Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Phong tục Việt Nam xưa và nay
Chúng tôi rất hân hạnh được gởi đến quý độc giả, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh
đôi lời giới thiệu về cuốn sách Phong Tục Việt Nam Xưa và Nay, Tập I của nhiều tác giả, do
Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt xuất bản. Trong bối cảnh lịch sử của người Việt tị nạn cộng sản
sống tha hương, sự ra đời của cuốn sách về văn hoá này mang một ý nghĩa thật to lớn. Bên
cạnh hoạt đ ộng không mệt mỏi của các nhà giáo dục có tâm huyết trong cộng đồng người
Việt hải ngoại là dạy tiếng Việt và văn hoá Việt cho các em ở những trường Việt ngữ, các
hoạt động khác như xuất bản sách báo, truyền thông, văn nghệ, nghệ thuật, v.v. cũng đã
hỗ trợ mạnh mẽ trong việc góp phần truyền bá và bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Việt trong
thế hệ trẻ Việt Nam đang nối tiếp cha anh nơi xứ người.
Cuốn Phong Tục Việt Nam Xưa và Nay, Tập I, độc đáo ở chỗ đã cùng người đọc đi từ
những phong tục từ ngàn xưa của người Việt trong nước đến những phong tục mới nảy
sinh trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Cuốn sách về văn hoá này không những có
thể dùng để giáo dục con em của chúng ta về những giá trị tinh thần của dân tộc Việt, mà
còn để chính chúng ta là thế hệ đi trước có dịp học hỏi thêm về văn hoá nước nhà. Vì kho
tàng văn hoá Việt qua nhiều ngàn năm quá to lớn, chúng ta sẽ tìm thấy trong cuốn sách này
những điều chưa biết, hay một số chi tiết có thể giúp chúng ta giải toả những thắc mắc, sửa
đổi những nhầm lẫn trong kiến thức văn hoá của mình. Đây là một công trình khảo cứu khá
công phu do nhiều tác giả hợp soạn nên có nhiều văn phong và cách trình bày vấn đề khác
nhau, tạo nên một nét độc đáo cho tác phẩm. Cuốn sách có nội dung phong phú, cách giải
thích mạch lạc, ví dụ rõ ràng. Đặc biệt, phần so sánh, đối chiếu giữa phong tục Việt Nam và
những phong tục tương đương của Âu Tây, cũng như việc đối chiếu ngữ vựng giữa tiếng
Việt và tiếng Anh làm cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về một số vấn đề nêu ra trong sách.
Sự đóng góp về văn hoá của cuốn sách này, cũng như của những công trình văn hoá
hay nghệ thuật khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại, sẽ mang lại một hiệu quả tích
cực trong cuộc sống của tất cả chúng ta. Hiểu thêm được văn hoá của dân tộc, chúng ta sẽ
cảm thấy tự tin và tự hào về nguồn gốc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh lòng tôn trọng văn
hoá của người dân bản xứ nơi chúng ta sinh sống, cũng như văn hoá của những cộng đồng
di dân khác đang cùng chung sống với cộng đồng Việt.
Thế giới chúng ta đang sống đang dần thu hẹp lại như một ngôi làng nhỏ, đó là nhờ
những phương tiện kỹ thuật và truyền thông tân kỳ giúp thu ngắn khoảng cách về địa lý.
Tuy nhiên, sự thông hiểu về văn hoá của chính mình cũng như sự hiểu biết và tôn trọng văn
hoá của những dân tộc khác trên thế giới mới chính là yếu tố giúp thu ngắn khoảng cách
giữa những trái tim của tất cả mọi người cùng chung sống trên địa cầu.
California, 15 tháng 9, 2011
GS Trần Chấn Trí
University of California, Irvine
FOREWORD
It gives me great pleasure to write a foreword to this book—and recommend it to
readers, teachers, and parents—Phong Tục Việt Nam Xưa và Nay, Tập I (Vietnamese
Customs Then and Now, Volume I), written by multiple authors and published by The
Vietnamese Historical and Cultural Performing Arts Foundation. In the historical background
of the Vietnamese political refugees living abroad, the publication of this cultural book is
indeed of great significance. Alongside the untiring activity of many a zealous educator in
the Vietnamese communities in teaching the Vietnamese language and culture to children in
language schools, other activities in publishing, communication, performing arts, fine arts,
etc. have provided valuable assistance in contributing to disseminate and preserve our
language and culture among the younger generation in their succession of the older
generation living in foreign lands.
Phong tục Việt Nam Xưa và Nay, Vol. I, is unique in that it accompanies the reader from
the thousand-year-old customs of the Vietnamese people in their country to the newly
formed customs among the Vietnamese communities living abroad. Not only can this cultural
book be utilized to teach our offspring about the spiritual values of the Vietnamese people, it
is also for us—the foregoing generation—to learn more about our culture. Because our
thousand-year-old cultural treasure is so vast, we shall find in this book many things that we
did not know about, as well as numerous details that can help us either to clarify some
doubts or to rectify a few misunderstandings in our cultural knowledge. This elaborate work,
completed by several authors, offers various styles and forms of presentation, thus creating
a unique feel to the book. It has rich contents, coherent and clear explanations, and
concrete examples. In particular, the comparison and contrast between the Vietnamese
customs and the similar customs of the Western world, as well as those between Vietnamese
and English glossaries do help the reader understand better a great number of issues
raised in the book.
The contribution of the book in terms of culture, hand in hand with other cultural and
artistic works in the Vietnamese communities abroad, will bring about a positive effect in our
lives. By better understanding our own culture, we will become more confident and feel
proud of our origins. At the same time, we can also learn to respect the cultures of the local
people and other immigrant communities that are coexisting with ours.
The world we are living in is gradually becoming as small as a village, thanks to the
modern technologies and means of communication that help shorten geographical
distances. Nevertheless, it is the understanding of one’s own culture, combined with our
respect for those of other peoples, that serves as an element to help reduce the distance
between the hearts of all people living together on our planet.
Tri C. Tran, Ph.D.
University of California, Irvine
September 15, 2011
Đêm của biển đầy, biển rộng…
Đêm nay, sau khi hòa cùng mọi tâm hồn của chương trình và ban tổ chức suốt chiều và tại Emerald Bay với tình thân của mọi người, cháu không ngủ được ạ! Cơn tỉnh táo cần thiết cho chuỗi dài cảm xúc cháu mượn vay và có được trong suốt một quá trình, hay nói đúng hơn là “công cuộc” đầy hoài bão của Hùng Sử Việt trong 11 năm qua và 8 kỳ đại nhạc hội. Chiều qua, chỉ là những bước chập chững đầu tiên của chúng cháu – mà chợt hiểu rằng: Trước đó và sau đó, là một quá trình dài, bền bỉ và dày công…
Cháu chạy ùa ra biển Seal Beach để tìm về lòng bao dung - hệt tựa lòng Mẹ.
Cháu chân thành cảm ơn thầy Song Thuận, cô Bích Huyền và MC Uyển Diễm, chú Xuân Chung và mọi tấm lòng của ban tổ chức đã cho cháu dịp trở về với cội nguồn một cách rõ nét sau hơn 20 năm xa. Tất nhiên trong hơn 20 năm đó, cháu cũng tìm về đó hoặc đây những mảng, những đoạn chấm phá qua âm nhạc, qua sách báo, internet và những câu chuyện kể! Nhưng chính Hùng Sử Việt và những tấm lòng quấn quyện với tiêu chí Hùng Sử Việt đưa ra, mới kích thích sự “quay về” với cội nguồn, với lịch sử, với nhân vật, địa danh một cách rõ ràng và khoa học nhất! Những emails ân chần chia sẻ, những bản nhạc, thi ca và những đoàn kết giữa người và người trong sinh hoạt Hùng Sử Việt đã cho cháu …tìm về và nhận ra một điều khá muộn màng: Đó mới là trách nhiệm đích thực và nhân bản nhất của bất cứ người Con đất Việt nào, bất luận đang sinh sống nơi đâu.
Hùng Sử Việt đã nhắc nhở chúng cháu điều đó – nhắc nhở một cách chính xác, chắc nịch! Hùng Sử Việt - là "cây Quế giữa rừng" của tâm hồn thế hệ chúng cháu ạ!
Những tự hào dân tộc, những chi tiết đã được êm ả dìu dắt qua Thầy Song Thuận, Cô Bích Huyền, ban tổ chức .v.v…Chúng cháu, thế hệ sau (góp mặt trong chương trình lần này) thật may mắn khi được thừa hưởng và dạy bảo (đôi khi chỉ qua ánh mắt). Con đường ấy thật phẳng lặng và dễ dàng! Chiều qua, Uyển Diễm và cháu chỉ làm công việc giản đơn còn lại là nối kết các tiết mục với nhau sao cho nhịp nhàng. Chương trình thành công là nhờ vào sự dìu dắt đó, tình đoàn kết đó của bất cứ ai được hòa vào! Cháu rất tự hào cho một sản phẩm chung mà chính cháu cũng được hòa vào.
Hạnh phúc nhất là thời gian được nhìn ngắm mọi đoàn thể hăng say tập dợt …Hạnh phúc không nằm ở cuối đoạn đường (sự thành công, vui vầy chiều qua) – mà là tinh thần mọi người đặt để khi còn ấp ủ, tập tành và lan tỏa! Không lan tỏa sao được khi không chỉ một, không chỉ hai mà là ba thế hệ cùng gặp gỡ nhau trong các buổi dợt, trang phục, viết lách, đạo cụ, trình diễn như thế! Ai nhìn trông cũng sáng thêm, nhân văn thêm khi họ cùng nhau làm nên những tiết mục trong 18 tiết mục ấy! Đã chứng kiến những Bố Mẹ cầm tay con cái, Ông Bà cầm tay con cháu giảng giải cho chúng thêm từng li ti của một “Hùng Sử Việt” khi chúng ngơ ngác chưa hiểu – thiêng liêng quá cái khúc đoạn đường Brookhurst chiều qua khi có một buổi trình diễn đầy tính reo rắc, hùng hồn và thương yêu.
Cháu đã từng chứng kiến những tâm hồn lạc loài người Việt sống ở các tiểu bang xa, thành phố chẳng ai để ý tới (ví dụ: Liberal, Kansas) – nơi có National Beef Company – lạnh lẽo (Hạ cũng lạnh mà ngày Đông còn lạnh hơn đến tê lòng). Vì mưu sinh họ phải làm vất vả trong cái lạnh ấy quanh quẩn để mỗi đêm về họ tìm vui qua những bộ phim dài Trung Hoa, Hàn Quốc dài tập! Trong họ, dù chẳng muốn, chất “Hùng Sử Việt” đã đang mai một dần…
Cần lắm những chương trình như Hùng Sử Việt kỳ VIII, qua thể cách đại nhạc hội tại VHN-TV, hay qua sản phẩm DVD như cháu hiểu đang có ý định thực hiện để đan kết mọi người trong khu vực và khắp mọi nơi hướng về nguồn cội và hãnh diện với nguồn cội đầy hào hùng đấy! Sự chắt lọc của Thầy Song Thuận, Cô Bích Huyền và ban tổ chức, cháu tin sẽ đưa ra những sản phẩm giá trị và thuyết phục lắm ạ! Làm sao không, khi sản phẩm này (khác với các sản phẩm kinh doanh, thương mại kia) được thực hiện bởi chính mọi đoàn thể và chinh chúng ta – khi con cháu nhìn vào, chúng phải tự nhận ra cái bổn phận tìm về của chúng!
Rồi chúng ta sẽ ra đi (chỉ một chiều lê thê, co mình trên ghế)…Thế hệ con cháu sẽ ra sao…khi không có một hoặc những “Hùng Sử Việt” như chiều qua…
Cháu ấm lòng và yên tâm khi biết rằng mình đang được sống trong một cộng đồng tử tế!
Kính chúc sức khỏe và bình an …
Đại Nhạc Hội Hùng Sử Việt
- Nghi Lễ (Chào cờ Việt - đồng ca) – Chào cờ Mỹ (Đan Vy), Mặc niệm & Tri ân Quốc Tổ
- Hợp Ca Lời Mẹ Âu Cơ (Ban Hợp Ca HSV)
- Khai mạc: TB TC Bích Huyền (phát biểu – Cám ơn)
Song Thuận, Phương Lê, Bửu Trâm b/c hoạt động & giới thiệu các Trưởng Ban,
Văn Nghệ
1- Hoạt Cảnh - Viễn Khúc Việt Nam (Gia Đình Việt Ngữ Tự Lực)
2- Hoạt Cảnh - Mẹ Trùng Dương (Ngọc Vân &TH)
* Giới thiệu Giải Thưởng Gương Mẫu (TS Phạm Thị Huê)
3- Ca Diễn - Hà Nôi Ngày Tháng Cũ (HCNS Gia Long)
4- Tâm Sự HSV Michigan (HSV Michigan)
5- Hợp Ca - Bà Mẹ Sài Gòn (Tù ca Xuân Điềm)
6- Trình diễn Y Phục Bốn Mùa (Thúy An & TH)
7- Hoạt Cảnh - Người Con Gái Việt Nam (Bích Đào & TH)
8- Hợp Ca - Trích đoạn Con Đường Cái Quan (Ca Đoàn Áo Xanh)
9- Ca Diễn - Nước Non Ngàn Dặm (Ban Tơ Vàng - Thanh Mai, Ngọc Tuyết, Thúy Nga)
* Giới thiệu sách “Phong tục VN Xưa và Nay” (Bích Huyền & Những Tác giả)
10- Kịch Thơ “Sáng Ngời Chính Nghĩa” (Ban kịch HSV- Xuân Phát, Mai Khanh)
11- Ca Diễn - Đáp Lời Sống Núi (Lê V Duyệt)
12- Ban Nhạc Trẻ Hòa nhạc (Đan Vy & TH)
13- Ca Diễn - Hòn V ọng Phu (Dạ Lan & TH)
14- Hợp ca - Vùng Lên Cứu nước (CLB Tình Nghệ Sĩ)
15- Hát Văn - (Xuân Mai)
16- Ngâm Thơ Hùng (Hà Phương, Hải Bộ, Phi Loan, Ngọc Nôi)
17- Ca Diễn - Tình Hoài Hương (Thúy An & TH)
18- Hợp Ca - Ngẩng Mặt Mà Đi (Kết Thúc Đại Hội)
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
Lá Thu Rơi
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Nhớ Huế
bài thơ giữa nón đã mềm cánh bay
Vân Lâu bến mộng, trăng say
tình xuôi dòng nhớ chở đầy bóng xưa
Huế chừ, không Huế của anh
giọng Thần Kinh trộn tạp âm xứ người
nghiêm cung Thành Nội đã vơi
lời ru O, Mệ gốc nôi đã cằn!
Cao Nguyên
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Nón Lá Việt Nam
“Nón nầy che nắng che mưa
Nón nầy để đội cho vừa đôi ta”
Ca dao
Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của phụ nữ Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.
Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
- Nón dấu: Nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
- Nón gò găng hay nón ngựa: Sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa.
- Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng.
- Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội.
- Nón cời: Nón rách
- Nón gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa.
- Nón lá sen: Cũng gọi là nón liên diệp.
- Nón thúng: Thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
- Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa.
- Nón chảo: Thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng.
- Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang.
