Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Thương Yêu Mùa Lễ Tạ Ơn

" ... Biết ơn là một ngôn ngữ chung của nhân loại, là tiếng nói thiết tha và tràn đầy ân tình của tâm hồn. Trong cuộc sống bận rộn ở Hoa Kỳ, ai cũng phải tất bật, hối hả lao vào cái vòng quay rất nhanh và rất mạnh của đời sống vật chất, đến nỗi nhiều khi người ta quên đi đời sống tinh thần! Cho nên, nhân mùa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta hãy dành một khoảng thời gian, ngồi một mình nhìn lại quãng đời đã qua, chúng ta đã cho đi và nhận lại những gì? Hãy nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt; hãy trao cho nhau những ánh mắt trìu mến nồng nàn; hãy dành cho nhau một chút thời gian để cảm nhận được cái sự may mắn nhất mà chúng ta có được trong cuộc sống ngày hôm nay, nhỏ bé thôi nhưng thật gần gũi, thật ấm áp và cũng như dành một vài phút hít thở không khí trong lành buổi sớm mai, ngắm ánh nắng vàng lấp lánh trên những ngọn cỏ còn ướt đẫm sương mai, hãy ngắm một nụ hoa vừa hé nở nơi góc vườn, hãy cùng nghe lại một khúc tình ca trong kỷ niệm ..." 
Bích Huyền 


"Khi bày tỏ lòng biết ơn của mình, chúng ta chớ bao giờ quên rằng mức độ cao nhất của sự tri ân không phải là thốt nên nhiều lời mà là xử sự sao cho đúng như lời mình nói" - John F. Kennedy



 Mời nghe chương trình phát thanh: Thương Yêu Mùa Lễ Tạ Ơn (mp3)
Bích Huyền thực hiện 

 http://cothommagazine.com/nhac1/ThuongYeuMuaLeTaOn-BichHuyen.mp3


Thanksgiving 2015


 Kính, thân chúc Quý Niên trưởng, Chiến hữu, Thân hữu 
 Văn Thi hữu cùng quý quyến... 

 Một Lễ Tạ Ơn đoàn tụ, an lành, vui vẻ... 

TẠ ƠN
Tạ Ơn đời xóa căm hờn
gieo hoa nhân ái ngát vườn nhân sinh

Tạ Ơn cha mẹ sinh thành
nuôi con lớn giữa ngọn ngành quê hương

Tạ Ơn người gởi yêu thương
trong dòng ân nghĩa trên đường tình đi

Tạ Ơn dòng thác lương tri
vẫn nồng nhịp chảy giữa nghi vấn đời

Tạ Ơn bằng hữu quanh tôi
chung chia vinh nhục buồn vui cõi người

Tạ Ơn đất, Tạ Ơn trời
cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay .


Cao Nguyên



Xin mời thưởng thức Chương trình Ca, Nhạc đặc biệt 
do Ban Đại Hợp Xướng 
 The Mormon Tabernacle Choir của The Church of Jesus Christ 
of Latter-day Saints (the Mormons), Salt Lake City, Utah,
trình diễn...

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Luân Lý & Đức Hạnh

Tựa 

Từ khi mới định cư tại Mỹ, một số anh em chúng tôi thường sinh hoạt với nhau, đã nghĩ đến vấn đề giáo dục con em trên xứ người theo đạo lý của dân tộc Việt.
Chúng tôi nghĩ: dạy con em biết đọc, biết viết và biết nói tiếng Việt vẫn chưa đủ. Muốn gìn giữ được nguồn gốc dân tộc, không những các em cần biết đọc, biết viết tiếng Việt, mà còn phải hiểu biết về phong tục tập quán của người Việt, nhất là phải thấm nhuần đạo lý của Tổ Tiên, Ông Bà.

 Mặt khác, trong vấn đề “nhập gia tùy tục”, các em cũng cần phải biết cư xử với người địa phương chung quanh, với xã hội nơi định cư bên ngoài, sao cho phù hợp với nếp sống mới.

Cũng vì thế, chúng tôi đã họp bàn với nhau nhiều lần để thực hiện các chương trình “Về Nguồn”, “Lớp học Việt Ngữ” tại trường và tại gia, “Phổ nhạc và trình diễn thơ nhạc lịch sử” cũng như phổ biến lịch sử Việt Nam qua phong trào “Hùng Sử Việt”.... Mặc dù vậy, việc soạn thảo một cuốn sách “Công Dân Giáo Dục” tựa như cuốn “Luân Lý Giáo Khoa Thư” thích hợp với đời sống của các em người Mỹ (hay người các quốc gia khác) gốc Việt, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được,

Hôm nay, may mắn chúng tôi đã liên lạc và cộng tác được với Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ, để cùng tập trung kinh nghiệm và hiểu biết, hoàn thành tập sách này.

Mục đích của chúng tôi là sưu tầm và biên soạn một tập sách về luân lý theo đạo lý của dân tộc Việt, nhưng vẫn mở rộng để các em có thể học hỏi được ph m hạnh tốt đẹp của người dân địa phương, nơi các em sinh sống. Đó là một tập hợp về những câu chuyện “Luân Lý” của người Việt và “PhNm Hạnh” của người phương Tây.

Công việc biên soạn có thể do một cá nhân hay một nhóm người chủ trương, nhưng cần sự đóng góp ý kiến của tập thể. Cũng vì thế, anh chị em trong Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt chúng tôi bao gồm nhiều thành phần trí thức sống tại Mỹ và ở một số quốc gia khác, đã mạnh dạn đứng ra làm công việc này. Trong tinh thần “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” cuốn sách “Những câu chuyện Luân Lý và Đức Hạnh”, hy vọng sẽ bổ túc và giúp các em người gốc Việt tại Hải Ngoại vẫn gìn giữ được nguồn gốc dân tộc của mình mà không xa rời đời sống thực tiễn.

Sách in xong sẽ được chuyển thành ấn bản điện tử và truyền bá trên mạng lưới toàn cầu. Sau một thời gian thu thập ý kiến, sách sẽ được tái bản dưới một hình thức trang trọng hơn để mỗi gia đình Việt Nam sống ở nước ngoài có thể hãnh diện xếp cuốn sách của mình vào tủ sách gia đình, bên cạnh những cuốn sách quý và có giá trị tại địa phương.

Mong lắm thay!
 Ban Biên Soạn

@

Mời quí vị vào các link sau đây để xem:

Hình Bìa Sáchhttp://www.hungsuviet.us/files/Qua_Tang_Hinh_bia_Luan_Ly.pdf

Mục Lục: http://www.hungsuviet.us/files/mUC_lUC_lUAN_lY_2015_pdf.pdf

Nội Dung Câu Chuyện Luân Lý và Đức Hạnh:
http://www.hungsuviet.us/files/qua_tang_luan_ly_pdf_2015.pdf

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

40 nhạc phẩm hay của 40 nhạc sĩ

Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam


Buổi tối thứ Năm ngày 12 tháng 11, khi trời vào cuối mùa Thu đã bắt đầu se lạnh, tin buồn về Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi làm bàng hoàng những ai đã từng biết và yêu mến ông. Vậy là người nhạc sĩ tài hoa đã trở về với quê hương Việt Nam thân yêu, nơi có một huyện nhỏ tên Nga Sơn nằm trong tỉnh Thanh Hóa. Vậy là từ nay, người nhạc sĩ mà cuộc đời và sự nghiệp đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Người nhạc sĩ với bản tình ca "Nỗi Lòng Người Đi", một nhạc phẩm đã đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam vì bài hát chất chứa tâm tình của hàng triệu người di cư từ Bắc vào Nam khỏi chế độ cộng sản. Rồi cũng bài hát này, dường như lại tiếp tục là nỗi lòng của những người Việt phải từ bỏ quê hương sau biến cố năm 1975.
Dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng thật đa dạng, dường như ông dùng nốt nhạc để viết thay cho tâm tư của tất cả mọi người. Từ những lời tâm sự của những đôi tình nhân, nỗi nhớ nhung của những người yêu của những anh lính chiến xa nhà, đến những ca khúc kêu gọi những người lính bên kia chiến tuyến trở về với chính nghĩa quốc gia, v.v. Dòng nhạc của ông cũng là tiếng nói của người anh viết thay cho những thân phận của những đứa em mồ côi trong xã hội, của những người mẹ chết vì đạn bom chiến tranh do cộng sàn gây ra, v.v...Và sau hết, dòng nhạc của ông là tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho quê hương Việt Nam mà ông đã viết lên nhiều ca khúc trong những năm tháng cuối đời. Có thể nói những nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng dân tộc vì chính ông là người nhạc sĩ của dân tộc với một trái tim luôn dành cho quê hương, đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến kho tàng âm nhạc mà nhạc sĩ Anh Bằng để lại cho đời, khán giả ái mộ hầu hết đều biết đến qua những bản nhạc tình ca nổi tiếng từ nhiều thập niên qua của ông, như trước năm 1975 với những nhạc phẩm như "Nỗi Lòng Người Đi", "Nếu Vắng Anh", "Hoa Học Trò", "Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ", v.v. và sau năm 1975, khi ông định cư ở Hoa Kỳ với những nhạc phẩm như "Anh Còn Nợ Em", "Căn Gác Lưu Đày", "Chuyện Hoa Sim", "Chuyện Giàn Thiên Lý", "Khúc Thụy Du", "Kỳ Diệu", "Mai Tôi Đi", v.v. mà không ít những ca sĩ đã thành danh với những ca khúc bất hủ này. Và sau cùng, chúng ta không thể không nhắc đến dòng nhạc đấu tranh của ông với những ca khúc như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v. Điểm đặc biệt ở dòng nhạc đấu tranh của ông là mặc dầu ông đã từng là tù nhân của cộng sản trong trại Lý Bá Sơ, mang bản án tử hình và có người anh trai bị cộng sản sát hại, nhưng nét nhạc của ông dù hùng tráng nhưng không có tính sắt máu. Những ca khúc đánh động vào lòng người nghe với những lời hát mạnh mẽ, ngắn gọn và súc tích.
Chúng tôi đến thăm ông trong những ngày cuối cùng trong căn nhà trên đồi Orange lộng gió, khi những nhận thức cuối cùng về thế giới xung quanh đang từ từ rời bỏ ông ra đi. Dù biết rằng sớm hay muộn, ngày đó cũng sẽ đến, nhưng tôi vẫn đón nhận tin về sự ra đi của ông với một cảm giác hụt hẫng, bàng hoàng và không muốn tin dù đó là sự thật. Chú đã thật sự ra đi rồi sao?
Trước đây, tôi đã có dự định sẽ góp nhặt những kỷ niệm trong suốt 6 năm có dịp gần gũi và sinh hoạt với nhạc sĩ Anh Bằng để viết một bài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông vào tháng 5 năm 2016. Tuy nhiên, ngày kỷ niệm sinh nhật đó sẽ không bao giờ thực hiện được như dự tính của chúng tôi và thay vào đó là bài viết hôm nay như một lời chia tay với nhạc sĩ Anh Bằng.
Sáu năm có dịp gần gũi với Nhạc sĩ Anh Bằng là một khoảng thời gian tuy không dài so với tuổi đời gần 90 năm của ông, cũng như so với khoảng thời gian hơn sáu thập niên mà nhạc sĩ Anh Bằng đã gắn bó với nền âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thật may mắn vì đó là khoảng thời gian mà tôi được biết thêm nhiều điều về quá trình sinh hoạt trong âm nhạc của ông từ trong nước ra đến hải ngoại cũng như có dịp học hỏi thêm nhiều điều từ ông.
Sáu năm chất chứa quá nhiều kỷ niệm với những câu chuyện buồn vui mà hai chú cháu đã có dịp chia sẻ với nhau để tôi có thể ghi lại hết trong một bài viết, nhưng tôi sẽ cố gắng ghi lại những chi tiết chính để tỏ lòng tri ân đến người nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam và cũng là vị Thầy, bậc Niên Trưởng của chúng tôi. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi không muốn lập lại nhiều những điều mà các bài viết, các tài liệu trên các báo chí, các đài truyền thanh, các trang mạng đã viết hay đăng tải rất nhiều về tiều sử của nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi chỉ xin chia sẻ những gì cá nhân tôi được biết về Chú.
Trước hết, tôi xin phép được giải thích về chữ "Chú" mà tôi vì thói quen vẫn thỉnh thoảng dùng trong bài viết khi nhắc đến nhạc sĩ Anh Bằng. Lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng trong buổi ra mắt sách "Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" do Văn Đàn Đồng Tâm thực hiện vào năm 2009. Không hiểu sao, tôi đã gọi nhạc sĩ Anh Bằng bằng "Chú". Có lẽ do cách cư xử rất gần gũi như đã thân quen từ lâu của Chú dành cho tôi trong lần đầu gặp mặt. Sau này, tôi thấy các anh chị em ca nhạc sĩ thường gọi nhạc sĩ Anh Bằng là "Ông" hay "Bác", nên tôi ngỏ ý muốn đổi sang cách gọi như vậy. Tuy nhiên, khi nghe tôi nói đến chuyện thay đổi trong cách xưng hô, nhạc sĩ Anh Bằng nhìn tôi với nụ cười hiền hòa và cho biết rằng đó là cách xưng hô mà ông thích và cứ gọi ông như thế. Kể từ đó, tôi dùng chữ "Chú" trong những email mà Chú và tôi trao đổi với nhau. Ngược lại, Chú cũng thường dùng cụm từ "CCM", viết tắt cho chữ "chú cháu mình" trong những email mà Chú gửi cho tôi.
Trong một bài viết trước đây về sự ra đời của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS), tôi đã có dịp kể về cơ duyên mà tôi có dịp được cùng với Chú và nhà văn Việt Hải thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Lý do tôi nhắc lại chi tiết này trong bài viết vì nhờ vào sự ra đời của CLB TNS mà tôi có dịp gần gũi với nhạc sĩ Anh Bằng hơn và đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp về Chú mà tôi xin được chia sẻ một số kỷ niệm trong bài viết này.
Trong những năm tháng được quen biết nhạc sĩ Anh Bằng, một trong những điều tôi rất quý mến ở ông là tinh thần lạc quan. Trong khoảng thời gian mặc dầu biết rằng mình mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, nhưng ông vẫn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ với nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi. Có những lúc chúng tôi gặp những chuyện rắc rối trong sinh hoạt nội bộ, ông là người luôn khuyên Ngọc Bích và tôi cố gắng giữ tin thần lạc quan, vui vẻ và đừng để những sự lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Có những lúc đến thăm ông, tôi vẫn nhớ ông lộ vẻ lo lắng nếu như ông chợt bắt gặp nét u buồn trên khuôn mặt của Ngọc Bích và ông luôn khuyên Ngọc Bích đừng buồn. Ông cũng từng tâm sự với chúng tôi là chính vì tạo cho mình được cách sống vui vẻ, lạc quan đó đã giúp ông vượt qua rất nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống cũng như chiến đấu với bệnh tật.
Chính vì lối sống yêu đời, luôn lạc quan này mà có lẽ trong số những nhạc sĩ gạo cội của nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Anh Bằng là một trong những người được công chúng yêu mến nhất. Những ai đã từng có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với ông, cũng dễ dàng cảm nhận được điều đó và hình như ông cũng chưa làm buồn lòng ai bao giờ.
Vì bị trở ngại về thính giác, nên mỗi lần gặp ông, chúng tôi thường phải ngồi sát cạnh bên và cố nói đúng "tần số" để ông có thể nghe được. Nếu nói to quá hoặc nói nhanh quá, ông cũng không thể nghe rõ. Đối với những vấn đề gì quan trọng mà chúng tôi cần trao đổi với ông, chúng tôi thường viết xuống giấy để ông có thể hiểu rõ hơn. Mỗi khi bước vào những tiệm ăn, điều làm ông lo lắng là khi gặp người quen chào hỏi vì ông không hiểu họ muốn nói điều gì với ông. Những lúc đó, trông ông thật tội nghiệp vì ông cứ lo lắng sợ làm phật lòng người đến chào hỏi vì ông không biết họ nói gì để trả lời.
Đối với các anh chị em nghệ sĩ trong nhóm, dù tuổi cao, ông vẫn nhớ đến tên của một số người và luôn quan tâm hỏi thăm nếu như ông không thấy anh chị đó xuất hiện trong một vài lần trình diễn. Tôi cũng có dịp thấy sự quan tâm của ông dành cho mọi người. Ví dụ như nếu như có người nào ông nhận được thư và hồi âm cho họ, nhưng sau đó không thấy người nhận trả lời, ông lo lắng hỏi tôi là không biết người mà ông gửi có nhận được không hay có buồn lòng gì về ông không.
Với hoài bão muốn thành lập một tổ chức cho các ca nhạc sĩ đoàn kết để cùng giúp đỡ lẫn nhau trong sáng tác và nâng đỡ những tài năng mới, nhạc sĩ Anh Bằng đã email chia sẻ ý nguyện này của ông và mong muốn tôi sẽ cùng ông đứng ra thành lập một tổ chức quy tụ các anh chị em nghệ sĩ đến cùng sinh hoạt và tương trợ lẫn nhau. Lúc đầu, tôi e ngại vì không có nhiều thời gian do bận rộn với công việc và gia đình, nên tôi phải từ chối lời mời của ông. Tuy nhiên, đứng trước sự nhiệt tình và tấm lòng thiết tha của ông cho việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại dù tuổi đời của ông đã cao đã làm tôi thay đổi quyết định và nhận lời. Vào tháng 3 năm 2010, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã được chính thức ra mắt và bản nhạc đầu tiên mà tôi có dịp hân hạnh sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng là bài "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" đã ra đời sau đó.
Nhắc đến ca khúc đầu tiên mà tôi được hân hạnh viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng, tôi có một vài kỷ niệm khó quên. Khoảng hơn 7 tháng sau khi CLB Tình Nghệ Sĩ được thành lập, trong một buổi gặp gỡ với nhạc sĩ Anh Bằng, ông đề nghị tôi viết bản nhạc hành khúc cho CLB TNS rồi sau đó ông sẽ xem và cho biết thêm ý kiến sửa đổi. Thú thật lúc đó tôi chỉ nghĩ là ông nói đùa vì không nghĩ rằng mình có cái hân hạnh được sáng tác chung với ông. Tên tuổi của nhóm Lê Minh Bằng với ba vị nhạc sĩ tiền bối là nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Minh Kỳ đã đi vào huyền thoại của nền âm nhạc Việt Nam từ năm 1966 với nhiều ca khúc nổi tiếng như Đêm Nguyện Cầu, Linh Hồn Tượng Đá, Chuyện Tình Lan và Điệp, v.v. Vì vậy, tôi không nghĩ mình có cơ may để hân hạnh đứng tên chung trong một sáng tác với nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi cũng đã có dự định sáng tác một bản hành khúc cho CLB TNS như trước đó tôi đã viết bản "Hành Khúc Viết Về Nước Mỹ" cho một giải thưởng mà tôi đã tham gia và rất ngưỡng mộ. Sau đó ít lâu, một biến cố đau buồn đã xảy đến cho gia đình nhạc sĩ Anh Bằng. Người con trai của ông qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. Chắc chắn nỗi đau mất con này của người cha khó có thể nguôi ngoai, đặc biệt là ở một người giàu tình cảm và luôn quan tâm đến gia đình như nhạc sĩ Anh Bằng. Vài tuần sau đó, khi có dịp gặp lại ông, tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe ông hỏi tôi đã viết xong bản nhạc chưa vì ông muốn bài hát được thực hiện cho xong để kịp trình diễn trong ngày kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên. Thế là tôi gấp rút bắt tay vào viết xong bản nhạc để gửi cho ông xem và cho ý kiến sửa đổi. Bản nhạc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" sau này đã được các anh chị em hát trong ngày kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên và trong những chương trình của CLB TNS tổ chức sau đó như bản nhạc hiệu. "Tình nghệ sĩ từ bốn phương trời, về nơi đây cùng hát vang lời..." Đó cũng là hoài bão mà người nhạc sĩ kính yêu của chúng ta mong muốn thực hiện trong việc kết chặt tình thân giữa các anh chị em nghệ sĩ từ khắp bốn phương trời.
Tuy có tấm lòng vị tha và đức tính hiền hòa, nhưng nhạc sĩ Anh Bằng lại rất cương quyết trước bọn cộng sản trong nước cũng như lòng căm phẩn cao độ đối với quân xâm lược Trung cộng. Có những hành động nho nhỏ của ông mà tôi để ý thấy, như có những lần đi ăn trưa với nhạc sĩ Anh Bằng, ông nhất quyết không bao giờ dùng những đôi đũa làm từ Trung quốc thường được bọc sẵn trong giấy. Có lần đến một nhà hàng chỉ có loại đũa này, nhạc sĩ Anh Bằng đã dùng nĩa để ăn thay vì ăn bằng đũa. Trong một dịp khác, chúng tôi được nhạc sĩ Anh Bằng kể cho nghe là ông muốn mua một cái chậu để trồng hoa. Công việc tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên, những cái chậu bày bán trong những ngôi chợ gần nhà toàn dán hàng nhãn hiệu "Made in China". Ông phải lặn lội đi tìm một cái chậu không được chế biến từ Trung cộng dù phải đi xa và mua với giá đắt hơn rất nhiều.
Riêng đối với tôi, chúng tôi bắt đầu quen biết Nhạc sĩ Anh Bằng ở thời điểm mà quê hương Việt Nam ngày càng bị sự xâm lấn và ức hiếp của Trung cộng và mọi người ngày càng thấy rõ sự yếu hèn của nhà cầm quyền cộng sản. Với tình yêu quê hương đất nước và luôn trăn trở trước sự tồn vong của quê hương trước hiểm họa ngoại xâm, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác một số ca khúc đấu tranh như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v. Khi Ban Hợp Ca của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ra đời và bắt đầu tham gia hát trong những chương trình văn nghệ tranh đấu cho quê hương Việt Nam, ông khuyên tôi tiếp tục sáng tác những bài hùng ca cho các anh chị em trong ban hợp ca hát. Song song với đó, ông cũng khuyến khích tôi cùng sáng tác với ông những bản nhạc đấu tranh. Với sự khích lệ của ông, bài hát "Thắp Sáng Việt Nam" và sau đó là bài "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!" đã ra đời.
**Đêm nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng**
Ngày 12 tháng 11, năm 2015, nền âm nhạc Việt Nam của chúng ta mãi mãi mất đi một thiên tài đã cống hiến một kho tàng âm nhạc vô giá với hơn 600 ca khúc ông đã để lại. Riêng đối với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi mất đi một người Sáng Lập Viên, một người Thầy, một vị Niên Trưởng khả kính luôn quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ tinh thần cho các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS.
Trong niềm thương tiếc và để tưởng nhớ đến ông, chúng tôi dự định sẽ tổ chức một chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng. Lúc đầu, chương trình tưởng niệm được dự định sẽ tổ chức sau khi tang lễ của Nhạc sĩ Anh Bằng đã xong và mọi người đã nguôi ngoa phần nào nỗi đau thương. Tuy nhiên, khi tôi liên lạc với anh Lê Hoan để hỏi thăm về việc tổ chức chương trình trên đài của anh như chúng tôi đã từng tổ chức Đại Nhạc Hội live show "Hát Cho Quê Hương Việt Nam" vào tháng Tư vừa qua, anh Giám đốc của Đài TV đề nghị là chúng tôi nên thực hiện chương trình sớm trong khi mọi người vẫn còn trong niềm thương tiếc nhạc sĩ Anh Bằng. Anh đề nghị tổ chức chương trình vào ngay ngày hôm sau, tức là vào ngày thứ Bảy 14 tháng 11.
Trong một khoảng thời gian chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị. Sau một thông báo ngắn gọn được gửi ra cho các thành viên trong Ban Văn Nghệ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 20 anh chị em ghi tên tham dự.
Khi ngồi soạn lời giới thiệu cho các bản nhạc, lòng tôi cứ dâng lên niềm xúc động vì cứ mỗi bản nhạc mà tôi dự định đưa vào chương trình thì làm tôi lại nhớ đến một vài kỷ niệm của riêng cá nhân tôi với ông lúc còn sinh tiền.
Bản nhạc mở màn do Ban Hợp ca của CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn là ca khúc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" với những kỷ niệm mà tôi đã chia sẻ ở phần trên khi có dịp sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng. Chúng tôi chọn bài hát này để mở đầu cho chương trình tưởng niệm như một lời chia tay gửi đến ông, người nhạc sĩ kính mến với hoài bão thành lập một tổ chức nhằm đoàn kết các anh chị em ca nhạc sĩ ở hải ngoại để khuyến khích và hỗ trợ nhau trong việc sáng tác, ca hát đồng thời nâng đỡ những tài năng mới trong mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam ở hải ngoại. Đài TV đã trích một đoạn ngắn lời phát biểu rất mộc mạc và chân tình của Chú về lòng yêu quê hương, đất nước qua những ca khúc đấu tranh bất bạo động, kêu gọi mọi người ý thức và tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, đứng lên bảo vệ quê hương nên không có lý do gì mà những người cầm quyền cộng sản phải cấm cản. Các anh chị em trong Ban Văn Nghệ đã quen thuộc với giọng nói của ông trong những buổi sinh hoạt văn nghệ trước đây, mà lần cuối cùng khi ông đến tham dự chương trình khi Ban Văn Nghệ CLB TNS đến hát ở đài SBTN để yểm trợ cho chương trình gây quỹ cho đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi. Lần đó, mặc dầu sức khoẻ của nhạc sĩ Anh Bằng đã bắt đầu có những triệu chứng bất ổn, nhưng ông vẫn cố gắng đến và chụp chung tấm hình kỷ niệm với các anh chị em.
Không ai có thể ngờ rằng đó cũng là tấm hình cuối cùng mà tất cả mọi người trong Ban Văn Nghệ có dịp chụp chung với ông. Lần đó, ông cho biết rất vui khi thấy sự lớn mạnh và phát triển của CLB Tình Nghệ Sĩ theo thời gian. Giờ đây, khi nghe lại giọng nói thân quen mà các anh chị em trong ban văn nghệ biết rằng sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn có dịp được thấy ông, một vài người không ngăn được những dòng nước mắt. Từ station của chỗ dành cho MC điều khiển chương trình cùng với Mỹ Linh, tôi nhìn qua sân khấu và thấy lòng mình như chùn xuống khi nghe những tiếng sụt sùi và thấy những giọt nước mắt của các anh chị em...
Một bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng được chọn để trình diễn trong chương trình là nhạc phẩm "Nỗi Lòng Người Đi". Chắc chắn nhiều độc giả còn nhớ câu chuyện mạo nhận bài hát này từ một nhạc sĩ trong nước. Tôi còn nhớ lúc đó, chúng tôi rất lo lắng vì sợ việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khoẻ của nhạc sĩ Anh Bằng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến gặp, ông vẫn giữ một thái độ rất điềm nhiên, khuyên chúng tôi không nên nao núng và giữ bình tỉnh trước sự việc này. Cũng qua sự việc mạo nhận bài hát này mà tôi biết thêm nhiều chi tiết do ông kể liên quan đến bài hát để tôi có thể dùng làm tài liệu viết bài phản biện bài viết của nhà báo Nguyễn Thụy Kha khi ông ta đưa ra những chi tiết không đúng sự thật. Bài viết "Cảm Nhận Sau Khi Đọc Bài Tôi Xa Hà Nội" của tôi viết đã được đăng và còn lưu lại trên một số báo và các trang website. Một vài chi tiết lịch sử mà tôi được ông kể lại, ví dụ như những chiếc tàu há mồm chở người di cư từ Bắc vào Nam thường đậu sát bến cảng, chứ không đậu xa ở ngoài cửa biển để chàng nhạc sĩ mạo nhận bài hát và cô người yêu có dịp ngồi trên con thuyền nhỏ chèo ra cửa biển trong khi anh nhạc sĩ hát và dạy người yêu bài "Tôi Xa Hà Nội" trong những cơn sóng nước vỗ vào mạn chiếc thuyền như bài viết nhắc tới. Một chi tiết khác trong bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" mà có lẽ ít ai biết đến khi ở đoạn cuối, nhạc sĩ Anh Bằng cho biết hình ảnh "tôi hái hoa tiên cho đời" đã được ông dựa vào một câu chuyện truyền thuyết là có một bông hoa trên trời và nếu ai hát được để tặng người yêu, thì tình yêu của họ sẽ được bền vững. Khi biết được chi tiết này qua lời ông kể, người đọc sẽ thấy sự thêu dệt khi ông Khúc Ngọc Chân cho rằng ông ta liên tưởng đến hình ảnh cánh tay giơ tay lên cao của Nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ để viết thành câu "tôi hái hoa tiên cho đời"! Trong thời điểm lịch sử năm 1954, quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam chưa có sự hiện diện ở Việt Nam và chắc chắn hình ảnh về nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ còn là một hình ảnh rất xa lạ vào thời gian đó. Sau này, bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" cũng đã được trả lại cho tác giả của nó, là nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng qua sự việc này, tôi học được tính điềm tỉnh của ông khi đối phó với việc mạo nhận này cũng như những bài viết "thừa nước đục thả câu" của một số người khác có ý tấn công cá nhân ông do sự ganh tị từ trước.
Trong số nhiều ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, chúng ta không thể không nhắc đến ca khúc "Chuyện Hoa Sim". Đây là một bài hát được phổ từ bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" do thi sĩ Hữu Loan sáng tác từ năm 1949. Bài thơ đã được một vài nhạc sĩ khác phổ nhạc như nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng qua cách phổ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, bài hát mang một phong cách riêng, và đã được khán giả yêu thích khi lần đầu tiên được ca sĩ Như Quỳnh trình bày. Đó là phong cách phổ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng mà khi chúng tôi có dịp nghe ông tâm tình là làm sao khi phổ nhạc, người nghe không biết đó là một bài hát được phổ từ thơ. Khi tôi tò mò hỏi bí quyết sáng tác nào để những nhạc phẩm của ông có thể đi vào lòng người, ông cho biết ông thích viết theo lối ngũ cung vì nó gần gũi với âm hưởng của dòng nhạc dân ca Việt Nam. Ông cũng chỉ cho tôi biết cách thức viết nhạc theo lối ngũ cung của ông. Nhìn ông cặm cụi với đôi tay run run ghi nốt minh họa xuống trên trang giấy, tôi cảm thấy thật cảm động trước tấm lòng của ông luôn mong muốn truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối. Theo ông, điều quan trọng nhất để cho bài hát dễ đi vào lòng người, không phải chỉ về phương pháp và cách thức sáng tác, mà làm sao cho bài nhạc "khi hát lên phải dễ hát, dễ nhớ và có hồn".
Điểm đặc biệt và đáng phục ở ông là để cho bản nhạc dễ đi vào lòng người và có "hồn", khi ông phổ nhạc những bài thơ của bạn bè, đôi khi ông chỉ dùng ý tưởng khoảng 30 phần trăm từ bài thơ, nhưng lúc nào ông cũng dành sự trân trọng bằng cách ghi tên của thi sĩ vào phần lời thơ mà không ghi tên mình vào. Đó là một đức tính rất khiêm nhượng rất đáng quý.
Một bài hát khác được chọn để hát trong chương trình tưởng niệm là nhạc phẩm "Anh Còn Nợ Em". Đây là một ca khúc đã trở nên rất quen thuộc đối với quần chúng, được ông phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Phan Thành Tài. Tôi không muốn bàn đến khía cạnh nhạc hay nội dung của bài hát, mà xin được kể lại kỷ niệm vui với ông qua bài hát này. Lần đó, chúng tôi có dịp đi ăn ở quán phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ" mà nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa khai trương trước đó không lâu. Trong khi ăn, ông cho biết ông nấu phở cũng rất ngon và ông ước gì cũng mở một quán phở, cũng như nhạc sĩ Tuấn Khanh, và lấy tên từ một nhạc phẩm nổi tiếng của ông là bài "Anh Còn Nợ Em" để đặt tên cho tiệm phở. Ông cười rất hồn nhiên và đùa rằng tiệm phở "Anh Còn Nợ Em" chắc chắn sẽ đông khách không thua gì tiệm phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ". Tôi nhìn ông với ánh mắt ái ngại và lo là với sức khoẻ của ông và thời gian mà ông bận rộn không ngừng nghỉ với công việc sáng tác, thì làm sao ông có thể mở và trông coi một nhà hàng. Tuy nhiên, câu trả lời của ông đã làm cho tôi thật xúc động. Ông nói ông rất thương và tội nghiệp cho các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB TNS đã hy sinh nhiều thời gian và công sức để tham gia các buổi tập dợt cũng như đi hát trong những chương trình cuối tuần hoàn toàn thiện nguyện, nên ông mong muốn nếu tiệm phở thành công, ông sẽ dùng tiền lời thu được để giúp cho các anh chị em. Ước mơ đó sẽ không còn thực hiện được, nhưng tấm lòng của ông dành cho các anh chị em trong CLB TNS chắc chắc sẽ mãi mãi để lại trong tim mọi người một hình ảnh thật đẹp về nhạc sĩ Anh Bằng.
Bài hát mà chúng tôi chọn để kết thúc chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng là bản nhạc hợp ca mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên các diễn đàn và được nhiều người ủng hộ trong vài tuần lễ trước đây. Đó là bài hát "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!". Một bản nhạc được sáng tác để ca ngợi lịch sử hào hùng, nét đẹp và điểm đặc trưng của ba miền Nam Trung Bắc với ba địa danh của quê hương là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Khi hai Chú cháu ngồi sửa lại những nốt nhạc cuối cho bản nhạc này, tôi có linh cảm đây sẽ là bài hát cuối cùng mà tôi sẽ có dịp được sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng. Sức khoẻ của ông đã sa sút rất nhiều. Ông gần như ăn uống rất ít và luôn cảm thấy bị đau trong người. Lần cuối cùng là chứng đau tai làm ông khổ sở chịu đựng trong vài tuần lễ chữa trị. Tuy đau đớn về thể xác, nhưng tinh thần của ông vẫn luôn rất cao. Ông vẫn quan tâm thăm hỏi các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS. Tình yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu thương các anh chị em nghệ sĩ mà ông thường ưu ái gọi họ là những "chiến sĩ văn hóa" vẫn như ngọn lửa trong bản nhạc "Thắp Sáng Việt Nam", mãi mãi không bao giờ tắt trong ông.
Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi, nhưng di sản âm nhạc đồ sộ mà ông đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam sẽ mãi mãi được trường tồn. Tấm lòng yêu thương quê hương, dân tộc và đấu tranh không ngừng nghỉ cho quê hương sớm có ngày được tự do, dân chủ qua những bản nhạc hùng ca đầy khí thế quật cường sẽ được sống mãi trong lòng mọi người. Riêng đối với chúng tôi, hình ảnh của ông sẽ mãi mãi là tấm gương sáng của một người Thầy, một vị Nhạc Sĩ Niên Trưởng, một Chiến Sĩ Văn Hoá đáng kính mà chúng tôi có may mắn được là một phần đời của ông; người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam.
Cầu mong cho ông được yên nghỉ với nụ cười hiền hoà, không còn phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác và chắc chắn linh hồn ông sẽ cùng với chúng ta trở về trên quê hương Việt Nam dân chủ, tự do, nhân quyền trong một ngày không xa.
Một số hình ảnh về NS Anh Bằng trong link bên dưới:

Cao Minh Hưng
11/2015
http://www.caulacbotinhnghesi.net/

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Văn Miếu, Quốc Tử Giám


    Văn Miếu, Quốc Tử Giám và thi cử thời xưa
Văn Miếu và Quốc Tử Giám tại Hà Nội (xưa là Thăng Long)
Văn Miếu tại Hà Nội ngày nay được xây từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông, để thờ Đức 
Khổng Tử và các môn đệ hiền đức của Ngài như: Nhan Uyên, Tăng Xâm, Tử Tư và Mạnh 
Tử. Ông Chu Công được tạc thành tượng và 72 tiên hiền được vẽ để thờ..
Quốc tử Giám xây năm 1076 (vua Lý Nhân Tông cho xây),  được coi là trường Đại Học đâu 
Tiên của Việt Nam, tọa lạc ngay phía sau Văn Miếu, để dạy con em Hoàng gia và con em các 
quan trong triều (đời sau mở rộng ra cho dân gian, nhưng phải qua các kỳ thi chọn lọc rất 
gắt gao).

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông (đời Lê), cho làm bia Tiến sĩ để khắc tên và sinh quán các 
Tiến sĩ (mỗi bia khắc tên các Tiến sĩ đã thi đậu trong 1 khoa thi). Hiện nay còn 82 bia Tiến sĩ 
bằng đá, mỗi bia đặt trên lưng một con  rùa lớn cũng bằng đá.( Trong vòng 844 năm lịch sử 
thi cử tại Việt Nam, kể từ khoa thi thứ nhất (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), đã có hơn 
180 khoa thi, với khoảng 2900 sĩ tử thi đậu các kỳ thi cấp trung ương, trong đó ước lượng từ 
2313-2318 Tiến sĩ, nhưng chỉ có 1442  vị có đầy đủ hồ sơ chi tiết). Cũng theo sử liệu, có 112 
bia Tiến Sĩ, nhưng nay chỉ còn lại 82 bia.

Ngoài Văn Miếu tại Thăng Long (Hà Nội –  gần hồ Hoàn Kiếm), những nơi khác trên nước 
Việt Nam cũng có xây Văn Miếu như:

1-        Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)
2-        Văn Miếu Bắc Ninh
3-        Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên)
4-        Văn Miếu Huế
5-        Văn Miếu Diên Khánh (Khánh Hòa)
6-        Văn Miếu Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai.
7-        Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
8-        Văn Miếu Nghệ An.
Văn Miếu Hà Nội: Là khu di tích cổ, chung quanh có tường bao xây bằng đá và bằng gạch 
Bát Tràng, bên trong chia thành 5 khu vườn rộng, hồ nước và cây cổ thụ.

Từ cổng chính vào Văn Miếu, trên đường Quốc Tử Giám, có khắc “
Văn Miếu Môn”và 2 bên 
lối vào có 2 rồng đá (thời Lê). Hai bên cổng chính là cổng phụ. (xưa có 3 lối từ cổng chính 
vào Văn Miếu, lối giữa dành cho vua, bên trái quan văn, bên phải quan võ).

Qua cổng chính, là khu vườn rộng, trồng nhiều cây cổ thụ, thảm cỏ thẳng hàng rất yên tĩnh, 
lối đi dẫn tới cổng 
Đại Trung Môn. Qua Đại Trung Môn là khu thứ 2,  dẫn tới Khuê Văn 
Các.
 Sau Khuê Vân Các là khu thứ 3, dẫn tới Đại Thành Môn (giữa 2 cổng này là Thiên 
Quang tĩnh
 xây giống như cái hồ nước, rất trong, lối đi phải vòng quanh giếng).

Hai bên giếng là 8 căn nhà ( phần lớn không vách) để 
82 Bia đá Tiến sĩ đặt trên lưng ruà 
đá.
Qua cửa Đại Thành là khu thứ tư, với 1 sân rộng, 2 bên là nhà tả vụ và hữu vụ, thờ các 
danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái (Bái Đường), kiến trúc rất đẹp. Sau Đại Bái là Hậu Cung 
thờ tượng đức Khổng Tử và 4 đại môn đồ.

Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám (khu thứ 5).

Thời Nguyễn, nhà vua cho xây Văn Miếu ở  các doanh, các trấn để thờ đức Khổng Tử. và  
đặt Quốc Tử Giám ở Kinh Đô (Huế). để dạy con các quan và các sĩ tử, đặt thêm chức đốc 
học ở các trấn..

Thời Pháp thuộc, Văn Miếu được người Pháp gọi là “Chùa Quạ” (pagode des Corbeaux), vì 
nơi này bỏ hoang phế, có nhiều quạ đến làm tổ.

Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu
 là nơi thờ Khổng Tử, thuộc thị xã Vĩnh Long, cạnh sông Tiền Giang , được 
xây cất từ năm 1884, gồm một toà nhà 3 gian 2 trái.

Cạnh Văn Miếu là 
Văn Xương thờ các thần văn học và các danh sĩ miền Nam như Võ 
Trường Toản và Phan Thanh Giản.

Được biết tỉnh Vĩnh Long cách Sài Gòn 136 km về phía tây nam (khoảng 3 giờ xe chạy) và 
cách Cần Thơ  2 giờ xe chạy, dân số trên 1 triệu người với diện tích 1,475 km2, nằm giữa 
sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long có 6 huyện là Long Hồ, Măng Thít, Bình Minh, Tam Bình, 
Trà Ôn và Vũng Liêm, sông rạch chằng chịt nối với những cù lao, nên phương tiện giao 
thông bằng ghe thuyền thuận tiện khi mùa nước nổi. Đường bộ nối liền cù lao bằng những 
cây cầu cao hẹp, dành cho người đi bộ và xe đạp, xe máy.

Chợ nổi Cái Bè ở phía bên kia cù lao An Bình và là nơi du khách đến thăm viếng bằng tàu từ 
Vĩnh Long.

Thi cử thời xưa
“Một quan là sáu trăm đồng”
“Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi”
“Chồng em cưỡi ngựa vinh qui”
“Hai bên có lính hầu đi dẹp đường” (Trăng sáng vườn chè - Nguyễn Bính)

Đó là mấy câu thơ tả cảnh người vợ lo cho chồng học thi và mơ ước ngày chồng đỗ đạt trở 
về. Điều này chứng tỏ thi cử thời xưa rất quan trọng cho những ai muốn tiến thân, và cũng 
rất cam go, trong khi con đường công danh, vinh hiển thời xưa, lại chỉ biết trông cậy vào con 
đường khoa cử.

Các cụ cũng khuyên:

“Trai thời đọc sách ngâm thơ”
“Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”

Tìm hiểu thi cử thời xưa để biết tiền nhân phải học hành cực khổ thế nào, mà kết quả thật 
mong manh, nhất là lối học “tầm chương trích cú” lệ  thuộc văn hóa Trung Hoa.
Thi cử thời Lý (1010-1225):
Nhà Lý có công lập Văn Miếu (1070) và mở trường Quốc Tử Giám (1076). Trong vòng 215 
năm (1010-1225), nhà Lý tổ chức được 7 khoa thi, trung bình 30 năm một khoa.
Thi cử thời Trần (1224-1400):

Năm 1236 mỡ rộng nhà Quốc học tại Thăng Long, gọi là Quốc học viện. Năm 1281 mở thêm 
nhà Quốc học ở phủ Thiên Trường. Nhà Quốc học, ngoài con em quí tộc, còn cho con em 
thường dân ưu tú vào học nữa. Từ 1337, đặt học quan tại các Lộ, Phủ.. Kể từ 1227 (khoa thi 
đầu tiên) đến 1396 (khoa thi cuối), nhà Trần tổ chức được 11 khoa thi, trong đó có 1 khoa 
thi “Tam Giáo”, trung bình gần 17 năm 1 khoa thi Thái học sinh (không kể khoa “Tam Giáo”)
Vua Trần Thái Tông tổ chức khoa thi Thái học sinh gọi là Tiến sĩ lần đầu tiên năm 1232 và 
vua Trần Thuận Tông tổ chức khoa thi cuối cùng năm 1336, tổng cộng là 10 khoa.

Khoa thi Thái học sinh thời Trần xếp loại Tam Khôi: 
Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám 
Hoa.
 Từ 1247, ngoài Kinh Trạng Nguyên (Trạng Nguyên ở kinh đô), còn lấy thêm Trại 
Trạng Nguyện
 (Trạng Nguyên ở vùng xa, vùng Trại (từ Thanh Hóa trở vào).
Sau Tam khôi, lấy 
Hoàng Giáp là các Tiến sĩ thứ hai (từ khoa 1304)
Thi cử thời Hồ (1400-1407):
.Hồ Quí Ly viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông, nghi ngờ một số hành vi của 
Khổng Tử, và lên án lối học “Tầm chương trích cú”, và các đại Nho Đường  Tống chuyên 
trau dồi hư văn, không chú ý đến thực tế.

Nhà Hồ đưa Toán thư pháp vào kỳ đại khoa, và chú ý phổ biến chữ Nôm.
Nhà Hồ tổ chức được 2 khoa thi trong vòng 7 năm , lấy Thái học sinh năm 1400 (đỗ 20 vị, 
nhưng sử sách còn ghi lại được 7 vị trong đó Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh Nhị giáp.) Khoa 
thi năm 1405.không ghi rõ loại khoa gì,

Thi cử thời Lê (1428-1527):
Khoa thi Tiến Sĩ đầu tiên vào năm 1442 có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị Tiến sĩ., xếp hạng 
“tam giáp”:  Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh là Trạng Nguyên (Nguyễn Trực). Đệ 
nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh là Bảng Nhãn (Nguyễn Như Đỗ), Đệ nhất giáp Tiến sĩ 
cập đệ, đệ  tam danh là  Thám Hoa (Lương Như Hộc). Bảng hai: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất 
thân là Hoàng Giáp (7 vị đậu). Bảng ba: Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (24 vị, Ngô Sỹ 
Liên đỗ đầu bảng).
Quan trường đầy đủ gồm có:
-        Để điệu (Chánh chủ khảo)
-        Giám thí (Phó chủ khảo)
-        Tuần xước (đứng đầu các quan giám thị)
-        Thu quyển (thu bài thi)
-        Di phong (dọc phách)
-        Đẳng lục (sao bài thi để chấm ở bản sao)
-        Đối độc (đọc đối chiếu giữa bài thi và bản sao)
-        Độc quyển (chấm bài)

Một tháng sau làm lễ xướng danh:  treo bảng người đỗ, rồi ban tước trật, mũ áo, cân đai, 
xiêm hốt, , yến tiệc, và ban ngưạ tốt để vinh qui bái tổ. Đến năm 1484 dựng bia đá để ở Văn 
Miếu. Sau khoa thi tiến sĩ đầu tiên, nhà Lê còn tổ chức 15 khoa thi Tiến sĩ nữa.
Thi cử thời Mạc (1527-1592):

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên vào năm 1529, lấy đỗ  Đệ nhất giáp ban: 3 Tiến sĩ  cập đệ, Đệ nhị 
giáp ban: 8 Tiến sĩ xuất thân, Đệ tam giáp ban: 15 tiến sĩ  đồng xuất thân (1 bia Tiến sĩ duy 
nhất triều Mạc còn tại Văn Miếu Hà Nội).
Sau khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, nhà Mạc tổ chức đều đặn 3 năm một khoa thi, , lấy đỗ 485 vị 
Tiến sĩ, trong đó có 11 vị Trạng nguyên, (Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Thi cử thời Lê Trung Hưng (1533-1786):
Từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên năm 1559 đến khoa thi cuối cùng năm 1787, nhà Lê Trung Hưng 
đã tổ chức được 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa. Mỗi khoa thi, người đỗ không nhiều. Đã có 
thi Đình (1589). Cứ mỗi 3 năm mở một kỳ thi Tiến sĩ (có khi 4 hoăc 5 năm). Năm 1580, lấy đỗ 
6 vị Tiến sĩ.

Thi cử các thời chúa Nguyễn (1620-1786):
Khoa cử “Đàng trong”  có nhiều nét khác biêt với “Đàng ngoài” và Trung Quốc, thiên về thi 
phú nhưng không dùng Kinh nghĩa. Không thây thi Tiến sĩ

Ngoài ra còn có thi khoa Hoa văn và Chính đồ (1646). Những khoa thi cử các triều chúa 
Nguyễn nhằm mục đích đào tạo những nhân tài phục vụ chính quyền Đàng trong, nên thiên 
về thực dụng, tuy cũng thi thơ phú và Văn sách. Những người trúng tuyển, hạng nhất là 
Giám sinh, hạng nhì và hạng ba là Sinh đồ. Khoa Hoa văn là một loại Chế khoa văn học 
(không nhất định theo định kỳ), thi trong 3 ngày, mỗi ngày 1 bài thơ.  người thi đậu được bổ 
vào làm việc tại các Ty.

Ngoài ra còn các khoa thi “Thám phỏng” thăm dò sĩ tử về sự hiểu biết thời cuộc, dân tình 
trong cả nước. Các Khoa thi Văn chức (dành cho quan văn), Tam ty (hỏi về binh lính, tiền 
lương án ngục, lúa gạo xuất nhập...) đều là những khoa thi mang tính thực dụng.
Thi cử triều Tây Sơn (1788-1802):

Vương triều Tây Sơn đầu tiên mở rộng trường công tới tận thôn làng.
Chữ Nôm được vua Quang Trung sử dụng trong sáng tác, trao đổi và văn bản hành chánh.. 
Triều Tây Sơn mới tổ chức được khoa thi Hương, chưa tổ chức được khoa Tiến sĩ.
Thi cử triều Nguyễn (1802-1919):
Nhà Nguyễn xây nhà Quốc học tại Huế, tổ chức học hiệu ở phủ huyện.
Sách giáo khoa gồm Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, 
Thư, Lễ, Xuân Thu, Dịch), thêm Bắc sử,, Nam sử, Địa lý, Lịch sử...

Khoa thi Hương: Tổ chức từ 1807, là một ân khoa, mở tại 6 trường Sơn Nam, Hải Dương, 
Sơn Tây, Kinh Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An.

Khi khoa thi Tiến sĩ được tổ chức, khoa thi Hương là cấp thi đầu tiên trong 3 cấp: Hương 
(cấp địa phương), Hội (cấp trung ương - Bộ Lễ), Đình hay Điện (Hoàng Đế chủ trì).
Thi Hương (thường 3 năm một kỳ thi) đậu bậc cao là Cử Nhân (Hương Cống thời Lê), được 
thi Hội. Đậu bậc thấp là Tú tài (Sinh đồ thời Lê), không được thi Hội. (những ông Tú học mãi 
không đậu Cử nhân, dân gian gọi là Tú kép, Tú mền, Tú đụp...). Từ khoa thi Hương đầu tiên 
1807 đến khoa thi Hương cuối cùng 1818, triều Nguyễn tổ chức được 47 khoa, lấy đỗ 
khoảng 500 Cử nhân.

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên triều Nguyễn năm 1822, lấy đỗ 8 Tiến sĩ (1 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất 
thân và 7 Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân). Đặc biệt không có Đệ nhất giáp Tiến sĩ  tức 
Trạng nguyên, lý do “4 không” của triều Nguyễn: “Không chức Tể tướng, không phong 
vương cho người ngoại tộc, không lập cung phi làm Hoàng hậu, Đệ nhất giáp không lấy 
Trạng nguyên”(uy quyền tối cao của Hoàng đế).
Khoa thi Tiến sĩ được tổ chức cố định 3 năm 1 lần. Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng tổ chức 
những Chế khoa và Ân khoa.

Trường Thi
Thời nhà Nguyễn thi cử thường tổ chức trên một khoảng đất rộng, chung quanh có lính canh 
gác hoặc cho rào lai gọi là “Trường Thi” (Phố Tràng Thi ở Hà Nội ngày nay) . Sĩ tử dự thi 
phải đi qua cổng có kiểm soát và ghi tên.  Bên trong trường thi, chia làm 4 khu, co giám thị 
trông coi, quan sát thường xuyên. Mỗi thí sinh mang theo lều, chõng, đồ tứ bảo (bút, nghiên, 
giấy, mực) và thức ăn, uống vì thời gian thi kéo dài.

Mỗi thí sinh tự dựng lều, dùng chõng để làm bàn viết, và chỉ ở trong lều của mình. Muốn ra 
ngoài có việc cần phải báo cáo lên Giám thị trường thi (là những quan trường trông coi việc 
thi cử của thí sinh). Mỗi trường thi thường có dựng chòi cao để giám thị dễ theo dõi hành vi 
của thí sinh.

Kết luận:
Văn Miếu, Văn Thánh Miếu, Quốc Tử Giám, Quốc Học Viện, Bia Tiến Sĩ, Vinh quy bái tổ...tất 
cả đều mang ý nghĩa và mục đích khuyến khích và phát triển nền văn học tại Việt Nam. Việc 
làm này của các triều đại vua chúa Việt Nam từ đời Lý đến đời Nguyễn, chứng tỏ Tổ Tiên 
chúng ta rất quan tâm đến nền giáo dục, sự phát triển đất nước, cũng như lợi ích của sự học 
hành, giúp cho quan lại triều đình có đủ trình độ giúp vua  trị quốc..

Tuy nhiên, việc học cũng như tổ chức khoa thi, ta đều bắt chước Tàu, từ sách Tứ Thư đến 
Ngũ Kinh, Kinh Nghĩa, Thơ Phú, Tứ Lục, Văn Sách...từ sách học vỡ lòng Tam tự Kinh đến 
sách Đại Học, nhất nhất đều theo Tàu! (thời Lý Trần theo Tùy,  Đường, Tống...thời Lê, 
Nguyễn theo Minh, Thanh). Với lối học cử nghiệp, hư văn...Tàu cũng như Ta đều chậm tiến 
trước trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Tới khi nước Nhật cải tiến, đánh bại nước Trung Hoa, vua quan nước ta cũng chưa thực sự 
tỉnh ngộ. Đến ngày nay, sự lệ thuộc vào Tàu, vẫn còn đậm nét. Thế mới biết, hệ quả tai hại 
của 1 ngàn năm bị đô hộ thật lớn lao!

Mong rằng những nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện tại và tương lai cùng suy nghĩ, cải tổ 
nền giáo dục Việt Nam một cách thiết thực, theo đà tiến bộ của thế giới, trong khi vẫn duy trì 
được nền độc lập Văn hóa dân tộc.
Song Thuận
Tài liệu tham khảo:
-        Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
-        Việt Nam Văn học Sử trích yếu – Nghiêm Toản
-        Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê.
-        Nho Giáo - Trần Trọng Kim
-        Tài liệu Yearbook 2003 - Người Việt.
-        Văn hóa Việt Nam qua Bưu ảnh cổ
-        Knowledge of Viet Nam
-        Tài liệu về Văn Miếu và Văn Thánh Miếu trên Internet, như Wikipedia 

------------------------------------------------
Trích: http://www.hungsuviet.us/lichsu/ThiCuThoiXua.html

MẶC NIỆM

Từ thảm trạng NewYork ngày 1/11/2003, đến các vụ thảm sát do bọn khủng bố gây ra. Toàn cầu lại chấn động với vụ thảm sát tại Paris ngày 13/11/2015, hàng tỉ người khắp năm châu đang hướng về Paris dâng lời cầu nguyện bình an cho cả Người và Đất.

Tôi chỉ còn biết cúi đầu mặc niệm trước những đau thương, như lúc tôi cúi đầu mặc niệm trước cổng trường đại học Virginia Tech vào ngày 16/4/2007, khi bọn khủng bố đã tàn sát 23 sinh viên. 

Xin gởi lại bài thơ, như một nén hương lòng mặc niệm những tang thương của trần gian . Nguyện cầu cho thế giới được an bình.

Ơi Blacksburg!

Ơi Blacksburg! một thành phố núi 
đang bình yên, bỗng nhức nhối vì sao? 
những hoa cỏ vừa thắm màu nắng mới 
bỗng loang dòng máu đỏ từ đâu?

Ơi Virginia Tech! ngôi trường yêu dấu 
có thể nào vương vết máu em tôi 
những gương mặt thiên thần phúc hậu 
mới tinh khôi mà giã biệt cuộc đời!

Ơi hoài bão và tin yêu khao khát 
bỗng nhiên thành cát bụi bay qua 
nỗi chết kinh hoàng, nhân loại buồn cúi mặt 
nhìn tuyết rơi trộn lẫn máu trên hoa!

trật tự mới, người cần mang vũ khí 
bảo vệ mình giữa thế kỷ cuồng tâm 
những viên đạn tự đi tìm công lý 
trên mặt đời hùng vĩ cuộc khai hoang!?

Ơi đồ tể, tên giết người đốn mạt 
mày quá hèn khi bắn nát mặt mình 
vì hoảng sợ cùng lương tâm đối chất 
(ta là nguòi hay ma quỉ trá hình?)

Ơi em tôi, những tuổi thơ vừa khuất 
đi bình yên, xa thế giới căm hờn 
khi ngọn nến thương yêu còn sáng rực 
cười nhé em, cho khỏi lạnh trong hồn!

Ơi Blacksburg! ơi Virginia Tech! 
giữa tháng tư mà tuyết vẫn còn rơi 
trời muốn xóa những con đuòng vấy máu 
loài nguòi ơi! sao bắn giết không thôi!?


Cao Nguyên
April18, 2007

Inline image 1

Oh Blacksburg!

Oh Blacksburg! lovely town by the mountains 
Oh Blacksburg, peaceful town 
Why sudden pain 
Beautiful flowers blooming under the sky 
Why, Oh why, blood suddenly flows

Oh VT! beloved Virginia Tech 
How can it be..Who made it so… 
That so many wonderful angels 
Fell and died in prime of life

And hope, and trust , those innocent souls 
Turned into sorrows and dust 
And Death came and We all helpless 
And snow, and blood on pretty flowers

The new order? We all need guns? 
What Century do we live in ? 
When bullets have their own justice 
As if this earth of ours is back to the beginning

Killer of killers 
Your face broken by your own hand 
Are you human, are you devil incarnate 
Can you not bear to look at our eyes ?

Dear brothers, lovely sisters 
Go peacefully into the other world 
Away from this life of sorrows and hatred 
Keep your smile, keep your love 
Keep your souls forever warm

Oh Blacksburg, beloved Virginia Tech 
Mid April and snow still falls 
As if covering blood on your roads 
Please God, no more, no more Death.

CAO NGUYEN
(bản dịch của GS Đàm Xuân Linh)

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Nhà Văn NGUYỄN HIẾN LÊ

Logo nhan vat 1

Ng Hien Le 2

Trần Thị Trung Thu

–  Mộ Nguyễn Hiến Lê hả ? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.
Chị Dương vừa nói vừa lắc cái đầu nhỏ nhắn làm đuôi tóc vẫy vùng sau lưng. Giọng nói nhẹ nhàng của cô gái miền Tây không chút giấu giếm và đùa giỡn. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật.
Có lẽ nào, tôi tự nhủ trong lòng. Ông Nguyễn Hiến Lê mà chị ấy không biết sao. Tôi cứ nghĩ một vị học giả lẫy lừng như ông chí ít ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ, chị là một nhân viên kế toán kiêm luôn chân giữ thư viện huyện mà lại lạ lẫm với cái tên quen thuộc ấy sao. Kỳ lạ! Ngửa mặt nhìn tấm bảng hình chữ nhật treo vững vàng trên bậu cửa, tôi nhẩm lại dòng chữ “Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp”. Không lẽ nào.
Khi đọc xong cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, tôi nổi hứng muốn đi tìm mộ tác giả để thắp một nén nhang biết ơn. Nhớ có lần đọc trong một cuốn sách nói rằng mộ ông nằm ở Lai Vung, tôi phóng xe Honda đến đó. Tôi nghĩ, với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như ông, chắc sẽ có một khu mộ đàng hoàng mà chỉ cần hỏi nhỏ người dân ở đó là biết. Cho nên, ngay cả khi chị Dương nói một câu rất chân thật nhưng phũ phàng, tôi cũng không suy suyển lòng tin.
Ng Hien Le 1
Tôi tự an ủi, chắc chị nghe không rõ tiếng tôi, cũng có thể là chị chưa kịp nhớ ra. Tôi cẩn thận ghi tên ông ngay ngắn vào một tờ giấy rồi đưa chị đọc. Chị đọc đi đọc lại một cách chậm rãi như thể đầu óc đang làm việc hết công suất để sàng lọc từng milimet trí nhớ hòng tìm ra cái tên Nguyễn Hiến Lê. Cuối cùng, chị trả lại tôi mảnh giấy với nụ cười e lệ :
–  Chị không biết thật rồi. Chắc anh Tú, trưởng phòng Văn hóa Thông tin biết. Để chị dẫn em vô gặp anh ấy nhé.
Tôi lẽo đẽo theo chị trong lòng khấp khởi mừng. Nếu quả thật người tôi đang đi tìm có ở Lai Vung và nổi tiếng như thế thì trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện biết là cái chắc. Anh Tú có phòng làm việc riêng, trên bàn chiếc máy tính nối mạng. Sau khi nghe nguyện vọng của tôi, anh nhún vai nói giọng rề rà nhưng chắc nịch.
–  Anh chưa nghe tên ông ấy bao giờ. Chắc em lầm với ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc rồi.
Tôi nhủ thầm, người miền Tây thích đùa và biết cách đùa khéo quá. Chắc anh ấy thử mình thôi chứ với chức vụ anh ấy mà không biết ông Nguyễn Hiến Lê thì còn ra thể thống gì nữa. Tôi cố nở một nụ cười hỏi lại anh bằng giọng nhẹ tênh:
–  Anh không biết ông ấy thật à ?
–  Thật mà. Ông ấy là ai vậy em ? Anh hỏi lại tôi hết sức bình tĩnh như đang chờ được cung cấp thông tin về một con người xa lạ. Nhìn chiếc máy tính, tôi đề nghị:
–  Anh cho em mượn máy tính chút nhé ? Anh đồng ý.
Tôi gõ tên ông vào Google, cả một núi thông tin về ông xổ ra nhưng không có một chi tiết nào đả động đến chuyện mộ ông hiện ở đâu. Anh trưởng phòng đứng cạnh tôi nheo mắt chăm chú đọc. Cuối cùng anh à lên một tiếng:
Ng Hien Le 4
–  Ông này cũng nổi tiếng dữ hen.
Thấy anh có vẻ say sưa, tôi bỏ ra ngoài hiên ngồi mong nguôi ngoai cơn thất vọng đang dâng lên trong lòng. Có vẻ như ông trời cũng biết tôi buồn, nên đang nắng ngon lành, tự dưng đổ mưa xối xả. Cơn mưa giữa trưa đuổi bắt nhau trên những tấm tôn lúp xúp, xám màu. Mưa níu chân tôi lại nơi góc hiên thư viện. Ngồi xuống chiếc ghế đá lạnh lẽo, tôi tự hỏi mình còn cách nào không, còn mối quan hệ nào tôi chưa chạm tới để tìm ra mộ ông không. Tôi có cảm tưởng mình đang phiêu lưu trong khu rừng rậm rạp để tìm kiếm một linh hồn bí ẩn trên sách vở. Giây phút linh hồn mỏng manh kia vút lên trời cao khiến tôi thấy lòng hồi hộp một cách lạ kỳ. Tôi chỉ mới hỏi han hai người, quá ít để đi tới một kết luận. Hẳn phải còn một khe hở nào đó mà tôi chưa tìm ra.
Chợt nhớ bà cô dạy văn hồi cấp 3. Quê của cô ở Lai Vung thế nào cô cũng có chút thông tin về mộ ông Nguyễn Hiến Lê nếu nó thật sự ngự trị tại đây. Cô là người học cao hiểu rộng chắc sẽ giải đáp được thắc mắc cho tôi. Không chần chừ đến một giây, tôi hăng hái bấm số điện thoại của cô. Tiếng bên kia đầu dây đánh thức những dây thần kinh trong người tôi đến mức phấn khích như người chết đuối vớ được chiếc phao. Nhưng đôi khi, phao không đưa ta đến bờ được. Cô biết ông nhưng không biết mộ ông nằm ở đâu. Cô hứa sẽ gọi điện hỏi thăm bà con ở Lai Vung xem thử có ai biết không, và dặn tôi chờ.
Còn ai có thể trả lời câu hỏi của tôi đây ? Nhà giáo không biết liệu nhà văn có hơn không ? Nghĩ thế tôi không ngần ngại bấm số của một anh nhà văn. Tôi tin rằng giới văn nghệ sĩ rất rành mấy chuyện bên lề này. Anh bạn tôi là người hay giang hồ vặt, lại thêm dân miền Tây, chắc sẽ có những thông tin hay ho. 
Ng Hien Le 5
Nhưng câu hỏi của tôi thuộc loại khó nuốt, anh biết rất rõ ông Nguyễn Hiến Lê nhưng cái vụ mồ mả thì anh bí. Anh nói sẽ gọi những bạn văn của anh để hỏi xem có ai biết không. Lại một lời hứa.
Đã hỏi hai “nhà” rồi, tôi hăng hái hỏi nốt nhà báo cho đủ bộ tam. Nhà báo đi còn ác liệt hơn nhà văn và giao thiệp rộng, sao lại không hỏi thử nhỉ ? Đã mất công đi xuống tận đây thì lẽ nào lại đi về tay không ? Tôi tìm số anh nhà báo quê miền Tây. Sau hồi chuông thứ nhất, anh bắt máy liền. Vừa nghe câu hỏi của tôi xong, anh đáp lại bằng một tràng cười sặc sụa. Có vẻ như chuyện tôi đang làm buồn cười lắm. Khi không lại đi tìm mộ một người không phải họ hàng thân thích, chưa một lần gặp mặt, chỉ biết qua những trang sách. Thật điên rồ ! Cuối cùng, anh cũng nín được cười để trả lời tôi một cách rõ ràng và mạch lạc rằng không biết.
Ngoài kia mưa vẫn rơi, gió vẫn thổi, và tôi ngồi đây, lục tìm trong danh bạ số điện thoại của một người quen ở Đồng Tháp, bất chợt bàn phím ngừng ở số tổng đài 19001080. Tại sao lại không gọi nhỉ ? Tổng đài là nơi giải đáp mọi thắc mắc từ quan trọng đến tầm phào mà. Hơn nữa, nơi ấy đâu chỉ có một cái đầu. Tôi bấm số tổng đài. Tiếng tút tút dài đằng đẵng kết thúc bằng giọng nhẹ nhàng của cô nhân viên. Nhưng nghe yêu cầu của tôi xong, giọng cô có vẻ khác. Tôi nghĩ rằng cô đã phải nhịn cười. Cô nói tôi chờ máy để cô tra cứu thông tin. Một phút. Ba phút. Năm phút trôi qua. Đến phút thứ sáu, cô nói rằng tổng đài của cô chưa cập nhật thông tin này và mong khách hàng thông cảm. Tôi có thể thông cảm và hiểu cho yêu cầu kỳ quặc này, nhưng sẽ thật là có lỗi với người đã khuất khi ông mất đến nay là tròn 25 năm. 25 năm mà chưa cập nhật thì bao giờ mới cập nhật đây?
ng-hien-le-8
Chị Dương thấy tôi cầu cứu hết mọi nơi mà không kết quả gì cũng ái ngại giùm tôi.
– Em tính đi đâu bây giờ ?
– Em cũng không biết nữa. Tôi nghĩ đến đoạn đường về.
– Em có muốn về nhà chị ăn cơm không ?
Có người nhắc, tự dưng cái bụng tôi đâm ra dở chứng. Tôi biết người miền Tây rất hiếu khách nhưng không ngờ hôm nay lại được mục kích sự hào sảng ấy. Cớ gì lại từ chối lòng tốt của một người như chị nhỉ?
– Em không làm phiền chị chứ?
– Phiền gì đâu. Về cho biết nhà. Sau này có xuống Lai Vung thì ghé nhà chị chơi.
Trời đã tạnh. Cơn mưa ban trưa như gột rửa cái nóng mùa hè, để lại những vũng nước loang loáng trên đường. Chị chạy xe đi trước, tôi rà rà theo sau. Mái tóc chị bay bay trong gió làm tôi nhẹ lòng. Nếu chuyến đi này không tìm được mộ ông Lê thì ít nhất, tôi cũng có thêm được một người chị dễ thương. Tóm lại là không lỗ.
Từ phòng Văn hóa Thông tin đi chừng 2 km nữa là tới nhà chị. Ngôi nhà lá nằm im ắng bên đường quốc lộ. Cả nhà đang xem ti vi nên không ai chú ý đến tôi. Mọi người chỉ lao xao về tôi khi nghe tôi hỏi mộ ông 
ng-hien-le-7
Nguyễn Hiến Lê. Ba má chị là người sống gần hết một đời ở đây cũng không biết mộ ông ở đâu. Thấy vậy, tôi không hỏi thêm ai nữa. Tôi còn nhớ lời tựa của ông Nguyễn Hiến Lê mở đầu cho cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục có đoạn như sau : “Mà có bao giờ người ta nghĩ đến việc thu thập tài liệu trong dân gian không ? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bạn bè của người đã mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích cùng dật sự về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau.
Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lại có lợi cho văn hóa biết bao. Có như vậy các người cầm bút mới có tài liệu để soạn sách, còn như bây giờ thì một nhà văn Việt viết tiểu sử Tản Đà còn khó hơn viết tiểu sử của Molier, của Shakespeare, của Tolstoi. Thực là ngược đời nhưng rất dễ hiểu. Vì tra cứu ở đâu bây giờ để viết về đời sống của Tản Đà ?” Thật không ngờ, điều ông luôn canh cánh trong lòng đến khi mất lại vận vào chính đời ông.
Tôi đi tìm nơi an nghỉ của ông chỉ vì lòng kính trọng. Theo tôi, ông là một trí thức thứ thiệt lúc nào cũng trăn trở vun vén cho văn hóa nước nhà. Ông đã góp vào nền văn hóa Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ gấp bốn lần thời gian ông làm việc. Nhưng quan trọng hơn, đó là nhân cách sống của ông: giản dị và tự trọng. Một con người như thế rất đáng để tôi đi tìm và thắp một nén nhang chứ.
Có điều, tôi vô duyên, không tìm được mộ ông dù biết là ông chỉ nằm đâu đó quanh đây. Tôi biết ông qua một người thầy đáng kính. Đúng rồi, người thầy của tôi. Sao tôi không nghĩ ra nhỉ ? Tôi cuống quýt gọi điện, thầy cười nói đi mà không rủ, ra nông nỗi này ráng chịu. Thì thầy cũng chưa tới mà, xem như chuyến này em đi dò đường trước, lần sau dẫn thầy đi mới ngon lành chứ. Thầy cười ha hả bảo được, rồi nhắn cho tôi địa chỉ mộ ông.
Tôi hí hửng chạy lại khoe với chị Dương cái tin : “Mo Nguyen Hien Le o chua Phuoc An – gan nga tu Cai Buong, Vinh Thanh, Lai Vung”. Cả nhà chị xúm xít quanh tôi khi nghe nói tôi đã tìm ra nơi an nghỉ của ông. Tôi sung sướng đọc to rồi hồ hởi hỏi đường đi đến đó, nhưng lạ thay, tôi đọc xong mà chẳng ai hiểu đó là đâu. Cuối cùng, ba chị Dương đoán một hồi mới rõ đó là ngã tư Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò chứ không phải Lai Vung. Té ra, cả cuốn sách tôi đọc lẫn tin nhắn của thầy đều sai tên huyện. Ba chị Dương dặn:
ng-hien-le-6
–  Từ Lai Vung con đi thêm khoảng 10km nữa dọc theo quốc lộ 80 là sẽ tới ngã tư Cai Bường. Tới đó con hỏi chùa Phước Ân ai cũng biết hết.
Từ biệt ngôi nhà thân thiện, tôi tiếp tục cuộc khám phá. Mưa bắt đầu nặng hạt quất vào mặt, vào mũi, vào áo mưa ràn rạt nhưng tôi không cảm thấy rét buốt. Có điều gì đó cựa quậy trong lòng, vừa đê mê vừa khấp khởi. Tôi thấy con đường trắng xóa trong màn mưa như những bông tuyết bay lững lờ trong không trung. Giọt mưa nào ngọt ngào rớt lên môi mắt tôi. Giọt mưa nào tắm mát tâm hồn tôi. Đường mưa vắng tanh không một bóng người. Tịnh như chốn này chỉ có mình tôi và linh hồn ai đó đang luẩn khuất trong mưa, hí hửng và reo vui.
Vĩnh Thạnh nghèo nàn và ướt át chào đón tôi. Từ ngã tư Cai Bường rẽ tay trái vào hơn 1km đường đất nữa là tới chùa Phước Ân. Con đường len lỏi qua những vườn cây ăn trái xanh mướt và một cây cầu gỗ bắc ngang con kênh. Nhà dân nằm im lìm dưới tán lá như trái chín giấu mình sau vòm lá. Không khí thuần khiết hòa vào hương xoài dịu êm khiến tôi ngẩn ngơ. Người thiên cổ về chốn điền viên này nằm, sáng nghe tiếng chuông chùa, chiều nghe tiếng sóng vỗ, làm tôi cũng phát ham.
Chùa Phước Ân hiện ra trước mắt tôi vừa trang nghiêm lẫn thân thiện. Ngôi chùa đơn sơ ẩn hiện sau lớp lá bồ đề lóng lánh nước mưa. Tôi dắt xe chầm chậm qua sân chùa. Không một bóng người. Không gian im ắng. Đang khi tôi không biết hỏi ai thì có một bà cụ đi ra. Bà mặc áo nâu sòng, mái tóc đã hoa râm. Tay bà cầm cỗ tràng hạt đang lẩm bẩm tụng kinh. Nghe tôi hỏi mộ ông, bà nói:
Tr cau hoi 2
– Ông Lê viết sách chứ gì?
– Vâng ạ.
Nhìn tay chân tôi tím tái, bà lặng lẽ mời vào phòng khách. Trong gian phòng ấm cúng bên ly trà nóng, bà cụ hỏi tôi có bà con thân thích gì với ông ấy không ? Sao lại đi thăm mộ lúc trời mưa gió như thế này ? Làm thế nào mà biết ông nằm ở đây ? Tôi ngồi hầu chuyện bà cụ một hồi đủ để giải thích cho bà hiểu tôi chẳng là gì của ông cả và đi tìm mộ ông chỉ để thắp một nén nhang vì lòng mộ mến thôi.
Nghe xong bà cười, rồi bà kể tôi nghe chuyện cách đây khoảng một tháng, cũng có cậu sinh viên đến viếng mộ ông ấy. Cậu ta còn mua trái cây, đèn nhang cho ông ấy nữa. Bà chưa đọc sách ông nên hỏi ông ấy viết sách hay lắm sao mà mất lâu thế vẫn còn có người nhớ đến.
Tôi trả lời ông ấy không những viết hay mà còn rất hữu ích nữa. Nghe thế, bà dẫn tôi vào chánh điện, nơi khung ảnh ông Nguyễn Hiến Lê được treo bên cạnh người vợ thứ hai của ông, bà Nguyễn Thị Liệp. Sau khi ông mất, bà Liệp xuất giá đi tu và trước khi bà mất, bà nói con cháu hãy đem ông bà về đây an nghỉ. Phía sau lớp kính mờ ảo, nụ cười ông vẫn tươi rói và đôi mắt dường như vẫn dõi theo trần đời.
–  Đi theo bà, bà dẫn cháu ra mộ ông ấy.
Bên trái chùa có một khoảng đất rộng dành cho những người đã qua đời an nghỉ. Ngôi mộ ông Nguyễn Hiến Lê nằm lọt thỏm trong số khoảng 20 ngôi mộ khác. Không có gì đặc biệt cho thấy đó là ngôi mộ của một con người lỗi lạc. Nó nhỏ nhắn và giản dị như chính cuộc đời ông. Cạnh mộ, hoa đổ nhang tàn.
Tôi cắm vào lư hương nén nhang thành kính. 
Hương trầm tỏa bay. 
Cay cay khóe mắt. 
(theo Trần Thị Trung Thu)
Ng Hien Le 3
Những năm cuối đời
Năm 1980 ông Nguyễn Hiến Lê về lại Long Xuyên. Cùng năm ông bắt đầu viết Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, đến tháng 9 năm 1980 thì hoàn thành. Đồng thời ông tách những đoạn nói về văn nghiệp ra riêng, sửa chữa, bổ sung và biên tập lại thành cuốn sách Đời viết văn của tôi. Tác phẩm này được sửa chữa xong vào năm 1981, sau đó sửa chữa thêm và hoàn chỉnh vào năm 1983.
Ông lâm bệnh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Bệnh viện An Bình, Chợ Lớn, hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu của ông được hỏa thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức. Việc hỏa táng và làm tang lễ, ma chay đơn giản là ý nguyện của Nguyễn Hiến Lê lúc sinh thời.
Sau khi hỏa thiêu,di cốt của ông được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp (người vợ thứ hai của ông) ở thành phố Long Xuyên. Năm Kỷ Mão (1999), bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân ở Rạch Cai Bường (thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), thì tro cốt của ông cũng được đặt bên trên phần mộ của bà.
Ðôi nét về cụ Nguyễn Hiến Lê
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông được biết đến như một nhà văn, học giả, dịch giả, nhà giáo dục.
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, sau đó làm việc tại miền ​Nam. Sau thời điểm  tháng Tám năm 1945, ông đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952, ông chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.
Nguyễn Hiến Lê đã dành trọn phần đời còn lại của mình để miệt mài viết sách. Ông có khoảng 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn, dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục,

 văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế…
Ông làm việc đều đặn 13 tiếng đồng hồ mỗi ngày, gồm sáu tiếng đọc tài liệu và hơn sáu tiếng để viết. Nhờ áp dụng nghiêm ngặt thời gian biểu này, ông đã hoàn thành một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhiều tác phẩm của ông trở thành cuốn sách gối đầu giường của thanh niên trẻ.