Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Hoàng Thành Thăng Long




Bên Hoàng Thành nghìn năm nghe tiếng cha ông


Tác giả: Theo VOV

Nếu như ví Đoan Môn, Điện Kính Thiên như phần nổi của di tích Hoàng Thành thì dưới lòng đất sâu là cả một kho báu chứa đựng bao giá trị về lịch sử, văn hoá của dân tộc, là bài học về sự tài hoa, anh hùng suốt ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông.

Tại khu khai quật số 18, Hoàng Diệu, quận Ba Đình, dưới mỗi bước chân qua là những di tích về tiến trình lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long suốt 13 thế kỷ. Ở độ sâu 1m là di tích thế kỷ 19 - 20, thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc; từ 1-2m là hiện vật thời Lê - Mạc; từ 2-3m là tầng văn hóa Lý - Trần; từ 3-4m là dấu ấn thời Đại La... trước khi Lý Công Uẩn chọn đất này làm chốn định đô.

Nhìn từ tường bao Hoàng Thành thời Lý, thời Lê cho thấy: việc xây thành không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông vắn mà uốn lượn theo hình thế tự nhiên. Tường xây chắc chắn bằng đá, đất, gạch vừa là thành luỹ vừa là đê ngăn lũ lụt; sông được vận dụng như những con hào tự nhiên bảo vệ kinh thành lại thuận tiện việc giao thông, đồng thời cũng là hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường sinh thái. Khí phách, bản lĩnh ông cha thể hiện ở đây: Thuận tự nhiên, nhìn xa trông rộng, biết lựa thế cương nhu nhưng kiên trì mục tiêu bảo vệ sơn hà xã tắc.



Ông Nguyễn Tùng, một khách tham quan Hoàng thành Thăng Long cho rằng: "Hoàng Thành Thăng Long có ý nghĩa rất lớn đối với cả dân tộc từ trước đến nay. Đối với người Việt Nam, không bao giờ chịu khuất phục quân xâm lược. Cho nên Hoàng Thành Thăng Long ở các đời vua trước đã tính toán đến vị trí Thủ đô của một nước".

Sân rồng xưa với hàng ngàn lớp gạch son, chắc hẳn có những viên được đào lên nghiên cứu xem vì sao vẫn gan vàng da sắt, không nát dưới 3 lần vó ngựa Nguyên Mông? Phải chăng đó là chiến thắng của ý chí sắt đá không chịu khuất phục quân thù của Thái sư Trần Thủ Độ trước thế giặc hung hãn "Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo"; Đó là thái độ nghiêm khắc của Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông khi ông vua con Trần Anh Tông vì lần say rượu mà bỏ buổi chầu; Hội nghị Diên Hồng, bô lão cũng thề chung tay đánh giặc.

Nghĩ về Hội thề Đông Quan mà sáng rõ tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo" của Nguyễn Trãi, hiểu được khát vọng hoà bình của dân tộc.

Còn với Giáo sư Sử học Phan Huy Lê - một trong những nhà khoa học có công lớn nhất trong việc đưa Hoàng Thành Thăng Long đến với UNESCO để khu di tích này trở thành Di sản văn hóa thế giới. Ông xúc động nhất là tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha xưa: "Sau lần đại thắng thứ 3, vua nhà Trần về Thăng Long, cung điện không còn nữa. Chỉ còn hành lang nằm 2 bên đường vào cấm thành, nhà vua phải tạm nghỉ lại ở hành lang đó. Lúc này nhiều triều thần đề nghị phải huy động toàn dân để xây lại cung điện, dựng lại các thành ở xung quanh. Trần Hưng Đạo nói một câu hết sức là vĩ đại, rằng: Lúc này sau 3 lần chiến tranh, phải để cho dân được nghỉ. Và ông nói "chung chí thành Thánh", tức là ý chí của dân chúng mới là bức thành để giữ nước. Phải chăm lo xây dựng thành trong lòng dân chứ không phải cái thành bằng đất bằng đá. Tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là như vậy, đó cũng là truyền thống quân sự của chúng ta cho đến hôm nay".



Vì vậy, bao lần giặc đến xâm lăng, nhà Trần đã thực hiện kế thành không nhà trống, chấp mất kinh thành để không mất dân, mất nước. Ngoài những giá trị về lịch sử, kiến trúc, những di tích khảo cổ về hoàng thành cũng cho thấy Thăng Long từng là nơi tập trung tinh hoa của nhiều nền văn hoá, tư tưởng, tôn giáo khác nhau, nhiều tài năng lớn của dân tộc. Thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Tây Á cũng đến đây rất sớm. Thăng Long của ông cha ta là nơi đoàn kết, thân thiện, mở lòng dung nạp bốn phương.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói: "Văn hoá Thăng Long hiện nay có thể nghiên cứu được là từ bốn phương hội lại. Người trong nước, người ngoài nước đến đây, đòi hỏi rất cao về nhiều mặt, chắt lọc, tài có cao, nghề có tinh mới trụ lại được. Hà Nội cũng là nơi đề cao tinh thần cộng đồng, tôn trọng cộng đồng, cốt lõi của tư duy người Việt Nam. Cùng với đó, Thăng Long là nơi có rất nhiều tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo".

Bên Hoàng Thành Thăng Long những ngày tháng 10 lịch sử này, gió từ ngõ Đoan Môn thổi qua 9 bậc đá lên điện Kính Thiên, những ngọn gió mang lời thề "sát Thát", còn vang sang sảng lời thơ của Trần Quang Khải "Thái Bình nên gắng sức. Non nước ấy nghìn thu".

Trong rêu phong gạch vỡ, nghe như còn vọng lại đâu đây ước nguyện của cha ông nghìn năm trước - ước nguyện về một dân tộc nhân nghĩa bao dung, đất nước thái bình thịnh trị. Nghĩ về cha ông xưa đánh giặc để hôm nay mỗi người dân đất Việt không ngừng hun đúc tinh thần yêu nước, phát huy ý chí sáng tạo, chung tay xây dựng đất nước ngày một mạnh giàu, xứng đáng với truyền thống Thăng Long nghìn năm văn hiến./.
Tại khu khai quật số 18, Hoàng Diệu, quận Ba Đình, dưới mỗi bước chân qua là những di tích về tiến trình lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long suốt 13 thế kỷ. Ở độ sâu 1m là di tích thế kỷ 19 - 20, thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc; từ 1-2m là hiện vật thời Lê - Mạc; từ 2-3m là tầng văn hóa Lý - Trần; từ 3-4m là dấu ấn thời Đại La... trước khi Lý Công Uẩn chọn đất này làm chốn định đô.
Nhìn từ tường bao Hoàng Thành thời Lý, thời Lê cho thấy: việc xây thành không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông vắn mà uốn lượn theo hình thế tự nhiên. Tường xây chắc chắn bằng đá, đất, gạch vừa là thành luỹ vừa là đê ngăn lũ lụt; sông được vận dụng như những con hào tự nhiên bảo vệ kinh thành lại thuận tiện việc giao thông, đồng thời cũng là hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường sinh thái. Khí phách, bản lĩnh ông cha thể hiện ở đây: Thuận tự nhiên, nhìn xa trông rộng, biết lựa thế cương nhu nhưng kiên trì mục tiêu bảo vệ sơn hà xã tắc.

Ông Nguyễn Tùng, một khách tham quan Hoàng thành Thăng Long cho rằng: "Hoàng Thành Thăng Long có ý nghĩa rất lớn đối với cả dân tộc từ trước đến nay. Đối với người Việt Nam, không bao giờ chịu khuất phục quân xâm lược. Cho nên Hoàng Thành Thăng Long ở các đời vua trước đã tính toán đến vị trí Thủ đô của một nước".
Sân rồng xưa với hàng ngàn lớp gạch son, chắc hẳn có những viên được đào lên nghiên cứu xem vì sao vẫn gan vàng da sắt, không nát dưới 3 lần vó ngựa Nguyên Mông? Phải chăng đó là chiến thắng của ý chí sắt đá không chịu khuất phục quân thù của Thái sư Trần Thủ Độ trước thế giặc hung hãn "Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo"; Đó là thái độ nghiêm khắc của Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông khi ông vua con Trần Anh Tông vì lần say rượu mà bỏ buổi chầu; Hội nghị Diên Hồng, bô lão cũng thề chung tay đánh giặc.
Nghĩ về Hội thề Đông Quan mà sáng rõ tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo" của Nguyễn Trãi, hiểu được khát vọng hoà bình của dân tộc.
Còn với Giáo sư Sử học Phan Huy Lê - một trong những nhà khoa học có công lớn nhất trong việc đưa Hoàng Thành Thăng Long đến với UNESCO để khu di tích này trở thành Di sản văn hóa thế giới. Ông xúc động nhất là tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha xưa: "Sau lần đại thắng thứ 3, vua nhà Trần về Thăng Long, cung điện không còn nữa. Chỉ còn hành lang nằm 2 bên đường vào cấm thành, nhà vua phải tạm nghỉ lại ở hành lang đó. Lúc này nhiều triều thần đề nghị phải huy động toàn dân để xây lại cung điện, dựng lại các thành ở xung quanh. Trần Hưng Đạo nói một câu hết sức là vĩ đại, rằng: Lúc này sau 3 lần chiến tranh, phải để cho dân được nghỉ. Và ông nói "chung chí thành Thánh", tức là ý chí của dân chúng mới là bức thành để giữ nước. Phải chăm lo xây dựng thành trong lòng dân chứ không phải cái thành bằng đất bằng đá. Tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là như vậy, đó cũng là truyền thống quân sự của chúng ta cho đến hôm nay".

Vì vậy, bao lần giặc đến xâm lăng, nhà Trần đã thực hiện kế thành không nhà trống, chấp mất kinh thành để không mất dân, mất nước. Ngoài những giá trị về lịch sử, kiến trúc, những di tích khảo cổ về hoàng thành cũng cho thấy Thăng Long từng là nơi tập trung tinh hoa của nhiều nền văn hoá, tư tưởng, tôn giáo khác nhau, nhiều tài năng lớn của dân tộc. Thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Tây Á cũng đến đây rất sớm. Thăng Long của ông cha ta là nơi đoàn kết, thân thiện, mở lòng dung nạp bốn phương.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói: "Văn hoá Thăng Long hiện nay có thể nghiên cứu được là từ bốn phương hội lại. Người trong nước, người ngoài nước đến đây, đòi hỏi rất cao về nhiều mặt, chắt lọc, tài có cao, nghề có tinh mới trụ lại được. Hà Nội cũng là nơi đề cao tinh thần cộng đồng, tôn trọng cộng đồng, cốt lõi của tư duy người Việt Nam. Cùng với đó, Thăng Long là nơi có rất nhiều tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo".
Bên Hoàng Thành Thăng Long những ngày tháng 10 lịch sử này, gió từ ngõ Đoan Môn thổi qua 9 bậc đá lên điện Kính Thiên, những ngọn gió mang lời thề "sát Thát", còn vang sang sảng lời thơ của Trần Quang Khải "Thái Bình nên gắng sức. Non nước ấy nghìn thu".
Trong rêu phong gạch vỡ, nghe như còn vọng lại đâu đây ước nguyện của cha ông nghìn năm trước - ước nguyện về một dân tộc nhân nghĩa bao dung, đất nước thái bình thịnh trị. Nghĩ về cha ông xưa đánh giặc để hôm nay mỗi người dân đất Việt không ngừng hun đúc tinh thần yêu nước, phát huy ý chí sáng tạo, chung tay xây dựng đất nước ngày một mạnh giàu, xứng đáng với truyền thống Thăng Long nghìn năm văn hiến./.

Xem các bài viết liên quan:
THĂNG LONG XUA= - HÀ NỘI NAY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét