Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

ÁO DÀI VIỆT NAM




Áo dài Việt Nam dưới cái nhìn theo dòng lịch sử



Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất, ăn-mặc-ở, đó là sản phẩm văn hóa sớm nhất của loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Và đồng thời nó còn mang nét đẹp văn hóa riêng biệt độc đáo của mỗi dân tộc trên thế giới. Nhìn vào y phục dân tộc dường như có thể thấy được cả vóc dáng non sông và tâm hồn con người nơi đó. Trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt được bạn bè thế giới biết đến đó là nét nổi bật đặc trưng của tà áo dài và nón lá. Hơn nữa trang phục ấy lại để dành tôn vinh cho biểu tượng của cái đẹp hoàn thiện nhất mà tạo hóa ban tặng cho loài người, bởi áo dài và nón lá là trang phục của riêng người phụ nữ.

Tiền thân, không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy, hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, “ Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng, ở thế kỉ thứ nhất, Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân thời Hán Quang Vũ Đế, giai đoạn Bắc thuộc lần 1 trong lịch sử dân tộc Việt Nam) đã dạy cho nhân dân quận Cửu Chân dùng kiểu áo quần theo người Tàu, như vậy thì có thể suy luận rằng trước thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ than nhưng khi mặc thì hai than trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ long chim dài, về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành kiểu áo tứ than (gồm bốn vạt nửa, vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy, xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn nhã hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ than với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con, thêm một vạt be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ than che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành 4) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo Nho giáo và ngũ hành theo triết học phương Đông.

Xem những bài viết liên quan đến Áo Dài Việt Nam:
bấm vào link:
ÁO DÀI VIỆT NAM


Lịch Sử Về Chiếc Áo Dài Việt Nam

Áo tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam chỉ mặc vào dịp lễ Tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến đổi thành áo mớ ba (hay áo mớ bảy). Cổ áo cao khoảng 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau, điểm đặc biệt là ngoài hai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo được tết bằng vải, cài cúc cạnh sườn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo). Lớp ngoài cùng thường là lụa màu nâu hoặc the màu thâm, kế tiếp là màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh, hồ thủy... nhiều màu, hấp dẫn mà vẫn nền nã, kín đáo, hài hòa. Theo làng sóng Âu hóa, năm 1935 áo dài tân thời của Lemur Nguyễn Cát Tường xuất hiện. Áo dài vai bồng, tay măng-sết, cổ tròn khoét sâu đến ngực, viền đăng ten. Gấu áo cắt sóng lượn nổi vải khác màu hay đính ren diêm dúa.

Đến giai đoạn 1939-1945 có đấu tranh quan điểm thẩm mỹ, áo dài truyền thống dân tộc lại phục hồi. Cổ áo các thiếu nữ cao từ 4-7 cm, góc tròn vải hồ cứng, vạt áo lượn, tà khép rộng bản, dài gần mắt cá chân. Cuối năm 1968-1969, áo dài khoét rộng cổ, hở vai (décolleté) của vợ Ngô Đình Nhu được "lăng xê".

Đầu năm 1971 áo dài tay Raglan do bà Tuyết Mai cách tân khắc phục nhược điểm nhăn, đùn vải ở vai và nách áo. Từ đầu thập niên 70 -75 là thời kỳ áo dài mini, hippy mặc với quần tây ống xéo, ống voi tràn lang.

Cho đến năm 1989, lần đầu tiên có cuộc thi hoa hậu áo dài do báo Phụ Nữ tổ chức, Kiều Khanh đăng quang và áo dài truyền thống trở lại với vẻ đẹp dịu dàng vốn có. Tiếp theo là cuộc trình diễn "Mười khúc biến tấu áo dài" của họa sĩ Minh Hạnh và "Mười hai áo dài vẽ" của họa sĩ Sỹ Hoàng đã tạo nên luồng sinh khí mới. Các hội thi Người Đẹp Thể Thao, Hoa Khôi Học Đường, Hoa Hậu báo Tiền Phong... đều có tà áo dài trên sân khấu. Năm 1995 là năm được mùa của chiếc áo dài dân tộc. Chiếc áo dài của Trương Quỳnh Mai được chọn là trang phục dân tộc đẹp nhất tại Tokyo. Áo dài Hoàng Hoa mặc (với thiết kế mới của Sỹ Hoàng) đã làm say lòng mọi người và được chọn là chiếc áo dài đẹp nhất tại cuộc thi hoa hậu áo dài Sài Gòn lần 2.

Áo dài 1995 cách tân phù hợp với thời đại và đẹp hơn. Tà áo dài, chịt ben ngực, eo lưng. Cổ cao lượn tròn góc từ 4 - 7 cm, tay áo dài ôm vừa sát tay. Áo dài nhung, thêu, vẽ, in bông... đã tạo nên những vẻ đẹp kiêu sa hơn nữa nâng cánh áo dài Việt Nam bay lên...

Xem thêm:
ÁO DÀI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét