Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Thôi đừng khóc nữa An ơi!




 Tôi làm cái nghề phải khóc.
 Đó không phải là nghề diễn viên điện ảnh hay kịch nói.
 Chỉ là giới thiệu sách. Những cuốn sách được tôi đọc rồi viết tóm tắt thành một bản tin ngắn. Đủ để biết sơ lược nội dung cuốn sách, tiểu sử tác giả.
 Có nhiều cuốn sách về Chiến Tranh Việt Nam.
 Rất nhiều!

 Vâng, đất nước tôi đã trải qua hàng ngàn năm chinh chiến, nhưng không có cuộc chiến nào bi thảm bằng cuộc chiến nồi da xáo thịt Bắc-Nam mà kết quả là thảm trạng chết chóc, tù tội, và hậu quả đau thương kéo dại tới tận khi tôi gõ những dòng chữ này.
 Tôi đã chẳng khóc trong 10 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Lúc đó, tôi là một đứa trẻ mới lớn, hồn nhiên tràn đầy nhiệt tình với lý tưởng xây-dựng-đất-nước-đã-hết-chiến-tranh.
 Ôi, đứa nhỏ có biết gì về chiến tranh đâu mà biết hết hay không hết!
 Có biết gì về người lính đâu để biết gì là chết hay không chết .
 Để rồi bây giờ, đọc những dòng thơ mà rơi lệ.
 Bây giờ cỏ đã xanh và đất đã khô
bây giờ người đã xa và người đã quên
không ai còn thì giờ để nhớ hoài về một cái chết
không ai còn thì giờ để nhớ đến một người đã chết
phải thế không – phải thế không Hoài Lữ?

bây giờ thịt đã tan và xương đã mục
thịt và xương nào có nghĩa gì đâu
khi đời người giá trị bằng viên đạn ba đồng năm cắc
phải thế không – phải thế không Hoài Lữ?

bây giờ cỏ đã mấy lần xanh, gỗ đã mục và áo quan đã cần phải được thay
và mày cũng muốn yên thân (ngậm bồ hòn mà yên thân)
vì đời đã xa và đời đã quên
phải thế không – phải thế không Hoài Lữ?
(trích "Nói Với Anh Hùng" – Du Tử Lê)

Bài thơ được làm từ năm 1965. Vẫn chưa phải là năm khốc liệt nhất. 1968, 1972, 1975, và thêm nữa … 1989 … và thêm nữa …. thêm đến bao giờ?

Tôi không thích khóc chút nào, mắt tôi không thể khóc thả dàn như hồi mới lớn. Khóc nhiều sẽ đau mắt, sẽ nhức đầu. Cần làm như Nguyễn Khuyến "tuổi già hạt lệ như sương, hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan". Vậy mà sao tôi cứ khóc mùi mẫn?

Nước mắt nhiều hơn khi sách đọc nhiều hơn.

Ban đầu, vài cuốn sách, không đủ để nhìn thấy, không đủ để cảm nhận. Càng đọc thêm, vỡ ra, càng đọc càng thấy mọi thứ dần sáng tỏ. Những dáng người, như mọc lên dần dần, đủ hình đủ dạng, đủ tâm tư, đủ tình cảm. Bức ảnh chỉ ba chiều mà chất chứa ngàn thương đau.

Tôi nghĩ tới những người anh, những người chị.

Có chị vừa mới đính hôn, chưa được gần chồng đã phải chôn chồng.

Cô Gái ấy cùng với cha mẹ hai bên đến nghĩa trang, chứng kiến an táng người yêu là trung úy thuộc binh chủng Biệt Động Quân vào ngày 27 tháng 4 năm 1975. Cô Gái ấy nói rằng, hai bên gia đình đã chuẩn bị xong lễ cưới của cô với chàng trung úy vào đầu tháng 5 năm 1975,  nghĩa là chỉ vỏn vẹn đúng một tuần lễ sau đó. Nỗi buồn quá lớn, nỗi buồn của người con gái chưa về nhà chồng mà chồng đã hy sinh! Tang lễ xong, gia đình hai bên rời khỏi nghĩa trang, nhưng Cô trốn ở lại để được ngồi yên bên mộ người chồng sắp cưới của cô. Cô Gái tâm sự:
"Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe nhà binh chở xác về nhiều lắm. Thân nhân tử sĩ, cùng với những người dân chạy vào nghĩa trang để trốn Việt Cộng.  Lúc đó nghĩa trang bị mất điện, xác tử sĩ bốc mùi, người dân tiếp tay với quân nhân và một ông chuẩn úy còn ở lại, cháu cũng có mặt, cùng nhau đào hố chôn chung đến mấy chục người vào chiếu ngày 30 táng 4 năm 1975. Một vài xác mà thân nhân nhận ra được, tự động vào kho lấy quan tài rồi đào huyệt chôn riêng. Rồi cháu vẫn ở cạnh mộ người chồng chưa cưới của cháu. Mọi người sống được trong nghĩa trang là nhờ vào gạo trong kho còn nhiều. Đến ngày 5 tháng 5 năm 1975 cháu mới về Sài Gòn. Năm ấy cháu 19 tuổi, người yêu của cháu 22 tuổi, vào quân đội 3 năm mà đã 4 lần bị thương, rồi chết".   
(trích "Câu Chuyện Tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa" – Giao Chỉ)
 Người chị ấy rồi đã đi đâu, về đâu …

 Có lần tôi viết cho một em, câu hát của Trịnh Công Sơn : "Tôi mất trong chiến tranh này, bao nhiêu bao nhiêu người tình …"
 Em ngây thơ hỏi bộ chị có người yêu chết trận?
 Em nhỏ ơi, tôi không có đâu, nhưng bây giờ tôi mới khóc.
 Phải chăng vì cái chết oan uổng của những người anh tôi, nỗi đau ngút ngàn của những người chị tôi vẫn kéo dài, kéo dài mãi, tới tận bây giờ, để rồi tiếp tục là biết bao em trai phải oằn lưng làm lao công nước ngoài, biết bao em gái phải đứng đường bán thân. Làm sao tôi có thể hát hết bài?
 "Tuổi xuân xanh ơi cho em muôn vàn ngày mai".
 Ôi, mai mỉa biết bao!

 Tôi không thể kể hết nổi những đoạn văn, đoạn thơ đã khiến tôi rơi lệ. Những câu chuyện tưởng chừng như đã qua rồi mà lại bùng lên như vết thương khô vỡ toác.
 Tôi không thể kể hết tên những cuốn sách, những bài thơ các anh chị tôi – những người bị phê là "chống cộng đến chiều", đã viết nên. Một quân đội anh hùng bị trói tay - "Những Con Cọp Cháy Móng" như tựa đề một tác phẩm của Uyên Thao.
 Điều khiến tôi có thể lau nước mắt và mỉm cười?
 Rất nhiều anh chị tôi vẫn không chùn bước. Chiến cuộc thay đổi, người đổi thay, nhưng họ không chùn bước.

 Đó đã là cuộc chiến trong tù như Thiếu Tá Lê Bá Bình và các bạn:
 Không giống như trận chiến thông thường mà hai đối thủ được vũ trang với các giới hạn về nhân lực và võ khí, giao tranh với nhau cho đến khi hết lính hay đạn dược và rồi rút lui; để tồn tại trong cái trại cải tạo này đòi hỏi những khả năng khác. Giao chiến trong các trại tù được chuyển sang một đấu trường hoàn toàn khác. Ngoài bọn cai ngục, kẻ thù mới bây giờ là thời gian và sự nghi ngờ, nỗi tuyệt vọng và cơn đói. Để dành chiến thắng, người lính phải biết nhẫn nhục, khắc phục sự nghi ngờ, dẹp bỏ sự tuyệt vọng và cơn đói. Phải thực hiện cho bằng được hay là chết. Mỗi ngày đều như vậy. Bọn Cộng Sản có thể nắm thân xác và kiểm soát dạ dày tù nhân, nhưng trái tim và tâm trí của họ không cần phải theo chúng. Cuộc chiến cứ thế tiếp diễn. Không đoạn kết.
(trích "Cưỡi Ngọn Sấm II" – nguyên tác "Ride The Thunder",  Richard Botkin)
 Và cuộc chiến của ngày hôm nay?
 Có những người cả đời phục vụ đất nước, nay vẫn miệt mài đấu tranh, cách này, cách khác.
 Những-con-cọp-cháy-móng với nỗ lực cuối đời!
 An ơi, lau nước mắt đi thôi vì chiến cuộc vẫn đang tiếp diễn.
 Và, đoạn kết đang chờ được viết.

Trịnh Bình An
Ngày cuối Năm 2015

Countdown to 2016 Happy New Year

Hành Trình Chữ Nghĩa


Một năm, 365 ngày rồi cũng thoáng qua, kiểm điểm lại việc mình làm trong thời gian qua là điều cần thiết. Vừa để minh định con đường mình tự chọn thích hợp và đúng với trách nhiệm một người cầm bút; Vừa để củng cố thêm niềm tin trên hành trình chữ nghĩa với mục đích góp phần bảo tồn nền văn hóa Việt Nam, đồng thời vận động các bạn trẻ lên đường đấu tranh vì tự do, nhân bản cho quê hương.

Thực hiện được trách nhiệm trên hành trình này không dễ, nếu như không có sự đồng cảm và khuyến khích từ những chiến hữu, thân hữu và các người bạn trẻ mà tôi đã và đang hân hạnh được gặp hay còn mong gặp để tiếp nhận thêm sinh lực vào thời gian tới.
Chân thành cảm ơn tất cả tấm lòng thân hữu từ khắp nơi. Cũng không quên cảm ơn những tác giả đã có những bài viết hay thích hợp với từng chủ đề mà tôi cố gắng thực hiện như vừa trình bày.

@

Xin giới thiệu đến quí bạn đọc các trang web với các chủ đề tôi đã và đang thực hiện:

I/ WORDPRESS:

Happy New Year from WordPress.com 
https://caonguyenviet.wordpress.com/2015/annual-report/

Thân mến chào bạn đến với Cao Nguyên … Cao Nguyên là cái tên mà những thân tình đã gọi từ quá khứ, giờ vẫn còn đây, vẫn với nhiệt huyết của một bóng người đứng bên Thác Mơ của những hoàng hôn Phố Núi. Ngậm trên môi những lời du ca, thèm được ngân lên trên nền trời khát vọng vô biên hào phóng tình người …"

Trang Chính: https://caonguyenviet.wordpress.com/
Slice Show: https://caonguyenviet.wordpress.com/2015/annual-report/#jp-carousel-1000

II/ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt:
http://clbhungsuviet.blogspot.com/

" Hướng đi chính của nhóm chủ trương Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt là phát huy và bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam. Một nền Văn Hóa có truyền thống bốn-nghìn-năm-văn-hiến xuyên qua dòng lịch sử của Việt Tộc hùng anh .
Một nền Văn Hóa luôn khẳng định sắc thái nhân bản dân tộc để không bị lệ thuộc hay đồng hóa bởi ngoại bang. Bản sắc nhân bản thể hiện từ Lễ - Nghĩa –Trí -Tín trong hành xử đời thường, đến Chân -Thiện - Mỹ trong văn chương nghệ thuật, luôn giữ Nghĩa trong Chữ và Lời thấu Tình đạt Lý. Nền Văn Hóa tốt đẹp đó được lưu truyền qua bao thời đại đều nhờ vào tấm lòng và trách nhiệm của những công dân đối với Quốc Gia Dân Tộc."

III/ FACEBOOK: 

1/ Văn Học:
https://www.facebook.com/V%C4%83n-H%E1%BB%8Dc-117439695002849/
Giới thiệu Tác Giả và Tác Phẩm Nhân Bản của Việt Nam Cộng Hòa.


2/ Bảo Tồn Văn Hóa Việt Nam:

https://www.facebook.com/groups/baotonvanhoavietnam/
" Cái nôi Văn Hiến Việt Nam luôn lay động nhịp nhàng trong tâm thức người dân Việt từ lời ru của Mẹ Âu Cơ đến tiếng hát hào hùng của những người đi giữ nước. Mỗi một chiến công khắc trên mỗi địa danh những dòng thi sử. Chữ Nghĩa sáng lên vừa như ánh đuốc khai tâm nhắc kẻ vong ân nhớ về Nguồn Cội Văn Lang, vừa sáng rọi lời truyền của tiền nhân qua bao thời oanh liệt chống ngoại xâm, giữ vững sơn hà. Tất cả vì Việt Nam, vì Tổ Quốc thiêng liêng."

3/ Thế Hệ Trẻ:
Vinh Danh Con Cháu Việt Nam Cộng Hòa tại Hải Ngoại
https://www.facebook.com/Th%E1%BA%BF-H%E1%BB%87-Tr%E1%BA%BB-1528933137372367/

4/ Sau Lưng Cuộc Chiến:
" Lược trình Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các vấn đề liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam chống tập đoàn cộng sản phương Bắc.
https://www.facebook.com/groups/saulungcuocchien/

5/ Trang Cao Nguyên: 
https://www.facebook.com/nguyen.cao.351
Giới thiệu những tác phẩm của chính Cao Nguyên và các tác phẩm của thân hữu.

@

Kính mến gởi đến quí thân hữu và bạn đọc lời chúc tốt đẹp nhất: An Vui, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng trong Năm Mới 2016.

Cao Nguyên
Washingto.DC - Dec 31, 2015


Tản Mạn Trên Trời



Gần nhau tản mạn bên đời
Xa nhau tản mạn trên trời cũng phê
Online một bữa về quê
Ngắm xem đất nước nhiêu khê cỡ nào !
Bạn đừng cười với lời mở của tôi với một ngày tản mạn trên trời. Từ FaceBook đến các WebSite mà tôi thường ngồi nghe ngẫm nghĩ nhiều điều xoay quanh trọng tâm: Quê Hương tôi.
Tôi đã viết nhiều bài tản văn cũng như thơ nói về Quê Hương, nhưng chỉ là những chiếc lá trong rừng cây. Những cảm nghĩ từ hồi tưởng, từ thực tế nhìn vào nhân vật và sự kiện, cũng chỉ là một phần những vết thương của chiến tranh và của hòa bình.
Sự nhức nhối của vết thương chiến tranh là đương nhiên, nhưng nhức nhối trong hòa bình càng kinh khiếp hơn. Bởi hòa bình trên quê hương là giả tạo, sức tàn phá của hòa bình gây tổn thất về nhân mạng, về tài sản, về mọi mặt sinh hoạt xã hội còn lớn hơn trong chiến tranh. Nguyên nhân chính là quê hương bị đặt trong sự thống trị của cộng sản.
Trong lịch sử đương đại 100 năm qua, đất nước nào cộng sản cai trị đều tổn thất và phá sản như nhau. Sự tổn thất và phá sản về người và của chưa thấm gì với sự tổn thất và phá sản về đạo đức, nhân văn của một dân tộc. Bởi với người thì lớp sau nối theo lớp trước theo vòng luân chuyển sinh tồn, tài sản thì xây lên từ sự tàn phá, nhưng đạo đức lương tâm của một dân tộc muốn phục hồi sau khi chế độ cộng sản bị tiêu diệt, cần phải đợi cả trăm năm sau.
Trở lại với tản mạn trên trời. Chỉ riêng với FaceBook, từ Trang Chung đến các TimeLine của từng người, hằng ngày có ngàn chuyện để xem . Xem để cảm nhận về những quan điểm nhân sinh đồng hành, xem cả những dị biệt trong cách nhìn về cuộc sống xoay quanh trục chuyển của vũ trụ, mà nghiệm ra luật vận hành âm dương, tốt xấu, thiện ác ... bổ sung cho nhau.
Trong cái rủi có cái may, trong cái hay có cái dở. Thẩm thấu mọi điều may rủi, dở hay... rồi ngắm lại mình, biết được mình còn được là mình thì còn gì vui hơn. Và càng vui hơn khi biết mình còn có bạn đồng hành với những lời tâm tình rất thật. Thật ở chỗ mình nhận biết Tâm dẫn cái Trí của bạn đi suốt quãng đường dài trên hành trình khó nhọc đầy những trầm thăng, vinh nhục mà chẳng lấy điều gì làm trọng ngoài một chữ Nghĩa đối với Đời.
Khi bạn bấm Like với điều tôi viết: "đời đã chật sao lòng ta không rộng", là đã có một niềm vui trong ngày như nhạc sĩ Trịnh Hưng viết: "cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / ta có thêm ngày nữa để yêu thương". Những yêu thương của một ngày nối tiếp nhau sẽ giúp mình đủ sinh lực vừa đi vừa chuyển tải những ý lời vừa thích nghi cho cuộc sống đời thường, vừa tạo thế đứng cho lập trường cầu tiến và hiến dâng.
Có như một tấm lòng
mới hiểu từng ngọt đắng
từ mỗi điều ước mong
trong thường hằng cuộc sống!
...
Có như một người Mẹ
mới thấu tiếng khóc con
dẫu thăng trầm dâu bể
vẫn nhớ cánh tay bồng!
Cảm ơn những tấm lòng từ tri âm đến tri kỷ đang đi cùng với tôi về phía chân trời chân thiện mỹ mà không kể điểm mốc thời gian. Đi như Bùi Giáng trên "đường về Đà Lạt":
Non nước ấy chìm đâu em có biết
Dựng bên trời để nhớ để quên đi
Chiều trở lại để dư vang chia biệt
Vọng miên man trường hận thở than gì!
Non nước ấy chìm đâu? Tôi có biết. Biết để đi theo hoài vọng sự phục hưng một quê hương luôn cưu mang tình Người và Đất . Điều may mắn là tôi đang có những người bạn trẻ, biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp nhận sự hoài vọng từ thế hệ cha, ông. Thành đạt thế nào còn tùy theo vận nước dưới sự chở che và ủy thác của các đấng quyền năng và hồn thiêng Tổ Quốc.
Điều trước tiên là mỗi người đang cùng đi về một hướng với thái độ tích cực phục hồi giá trị làm người. Một con người luôn tử tế với cuộc đời trong nhân cách sống.
Không gian đang vào cuối mùa Thu, nhìn là vàng lìa cành bay theo gió và trở về với đất nuôi một mùa xanh mới, hy vọng lại vươn lên từ những tàn phai:
còn hối tiếc mùa xanh còn hy vọng
cầm trong tay cho chắc những niềm tin
chờ đất trở thêm một lần gieo hạt
mầm nỡ nào không mọc những chồi non!
Phải, chúng tôi đang chờ mùa đất trở trên quê hương, để cùng nhau về gieo hạt mới. Mong lắm thay.
Cảm ơn các bạn đã xem chút tản mạn trên trời. Cầu xin ơn trên ban phúc lành cho chúng con, những người con của mẹ Việt Nam đang sống giữa gian truân vẫn mang niềm hoài vọng: Dựng trong tim một dãi sơn hà!
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ - Cuối Thu 2015

Một Mai


Một Mai 

(cuối năm đọc lại bài thơ
lòng như thắp lửa đợi chờ niềm tin)

@
Một mai về lại phương trời cũ 
biết gió còn reo rủ lá mừng 
chiếc bóng ngày xưa vào lữ thứ 
đang đứng nhìn rừng núi rưng rưng

Nếu lá rừng còn xanh như trước 
bóng sẽ ôm đất nước mà hôn 
cho dẫu đường trường sơn dốc ngược 
cũng lên nguồn ngắm được quê hương

@@
Một mai thăm lại ân tình cũ 
liệu hình xưa còn đủ đam mê 
ngồi giữa đôi vòng tay nhật nguyệt 
nghe lời ru tha thiết lòng quê

Nếu thêm được một giòng lệ nóng 
chảy vào môi sưởi ấm nụ cười 
cho dẫu tim rối bời nhịp đập 
cũng thỏa lòng khát vọng làm người

@@@
Một mai còn chút lời thơ mộng 
sẽ gởi quê mình di chúc thơ 
thương yêu, nhân ái và hy vọng 
mãi đẹp bên đời như ước mơ

Nếu thêm được niềm tin thắp lửa 
rọi sáng từng khung cửa phương đông 
cho dẫu lịm bên thềm đất hứa 
cũng nhẹ hồn vào cõi mênh mông !

Cao Nguyên

HAPPY NEW YEAR 2016

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới



KÍNH CHÚC QUÍ ÔNG BÀ, QUÍ ANH-CHỊ VÀ GIA-QUYẾN ...
MỘT GIÁNG-SINH 2015 AN-LÀNH
MỘT NĂM MỚI 2016 TRÀN ĐẦY SỨC-KHỎE, TƯƠI-VUI  THỊNH- VƯỢNG 


TÂM KINH
Chuông vang vang nhật nguyệt
vọng tha thiết ngàn năm
lời kinh cầu nhã khiết
du thuyết đường đạo tâm

Ăn năn người cúi mặt
thành kính lòng nguyện cầu
xin khắp cùng mặt đất
thôi trầm uất thương đau!

@

Chuông vang vang nhật nguyệt
xin ơn Chúa nhiệm mầu
ban phước lành dân Việt
trên khắp mặt địa cầu

Từ tâm người ngước mặt
nhìn Ngôi Chúa Giáng Sinh
đọc chân kinh mật khải 
mong thế giới hòa bình!

Cao Nguyên


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Tâm tình của một bạn trẻ về Nghĩa Trang Biên Hòa



Tâm tình của một bạn trẻ về chuyến thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Tôi sinh ra khi cuộc nội chiến đã bắt đầu kết thúc. Những năm tháng tuổi thơ vùng sông nước miến tây của tôi hiền hoà nhưng đó đây vẫn còn dấu vết của chiến tranh. Ngay trước sân nhà ngoại tôi còn một hố bom đầy nước, hàng đêm tôi vẫn nghe tiếng ển ương, côn trùng rĩ rã, sau này tôi đươc biết thêm rằng đó là hố bom thứ hai trước sân nhà. Tất nhiên, hai lần bom nổ la hai lần tan hoang nhà cửa, gia đình trắng tay và lại phải bắt đầu từ con số 0 lần nữa. Một bác hàng xóm dùng mắc xích của bánh xe tăng bị lính cộng sản bắn cháy lót đường đi từ cửa nhà xuống bờ sông.
Nhà ông Sáu sát nhà ngoại vẫn còn một hầm trú bom loang lổ vết đạn. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp đâu đó một vài thương phế binh, cụt chân, cụt tay, mù mắt… chóng gậy, ôm đàn ca hát rong rủi đầu đường xó chợ ăn xin để kiếm sống hoặc nói một cách khác là để tồn tại.
Học hết trung học ở Viet Nam, tôi và gia đình được sang Mỹ định cư. Dù sống ở bên này đại dương, trái tim tôi vẫn luôn hướng về quê hương. Tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử, tôi may mắn có được rất nhiều thông tin trung thực hơn về thời cuộc và những lý do đưa đất nước vào cuộc nội chiến tan thương kéo dài suốt hai mươi năm. Tôi đã bắt đầu cảm được nỗi đau quá lớn này, từ trong sâu thẳm tôi đã bị nó dày vò cắn rứt. Tôi bắt đầu đau những nổi đau chiến tranh, những nạn nhân chiến tranh và bao nhiệu hệ luỵ nó để lai trên quên hương thân yêu của tôi. Tôi cũng đã bắt đầu xót xa nỗi đau cho những nạn nhân của cuộc chiến không nên có này, nhất là thân phân của những người lính, nhưng người đã ngã xuống, những người đã bỏ lại một phần thân thể cho quê hương.
Tôi mong một lần được thăm viếng nghĩa trang quân đội ở Biên Hoà trong thinh lặng, một lần bên cạnh các anh, những người lính đã bỏ mình cho nền tự do cho miền nam còn quá non trẻ thời đó. Thật ra, tôi không muốn phân biệt những người lính ở chiến tuyến nào, với tôi họ đều là nan nhân của chiến tranh cả thôi, mặc dù trong thâm tâm tôi, những người lính Việt Nam Cộng Hoà mới là những người chiến đấu cho chính nghĩa.
Một buổi sáng giữa tháng sáu, tôi thức dậy khi đang bị cảm, cả người đau nhức, ngoài trời cơn mưa nặng hạt rơi càng lúc càng nhiều nhưng chúng tôi vẫn cứ đi, vì nêu không là lần này tôi không biet bao giờ mới được dịp đi dâng một nén hương lòng cho các anh. Chúng tôi, tat cả 3 người, hai người bạn và một chú thương phế binh của cuôc chiến. Chú bảo chúng tôi nên mua nhang và trái cây mang theo vi nếu vào nghĩa trang thăm viếng thôi thì chắc chắn chúng tôi không được vào cửa. Tôi rất ngạc nhiên về điều này, nhưng không hỏi thêm vì tôi nghe quá nhiếu điều vô lý trên quê hương tôi rồi, thêm một điều nửa thì có khác gì đâu. Chú ấy nói phải là thân nhân thi mới được vào nên đã chuẩn bị cho tôi vài câu để đối phó với những người gác cổng. Chú cho tôi một cái tên và vị trí chôn của một người lính, thế là chúng tôi ung dung đi vào, tất nhiên chúng tôi bị chặn lại và hỏi giấy tờ tuỳ thân, lý do thăm người chết, vị trí ngôi mộ, cả năm hy sinh… Tất nhiên tôi bịa ra năm 1968 là năm hy sinh, thế là nhân viên gác cổng bảo ngay, chết năm 68 thì làm gì mà chôn vi trí đó. Tóm lại, cuối cùng chúng tôi được vào cửa yên thân thăm viếng sau khi phải đút túi nhân viên một ít tiền.
Khác xa với những nghĩa trang liệt sĩ của những người chiến thắng, nghĩa trang của những người thất trận gần như bị bỏ rơi/quên/hoang. Người ta bỏ hoang nơi an nghĩ của các anh để kiếm chác. Bỏ hoang mộ bia các anh để vòi tiền. Bỏ hoang tên tuổi các anh để tô son đánh phấn cho cái chiến thắng. Người ta bỏ hoang tình người, bỏ hoang đạo lý, bỏ hoang nhip đập những trái tim cùng dòng máu trong lồng ngực họ. Đã hơn bốn mươi năm các anh nằm xuống, cũng đã bốn mươi năm các anh hoang lạnh giữa đất trời quê hương, muốn thắp cho anh một nén hương cũng không phải là điếu dể dàng, cũng bị người ta ngăn cản. Âu Cơ và Lạc Long Quân đâu? Sao nhìn thấy những đứa con mình đối xử thù hằn với nhau như mà vẫn để yên? Tôi hẳn hai người cũng đau lòng và tủi nhục lắm với những gì đang xảy ra. Chúng tôi đã thắp một vài nén hương, hát cho các anh nghe nhưng câu ca đời lính chiến… “anh nằm xuống như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà đất hoang vu khép lại hẹn hò… bạn bè còn đó anh biết không anh, người tình còn đây anh nhớ không anh… vườn cỏ còn xanh, mặt trời lên… khi bóng anh như cánh chim chìm xuống…”. Hơn bao giờ hết, câu nói “Freedom is not free” của tướng Walter Hichcock thấm thía vô cùng trong tôi. Trong trường hợp này, các anh đã phải trả bằng xương, bằng máu, cả mạng sống chính mình mà vẫn có được đâu.
Tôi ngồi lại ngoài nghĩa trang một lúc và rồi cũng nói lời giã biệt với các anh trong thinh lặng, chúng tôi ra về để đi thăm những đồng đội khác của các anh, những người đã bỏ lại một phần thân thể cho lý tưởng tự do. Chúng tôi gặp vài người thương phế binh, những phận đời lang thang đây đó, bán vé số để kiếm sống qua ngày. Tôi thấy thế hệ của các anh mất mác quá nhiều, các anh đã phải cầm súng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, bây giờ thân tàn ma dại, hình hài què quặt, đuôi chột bi xã hội ruồng bỏ, các anh sống ẩn dật trong những khu nhà ổ chuột chật chội bẩn thiểu. Các anh là những người hoàn toàn bị quên lãng, bị quên lãng như đồng đội của các anh nằm hiu hắt ngoài nghĩa trang kia. Tôi tự hỏi sống như các anh có may mắn hay là nằm hiu hắt ngoài nghĩa trang kia lại là điều may mắn?
-------------------------

------------------------------------------------------------------------
Tham Khảo:

1/ Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa:
Thông Báo Về Hoạt Động Của VAF (VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION)
Mời xem thông tin đầy đủ trên trang web "Tình Đồng Đội" : 

2/ Hình Ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa:

3/ Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa:
Trước tháng 4-1975, miền NamVN cũng có một nghĩa trang Quốc Gia tại Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh ‘ vi quốc vong thân ‘, còn ai xứng đáng hơn họ ?

            Ðược thành lập vào năm 1965, trên một khu đất rộng của một ngọn đồi thấp , khỏang giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưởng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 30.000 mộ phần, gồm đủ tướng lãnh (Ðại tướng Dỗ Cao Trí..). sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ.. đủ các quân binh chủng..." 


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa


Tình Trạng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
header.png


FOR IMMEDIATE RELEASE                                             CONTACT: Diana Moreno
December 21, 2015                                                                                   (714) 741-1034
 
Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nhận đưc thông tin từ Đại Sứ Mỹ Ted Osius về tình trạng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
 
(Garden Grove, CA) Trong một nỗ lực để đem đến cộng đng người Mỹ gốc Việt thông báo về tình trạng của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn muốn chia sẻ thông tin bà vừa nhận được từ  Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, liên quan đến một vấn đề rất quan trọng.
Sự thông tin của vị đại sứ là do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn gởi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hồi Tháng 11vừa qua yêu cầu Đại Sứ Osius giúp tìm hiểu tình trạng của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, cũng như vai trò của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong việc bảo đảm nghĩa trang này vẫn được chăm sóc một cách đàng hoàng.

“Tôi cùng với nhiều cử tri của mình rất quan tâm đến tình trạng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, vì đây là nơi yên nghỉ của hơn 16,000 binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói. “Điu đáng buồn là chính quyền Cộng Sản Việt Nam lâu nay bỏ mặc, không chăm sóc nghĩa trang quan trọng này, làm khơi lại nỗi đau và những vết thương lòng đối với nhiều người Mỹ gốc Việt.”
Trong lá thư, Đại Sứ Osius đã trả lời sự quan tâm của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn và chia sẻ rằng ông  đã đích thân đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hồi Tháng 10, và bà Rena Bitter, tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, đang làm việc với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, để thảo luận việc tu chỉnh nghĩa trang, cũng như đ cho các  thân nhân người quá cố ở ngoại quốc được vào thăm viếng một cách dễ dàng để cùng tu bổ các ngôi mộ.

Đại Sứ Osius cũng cho biết, mặc dù, nghĩa trang được tu sửa thường xuyên, nhưng vẫn còn rất nhiều việc và tu chỉnh cần phải làm hơn nữa.
“Chúng tôi quyết tâm làm việc để khuyến khích Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương thực hiện một số việc, bao gồm sửa chửa mặt tiền của nghĩa trang và chỉnh trang lại các ngôi mộ bị bỏ mặc không chăm sóc trongnhiều năm, cũng như cho phép các nhóm tài trợ trong việc sửa chửa,” Đại Sứ Ted Osius cho biết trong lá thư gi đến Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn.

Riêng chính cá nhân, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này và vận động cho việc sửa sang  hơn na của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

“Tôi rất cảm kích những cố gắng của Đại Sứ Osius và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong việc bảo vệ một nơi thiêng liêng như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Những vong hồn tại đây phải được tôn kính với mức cao nhất, và tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm thấy điều này được thực hiện, xứng đáng với sự hy sinh lớn lao của các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu.

Kèm theo thông cáo này là lá thư chính thc mà Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn gởi đi hi Tháng 11 vừa qua, cũng như lá thư hồi âm của Đại Sứ Osius.
 
Letter from Ambassador Osius to Senator Nguyen-1.jpg
 
Letter from Ambassador Osius to Senator Nguyen-2.jpg
 
Letter from Senator Nguyen to Ambassador Osius.jpg
 

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà




Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA








Chúng ta đang ở vào thời buổi mà giá trị vật chất đang trên đà lấn lướt, gần như đi tới chỗ đè bẹp mọi giá trị tinh thần. Đời sống văn hóa, luân lý, đạo đức ngày càng bị xói mòn.
Về phương diện văn học, trong mấy năm qua, ngoài hình thức có dáng vẻ của một trào lưu phát triển với sự phổ biến ồ ạt của sách báo, thơ văn, phim ảnh, đĩa nhạc, nhưng trên thực tế, nội dung văn học lại trên đà thoái hóa đáng quan ngại.

Nhiều hiện tượng văn-hóa-phi-văn-hóa và văn-học-phản-văn-học do vì thiếu trình độ hiểu biết, vì chút danh hão, vì không nhận thức được tầm mức quan trọng của giá trị những tác phẩm văn chương, nghệ thuật, vốn dĩ là xương sống văn hóa của dân tộc; Hoặc giả vì mù quáng bởi nỗi đam mê đi tìm hư danh mà không nhìn ra được mình là ai? Đang làm gì? Đang ở đâu?

- Một hiện tượng không biết người, biết ta khiến cho, thay vì định hình được một nền văn học chính thống, cả trong nước lẫn hải ngoại có thực chất thì đã biến văn học thành một thị trường bát nháo. Người ta có cảm tưởng tất cả các tác giả trong Văn Học từ xưa tới nay - từ Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Đoàn thị Điểm… đến Nguyễn Văn X, Lê Thị Y… đều cùng vai vế, ngồi chung một chiếu, đều là thi sĩ, nữ sĩ. Tất cả là “cá mè một lứa”.

Trong khoảng hai thập niên qua, nhất là trong thập niên cuối của thế kỷ 20, người ta đua nhau in sách, in báo, in thơ, in truyện… Đây là một điều đáng mừng nhưng không phải là không là không có những cái gai góc, cái tiêu cực của nó.

Làm thơ, viết văn là một trong những thú tiêu khiển thanh tao. Nó vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa đem lại lợi lộc cho văn chương chữ nghĩa, có khi còn đem lại cho kho tàng văn học những đóa hoa tươi mới. Ca dao là một thí dụ, nếu người ta làm công việc đó một cách đúng đắn, “vô tư”. Ngược lại, làm thơ, viết văn với hậu ý kiếm chút hư danh để góp mặt với đời, như nhảy vào thị trường thương mãi với hai bàn tay trắng, không chút vốn liếng để kiếm chút lời lãi. Việc làm đó hoàn toàn mất tác dụng cho cả văn lẫn người.

Người làm thơ, viết văn – ngoài năng khiếu thiên phú còn cần có vốn liếng phong phú về cuộc sống và kiến thức, cùng nỗi đam mê miệt mài. Nhà thơ Tô Thùy Yên cho rằng làm thơ là một việc làm khó nhọc, chứ không phải làm chơi..

Kinh nghiệm, vốn sống và kiến thức là hai phạm trù riêng rẽ, phân cách nhau một lằn ranh rất mỏng, có tác dụng bổ sung lẫn nhau, giúp cho ý tưởng và ngôn ngữ thăng hoa để đưa vào tác phẩm.

Một tác giả đi vào lãnh vực văn chương, viết văn, làm thơ, sinh hoat văn học mà không có vốn sống và vốn kiến thức thì không thể nào giàn trải được ý tưởng và ngôn ngữ vào tác phẩm. Chính vì tình trạng này, chúng ta thường thấy có những bài thơ (đã in thành tập) chữ nghĩa rời rạc, hời hợt, bố cục lỏng lẻo, chệch choạc, ngôn ngữ sáo rỗng, trần trụi, có khi ngây ngô, lạ lẫm…

Rất tiếc một số người đã không nhìn ra, hay không muốn nhìn nhận điều đó. Nhiều tác phẩm có nội dung “nước ốc” chỉ tồn tại được ít lâu trong dịp “đăng quang ra mắt” rầm rộ; hoặc là sách “gối đầu giường” để đọc cho vợ nghe, hay cho ông chồng thưởng thức (*).
Dư luận dễ dàng chấp nhận loại “tác phẩm” vừa kể hơn là loại sách báo có nội dung kích động cực đoan, gây bất an trong tình tự đời sống của cộng đồng và những loại văn thơ dâm tục, nhảm nhí, thấp kém.

Cái lợi điểm của xã hội hôm nay (riêng ở hải ngoại) về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận đã trao cho những nhà văn, nhà thơ, nhà báo cái thiên chức của người cầm bút, thoát khỏi vòng kìm kẹp của quyền lực, không còn sợ hãi cái “lưỡi hái” kiểm duyệt của nhà cầm quyền.

Nhưng xã hội hôm nay lại thả lỏng cho những người sáng tác tự do vung tay, múa bút, đưa ra thị trường chữ nghĩa những loại sách báo có thứ “vô thưởng vô phạt”, và cũng có thứ gây mầm mống chia rẽ..

Chỉ trong 20 năm miền Nam đã tạo dựng được một nền văn học, báo chí quy củ. Thế mà đã hơn 35 năm hải ngoại vẫn chưa định hình được một cái vóc dáng của văn học hải ngoại (**).

Chữ nghĩa văn chương bị lạm dụng. Từ ngữ thơ văn lắm lúc mù mờ, suy đoán, ngược ngạo, có khi bị sử dụng như một thứ trọc phú khoe giàu; có khi cường điệu để tâng bốc, tán tụng hoặc để chỉ trích, đánh phá, khiến cho chữ nghĩa văn chương trở thành phản văn chương nghệ thuật, thành một thứ ngôn ngữ lề đường.

Tất cả những thứ đó đang là một mốt thời thượng phổ biến trong văn viết trên mạng. Làm thế nào để đem chữ nghĩa văn chương trả về cho văn học nghệ thuật, cho cái chân thiện mỹ vốn dĩ đang dần dà bị mai một là một nhắc nhở và là một đòi hỏi khó khăn.

Báo mạng
Từ ngày Internet là phương tiện chuyển tải và truy cập phổ biến, các bộ chữ Việt từ thô sơ đến hoàn chỉnh được phổ cập rộng rãi, báo mạng đã được nhiều cá nhân và nhiều nhóm thực hiện thành những tạp chí đa dạng và rất phong phú. Hàng ngày, những gì chúng ta muốn đọc, những gì chúng ta cần truy cứu, tất cả mọi thứ đều có đủ trên các trang mạng để chúng ta có thể xử dụng. Phần nhiều trang web báo mạng hiện nay có nội dung đa dạng, bổ ích. Thời kỳ đầu trang văn học talawas (2001) được nhiều tác giả trong và ngoài nước hưởng ứng, đông đảo độc giả theo dõi. Nhưng đến tháng 11-2010 ngưng hoạt động. Hiện nay số lượng trang web báo mạng ngày càng nhiều, khó có thể thống kê đầy đủ, “đại khái” như dcvonline.net , Riêng SaigonBao.com, chỉ bấm vào địa chỉ này là có thể đọc rất nhiều trang báo mạng khác. Ở trong nước có những tờ báo điện tử giá trị như boxitvn.net, danlambao v.v…., 

Có ý kiến cho rằng dù phong phú đa dạng đến đâu thì các trang báo mạng cũng vẫn là thế giới ảo. Có hôm nay, mất dấu ngày mai, khó lường. Ngày nay số lượng người đọc báo mạng chiếm ưu thế và đa số, nhưng không phải vì vậy mà hệ thống thư viện, chẳng hạn, ở Hoa Kỳ và các nước tiên tiến, mất chỗ đứng. Kỹ nghệ in ấn sách báo cũng vẫn hoạt động đều đặn, nhất là về lãnh vực xuất bản các tác phẩm, tuy có giảm bớt phần nào. 

Song Nhị

(*) Phát biểu của một nhà thơ lão thành HTN
(**) Trích dẫn ý của tạp chí Khởi Hành.