- Nón bài thơ: Ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v…
Xem tiếp bài viết: NÓN LÁ
TIẾNG VIỆT DÙNG TRONG GIỚI TRẺ HẢI NGOẠI
GS Trần Chấn Trí, University of California, Irvine
Chúng ta, những bậc phụ huynh hay nhà giáo dục trong cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ,
chắc có cùng một tâm tư. Chúng ta đã xa quê hương trên 35 năm, đã ít nhiều hội nhập cuộc
sống ở nước sở tại. Cùng với những thành quả tốt đẹp do sự hội nhập đem lại, chúng ta
cũng phải đối diện với những mất mát không thể tránh. Chúng ta e ngại ngôn ngữ và văn
hoá Việt đang dần dần phai nhạt trong thế hệ thứ hai và thứ ba. Chẳng vậy mà không biết
bao nhiêu nổ lực trong cộng đồng đã tiếp nối nhau trong sứ mạng bảo tồn tiếng nói và văn
hoá: những trung tâm Việt ngữ, những nhật báo, tuần báo, nguyệt san bằng tiếng Việt,
những đài truyền thanh, truyền hình Việt ngữ, những sinh hoạt giáo dục và văn hoá...,
tưởng chừng như khó có thể mà quên được tiếng mẹ đẻ và những truyền thống tốt đẹp của
ông cha với ngần ấy nổ lực của những tấm lòng nặng tình với tương lai cộng đồng người
Việt hải ngoại.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thử quan sát con em của mình về mặt sử dụng tiếng Việt,
chúng ta sẽ thấy một hình ảnh khác. Càng sinh sau đẻ muộn tại xứ người, kiến thức và khả
năng nói tiếng Việt của các em càng yếu kém. Tình trạng này do nhiều yếu tố khác nhau
gây nên. Vài nguyên nhân nổi bật hơn cả là khi các em và gia đình cư ngụ tại những địa
phương không có một cộng đồng người Việt đáng kể, hay các em lớn lên trong những gia
đình mà cha mẹ không khắt khe về việc gìn giữ tiếng Việt. Trong bài này, chúng tôi muốn
nêu lên một hiện tượng đáng lo ngại hơn nhiều, đó không phải là tình trạng các em thuộc
những trường hợp kể trên, mà là tình trạng của những em nói được tiếng Việt nhưng lại
không muốn sử dụng nó như một phương tiện giao tiếp chính trong đời sống hằng ngày, kể
cả với những em khác cũng nói được tiếng Việt.
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
Câu Chuyện Từ Điển Việt Nam
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hóa là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác
cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay
mượn. Chữ quốc ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt
đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ
19.
Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả
sau này biên soạn. Trước 1975, hai cuốn thông dụng trong Nam là Việt Nam Từ Ðiển của
Hội Khai Trí Tiến Ðức và Việt Nam Từ Ðiển của Lê Văn Ðức. Phía nhà cầm quyền cộng
sản sau 1946 không biên soạn tự điển tiếng Việt nào. Cho tới khi cộng sản chiếm hoàn toàn
miền Nam Việt Nam năm 1975 cuốn từ điển thông dụng của họ chỉ có Từ Ðiển Tiếng Việt
do Văn Tân chủ biên. Bộ Bách Khoa Tự Ðiển Việt Nam mà Hà Nội quảng cáo từ lâu cho tới
nay hình như vẫn còn trong dạng dự thảo mấy vần đầu A, B, C mà thôi.
Có nhiều tác giả thường khen Hà Nội có những công trình khảo cứu văn học công phu hơn
Việt Nam Cộng Hòa vì nhà cầm quyền cộng sản chịu bỏ ra những ngân quỹ lớn cho việc
biên khảo và huy động nhiều nhân lực. Ðiều này có thể đúng với một số tác phẩm nhưng
không đúng với tất cả vì các nhà biên khảo Hà Nội vô tình hay cố ý còn nặng về tuyên
truyền, và phải hướng mọi nghiên cứu của họ theo đường lối chỉ thị của đảng cộng sản nên
trở thành thiếu vô tư.
Ví dụ đơn giản là cuốn biên khảo Người Anh Hùng Làng Dóng của Cao Huy Ðỉnh nói về
huyền thoại thánh Gióng (Phù Ðổng Thiên Vương) cả hàng nghìn năm trước mà cũng xen
kẽ vào những đoạn tuyên truyền chống Mỹ cứu nước khiến ta có cảm tưởng như ăn cà rem
mà lại thêm gia vị... mắm tôm.
*