Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Văn Miếu, Quốc Tử Giám


    Văn Miếu, Quốc Tử Giám và thi cử thời xưa
Văn Miếu và Quốc Tử Giám tại Hà Nội (xưa là Thăng Long)
Văn Miếu tại Hà Nội ngày nay được xây từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông, để thờ Đức 
Khổng Tử và các môn đệ hiền đức của Ngài như: Nhan Uyên, Tăng Xâm, Tử Tư và Mạnh 
Tử. Ông Chu Công được tạc thành tượng và 72 tiên hiền được vẽ để thờ..
Quốc tử Giám xây năm 1076 (vua Lý Nhân Tông cho xây),  được coi là trường Đại Học đâu 
Tiên của Việt Nam, tọa lạc ngay phía sau Văn Miếu, để dạy con em Hoàng gia và con em các 
quan trong triều (đời sau mở rộng ra cho dân gian, nhưng phải qua các kỳ thi chọn lọc rất 
gắt gao).

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông (đời Lê), cho làm bia Tiến sĩ để khắc tên và sinh quán các 
Tiến sĩ (mỗi bia khắc tên các Tiến sĩ đã thi đậu trong 1 khoa thi). Hiện nay còn 82 bia Tiến sĩ 
bằng đá, mỗi bia đặt trên lưng một con  rùa lớn cũng bằng đá.( Trong vòng 844 năm lịch sử 
thi cử tại Việt Nam, kể từ khoa thi thứ nhất (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), đã có hơn 
180 khoa thi, với khoảng 2900 sĩ tử thi đậu các kỳ thi cấp trung ương, trong đó ước lượng từ 
2313-2318 Tiến sĩ, nhưng chỉ có 1442  vị có đầy đủ hồ sơ chi tiết). Cũng theo sử liệu, có 112 
bia Tiến Sĩ, nhưng nay chỉ còn lại 82 bia.

Ngoài Văn Miếu tại Thăng Long (Hà Nội –  gần hồ Hoàn Kiếm), những nơi khác trên nước 
Việt Nam cũng có xây Văn Miếu như:

1-        Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)
2-        Văn Miếu Bắc Ninh
3-        Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên)
4-        Văn Miếu Huế
5-        Văn Miếu Diên Khánh (Khánh Hòa)
6-        Văn Miếu Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai.
7-        Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
8-        Văn Miếu Nghệ An.
Văn Miếu Hà Nội: Là khu di tích cổ, chung quanh có tường bao xây bằng đá và bằng gạch 
Bát Tràng, bên trong chia thành 5 khu vườn rộng, hồ nước và cây cổ thụ.

Từ cổng chính vào Văn Miếu, trên đường Quốc Tử Giám, có khắc “
Văn Miếu Môn”và 2 bên 
lối vào có 2 rồng đá (thời Lê). Hai bên cổng chính là cổng phụ. (xưa có 3 lối từ cổng chính 
vào Văn Miếu, lối giữa dành cho vua, bên trái quan văn, bên phải quan võ).

Qua cổng chính, là khu vườn rộng, trồng nhiều cây cổ thụ, thảm cỏ thẳng hàng rất yên tĩnh, 
lối đi dẫn tới cổng 
Đại Trung Môn. Qua Đại Trung Môn là khu thứ 2,  dẫn tới Khuê Văn 
Các.
 Sau Khuê Vân Các là khu thứ 3, dẫn tới Đại Thành Môn (giữa 2 cổng này là Thiên 
Quang tĩnh
 xây giống như cái hồ nước, rất trong, lối đi phải vòng quanh giếng).

Hai bên giếng là 8 căn nhà ( phần lớn không vách) để 
82 Bia đá Tiến sĩ đặt trên lưng ruà 
đá.
Qua cửa Đại Thành là khu thứ tư, với 1 sân rộng, 2 bên là nhà tả vụ và hữu vụ, thờ các 
danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái (Bái Đường), kiến trúc rất đẹp. Sau Đại Bái là Hậu Cung 
thờ tượng đức Khổng Tử và 4 đại môn đồ.

Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám (khu thứ 5).

Thời Nguyễn, nhà vua cho xây Văn Miếu ở  các doanh, các trấn để thờ đức Khổng Tử. và  
đặt Quốc Tử Giám ở Kinh Đô (Huế). để dạy con các quan và các sĩ tử, đặt thêm chức đốc 
học ở các trấn..

Thời Pháp thuộc, Văn Miếu được người Pháp gọi là “Chùa Quạ” (pagode des Corbeaux), vì 
nơi này bỏ hoang phế, có nhiều quạ đến làm tổ.

Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu
 là nơi thờ Khổng Tử, thuộc thị xã Vĩnh Long, cạnh sông Tiền Giang , được 
xây cất từ năm 1884, gồm một toà nhà 3 gian 2 trái.

Cạnh Văn Miếu là 
Văn Xương thờ các thần văn học và các danh sĩ miền Nam như Võ 
Trường Toản và Phan Thanh Giản.

Được biết tỉnh Vĩnh Long cách Sài Gòn 136 km về phía tây nam (khoảng 3 giờ xe chạy) và 
cách Cần Thơ  2 giờ xe chạy, dân số trên 1 triệu người với diện tích 1,475 km2, nằm giữa 
sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long có 6 huyện là Long Hồ, Măng Thít, Bình Minh, Tam Bình, 
Trà Ôn và Vũng Liêm, sông rạch chằng chịt nối với những cù lao, nên phương tiện giao 
thông bằng ghe thuyền thuận tiện khi mùa nước nổi. Đường bộ nối liền cù lao bằng những 
cây cầu cao hẹp, dành cho người đi bộ và xe đạp, xe máy.

Chợ nổi Cái Bè ở phía bên kia cù lao An Bình và là nơi du khách đến thăm viếng bằng tàu từ 
Vĩnh Long.

Thi cử thời xưa
“Một quan là sáu trăm đồng”
“Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi”
“Chồng em cưỡi ngựa vinh qui”
“Hai bên có lính hầu đi dẹp đường” (Trăng sáng vườn chè - Nguyễn Bính)

Đó là mấy câu thơ tả cảnh người vợ lo cho chồng học thi và mơ ước ngày chồng đỗ đạt trở 
về. Điều này chứng tỏ thi cử thời xưa rất quan trọng cho những ai muốn tiến thân, và cũng 
rất cam go, trong khi con đường công danh, vinh hiển thời xưa, lại chỉ biết trông cậy vào con 
đường khoa cử.

Các cụ cũng khuyên:

“Trai thời đọc sách ngâm thơ”
“Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”

Tìm hiểu thi cử thời xưa để biết tiền nhân phải học hành cực khổ thế nào, mà kết quả thật 
mong manh, nhất là lối học “tầm chương trích cú” lệ  thuộc văn hóa Trung Hoa.
Thi cử thời Lý (1010-1225):
Nhà Lý có công lập Văn Miếu (1070) và mở trường Quốc Tử Giám (1076). Trong vòng 215 
năm (1010-1225), nhà Lý tổ chức được 7 khoa thi, trung bình 30 năm một khoa.
Thi cử thời Trần (1224-1400):

Năm 1236 mỡ rộng nhà Quốc học tại Thăng Long, gọi là Quốc học viện. Năm 1281 mở thêm 
nhà Quốc học ở phủ Thiên Trường. Nhà Quốc học, ngoài con em quí tộc, còn cho con em 
thường dân ưu tú vào học nữa. Từ 1337, đặt học quan tại các Lộ, Phủ.. Kể từ 1227 (khoa thi 
đầu tiên) đến 1396 (khoa thi cuối), nhà Trần tổ chức được 11 khoa thi, trong đó có 1 khoa 
thi “Tam Giáo”, trung bình gần 17 năm 1 khoa thi Thái học sinh (không kể khoa “Tam Giáo”)
Vua Trần Thái Tông tổ chức khoa thi Thái học sinh gọi là Tiến sĩ lần đầu tiên năm 1232 và 
vua Trần Thuận Tông tổ chức khoa thi cuối cùng năm 1336, tổng cộng là 10 khoa.

Khoa thi Thái học sinh thời Trần xếp loại Tam Khôi: 
Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám 
Hoa.
 Từ 1247, ngoài Kinh Trạng Nguyên (Trạng Nguyên ở kinh đô), còn lấy thêm Trại 
Trạng Nguyện
 (Trạng Nguyên ở vùng xa, vùng Trại (từ Thanh Hóa trở vào).
Sau Tam khôi, lấy 
Hoàng Giáp là các Tiến sĩ thứ hai (từ khoa 1304)
Thi cử thời Hồ (1400-1407):
.Hồ Quí Ly viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông, nghi ngờ một số hành vi của 
Khổng Tử, và lên án lối học “Tầm chương trích cú”, và các đại Nho Đường  Tống chuyên 
trau dồi hư văn, không chú ý đến thực tế.

Nhà Hồ đưa Toán thư pháp vào kỳ đại khoa, và chú ý phổ biến chữ Nôm.
Nhà Hồ tổ chức được 2 khoa thi trong vòng 7 năm , lấy Thái học sinh năm 1400 (đỗ 20 vị, 
nhưng sử sách còn ghi lại được 7 vị trong đó Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh Nhị giáp.) Khoa 
thi năm 1405.không ghi rõ loại khoa gì,

Thi cử thời Lê (1428-1527):
Khoa thi Tiến Sĩ đầu tiên vào năm 1442 có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị Tiến sĩ., xếp hạng 
“tam giáp”:  Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh là Trạng Nguyên (Nguyễn Trực). Đệ 
nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh là Bảng Nhãn (Nguyễn Như Đỗ), Đệ nhất giáp Tiến sĩ 
cập đệ, đệ  tam danh là  Thám Hoa (Lương Như Hộc). Bảng hai: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất 
thân là Hoàng Giáp (7 vị đậu). Bảng ba: Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (24 vị, Ngô Sỹ 
Liên đỗ đầu bảng).
Quan trường đầy đủ gồm có:
-        Để điệu (Chánh chủ khảo)
-        Giám thí (Phó chủ khảo)
-        Tuần xước (đứng đầu các quan giám thị)
-        Thu quyển (thu bài thi)
-        Di phong (dọc phách)
-        Đẳng lục (sao bài thi để chấm ở bản sao)
-        Đối độc (đọc đối chiếu giữa bài thi và bản sao)
-        Độc quyển (chấm bài)

Một tháng sau làm lễ xướng danh:  treo bảng người đỗ, rồi ban tước trật, mũ áo, cân đai, 
xiêm hốt, , yến tiệc, và ban ngưạ tốt để vinh qui bái tổ. Đến năm 1484 dựng bia đá để ở Văn 
Miếu. Sau khoa thi tiến sĩ đầu tiên, nhà Lê còn tổ chức 15 khoa thi Tiến sĩ nữa.
Thi cử thời Mạc (1527-1592):

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên vào năm 1529, lấy đỗ  Đệ nhất giáp ban: 3 Tiến sĩ  cập đệ, Đệ nhị 
giáp ban: 8 Tiến sĩ xuất thân, Đệ tam giáp ban: 15 tiến sĩ  đồng xuất thân (1 bia Tiến sĩ duy 
nhất triều Mạc còn tại Văn Miếu Hà Nội).
Sau khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, nhà Mạc tổ chức đều đặn 3 năm một khoa thi, , lấy đỗ 485 vị 
Tiến sĩ, trong đó có 11 vị Trạng nguyên, (Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Thi cử thời Lê Trung Hưng (1533-1786):
Từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên năm 1559 đến khoa thi cuối cùng năm 1787, nhà Lê Trung Hưng 
đã tổ chức được 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa. Mỗi khoa thi, người đỗ không nhiều. Đã có 
thi Đình (1589). Cứ mỗi 3 năm mở một kỳ thi Tiến sĩ (có khi 4 hoăc 5 năm). Năm 1580, lấy đỗ 
6 vị Tiến sĩ.

Thi cử các thời chúa Nguyễn (1620-1786):
Khoa cử “Đàng trong”  có nhiều nét khác biêt với “Đàng ngoài” và Trung Quốc, thiên về thi 
phú nhưng không dùng Kinh nghĩa. Không thây thi Tiến sĩ

Ngoài ra còn có thi khoa Hoa văn và Chính đồ (1646). Những khoa thi cử các triều chúa 
Nguyễn nhằm mục đích đào tạo những nhân tài phục vụ chính quyền Đàng trong, nên thiên 
về thực dụng, tuy cũng thi thơ phú và Văn sách. Những người trúng tuyển, hạng nhất là 
Giám sinh, hạng nhì và hạng ba là Sinh đồ. Khoa Hoa văn là một loại Chế khoa văn học 
(không nhất định theo định kỳ), thi trong 3 ngày, mỗi ngày 1 bài thơ.  người thi đậu được bổ 
vào làm việc tại các Ty.

Ngoài ra còn các khoa thi “Thám phỏng” thăm dò sĩ tử về sự hiểu biết thời cuộc, dân tình 
trong cả nước. Các Khoa thi Văn chức (dành cho quan văn), Tam ty (hỏi về binh lính, tiền 
lương án ngục, lúa gạo xuất nhập...) đều là những khoa thi mang tính thực dụng.
Thi cử triều Tây Sơn (1788-1802):

Vương triều Tây Sơn đầu tiên mở rộng trường công tới tận thôn làng.
Chữ Nôm được vua Quang Trung sử dụng trong sáng tác, trao đổi và văn bản hành chánh.. 
Triều Tây Sơn mới tổ chức được khoa thi Hương, chưa tổ chức được khoa Tiến sĩ.
Thi cử triều Nguyễn (1802-1919):
Nhà Nguyễn xây nhà Quốc học tại Huế, tổ chức học hiệu ở phủ huyện.
Sách giáo khoa gồm Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, 
Thư, Lễ, Xuân Thu, Dịch), thêm Bắc sử,, Nam sử, Địa lý, Lịch sử...

Khoa thi Hương: Tổ chức từ 1807, là một ân khoa, mở tại 6 trường Sơn Nam, Hải Dương, 
Sơn Tây, Kinh Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An.

Khi khoa thi Tiến sĩ được tổ chức, khoa thi Hương là cấp thi đầu tiên trong 3 cấp: Hương 
(cấp địa phương), Hội (cấp trung ương - Bộ Lễ), Đình hay Điện (Hoàng Đế chủ trì).
Thi Hương (thường 3 năm một kỳ thi) đậu bậc cao là Cử Nhân (Hương Cống thời Lê), được 
thi Hội. Đậu bậc thấp là Tú tài (Sinh đồ thời Lê), không được thi Hội. (những ông Tú học mãi 
không đậu Cử nhân, dân gian gọi là Tú kép, Tú mền, Tú đụp...). Từ khoa thi Hương đầu tiên 
1807 đến khoa thi Hương cuối cùng 1818, triều Nguyễn tổ chức được 47 khoa, lấy đỗ 
khoảng 500 Cử nhân.

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên triều Nguyễn năm 1822, lấy đỗ 8 Tiến sĩ (1 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất 
thân và 7 Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân). Đặc biệt không có Đệ nhất giáp Tiến sĩ  tức 
Trạng nguyên, lý do “4 không” của triều Nguyễn: “Không chức Tể tướng, không phong 
vương cho người ngoại tộc, không lập cung phi làm Hoàng hậu, Đệ nhất giáp không lấy 
Trạng nguyên”(uy quyền tối cao của Hoàng đế).
Khoa thi Tiến sĩ được tổ chức cố định 3 năm 1 lần. Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng tổ chức 
những Chế khoa và Ân khoa.

Trường Thi
Thời nhà Nguyễn thi cử thường tổ chức trên một khoảng đất rộng, chung quanh có lính canh 
gác hoặc cho rào lai gọi là “Trường Thi” (Phố Tràng Thi ở Hà Nội ngày nay) . Sĩ tử dự thi 
phải đi qua cổng có kiểm soát và ghi tên.  Bên trong trường thi, chia làm 4 khu, co giám thị 
trông coi, quan sát thường xuyên. Mỗi thí sinh mang theo lều, chõng, đồ tứ bảo (bút, nghiên, 
giấy, mực) và thức ăn, uống vì thời gian thi kéo dài.

Mỗi thí sinh tự dựng lều, dùng chõng để làm bàn viết, và chỉ ở trong lều của mình. Muốn ra 
ngoài có việc cần phải báo cáo lên Giám thị trường thi (là những quan trường trông coi việc 
thi cử của thí sinh). Mỗi trường thi thường có dựng chòi cao để giám thị dễ theo dõi hành vi 
của thí sinh.

Kết luận:
Văn Miếu, Văn Thánh Miếu, Quốc Tử Giám, Quốc Học Viện, Bia Tiến Sĩ, Vinh quy bái tổ...tất 
cả đều mang ý nghĩa và mục đích khuyến khích và phát triển nền văn học tại Việt Nam. Việc 
làm này của các triều đại vua chúa Việt Nam từ đời Lý đến đời Nguyễn, chứng tỏ Tổ Tiên 
chúng ta rất quan tâm đến nền giáo dục, sự phát triển đất nước, cũng như lợi ích của sự học 
hành, giúp cho quan lại triều đình có đủ trình độ giúp vua  trị quốc..

Tuy nhiên, việc học cũng như tổ chức khoa thi, ta đều bắt chước Tàu, từ sách Tứ Thư đến 
Ngũ Kinh, Kinh Nghĩa, Thơ Phú, Tứ Lục, Văn Sách...từ sách học vỡ lòng Tam tự Kinh đến 
sách Đại Học, nhất nhất đều theo Tàu! (thời Lý Trần theo Tùy,  Đường, Tống...thời Lê, 
Nguyễn theo Minh, Thanh). Với lối học cử nghiệp, hư văn...Tàu cũng như Ta đều chậm tiến 
trước trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Tới khi nước Nhật cải tiến, đánh bại nước Trung Hoa, vua quan nước ta cũng chưa thực sự 
tỉnh ngộ. Đến ngày nay, sự lệ thuộc vào Tàu, vẫn còn đậm nét. Thế mới biết, hệ quả tai hại 
của 1 ngàn năm bị đô hộ thật lớn lao!

Mong rằng những nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện tại và tương lai cùng suy nghĩ, cải tổ 
nền giáo dục Việt Nam một cách thiết thực, theo đà tiến bộ của thế giới, trong khi vẫn duy trì 
được nền độc lập Văn hóa dân tộc.
Song Thuận
Tài liệu tham khảo:
-        Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
-        Việt Nam Văn học Sử trích yếu – Nghiêm Toản
-        Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê.
-        Nho Giáo - Trần Trọng Kim
-        Tài liệu Yearbook 2003 - Người Việt.
-        Văn hóa Việt Nam qua Bưu ảnh cổ
-        Knowledge of Viet Nam
-        Tài liệu về Văn Miếu và Văn Thánh Miếu trên Internet, như Wikipedia 

------------------------------------------------
Trích: http://www.hungsuviet.us/lichsu/ThiCuThoiXua.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét