên đường tương lai
Ước Mơ Việt - Nối Vòng Tay
Kết tình thân mến trong ngoài Việt Nam

Hợp lòng Nhân Ái Từ Tâm
Vì Thế Hệ Trẻ, vì Dòng Sông Xanh
Thương em thơ nụ cười lành
Yêu quê hương thắm ngọn ngành Văn Lang

cùng nhau bạn nhé đồng hành
thắp lên ngọn lửa Chân Thành trong tim
nguyện cầu đất nước bình yên
Tự Do Dân Chủ khắp miền quê tôi

hát lên đi các bạn ơi
bài ca hùng tráng của thời Cha Ông
nhớ ta dòng máu Lạc Hồng
theo Ước Mơ Việt đồng lòng đi lên .

Cao Nguyên

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Phù Sinh



phù sinh 

đã đời đi biệt mù tăm 
chừ về banh mắt ngó tràn xóm thôn 
gặp quần bé lủng hở trôn 
bỗng dưng quá khứ níu hồn tuổi xa 

một mai còn ruỗi bước qua 
bật cười chưng hửng giữa xa và gần 
xa từ đời nặng đong, cân 
gần trong thất lạc đếm phần mộ quen 

chút hương bưởi chảy dọc thềm 
trộn mùi rơm rạ thốt nhiên mủi lòng 
xưa đi, vượt cuộc bão giông 
trượt cơn địa chấn miết rong cõi người 
nay về, hình bóng gãy đôi 
chông chênh sau trước, lở bồi thất kinh

tìm em con nước trở mình 
quặn từng đợt sóng nhục hình trăm năm 
nhắc nhau chỗ đớn đau nằm 
duỗi chân tay chạm đúng lằn phù sinh! 

Cao Nguyên


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Hàng Hàng Lớp Lớp


Còn đây giây phút này 
Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi 
Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau 
Ngày mai xa cách nhau 
Một người gối chiếc cô phòng, 
Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió ... 

Còn đây đêm cuối cùng 
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha 
Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em 
Người đi giúp núi sông ... 
Hàng hàng lớp lớp chưa về 
Người người nối tiếp câu thề dành lấy quê hương 

Hỡi người anh thương, chứa trọn thề ước 
Nhưng tình đất nước đâu phải khi cho mình 
Dệt mộng thắm kết uyên ương 
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý 
Đêm nằm gối súng, chung ánh trăng 
Nhưng đôi đường ly cách trong tình thương 

Và xin em hiểu rằng, 
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay, 
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay 
Đường đi biên giới xa
Lòng này thách với tang bồng 
Đừng sầu má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi ... 

Còn đây giây phút này 
Còn nghe tiếng hát dập dìu bên hoa, 
còn trông bóng dáng người mình thương yêu 

Ngày mai xa cách nhau 
Một người góc núi chân đèo, 
còn người đối bóng cô phòng, đêm đông lạnh lẽo 
Còn đây đêm cuối này 
Đàn ai réo rắt nhạc lòng chia ly 
Sợ khi nước mắt buồn người ra đi 
Đường mây chân núi xa 
Dù ngàn nắng lửa mưa dầu, lòng người vẫn quyết không đâu, dành lấy mai sau 

Hỡi người anh thương, chứa trọn thề ước 
nhưng tình đất nước ôi lớn lao không đành lòng 
dệt mối thắm duyên đầu riêng tư 
Phương trời anh đi . . . xa xôi vạn lý 
Đêm nằm gối súng, trông ánh trăng 
Cho người này gợi nhớ thương người kia 

Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi 
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy 
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay 
Đời dâng cho núi sông ... 
Lòng này thách với tang bồng 
Đừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi ...



Tiếng Hát Mượt Mà
http://www.art2all.net/nhac/hathanh/hathanh.html

Hoài Niệm HÀ THANH
http://mottroithuongtiec.wordpress.com/

Đêm Tàn Bến Ngự

Tiếng Hát HÀ THANH



Đang chờ Xuân . Nhận tin buồn
Người Ca Sĩ của quê hương đi rồi
Thân đi giã biệt cõi đời
Tâm còn lưu mãi tuyệt vời giọng ca!



Tiễn Hà Thanh về phương xa
Theo lời cầu nguyện với hoa sen này!



Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương TràThừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.
Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.
Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội... Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớpChiều mưa biên giới...
Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.
Sau năm 1975, Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD.
Ca sĩ Hà Thanh mất ngày 2 tháng 1 năm 2014 tại BostonHoa Kỳ

@
Xem thêm Tiểu Sử và nghe Hà Thanh hát: