Vài Nét Về Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
Giai-đoạn 1951-1955:
Vào ngày khai-giảng, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức xây cất chưa xong. SVSQ khóa 1 Thủ-Đức phải tạm trú trong các nhà lá. Trường Sĩ-quan Nam-Định chỉ đào-tạo một khóa. Sinh-viên khóa 2 Nam-Định được đưa vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức.
Trường tọa-lạc trên khu đồi Tăng Nhơn Phú, cách chợ Thủ-Đức khoảng hai cây số.
Chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Phạm Văn Cẩm, xuất-thân Trường Thiếu-sinh-quân. Trong giai-đoạn 1951-1954, các sĩ-quan tốt nghiệp mang cấp bậc thiếu-úy và có thể chọn ở lại Bộ-binh hay chuyển sang các quân-chủng Không-quân, Lục-quân hoặc binh-chủng Nhảy Dù.
Hơn 4000 sĩ-quan được đào-tạo trong giai đoạn này (từ khóa 1 đến khóa 5, sinh-viên tốt nghiệp với cấp bậc thiếu-úy; từ khóa 6 trở đi, sinh-viên tốt nghiệp với cấp-bậc chuẩn-uý.)
Giai-đoạn 1955-1963:
Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được đổi tên thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức, ngoài sĩ-quan Bộ-binh, trường còn đào-tạo sĩ-quan Thiết-vận, Quân-chính, Quân-cụ, Quân-nhu, Quân-y, Dược, Truyền-tin, Công-binh, Thông-vận–binh (xa binh). Thời gian huấn-luyện: 38 tuần.
Từ 1955 đến 1961, Liên trường Võ-khoa Thủ-Đức cung-cấp:
- 2/3 tổng-số sĩ-quan Bộ-binh.
- 80% cán-bộ (sĩ-quan và chuyên-viên Quân-nhu
- 89% cán-bộ Quân-cụ
- 95% cán-bộ Thiết giáp và Truyền-tin
- 97% cán-bộ Pháo-binh
- 90% cán-bộCông-binh
Tháng 10-1961, một số trường chuyên-môn được tách ra. Liên Trường Võ-khoa Thủ-Đức chỉ còn ba trường là Bộ-binh, Thiết-giáp, Vũ-thuật và Thể-dục Quân-sự.
Giai-đoạn 1964-1975:
Giữa năm 1963, giữa khóa 15, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức được đổi tên thành Trường Bộ-binh Thủ-Đức. Mỗi năm, Trường có ba khóa huấn-luyện. Sau biến-cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh tổng động viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ-binh Thủ-Đức đào-tạo 6 đến 8 khóa, do nhu-cầu chiến-trường. Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có một khóa, đánh số từ 1 đến 27. Đến năm 1968, một năm có nhiều khóa, nên đánh số theo năm (1/68; 2/68, ...)
Chương-trình huấn-luyện chia thành hai giai-đoạn: Trong giai đoạn 1, khóa-sinh được gọi là Tân Khóa-Sinh Dự-bị Sĩ-quan, thụ-huấn tại Trung-tâm Huấn-luyện Quang-Trung. Sau khi hoàn tất giai-đoạn 1, các TKS / DBSQ đủ tiêu-chuẩn được chuyển sang Thủ-Đức học tiếp giai-đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa-Sinh được huấn-luyện giai-đoạn 1 ngay tại Thủ-Đức. Các sĩ-quan tốt nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-uý trừ-bị
Trong giai-đoạn này, vì số lượng SVSQ quá lớn, thiếu trường sở và huấn-luyện-viên, nhiều khóa sĩ-quan trừ-bị đã được đào-tạo tại trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế. Cuối năm 1973, Trường Bộ-binh Thủ-Đức chuyển sang căn cứ huấn-luyện mới tại Long-Thành. Công tác di-chuyển hoàn tất vào đầu năm 1974.
Tháng 4-1975, dưới quyền điều-động của Đại-tá Liên-đoàn-trưởng Lộ Công Danh, các SVSQ từ Long Thành di-chuyển về Tăng Nhơn Phú. Pháo-binh phòng-thủ nhà trường đã trực-xạ, bắn cháy 3 chiếc thiết giáp của VC và 2 tân khóa-sinh dùng lựu-đạn lân-tinh đốt cháy chiếc còn lại. Ngày 1-5-1975, lực-lượng phòng-thủ mới buông súng theo lệnh của TT Dương Văn Minh ban hành ngày 30-4 trước đó.
Phù-hiệu Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức:
Nền xanh da trời biểu-hiện sự thanh-khiết từ tư-tưởng đến hành-động, và ý-chí cao-cả của thanh-niên đối với quê-hương.
Ngọn lửa hồng biểu-hiện lòng dũng-cảm, chí cương-quyết, đức hy-sinh.
Thanh kiếm biểu hiện cho cấp chỉ-huy
Bốn chữ “ Cư an tư nguy” – sống yên (không quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại-tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ huy trưởng (1962). Câu này trích từ Hệ từ hạ của Khổng-tử:
Nguy gỉa an kỳ vĩ gỉa dã
Vong gỉa bảo kỳ tồn gỉa dã
Loạn gĩa hữu kỳ trị gỉa dã
Thị cố quân-tử an nhi bất vong nguy,
tồn nhi bất vong vong
Tri nhi bất vong loạn
Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia
Nghĩa là:
Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình
Bị mất là bởi chỉ tới cái hiện có
Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẵn,
Bởi thế, người quân-tử lúc sống yên không quên cái nguy,
còn không quên lúc mất
Khi thịnh-trị không quên cảnh loạn suy,
như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà
Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ: “ Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ: “CƯ AN TƯ NGUY”
Những Chỉ-huy-trưởng Việt Nam trường SQTB Thủ-Đức
- Đại-tá Phạm Văn Cẩm
- Thiếu-tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu-tướng Nguyễn Văn Chuân
- Thiếu-tướng Hồ Văn Tố
- Đại-tá Lam Sơn Phan Đình Thứ
- Trung-tướng Trần Ngọc Tám
- Thiếu-tướng Bùi Hữu Nhơn
- Trung-tướng Trần Văn Trung
- Trung-tướng Phạm Quốc Thuần
- Thiếu-tướng Lâm Quang Thơ
- Trung-tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
- Trung-tướng Nguyễn Văn Minh
- Đại-tá Trần Đức Minh
CÁC GIAI-ĐOẠN HUẤN-LUYỆN
Chương-trình huấn-luyện quân-sự tại Thủ Đức nhằm đào-tạo sĩ-quan chỉ-huy trung-đội, gồm:
- Bộ binh căn-bản (18 tuần): vũ khí cá-nhân, cá nhân chiến-đấu, đội hình tác-chiến, . . .
- Bộ-binh trung-cấp (28 tuần): Vũ-khí cộng-đồng như đại-liên, súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn; vượt sông, chiến-thuật, bản đồ, la-bàn, pháo-binh, chiến-tranh-chính-trị, quân-pháp, . .
.
THÀNH-QUẢ CỦA TRƯỜNG BỘ-BINH THỦ-ĐỨC
Theo niên giám của trường, trong 25 năm, các trường sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo khoảng 55,000 sĩ-quan, trong đó khoảng 15.000 nguời biệt-phái về các ngành chuyên môn (hầu hết là giáo chức)
Các vị tướng xuất-thân từ các trường Sĩ-quan trừ-bị:
Khóa 1 Nam-Định gồm có:
-Trung –tướng Nguyễn Đức Thắng (Bộ Trưởng Xây Dựng Nông Thôn)
-Trung-tướng Lê Nguyên Khang (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Trung-tướng Nguyễn Bảo Trị (Tổng Cục-trưởng Quân-huấn)
-Thiếu-tướng Nguyễn Cao Kỳ, (Tư lệnh Không Quân, Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-ương)
-Thiếu-tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tư lệnh Cảnh Sát)
-Thiếu-tướng Nguyễn Duy Hinh (Tư lệnh Sư-đoàn 3 Bộ-binh)
-Chuẩn-tướng Vũ Đức Nhuận
-Chuẩn-tướng Phan Phụng Tiên
-Chuẩn-tướng Nguyễn Văn Điềm
Khóa 1 Thủ-Đức:
-Trung-tướng Trần Văn Minh (Tư-lệnh Không-quân)
-Trung-tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục trưởng Quân-vận)
-Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình (Tổng Giám-đốc Cảnh-Sát Quốc-gia)
-Chuẩn-tướng Phạm Hữu Nhơn
-Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính
Khóa 2 Thủ –Đức:
-Chuẩn-tướng Bùi Quý Cảo (Tổng Giám-đốc Tài-chánh và Thanh-tra quân-phí
Khóa 3 Thủ-Đức
-Thiếu-tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư-lệnh Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt)
Khóa 4 Thủ-Đức
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn I)
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch
Khóa 5 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
Khóa 16 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Cảnh Sát Trang Sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn)
Với 23 vị tướng và 55 ngàn sĩ-quan (số tử vong khoảng 15,000), các trường đào-tạo sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo cho đất nước những chiến-sĩ chĩ-huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh.
Sau 28 năm bị thua cuộc bởi sự sắp đặt của Hoa-kỳ và thế giới Cộng-sản, cựu SVSQ các trường sĩ-quan trừ-bị vẫn đoàn-kết, nhắc nhau hướng về quê cũ trường xưa, vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, chung sức kiến tạo một nước Việt Nam Tự Do, Phú Cường và Không Cộng-Sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét