Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Ông chủ nhà sách Khai Trí Sài Gòn

Người Sài Gòn nên đọc, không phải người Sài Gòn, đọc cho biết!
Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách: Thanh Tuan số 56, Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khởi nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy (như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ). Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự. Tôi nghe kể laị vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở trại Z30C Hàm Tân.
Buổi sáng tù đợi đi lao động, nhưng sớm hơn có một ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngã qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe caỉ tiến chứa phân bắc cuả tù đem đi. Sáng naò cũng vậy, ít ai biết ông là ai. Đó là ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975.

Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.

432137_371185592905290_495019525_n.jpg
Ông Khai Trí và nhà biên soạn tự điển Nguyễn Văn Khôn

Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.

Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.
Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975.

Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước.
Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam , kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

... Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa. Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?Ông cười chua chát: Phải đến năm 3000 thì may ra...
Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.
Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia sẻ sự thương tiếc với gia đình ông.

... Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.

Tiếng Xưa
Nguồn: vietlandnews.net

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Con Đường Mang Tên Anh: Việt Dzũng

Photo: Con đường mang tên anh
Việt Dzũng Human Right Memorial Highway

Thượng Viện Tiểu Bang California  đồng thuận vào ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, đặt tên cho Highway 39 thuộc Orange County là Việt Dzũng Human Right Memorial Highway để tưởng nhớ và vinh danh cho những họat động bảo vệ nhân quyền của một người nhạc sĩ tỵ nạn mang tên Việt Dzũng.

Hiện nay Bộ Giao Thông cùng Nha Lộ Vận Tiểu Bang California đang hòan tất những thủ tục hành chánh cuối cùng để chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành bảng tên đường mang tên Việt Dzũng vào một ngày gần đây. Đây là ý nguyện của quý vị dân cử cùng chính quyền tiểu bang California, gia đình không phải đóng góp cũng như vận động hoặc phải làm một công việc gì cả!
 
Nam Lộc

@
 
BILL NUMBER: SCR 85 INTRODUCED
 BILL TEXT
INTRODUCED BY   Senator Correa
                        FEBRUARY 20, 2014
   Relative to the Viet Dzung Human Rights Memorial Highway.
 LEGISLATIVE COUNSEL'S DIGEST

  SCR 85, as introduced, Correa. Viet Dzung Human Rights Memorial
Highway.
   This measure would designate a specified portion of State Highway
Route 39 (Beach Boulevard) in the County of Orange as the Viet Dzung
Human Rights Memorial Highway. The measure would request the
Department of Transportation to determine the cost for appropriate
signs showing this special designation and, upon receiving donations
from nonstate sources covering that cost, to erect those signs.

Việt Dzũng Human Right Memorial Highway

Thượng Viện Tiểu Bang California đồng thuận vào ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, đặt tên cho Highway 39 thuộc Orange County là Việt Dzũng Human Right Memorial Highway để tưởng nhớ và vinh danh cho những họat động bảo vệ nhân quyền của một người nhạc sĩ tỵ nạn mang tên Việt Dzũng.

Hiện nay Bộ Giao Thông cùng Nha Lộ Vận Tiểu Bang California đang hòan tất những thủ tục hành chánh cuối cùng để chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành bảng tên đường mang tên Việt Dzũng vào một ngày gần đây. Đây là ý nguyện của quý vị dân cử cùng chính quyền tiểu bang California, gia đình không phải đóng góp cũng như vận động hoặc phải làm một công việc gì cả!

Nam Lộc

@

BILL NUMBER: SCR 85 INTRODUCED
BILL TEXT
INTRODUCED BY Senator Correa
FEBRUARY 20, 2014
Relative to the Viet Dzung Human Rights Memorial Highway.
LEGISLATIVE COUNSEL'S DIGEST

SCR 85, as introduced, Correa. Viet Dzung Human Rights Memorial
Highway.
This measure would designate a specified portion of State Highway
Route 39 (Beach Boulevard) in the County of Orange as the Viet Dzung
Human Rights Memorial Highway. The measure would request the
Department of Transportation to determine the cost for appropriate
signs showing this special designation and, upon receiving donations
from nonstate sources covering that cost, to erect those signs.


@

WHEREAS, Prior to his death in December 2013, at the age of 55
years, Viet Dzung was a recognized musician, songwriter, emcee,
community leader, and an ardent voice for freedom, human rights, and
democracy, particularly in Vietnam; and
   WHEREAS, Viet Dzung was born in Saigon, Vietnam, on September 8,
1958, to a former member of parliament and a school teacher; and
   WHEREAS, After the end of the Vietnam War, he fled to Singapore
before moving to the United States in 1976 and being reunited with
his family; and
   WHEREAS, Viet Dzung's father served honorably as a South
Vietnamese military police officer and suffered at the hands of a
communist government as a prisoner in a concentration camp for seven
years, and his mother struggled every day to support her family in
postwar Vietnam; and
   WHEREAS, Drawing strength from his family's refugee experience,
Viet Dzung was a champion involved in and leading the Vietnamese
American community to honor the Vietnamese culture and to celebrate,
defend, and press for freedoms both here and in Vietnam; and
   WHEREAS, Viet Dzung was instrumental as an organizer and emcee for
the annual Black April Commemoration at the Vietnam War Memorial in
the City of Westminster to honor United States and South Vietnamese
veterans and the soldiers who sacrificed their lives for freedom
during the Vietnam War; and
   WHEREAS, Viet Dzung reached out to and involved thousands of
Vietnamese Americans, including performers, singers, students,
business owners, religious leaders, and nonprofit leaders, as a daily
voice on Radio Bolsa every morning providing news and public service
announcements to the largest Vietnamese American community in the
United States; and
   WHEREAS, Viet Dzung, whose real name was Nguyen Ngoc Hung Dung,
was respected in Little Saigon and worldwide for his dedication to
the Vietnamese refugee community and his commitment to fighting for
human rights, religious freedom, and democracy in Vietnam; and
   WHEREAS, Thousands of people have been inspired by Viet Dzung's
activism, music, and art throughout his meaningful life; and
   WHEREAS, Viet Dzung's life serves as an example of how one person
can have a positive impact on those around him and his community;
now, therefore, be it
   Resolved by the Senate of the State of California, the Assembly
thereof concurring, That the Legislature hereby designates the
portion of State Highway Route 39 (Beach Boulevard) between State
Highway Route 405 and Talbert Avenue in the County of Orange as the
Viet Dzung Human Rights Memorial Highway; and be it further
   Resolved, That the Department of Transportation is requested to
determine the cost of appropriate signs, consistent with the signing
requirements for the state highway system, showing this special
designation and, upon receiving donations from nonstate sources
sufficient to cover the cost, to erect those signs; and be it further

   Resolved, That the Secretary of the Senate transmit copies of this
resolution to the Department of Transportation and to the author for
appropriate distribution.               

Thạch Đầu's photo.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Thư gửi các con nhân ngày lễ dành cho cha (Father’s Day)


Các con thương yêu,
Hôm nay là ngày nghỉ lễ Father’s Day, còn gọi là ngày Lễ Cha, ngày Từ Phụ, ngày lễ nhớ 
ơn cha hay ngày vinh danh cha. Riêng Ba thích dùng nhóm từ ngày lễ dành cho cha (gọi 
tắt là Ngày Lễ Cha) để khỏi phải vay mượn tiếng nước người, cũng như giữ gìn được tính 
khiêm nhường của dân tộc.

 Lát nữa đây, Ba sẽ nhận được những lời chúc tụng của các con, những tấm thiệp nói lên 
cảm tình chân thật và biết ơn cũng như những món quà nho nhỏ như  máy điện tử, dụng 
cụ thể thao...kể cả những món tiền tặng Ba muốn tiêu gì tùy ý. Ba rất hạnh phúc và hãnh 
diện vì ngày nay các con đã khôn lớn, nói và hiểu được tiếng Việt, giữ gìn được bản sắc 
Việt Nam và nhất là thành đạt nơi xứ người. Các con cũng đã trở thành cha, thành mẹ, 
cho cha mẹ vui sướng được làm ông bà nội, ông bà ngoại. Ngày lễ dành cho cha như vậy 
thật là ý nghĩa.

 Tại Âu Mỹ, ngày lễ Father’ Day được biết đến và trở thành một tập tục tốt đẹp tại nhiều 
quốc gia, cách đây hơn một thế kỷ.
Ở Mỹ, ngày lễ Father’s Day đầu tiên được tổ chức tại Fairmont, West Virginia vào 5 
tháng 7 năm 1908. Ngày lễ này cũng được tổ chức vào 19 tháng 6 cùng năm tại 
Washington State trong một nhà thờ, nhân ngày tưởng niệm những người cha di 
dân từ Ý đến, bị chết trong một tai nạn nổ hầm mỏ giết hại 361 người.

Bà Sonora Smart Dodd sinh tại Creston, Washington State, đã nghĩ đến người cha 
thân yêu, một cựu chiến binh thời nội chiến (Civil War) sau ngày lễ Mother’s Day. 
Ông W. J. Smart đã ở vậy nuôi sáu đứa con nên người. Bà Sonora tưởng niệm ngày 
cha mất vào 5 tháng 6, nhưng vì thông báo trễ, nên ngày lễ được dời lại đến Chủ 
Nhật thứ 3 trong tháng 6. Như vậy, ngày lễ Father’s Day trong tháng 6 được tổ chức 
đầu tiên tại Mỹ vào June 19, 1910 tại Spokane, WA.

Tổng thống Calvin Coolidge đề nghị Father’ Day là ngày nghỉ lễ quốc gia vào năm 
1924, và tổng thống Lyndon Johnson chọn ngày Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 là 
ngày nghỉ lễ Father’s Day. Tuy nhiên, mãi tới năm 1972, thời tổng thống Richard 
Nixon, Father’s Day mới trở thành ngày lễ chính thức của Hoa Kỳ.
Các con yêu quí,
 Hiện nay tại hầu hết các quốc gia văn minh trên thế giới đều có một ngày lễ dành cho 
cha, cũng như ngày lễ dành cho mẹ (Mother’s Day) vào Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5. Các 
con sẽ hỏi, đối với nước Việt Nam thì sao? Chúng ta tự hào có nền văn hiến gần 5000 
năm, một trong những nền văn hiến cổ nhất thế giới, chúng ta có những ngày lễ dành cho 
cha mẹ không? Hay phải đợi đến ngày nay, mới du nhập các ngày lễ này vào sinh hoạt 
văn hóa nước nhà?

 Từ hàng ngàn năm trước, chúng ta đã có ngày lễ này rồi, các con ạ. Đó là ngày Mồng 
Một Tết âm lịch, một ngày Tết truyền thống và trọng đại của dân tộc Việt Nam: Ba còn 
nhớ rõ, vào buổi sáng Mồng Một Tết, ông bà đều mặc quần áo tươm tất và trang nghiêm, 
sau khi cúng lễ Tổ Tiên xong, đã gọi con cái ra mừng tuổi. Ba lúc đó còn nhỏ cùng các 
bác của các con, tất cả đều được mặc quần áo mới, ra chúc mừng tuổi thọ ông bà, cũng 
như tỏ lòng biết ơn công lao dưỡng dục mình. Ông bà trao những phong thư đỏ trong 
đựng tiền mới, gọi là tiền mừng tuổi cho các con cháu. Cũng vì thế, ba ngày Tết Việt Nam 
bao gồm đầy đủ các ngày lễ trong năm của các nước Âu Mỹ ngày nay, đó là Mồng Một 
Tết  dành cho Cha, Mồng Hai Tết, dành cho Mẹ, Mồng Ba Tết dành cho Thầy..
“Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy” (ca dao)
 Tại Hải ngoại, ngày Tết Dương Lịch (Tết tây) chỉ nghỉ một ngày, dành riêng cho cá nhân 
vui chơi, xem đá banh, xem Diễn Hành Hoa Hồng, đi ăn tiệm hoặc đi khiêu vũ vào buổi tối. 
Gặp nhau cùng chào “Happy New Year” thế là hết. Còn ngày Tết Âm Lịch (Tết ta) thì cha 
mẹ phải đi làm, các con đều đến trường. Cho nên, Ba đã từng tức cảnh:

 “Tết quê người, Tết người, Tết ta, ta không có Tết”

 Mặc dù ngày Hội Chợ Tết (Tết ta) được tổ chức hàng năm, nhưng mục tiêu cũng chỉ chú 
trọng nhiều đến ca nhạc, giải trí với những ca sĩ nổi tiếng trình bày. Chúng ta đã mất đi 
tập tục tốt đẹp của ngày Mồng Một Tết để con cái có dịp chúc mừng và tỏ lòng biết ơn 
cũng như vinh danh cha. Đồng thời, cha mẹ cũng mất đi dịp chúc mừng sự trưởng thành, 
học hành tiến bộ và thành danh của con cái. Để bù vào sự thiếu sót này, những ngày lễ 
dành cho mẹ (Mother’s Day), và ngày lễ dành cho cha (Father’s Day) thật là cần thiết và 
quí giá.

 
Các con quí mến,
 Tương quan giữa hai Cha Con từ xưa đã được chú trọng và được đánh giá cao. Tại 
Trung Quốc, xưa đa số theo đạo Khổng, nên địa vị của người cha đứng hàng thứ 3 trong 
ba địa vị lớn nhất nước: Quân, Sư, Phụ (Vua, Thày dạy học và Cha). Cũng bởi thế, thần 
dân trong nước không ai được xây nhà cao, cửa rộng hơn cung điện vua ở, màu vàng chỉ 
dành riêng cho y phục Hoàng gia và không ai được mang tên thật của vua vì đó là phạm 
húy. Người cha của nước này chỉ mong sao “Hổ phụ sinh hổ tử” (Cha là chúa sơn lâm 
sinh con cũng là chúa sơn lâm). Con cháu cũng không được mang tên giống tên cha hay 
tên thày dạy, vì coi đó là điều bất kính.

Tại các nước Tây Phương, tương quan giữa cha con thân ái và ít cách biệt hơn. Người ta 
nói “cha nào con ấy” (ton père ton fils) để chỉ cha con thường giống nhau, và con cái có 
thể  lấy tên của ông hoặc cha đặt tên cho con cái của mình, coi đó là một điều vinh dự.

Tại Việt Nam, vì ảnh hưởng của văn hóa Tàu từ lâu, nên quan niệm của những nhà Nho 
học phần đông đều tương tự như Tàu. Tuy nhiên, đối với những ai có tinh thần dân tộc 
hay đối với dân quê thì lại khác. Người cha được coi như cái nóc nhà che chở cho con cái 
“Con có cha, nhà có nóc”, và tương quan cha con Việt tộc thăng tiến hơn nhiều với quan 
niệm: “Con hơn cha nhà có phúc”
. Cha mẹ chỉ biết hy sinh nuôi dưỡng con cái nên người, 
mà không hề đòi hỏi  được con cái  trả lại. “ Nước mắt chảy suôi” là vì thế, và “cha mẹ 
nuôi con bằng trời bằng bể” cũng là vì thế. Về tên gọi tại thôn quê, ông bà, cha mẹ hay 
con cháu khi còn nhỏ đều mang cùng một tên, rất thực tế và cũng rất thân thương. đó là 
“thằng cu”, “cái hĩm”.
Các con thân thương của Ba,
Trong lịch sử nước nhà, tương quan cha con trong quan niệm “Con hơn cha nhà  có 
phúc”
 đã được chứng nghiệm qua vài  sử tích như sau:

Nguyễn Trãi là con ông Nguyễn Phi Khanh. Năm 1407, giặc Minh xâm lăng bắt giải ông 
Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh về Kim Lăng. Nguyễn Trãi thi đậu Thái Học Sinh (Tiến Sĩ), 
theo cha đến ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh khuyên: “Con hãy trở về lo trả thù cho 
cha, rửa hờn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?” Về sau, Nguyễn Trãi đã theo 
phò Bình Định Vương Lê Lợi, đánh tan quân Minh, giải phóng đất nước và làm nên nghiệp
lớn, là đệ nhất công thần đứng đầu bên quan văn triều Lê,  chức Quan Phục Hầu, mang 
họ vua (Lê Trãi). Nguyễn Trãi đã để lại một áng hùng thư tuyệt bút, đó là bài “Bình Ngô 
Đại Cáo”, và rất nhiều thơ văn lưu truyền mãi mãi trong sử xanh nước nhà.

Đặng Dung là con ông Đặng Tất phò tá Giản Định Đế nhà Hậu Trần cùng với ông 
Nguyễn Cảnh Chân.. Sau khi ông Đặng Tất và ông Nguyễn Cảnh Chân bị ám hại, Đặng 
Dung đã cùng ông Nguyễn Cảnh Dị (con ông Nguyễn Cảnh Chân) theo phò tá vua Trần 
Quí Khoách ((Trùng Quang). Đặng Dung được phong chức Tư Mã, đánh thắng giặc Minh 
nhiều trận và suýt nứa bắt sống được viên tướng Tàu Trương Phụ. Đặng Dung đã để lại 
bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng, được mệnh danh là bài thơ “Mài Kiếm Dưới Trằng” với hai 
câu kết đầy bi tráng của một tâm hồn yêu nước tuyệt vời:

 ‘Quốc thù vị phục đầu tiên bạch
 “Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma”
 
 “Nợ nước chưa xong đầu đã bạc”
 “Dưới trăng mấy độ tuốt gươm mài”

Các con thương yêu,
Xét trong lịch sử Việt Nam, những người con như Nguyễn Trãi, Đặng Dung không hiếm, 
đã “hơn cha” và làm nên sự nghiệp, nêu danh thơm mãi mãi nghìn thu.

Để khuyến khích các con tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, noi theo gương tiền nhân oai 
hùng chiến thắng ngoại xâm và theo gương bất khuất của những anh hùng dân tộc, Ba 
đã cùng sinh hoạt với các bác, các cô chú của các con, khởi xướng phong trào Hùng Sử 
Việt với mục đích phổ biến Văn Hóa, Lịch Sử rực rỡ và oai hùng của Tổ Tiên qua nhiều 
hình thức Thi, Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, Họa, Điêu Khắc, và Tế Lễ...

Câu châm ngôn “Tổ Tiên Oai Hùng, Con Cháu Hãnh Diện” đã được các con thuộc nằm 
lòng. Các con đã đến học tiếng Việt tại các Trung Tâm Việt Ngữ. Các con cũng đã thấm 
nhuần Đạo Đức Văn Hóa Việt Tộc trong ý nghĩa 
“Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” hay “Có 
Học Phải Có Hạnh” 
và tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo”.

Ngày nay tại nước ngoài, con cái đều hơn cha, và thế hệ tuổi trẻ các con đều hơn cha mẹ 
thuộc thế hệ của cha, kể cả về học hành lẫn chức vụ, tài sản... Ba rất hãnh diện về sự 
thành công của các con, để nhà nhà trong Cộng Đồng Việt Nam đều có phúc...

Ba chỉ cầu mong sao các con luôn luôn giữ được nền tảng đạo đức dân tộc, biết hiếu, 
nghĩa với Ông Bà Cha Mẹ,  kính trọng Thày Cô, nhường nhịn Bạn học, thương yêu Tổ 
Quốc, Dân Tộc và có lòng bác ái với chúng sinh. Ba cũng mong các con học được tính 
khiêm nhường “thắng không kiêu, bại không nản”, học được tính kiên nhẫn, dấn thân và 
quyết tâm của Nguyễn Bá Học “đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì
lòng người ngại núi e sông” và nhất là học được tính khoan hồng, độ lượng trong Bình 
Ngô Đại Cáo”:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn”
“Lấy chí nhân mà thay cường bạo”
Với tấm lòng nhân bản và tinh thần yêu chuộng tự do sẵn có, Ba tin tưởng các con, 
cháu... mỗi người một việc lớn, nhỏ, sẽ đóng góp thiết thực cho công cuộc bình định đất 
nước sau này, noi theo gương sáng của Tiền Nhân. Mong lắm thay!

 
Thương yêu các con thật nhiều...

Song Thuận

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Father’s Day

Lịch sử ngày Lễ Cha
Thuở Thượng Cổ  xa xưa, thế giới còn ở chế độ Mẫu Hệ và Mẫu Quyền vì bấy giờ  đứa con 
chỉ biết c ó  mẹ. (Ngày nay còn một số sắc tộc ở VN , thí dụ người Chàm, vẫn  còn theo chế 
độ Mẫu hệ: Con gái có quyền “Cưới chồng”, chỉ con gái mới được chia gia tài. Con gái út 
được chia nhiều nhất vì phải nuôi bố mẹ già).

Khi loài người biết sống quây quần thành Bộ Lạc, bố mẹ ở với nhau, cùng lo cho con cái, 
dần dần người cha làm chủ gia đình và loài người tiến sang chế độ Phụ Hệ (Nhưng phần 
lớn người Mẹ vẫn còn có quyền như  quyền”nâng khăn sửa túi -  quyền Nội Tướng -  quyền 
kinh tế … nhất là người phụ  nữ  Việt Nam):

“Lệnh ông không bằng cồng bà” (tục ngữ)

Khi theo chế độ phụ quyền, người cha được coi là nhất, có rất nhiều quyền hành: Vua, 
Quan, Trưởng Tộc…thường là đàn ông.

Đạo Công gíáo, trên trời có Đức Chúa Cha,  Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh Cha, Linh Mục 
giảng đạo được gọi là Cha . Chữ Paster (Pastor) theo nghĩa chữ La Tinh là tạo hóa.
Đạo Phật cũng gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Nì là đấng Từ Phụ (người cha hiền từ).

Vì cha rất nghiêm khắc đối với con cái, nên người Trung Hoa gọi là “Nghiêm Đường”.
Trong gia đình Việt Nam, cha là người quan trọng  hơn cả và ở địa vị cao nhất, ví như cái 
nóc nhà:

“Con có cha như nhà có nóc”

Ở  Việt  Nam, tuy người cha có địa vị cao như thế, nhưng  vẫn luôn luôn mong con hơn 
mình để xã hội được tiến hóa, khác với người Trung Hoa mong con sinh ra theo kịp bố (Hổ 
phụ sanh hổ tử) , và người Pháp mong con cái bằng mình (Ton père, ton fils)

Ở Mỹ, ngày lễ Father’s Day   được tổ chức  đầu tiên vào 19 tháng 6  năm 1908 tại 
Washington State trong một nhà thờ, nhân ngày tưởng niệm những người cha di dân từ Ý 
đến, bị chết trong một tai nạn nổ hầm mỏ giết hại 361 người.

Bà Sonora Smart Dodd sinh tại Creston, Washington State, đã nghĩ đến người cha thân 
yêu, một cựu chiến binh thời nội chiến (Civil War) sau ngày lễ Mother’s Day.
Ông W. J. Smart đã ở vậy nuôi sáu đứa con nên người. Bà Sonora tưởng niệm ngày cha 
mất vào 5 tháng 6, nhưng vì thông báo trễ, nên ngày lễ được dời lại đến Chủ Nhật thứ 3 
trong tháng 6. Như vậy, ngày lễ Father’s Day trong tháng 6 được tổ chức đầu tiên tại Mỹ 
vào June 19, 1910 tại Spokane, WA. cách nay vừa đúng 100 năm.

Tổng thống Calvin Coolidge đề nghị Father’ Day là ngày nghỉ lễ quốc gia vào năm 1924, và 
tổng thống Lyndon Johnson chọn ngày Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 là ngày nghỉ lễ Father’
s Day. Tuy nhiên, mãi tới năm 1972, 
thời tổng thống Richard Nixon, Father’s Day mới trở 
thành ngày lễ chính thức của Hoa Kỳ.
Ngày Lễ Cha tại Việt Nam
Ngày nay cũng theo Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Cha vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6,  nhưng 
không phải là ngày lễ chính thức (được nghỉ).

Ba ngày Tết Việt Nam bao gồm đầy đủ các ngày lễ trong năm của các nước Âu Mỹ ngày 
nay, đó là Mồng Một Tết  dành cho Cha, Mồng Hai Tết  dành cho Mẹ, Mồng Ba Tết dành 
cho Thầy..
“Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy” (ca dao).
Tương tự ngày Lễ Mẹ, trong ngày Lễ Cha. hoa hồng đỏ dành cho ai còn cha và hoa hồng 
trắng dành cho ai đã mất cha.
Những ngày Lễ Cha trên thế giới

Đức:
 Tổ chức vào ngày lễ Thăng Thiên (Ascension). Đàn ông Đức chở cả xe bia về vùng 
quê nhậu! Hoặc đến các Bar uống rượu. Con cái tặng quà cho cha.
Thụy Điển: Tổ chức vào ngày thứ 2 của tháng 11 .Ý: Tổ chức vào 19 tháng 3 ( Festa Del Papa.) (Ngày Thánh Joseph) không phải là ngày 
nghỉ.
Pháp: Fête des Pères (Giống  nước Mỹ). Áo : Papis, Nam Hàn : 8 tháng 5, Thái Lan: 5 
tháng 12 (sinh nhật vua), Đài Loan : 8 tháng 8.
Theo đạo Nho :
1.         Đạo lý của cha (Tam cương, ngũ thường): tam là ba, cương là giềng mối. Tam 
cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
1.        Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp 
dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp 
dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi 
trung thành một dạ.
2.        Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con 
không chết thì con không có hiếu)")
3.        Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
2.        Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có 
trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1.        Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2.        Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3.        Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4.        Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5.        Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Đạo lý của Mẹ (Tam tòng, tứ đức): tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ 
nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
1-        Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
2-        Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
3-        Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"
Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công 
- dung - ngôn - hạnh.
1-        Công: khéo léo trong việc làm.
2-        Dung: hòa nhã trong sắc diện.
3-        Ngôn: dịu dàng trong lời nói
4-        Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Tham khảo:
- Tài liệu trên Internet - Wikipedia 


@@

Ngày Quân Lực và ngày Lễ Cha (Father’s Day)
Trên thế gian này, những giá trị tinh thần thường được tồn tại mãi mãi theo cùng với thời 
gian, trong khi vật chất phù hoa chỉ hiện diện rất ngắn, sẽ tan biến trong khoảng không gian 
nhỏ hẹp một thời.

Cũng vì thế, những đoàn nghĩa binh hay những tổ chức quân đội tham gia các cuộc chiến 
chống ngoại xâm sẽ được ghi nhớ  đời đời vì giá trị đích thực là bảo vệ quê hương đất nước 
và dân chúng. Ngược lại, những đoàn quân chiến thắng một thời, nhưng sau đó lại “hèn với 
giặc, ác với dân” trước sau rồi cũng sẽ bị đào thải, hậu thế chẳng ai thèm nhắc nhở khi chế 
độ tạo ra chúng không còn tồn tại nữa.

Đoàn nghĩa binh Lam Sơn hay đoàn quân bách chiến bách thắng Quang Trung sẽ đời đời 
được nhắc nhở, ghi ân,  mặc dù nhửng binh đoàn đó không còn nữa…

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không còn nữa Trang sử đẫm máu cũng đã tạm thời 
khép lại để mở ra trang sử đấu tranh mới. Tuy nhiên, đoàn quân chính nghĩa vì Tổ Quốc và 
Danh Dự, có Trách Nhiệm bảo vệ non sông, quần chúng sẽ sống mãi mãi với thời gian.
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 mỗi năm sẽ lại về cùng với ngày lễ kỷ niệm những người 
cha
 thân yêu, đã từng đổ mồ hôi gầy dựng gia đình, dạy dỗ con cái nên người và góp máu 
xương ngoài chiến trường để bảo vệ quê hương cùng đời sống dân chúng hậu phương…