Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Câu Chuyện Từ Điển Việt Nam

tác giả Đặng Trần Huân

Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hóa là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác
cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay
mượn. Chữ quốc ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn
từ điển tiếng Việt
đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của
, cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ
19.

Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả
sau này biên soạn. Trước 1975, hai cuốn thông dụng trong Nam là
Việt Nam Từ Ðiển của
Hội Khai Trí Tiến Ðức
Việt Nam Từ Ðiển của Lê Văn Ðức. Phía nhà cầm quyền cộng
sản sau 1946 không biên soạn tự điển tiếng Việt nào. Cho tới khi cộng sản chiếm hoàn toàn
miền Nam Việt Nam năm 1975 cuốn từ điển thông dụng của họ chỉ có
Từ Ðiển Tiếng Việt
do Văn Tân chủ biên
. Bộ Bách Khoa Tự Ðiển Việt Nam mà Hà Nội quảng cáo từ lâu cho tới
nay hình như vẫn còn trong dạng dự thảo mấy vần đầu A, B, C mà thôi.

Có nhiều tác giả thường khen Hà Nội có những công trình khảo cứu văn học công phu hơn
Việt Nam Cộng Hòa vì nhà cầm quyền cộng sản chịu bỏ ra những ngân quỹ lớn cho việc
biên khảo và huy động nhiều nhân lực. Ðiều này có thể đúng với một số tác phẩm nhưng
không đúng với tất cả vì các nhà biên khảo Hà Nội vô tình hay cố ý còn nặng về tuyên
truyền, và phải hướng mọi nghiên cứu của họ theo đường lối chỉ thị của đảng cộng sản nên
trở thành thiếu vô tư.

Ví dụ đơn giản là cuốn biên khảo Người Anh Hùng Làng Dóng của Cao Huy Ðỉnh nói về
huyền thoại thánh Gióng (Phù Ðổng Thiên Vương) cả hàng nghìn năm trước mà cũng xen
kẽ vào những đoạn tuyên truyền chống Mỹ cứu nước khiến ta có cảm tưởng như ăn cà rem
mà lại thêm gia vị... mắm tôm.

*

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét