Xem tiếp Phần 2
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Trở lại Sài Gòn
Mời các thân hữu xem phim Trở lại Sài gòn để thấy lại những hình ảnh thân thương ngày xưa.
Bộ tài liệu này dành cho những ai yêu Sài Gòn, cả ngày trước và bây giờ.
Tác giả Frank Ford, một người lính Mỹ đã từng đứng bên kia chiến tuyến, qua serie này
Bộ tài liệu này dành cho những ai yêu Sài Gòn, cả ngày trước và bây giờ.
Tác giả Frank Ford, một người lính Mỹ đã từng đứng bên kia chiến tuyến, qua serie này
đã tái hiện một Sài Gòn cách đây hơn 30 năm rất đầy đủ, rất chân thật.
Từ những quán ăn bình dân, những khu nhà ổ chuột, đến những khách sạn quốc tế, những nhà hàng nổi tiếng, những tượng đài kỷ niệm…Chắc chắn trong đây có những con đường, ngôi nhà mà các bạn đi ngang qua hằng ngày nay bỗng thấy chúng thật khác lạ…và có những nơi chỉ còn lại trong những bức ảnh và ký ức của người Sài Gòn..
Từ những quán ăn bình dân, những khu nhà ổ chuột, đến những khách sạn quốc tế, những nhà hàng nổi tiếng, những tượng đài kỷ niệm…Chắc chắn trong đây có những con đường, ngôi nhà mà các bạn đi ngang qua hằng ngày nay bỗng thấy chúng thật khác lạ…và có những nơi chỉ còn lại trong những bức ảnh và ký ức của người Sài Gòn..
TIN SÁCH
Tin Sách
GIỚI THIỆU NGUYỆT SAN TIN SÁCH
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi mạn phép gửi đến quý vị số ra mắt của Tin Sách, là tập san được thực hiện hàng tháng để giới thiệu các tác phẩm và dịch phẩm giá trị thuộc mọi thể loại (sưu tầm, khảo luận, sáng tác văn học v.v…), với hy vọng sẽ trở thành nhịp cầu nối kết giữa các tác giả/dịch giả cùng bạn đọc khắp nơi, trong ý hướng bảo tồn và phổ biến những giá trị cao đẹp của văn học cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống Việt Nam.
Nguyệt san Tin Sách số 1 đã phát hành vào đầu tháng 5-2014 dưới hai hình thức giấy in và eBook. Nguyệt san Tin Sách số 2 đang chuẩn bị phát hành vào đầu tháng 6-2014. Để download miễn phí bản eBook của Tin Sách, xin mời quý vị vào trang mạng Nhà Việt Nam (www.vnlac.org) và Tiếng Quê Hương(www.tiengquehuong.wordpress.com). Nếu muốn nhận bản giấy in của Tin Sáchgửi qua đường bưu điện đến tận nhà của quý vị, xin liên lạc với chúng tôi qua email tiengquehuongbookclub@gmail.com để biết thêm chi tiết về thể thức mua dài hạn, ấn phí và bưu phí.
Quý vị điều hành các nhà xuất bản, cũng như quý vị văn thi sĩ có tác phẩm mới xuất bản, nếu muốn giới thiệu trên nguyệt san Tin Sách, xin vui lòng gửi cho chúng tôi một ấn bản về địa chỉ: TỦ SÁCH TIẾNG QUÊ HƯƠNG – P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA; đồng thời xin liên lạc với chúng tôi qua emailtiengquehuongbookclub@gmail.com để cung cấp thêm chi tiết về tác phẩm.
Chúng tôi rất mong đón nhận sự hỗ trợ của quý vị để giúp cho việc thực hiện và phổ biến Tin Sách ngày càng hoàn thiện, hầu nâng cao hiệu năng đóng góp vào sinh hoạt chung của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Trân trọng,
Nhóm chủ trương TIN SÁCH: Uyên Thao – Trần Phong Vũ – Lê Thị Nhị – Đào Trường Phúc – Linh Vang – Hoàng Song Liêm – Hoàng Vi Kha – Nguyễn Thu Thủy – Nguyễn Mạnh Trinh – Trịnh Bình An
Tin Sách
Tin là sống với tấm lòng mở rộng
Tin là đem hy vọng tới ngày mai
Tin để nhớ về cội nguồn huyết thống
Tin để thương nòi giống Việt bi hoài
Mỗi niềm tin khởi nguồn từ trang sách
Chữ nghĩa đời ghi lại những tâm tư
Sách mãi đấy dòng suối nguồn tư tưởng
Sách luân lưu âm hưởng của từng thời
Sách trao ban kiến thức tới muôn nơi
Sách nhắn gởi tình yêu thương bất diệt
Nếu tin sách hãy tin điều có thật
Không tin vào những bất nhất điêu ngôn
Tin lịch sử với kỷ cương nước Việt
Không tin điều chì chiết phản lương tri!
Xin cảm ơn những tấm lòng giữ sách
cho tin yêu vượt thử thách phong ba
qua thời gian sẽ rõ ràng minh bạch
người chính nhân và những kẻ gian tà!
Cao Nguyên
Trong những năm gần đây, các tác giả ngoại quốc đã tỏ ra công bằng hơn đối với quân và dân VNCH với các tác phẩm:
- NO PEACE, NO HONOR của Larry Berman (mà G.S. Nguyễn Mạnh Hùng đã dịch sang tiếng Việt thành "Không Hòa bình, Chẳng Danh dự")
- VIETNAM'S FORGOTTEN ARMY của Andrew Wiest (nói về anh-hùng Trần Ngọc Huê và nhóm Hắc Báo của ông trong Trận Mậu Thân ở Huế)
- A reporter's love for a wounded people của ký-giả người Đức Uwe Siemon-Netto (bản dịch tiếng Việt của Lý Văn Quý và Nguyễn Hiền)
- BLACK APRIL của George J. Veith (mà Nguyễn Ngọc Anh đã dịch thành "Tháng Tư Đen" do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông in ra)
- RIDING THE THUNDER của Richard Botkin (bản dịch tiếng Việt rất hay của Lý Văn Quý, Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng Diệu và Trịnh Bình An)
- NATIONALIST IN THE VIETNAM WARS của Nguyễn Công Luận
- MOURNING HEADBAND FOR HUE dịch "Giải Khăn Sô cho Huế" của Nhã Ca (bản dịch tuyệt vời bởi Olga Dror, một giáo-sư người Nga dạy ở Texas A&M University)
- Kontum: The Battle to Save South Vietnam (Thomas P. McKenna)
http://tusachtiengquehuong.blogspot.com/
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Cưỡi Ngọn Sấm
Cưỡi Ngọn Sấm
Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam
Ride The Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph
Ride The Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph
Cưỡi Ngọn Sấm kể lại câu chuyện có thật về tình “huynh đệ chi binh” hiếm có của một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên một mặt trận hết sức đặt biệt của Chiến Tranh Việt Nam: Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cả hai bên nên dù bị đẩy vào một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt họ vẫn làm nên một chiến tích lẫy lừng: chặn đứng bước tiến của Cộng quân tại cầu Đông Hà.
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong trận đánh 1972 đã thể hiện trọn vẹn trên khắp các vùng bị Cộng quân tấn công. Vì thế phải cần nhiều cuốn sách mới có thể ghi nhận đầy đủ về tình hình chiến sự cũng như về nhân cách của các chiến sĩ đã tham gia trận đánh.
Riêng tác phẩm “Ride The Thunder” của Richard Botkin chú trọng tới mặt trận Quảng Trị – Đông Hà trong đó câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: Trung Tá Gerry Turley, Đại Úy John Ripley và Thiếu Tá Lê Bá Bình.
Đại úy John Ripley (thứ hai từ trái sang) cùng Đại tá Gerald Turley (thứ hai từ phải sang) ngày trước khi bắt đầu các cuộc tấn công mùa Hè đỏ lửa (Easter Offensive 1972) tại một căn cứ quân sự phía Tây Đông Hà. Nguồn:http://nobility.org/
Đại úy John Ripley (thứ hai từ trái sang) cùng Đại tá Gerald Turley (thứ hai từ phải sang) ngày trước khi bắt đầu các cuộc tấn công của CSVN trong mùa Hè đỏ lửa (Easter Offensive 1972) tại một căn cứ quân sự phía Tây Đông Hà. Nguồn: http://nobility.org/
Trung Tá Gerry Turley có mặt trong Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Ái Tử hai ngày trước cuộc tấn công trong một cuộc viếng thăm bình thường dự tính chỉ chừng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, ông được cấp chỉ huy gọi riêng và trao cho quyền tạm thời đảm trách toàn bộ hoạt động tại trung tâm này.
Đại úy John Ripley (thứ hai từ trái sang) cùng Đại tá Gerald Turley (thứ hai từ phải sang) ngày trước khi bắt đầu các cuộc tấn công của CSVN trong mùa Hè đỏ lửa (Easter Offensive 1972) tại một căn cứ quân sự phía Tây Đông Hà. Nguồn: http://nobility.org/
Trung Tá Gerry Turley có mặt trong Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Ái Tử hai ngày trước cuộc tấn công trong một cuộc viếng thăm bình thường dự tính chỉ chừng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, ông được cấp chỉ huy gọi riêng và trao cho quyền tạm thời đảm trách toàn bộ hoạt động tại trung tâm này.
Đại Úy John Ripley là một “skipper”- sĩ quan chỉ huy, của Đại Đội Lima 6 TQLC Hoa Kỳ tại VN. Ông trở thành cố vấn cho Tiểu Đoàn 3-Sói Biển TQLC cuối năm 1971. Ông đã sát cánh với hơn 700 chiến sĩ VNCH đồn trú tại căn cứ Alpha 2 nằm trong tỉnh lỵ Đông Hà. [Chức vụ sau cùng của TQLC John Ripley là Đại tá TQLC Mỹ (USMC) – DCVOnline]
Trung Tá Lê Bá Bình trình diện Tiểu Đoàn 3 TQLC cuối năm 1962 với chức vụ thiếu úy và đã tham dự nhiều trận đánh trên khắp các vùng chiến thuật. Ông từng được huấn luyện tại Trường Căn Bản Quantico tại Virginia năm 1964. Năm 1972, ông giữ chức vụ Thiếu Tá -Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3 TQLC.
Thiếu tá Lê Bá Bình đứng ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9, 1972. Nguồn: OntheNet
Thiếu tá Lê Bá Bình đứng ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9, 1972. Nguồn: OntheNet
Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” (tên tiếng Anh: Easter Offensive) là một kế hoạch táo bạo của Bắc Việt nhằm đánh một trận quyết định để tiêu diệt nền Cộng Hòa miền Nam đang mất dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Giữa trưa ngày 30 tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đã phối hợp bộ binh, thiết giáp, pháo binh cộng thêm hệ thống phòng không tối tân nhất của Liên Xô đã viện trợ, đồng loạt tấn công 12 căn cứ quân sự VNCH trải dài từ Đông sang Tây trong vùng phi quân sự và từ Bắc xuống Nam sát với biên giới Lào. Những đợt pháo kích đầu tiên nhắm vào các vị trí pháo binh VNCH mà chúng đã rõ. Đàng sau những cuộc pháo kích là hơn 30.000 lính Bắc Việt và – lần đầu tiên tại VN – xuất hiện hàng trăm chiến xa T-54 và PT-76 do Liên Xô cung cấp. Không chỉ hạn chế ở các mục tiêu quân sự, Cộng quân còn pháo kích vào các khu đông dân cư nhằm gieo rắc hoảng loạn và phá chặn các mạng lưới giao thông quan trọng, từ đó làm chậm thêm phản ứng của Quân Lực VNCH.
Thiếu tá Lê Bá Bình đứng ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9, 1972. Nguồn: OntheNet
Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” (tên tiếng Anh: Easter Offensive) là một kế hoạch táo bạo của Bắc Việt nhằm đánh một trận quyết định để tiêu diệt nền Cộng Hòa miền Nam đang mất dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Giữa trưa ngày 30 tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đã phối hợp bộ binh, thiết giáp, pháo binh cộng thêm hệ thống phòng không tối tân nhất của Liên Xô đã viện trợ, đồng loạt tấn công 12 căn cứ quân sự VNCH trải dài từ Đông sang Tây trong vùng phi quân sự và từ Bắc xuống Nam sát với biên giới Lào. Những đợt pháo kích đầu tiên nhắm vào các vị trí pháo binh VNCH mà chúng đã rõ. Đàng sau những cuộc pháo kích là hơn 30.000 lính Bắc Việt và – lần đầu tiên tại VN – xuất hiện hàng trăm chiến xa T-54 và PT-76 do Liên Xô cung cấp. Không chỉ hạn chế ở các mục tiêu quân sự, Cộng quân còn pháo kích vào các khu đông dân cư nhằm gieo rắc hoảng loạn và phá chặn các mạng lưới giao thông quan trọng, từ đó làm chậm thêm phản ứng của Quân Lực VNCH.
Với tình hình chiến sự thảm hại diễn ra khắp phía Bắc Vùng I Chiến Thuật, Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh cho những người Mỹ phải rút ra khỏi TTHQCT Ái Tử. Riêng Trung Tá Gerry Turley, với tư cách là sĩ quan Hoa Kỳ thâm niên nhất, phải ở lại điều hành công việc với một nhóm nhỏ và tiếp tục hướng dẫn các hỏa lực yểm trợ cho đến khi nào tổng hành dinh mới được thiết lập xong. Dĩ nhiên Turley không đồng ý với quyết định ấy với lý do mình chỉ là “một thằng TQLC ghé thăm”. Thế nhưng, cuối cùng “gã TQLC” này vẫn phải nhận lãnh trọng trách.
Rạng sáng ngày Chúa Nhật-Lễ Phục Sinh, khi 10 căn cứ hỏa lực lớn đã bị Cộng quân chiếm đoạt, khi xe tăng địch đã tàn phá hết phía bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, khi trong vùng chẳng còn mục tiêu nào đáng cho chúng tấn công nữa, Trung Tá Turley nhận ra rằng mũi nhọn tiến công của chiến xa và bộ binh Bắc Việt đang nhắm thẳng tới Đông Hà. Nếu chúng vượt qua được cây cầu này thì toàn bộ tỉnh Quảng Trị, và rồi Huế, sẽ lọt vào tay bọn chúng. Không cần suy tính lâu, Turley quyết định: bằng mọi giá phải phá nổ cây cầu Đông Hà. Trớ trêu thay, vì thời tiết xấu không thể xử dụng lực lượng Không Quân để ném bom, do đó cách duy nhất là phải có người trèo lên cầu và đặt chất nổ.
Cầu Đông Hà đã được “Toán Ong Biển” – một tiểu đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ, xây mới vào năm 1967. Đó là một con “mãnh long” kiên cố có bộ khung bê tông và thép khổng lồ với những phiến gỗ chắc nịch. Để chống lại sự phá hoại của bọn đặc công, những hàng rào xích sắt và dây kẽm gai được dựng lên dày đặc dưới gầm cầu. Muốn phá hủy cây cầu ấy dù trong lúc bình thường cũng không hề là điều dễ dàng, nên khi ra mệnh lệnh cho toán Alpha 2–Bình/Ripley: “somehow destroy the bridge”, Turley hiểu rõ rằng ông đã ký vào bản khai tử cho họ.
Để đến gần Cầu Đông Hà, toán Alpha 2 đã bắn hư một chiếc xe tăng T-54. Khi thấy Cộng quân không tỏ dấu hiệu tiến lên thêm, John Ripley, Jim Smock và Lê Bá Bình nhanh chóng chạy tới chân cây cầu. Bộ ba chỉ có chưa đầy 4 tiếng đồng hồ và 500 cân thuốc nổ để thực hiện sứ mạng. Ripley từng được huấn luyện tại trường US Army’s Ranger School. Tại đây, ông đã được học về cách xử dụng chất nổ. Do đó, trong toàn thể binh sĩ nhóm Alpha 2, Ripley là người duy nhất biết cách phá hủy cây cầu. Trước tiên, Ripley đu người qua những hàng rào kẽm gai sắc lẻm. Sau khi nhận khối thuốc nổ do đồng đội chuyển qua rào, ông phải thực hiện công việc khó khăn nhất: leo lên cầu. Với sức mạnh và sự dẻo dai không ngờ, Ripley bám lấy những thanh sắt chữ I, đu người lên, và cuối cùng, bò vào trong khoang cầu. Bên dưới cầu là dòng nước sông chảy xiết, sẵn sàng cuốn phăng đi kẻ nào không may tuột tay rớt xuống. Phải mất 12 lần “đánh đu tử thần”, Đại Úy John Ripley mới đặt được hết toàn bộ khối thuốc nổ dọc theo cầu. Bốn tiếng đồng hồ tưởng chừng vô tận! Và rồi đất trời rung chuyển với một tiếng nổ vang dội. Ngày 2 tháng Tư năm 1972, Cầu Đông Hà bị phá hủy.
Tranh của Đại tá Charles Waterhouse của Đại tá John Ripley treo lủng lẳng trên sông Cửa Việt như Angry lính Bắc Việt bắn vào anh ta. Nguồn:http://nobility.org/
Tranh của Đại tá Charles Waterhouse vẽ cảnh Đại úy John Ripley đu lủng lẳng trên cầu Đông Hà ở sông Cửa Việt trong làn mưa đạn của cộng quân Bắc Việt. Nguồn: http://nobility.org/
“Cưỡi Ngọn Sấm”, tuy nhiên, không phải là câu chuyện chỉ có cơ bắp và hành động, cũng không phải là truyện ca ngợi vài đấng anh hùng theo kiểu phim Viễn Tây. Để kể lại thấu đáo “Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” thì bên cạnh những nhân vật sáng chói như Turley, Ripley, Bá Bình, tác giả đã không bỏ quên những con người khác. Họ là những chiến sĩ Mỹ và Việt như Phillip, Eisenstein, Goggin, Lương, Nhã, Lượm,.. Họ cũng chính là vợ con, cha mẹ của các chiến sĩ đang ngày đêm trông ngóng tin xa như Bunny, Moline, Bành Cầm. Họ còn là những người dân bất hạnh vô tên vô tuổi bị Cộng quân tàn sát trên đường chạy loạn mà hình ảnh thảm khốc của họ đã đập vào mắt những người lính đang cố thủ tiền đồn. Chính tình cảm, suy tư, hành động của những nhân vật tưởng chừng không quan trọng ấy đã tạo nên cái nền vững chắc để rồi trên đó những người anh hùng mới có đủ quyết tâm và dũng khí để làm những điều họ phải làm.
Tranh của Đại tá Charles Waterhouse vẽ cảnh Đại úy John Ripley đu lủng lẳng trên cầu Đông Hà ở sông Cửa Việt trong làn mưa đạn của cộng quân Bắc Việt. Nguồn: http://nobility.org/
“Cưỡi Ngọn Sấm”, tuy nhiên, không phải là câu chuyện chỉ có cơ bắp và hành động, cũng không phải là truyện ca ngợi vài đấng anh hùng theo kiểu phim Viễn Tây. Để kể lại thấu đáo “Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” thì bên cạnh những nhân vật sáng chói như Turley, Ripley, Bá Bình, tác giả đã không bỏ quên những con người khác. Họ là những chiến sĩ Mỹ và Việt như Phillip, Eisenstein, Goggin, Lương, Nhã, Lượm,.. Họ cũng chính là vợ con, cha mẹ của các chiến sĩ đang ngày đêm trông ngóng tin xa như Bunny, Moline, Bành Cầm. Họ còn là những người dân bất hạnh vô tên vô tuổi bị Cộng quân tàn sát trên đường chạy loạn mà hình ảnh thảm khốc của họ đã đập vào mắt những người lính đang cố thủ tiền đồn. Chính tình cảm, suy tư, hành động của những nhân vật tưởng chừng không quan trọng ấy đã tạo nên cái nền vững chắc để rồi trên đó những người anh hùng mới có đủ quyết tâm và dũng khí để làm những điều họ phải làm.
“Cưỡi Ngọn Sấm” – qua 700 trang sách, trong khi kể về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 nhưng không quên nhắc lại Tết Mậu Thân 1968; trong khi kể về sự thành lập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nhưng vẫn nhắc đến các cuộc huấn luyện TQLC tại Hoa Kỳ, kể chi tiết về các trận đánh và cũng rất tỉ mỉ trong các vấn đề kỹ thuật. Cuộc sống và tâm tư của thân nhân các chiến sĩ được mô tả cặn kẽ dù đó là Bunny-vợ Turley, Moline-vợ Ripley, hay Bành Cầm-vợ Bá Bình, cho thấy dù Mỹ hay Việt bất kỳ người vợ lính nào cũng đều phải chịu đựng những thiệt thòi, lo sợ, đau đớn không khác gì nhau.
Những gì còn đọng lại trong tâm trí những người đã từng thấy, từng nghe, về trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa thường là cảnh tượng kinh hoàng của bom đạn, hỗn loạn và xác chết. Thế nhưng, ít ai biết trong những thời khắc đau thương tột cùng ấy đã từng có những câu chuyện cảm động về tình người, tình chiến hữu mà “Cưỡi Ngọn Sấm: Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” là một.
***
Người viết bài này thuộc một thế hệ lớn lên sau chiến tranh, trong đời chưa từng nghe một tiếng súng nổ, một tiếng bom rơi dù sống ngay trong lòng nước Việt từ 1962. Cuộc sống hồn nhiên của đứa nhỏ ấy trong nhiều năm dài có được là do đâu? Nếu như năm 1972 miền Nam bị rơi vào tay Cộng quân thì nó sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy chợt bùng lên sau khi đọc những dòng máu lệ Ride The Thunder, và rồi cứ ở mãi trong đầu…
Người viết bài này thuộc một thế hệ lớn lên sau chiến tranh, trong đời chưa từng nghe một tiếng súng nổ, một tiếng bom rơi dù sống ngay trong lòng nước Việt từ 1962. Cuộc sống hồn nhiên của đứa nhỏ ấy trong nhiều năm dài có được là do đâu? Nếu như năm 1972 miền Nam bị rơi vào tay Cộng quân thì nó sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy chợt bùng lên sau khi đọc những dòng máu lệ Ride The Thunder, và rồi cứ ở mãi trong đầu…
Phải cần bao nhiêu hy sinh mới có được Tự Do?
Câu trả lời ở những chiến sĩ quyết tâm giữ vững bờ cõi thật đơn giản:
Chỉ cần duy nhất một hy sinh – Đó là hy sinh mạng sống của chính mình.
Những ngày cuối năm 2014.
Trịnh Bình An
http://dcvonline.net/2014/12/30/cuoi-ngon-sam/
http://dcvonline.net/2014/12/30/cuoi-ngon-sam/
Xin giới thiệu buổi trình chiếu phim "Ride the thunder" của tác giả Richard Botkin vào ngày thứ Bảy 28 tháng 3 năm 2015 tại Regency Theaters, Nam Cali.
Trân trọng kính mời quý vị tham dự buổi lễ trình chiếu phim "Ride The Thunder" vào ngày Thứ Bẩy 28 tháng Ba năm 2015 lúc 10:00AM tại rạp REGENCY THEATRES số 6721 Westminster Blvd Westminster, CA 92683.
Trân trọng kính mời quý vị tham dự buổi lễ trình chiếu phim "Ride The Thunder" vào ngày Thứ Bẩy 28 tháng Ba năm 2015 lúc 10:00AM tại rạp REGENCY THEATRES số 6721 Westminster Blvd Westminster, CA 92683.
Phim sẽ được chiếu trong suốt một tuần lễ từ ngày 27 tháng Ba năm 2015 đến ngày 2 tháng Tư năm 2015.
Đây là một cuốn phim dựa trên nhật ký trong tù cải tạo Nam Hà của Trung tá Lê Bá Bình, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 "Sói Biển" TQLC VNCH. Cuốn phim ca ngợi tình huynh đệ chi binh giữa người chiến binh VNCH và bạn đồng minh Hoa Kỳ là Đại úy John Ripley, cố vấn cho Tiểu Đoàn 3 TQLC VNCH. Họ đã cùng nhau lập chiến công vang dội, phá sập cây cầu Đông Hà và chận đứng được bước tiến của chiến xa Bắc Việt trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Sau đó cả hai đã phải chịu những hoàn cảnh nhục nhằn do sự thiên lệch của giới thông tin báo chí thế giới. Khi trở về nước, John Ripley đã bị dư luận Hoa Kỳ lên án nặng nề, còn Trung tá Lê Bá Bình thì bị Cộng sản giam nhốt trong tù cải tạo 12 năm trời ròng rã. Tuy nhiên họ vẫn ngửng mặt tự hào chưa từng thua trận ngoài chiến địa và đã hoàn thành sứ mạng đối với đất nước. Kết cuộc bi thảm của cuộc chiến Việt Nam nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của họ mà do những âm mưu chính trị của chính phủ Hoa Kỳ vào thờì kỳ đó.
Cuốn phim nói lên một phần sự thật của chiến tranh Việt Nam và đặc biệt trả lại danh dự cho Quân Lực VNCH và các chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam.
Một điểm nổi bật trong cuốn phim này là lần đầu tiên những cảnh tù cải tạo với các chi tiết chính xác được đưa lên màn ảnh Hoa Kỳ và tố cáo trước dư luận thế giới sự tàn ác của Cộng sản đối với những thành phần làm việc cho chế độ cũ của Việt Nam Cộng Hòa.
Đây là một cuốn phim không thể bỏ qua nhân dịp tưởng niệm 40 năm ngày mất nước!!!
Một đoạn chiếu thử có thể xem tại đây:
www.ridethethundermovie.com
www.ridethethundermovie.com
Xin chân thành cảm ơn quý vị
Lý Văn Quý
Lý Văn Quý
Mộng Xuân
Mộng Xuân
Bài Mộng Xuân bằng chữ Nôm
Chuyển sang Quốc Ngữ:
Thử toán đời người được mấy gang
Mộng xuân một khắc đáng ngàn vàng
Mê man Trang tử hồn hồ điệp
Say tỉnh Dương phi giấc hải đường
Phú quý dường bao cơn chớp mắt
Phong lưu được mấy quãng đêm trường
Thế gian lắm kẻ dư tiền bạc
Ta đố mua sao được một trường.
Mộng xuân một khắc đáng ngàn vàng
Mê man Trang tử hồn hồ điệp
Say tỉnh Dương phi giấc hải đường
Phú quý dường bao cơn chớp mắt
Phong lưu được mấy quãng đêm trường
Thế gian lắm kẻ dư tiền bạc
Ta đố mua sao được một trường.
Tâm sự khi xuân về của một nhà thơ Việt Nam tài danh hậu bán thế kỷ XIX được ghi lại bằng hai thứ văn tự, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Mộng xuân, một bài thơ trữ tình, tác giả chán thế sự, nản nhân tình, quay về với mộng, đánh dấu tâm trạng bi quan của giới sĩ phu Việt Nam khi quốc biến gia vong kể từ lúc Lục tỉnh miền Nam lọt vào tay người Pháp (1862-67), không bao lâu thành Hà nội hai lần thất thủ (1873-1882), rồi Hiệp ước Patenôtre ra đời (1884) và kinh thành Huế chìm trong khói lửa (1885).
Hai hình thức văn tự của một bài thơ ghi dấu một thành tựu khả quan trên tiến trình vô cùng quý báu của tiền nhân chúng ta, thực hiện nỗ lực Việt-hóa chữ Hán cũng như mẫu tự La tinh.
Khi chưa tiếp xúc với Tây phương chúng ta đã có văn tự riêng là chữ Nôm, độc lập hẳn với chữ Hán của phương Bắc. Tới lúc Âu-Á giao thoa, tiền nhân lại thích ứng rất mau, chấp nhận và cải biến chữ Quốc ngữ trước chỉ dùng trong phạm vi truyền giáo, thành công cụ truyền thông và học thuật cho quốc gia. Hậu thế tự hào với di sản quý báu, chữ Nôm cũng như chữ Quốc ngữ vĩnh viễn coi là văn tự của nòi Việt. Trí thức người Hoa không thể đọc được chữ Nôm cho dù nó được ghép bởi nhiều thành phần Hán tự. Tương tự, giới khoa bảng Âu Mỹ muốn đọc chữ Quốc ngữ cũng phải ghép vần theo cách phát âm của người Việt.
Trở lại giấc Mộng xuân khi mùa hoa trở về và thử tìm hiểu nỗi lòng u uẩn của tác giả buổi giao thời cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Nhưng đó là tâm sự của nhà thơ nào thế?
Trở lại giấc Mộng xuân khi mùa hoa trở về và thử tìm hiểu nỗi lòng u uẩn của tác giả buổi giao thời cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Nhưng đó là tâm sự của nhà thơ nào thế?
Tác giả là Ông Vua Thơ Nôm Trần Tế Xương. Xưa nay chúng ta thường nghe nói nhà thơ Non Côi Sông Vị là cây bút trào phúng xuất sắc nên đôi khi bỏ sót không để ý tới nguồn cảm hoài lai láng của một kẻ tài hoa sinh bất phùng thời.
Trần Tế Xương sinh năm 1870 khi nhà Nguyễn suy vong, lớn lên giữa lúc phong trào Cần vương, Văn thân bắt đầu khi vua Hàm Nghi chạy ra Tân sở (1888) và trưởng thành vào lúc chủ quyền đất nước dần dần lọt vào tay thực dân. Các làn sóng bảo hoàng, bảo quốc trên dải quê hương từ Trung vào Nam ra Bắc dần dần tan rã, dẫn tới Nho học suy tàn như nhà thơ cảm khái:
Trần Tế Xương sinh năm 1870 khi nhà Nguyễn suy vong, lớn lên giữa lúc phong trào Cần vương, Văn thân bắt đầu khi vua Hàm Nghi chạy ra Tân sở (1888) và trưởng thành vào lúc chủ quyền đất nước dần dần lọt vào tay thực dân. Các làn sóng bảo hoàng, bảo quốc trên dải quê hương từ Trung vào Nam ra Bắc dần dần tan rã, dẫn tới Nho học suy tàn như nhà thơ cảm khái:
Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học chín người thôi!
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi!
Mười người đi học chín người thôi!
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi!
Nhà thơ sau “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” cũng giã từ lều chõng và tìm quên trong hưởng lạc, cầu nhàn “một trà, một rượu, một đàn bà” hoặc “hay hát hay chơi hay nghề xuống lõng” như ông tự họa.
Nhưng lạc thú nhân sinh có giúp nhà thơ quên nỗi khắc khoải trước vận nước chông chênh và nhân tình đen bạc hay không? Hiển nhiên có giây phút tạm quên nhưng nhiều lúc khó xóa trong tâm tư!
Quên lúc xuân phơi phới trở về trên những cánh đồng hoa không xa hồ Khoái Đồng, giáp bến Vị Hoàng, và vào lúc thi hứng đương nồng nhà thơ viết câu đối Tết:
Nhưng lạc thú nhân sinh có giúp nhà thơ quên nỗi khắc khoải trước vận nước chông chênh và nhân tình đen bạc hay không? Hiển nhiên có giây phút tạm quên nhưng nhiều lúc khó xóa trong tâm tư!
Quên lúc xuân phơi phới trở về trên những cánh đồng hoa không xa hồ Khoái Đồng, giáp bến Vị Hoàng, và vào lúc thi hứng đương nồng nhà thơ viết câu đối Tết:
Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu giang hồ khí cốt.
(Phẩm giá cao quý nhất trong nhân gian là hưởng tình gió trăng, phong lưu nhất đời là giữ trọn khí phách giang hồ.)
Tối thế thượng chi phong lưu giang hồ khí cốt.
(Phẩm giá cao quý nhất trong nhân gian là hưởng tình gió trăng, phong lưu nhất đời là giữ trọn khí phách giang hồ.)
Ở tuổi 30 chí không thành, danh không toại, chỉ với thành tựu khiêm tốn “tú rốt bảng trong năm giáp ngọ”, tình lại không thỏa thuở tay trắng mộng đầy, thi nhân tìm an ủi trong giấc mộng.
Nòi tình là thế. Thế hệ trước, Cao Bá Quát đã trộn mộng với thực “đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt”, và thế hệ sau Tản Đà đã từng “tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời” và Vũ Hoàng Chương nhiều phen khắc khoải trong lửa túy hương:
Nòi tình là thế. Thế hệ trước, Cao Bá Quát đã trộn mộng với thực “đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt”, và thế hệ sau Tản Đà đã từng “tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời” và Vũ Hoàng Chương nhiều phen khắc khoải trong lửa túy hương:
Ta nhớ tiền thân, phòng lại ngỏ…
Giấc hồ thơm tóc gái Liêu trai.
Giấc hồ thơm tóc gái Liêu trai.
Phải chăng trong giấc mộng thi nhân tạm quên được sóng gió của hoàn cảnh, sầu đau của thân thế? Mộng xuân phải chăng là giấc mơ tuổi trẻ, là hạnh phúc lứa đôi, là “phụng” cầu được “hoàng”, là uyên ương kề mỏ ríu rít đua ca?
Thực vậy, Mộng xuân thường được hiểu là là mộng đẹp, mộng tình yêu, mộng non Vu, đỉnh Giáp, là giấc mơ Liêu Trai như Vũ Hoàng Chương từng ca tụng:
Thực vậy, Mộng xuân thường được hiểu là là mộng đẹp, mộng tình yêu, mộng non Vu, đỉnh Giáp, là giấc mơ Liêu Trai như Vũ Hoàng Chương từng ca tụng:
Dăm gã thư sinh vừa lạc đệ
Mươi nàng xuân nữ sớm chìm châu
Cảm thương một phút bừng ân ái
Miếu nguyệt cầu sương gặp gỡ nhau.
Mươi nàng xuân nữ sớm chìm châu
Cảm thương một phút bừng ân ái
Miếu nguyệt cầu sương gặp gỡ nhau.
Cuộc sống của con người quá ngắn ngủi, đường đời trắc trở, việc đời, mười chuyện thì chín không như ý, nên mộng xuân dù chỉ chỉ tồn tại một khắc trong đêm trường cũng vô cùng giá tri. Nguyễn Du từng viết: “Ngày vui ngắn chẳng tầy gang”. Gang tay đã ngắn mà những cuộc vui trong đời lại còn ngắn hơn? Câu hỏi chẳng cần tìm câu trả lời vì mấy ai chưa từng cảm nhận như câu đầu của bài Mộng xuân:
Thử toán đời người được mấy gang!
Ngày vui dễ rơi vào mùa xuân vì mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ, thời tiết lại ấm áp, hoa cỏ đâm chồi nảy lộc, lại là lúc có nhiều cơ hội bên nhau nên người đa cảm thường tiếc xuân, hoài xuân khi xuân qua.
Đêm chỉ là một phần của ngày nên đêm xuân càng quý. Cũng vì lẽ ấy Tô Thức của đời Tống từng viết “xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim” (đêm xuân một khắc giá nghìn vàng) và Trần Tế Xương khẳng định:
Đêm chỉ là một phần của ngày nên đêm xuân càng quý. Cũng vì lẽ ấy Tô Thức của đời Tống từng viết “xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim” (đêm xuân một khắc giá nghìn vàng) và Trần Tế Xương khẳng định:
Mộng xuân một khắc đáng ngàn vàng
Trở lại vấn đề tại sao nhà thơ hay tìm đến mộng? Hoàn cảnh đất nước dầu sôi lửa bỏng đã từng khiến Nguyễn Khuyến nghe cuốc kêu trong đêm khuya, từng tâm sự: “hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.”
Cuộc đời vô thường, thân thế ba đào, kẻ đa cảm đa sầu thường tìm tới mộng, nào “mộng lớn, mộng con” như Tản Đà từng xây. Thế giới mộng rất quyến rũ, huyền ảo, nhiều chất men, giúp ta trốn lẩn thực tại như Trang Tử khi xưa mộng thấy hóa bướm và khi tỉnh dậy thì không biết mình là bướm hay là Trang sinh nữa.
Mộng cũng giúp thực hiện những ước vọng mà trong đời thực không hy vọng thỏa. Hàn mặc tử từng than “làm sao giết chết người trong mộng!” Đó là mộng tình, mộng tình yêu tượng trưng bằng hình ảnh mỹ nhân Dương Quý Phi đắm chìm trong thanh sắc trong cung điện của Đường Minh Hoàng ở Trường an.
Thế giới mộng được khắc sâu: Hồn hồ điệp của Trang Tử (từ thơ của Lý Thương Ẩn đời Đường trong bài Cẩm sắt) đối với Giấc hải đường của Dương Quý Phi (mượn tứ thơ của Tần Quan đời Tống trong khúc Hải đường xuân) thực chỉnh, thực rõ vì đã nói lên được phạm vi bao la của mộng xuân, đẹp nhưng phù du ngắn ngủi:
Cuộc đời vô thường, thân thế ba đào, kẻ đa cảm đa sầu thường tìm tới mộng, nào “mộng lớn, mộng con” như Tản Đà từng xây. Thế giới mộng rất quyến rũ, huyền ảo, nhiều chất men, giúp ta trốn lẩn thực tại như Trang Tử khi xưa mộng thấy hóa bướm và khi tỉnh dậy thì không biết mình là bướm hay là Trang sinh nữa.
Mộng cũng giúp thực hiện những ước vọng mà trong đời thực không hy vọng thỏa. Hàn mặc tử từng than “làm sao giết chết người trong mộng!” Đó là mộng tình, mộng tình yêu tượng trưng bằng hình ảnh mỹ nhân Dương Quý Phi đắm chìm trong thanh sắc trong cung điện của Đường Minh Hoàng ở Trường an.
Thế giới mộng được khắc sâu: Hồn hồ điệp của Trang Tử (từ thơ của Lý Thương Ẩn đời Đường trong bài Cẩm sắt) đối với Giấc hải đường của Dương Quý Phi (mượn tứ thơ của Tần Quan đời Tống trong khúc Hải đường xuân) thực chỉnh, thực rõ vì đã nói lên được phạm vi bao la của mộng xuân, đẹp nhưng phù du ngắn ngủi:
Mê man Trang tử hồn hồ điệp
Say tỉnh Dương phi giấc hải đường
Say tỉnh Dương phi giấc hải đường
Từ hai câu thực của bài (câu 3 và 4) chuyển sang hai câu luận (5 và 6), nhà thơ bàn thêm về giá trị mộng xuân. Thử nghĩ thì rõ. Muốn đuổi theo giàu sang phải tốn bao tâm huyết, nếm trải biết bao đắng cay, nhục nhã. Thế mà phú quý thoảng qua như Nguyễn Công Trứ từng viết:
Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao. Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào! Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.
Do đó, ý thức được nguồn vui trong mộng dễ đắm say, rất mãnh liệt và khó tìm nên phải trân trọng vì đêm trường qua mau và lắm mộng xuất hiện và nhiều khi là ác mộng. Đừng để như nhà thơ Lưu Trọng Lư sau này than thở:
Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh
Mộng đẹp trong chăn đã biến rồi!
Mộng đẹp trong chăn đã biến rồi!
Nhà thơ nhận chân điều này mới nhắn nhủ ta rằng giấc mộng đẹp vô giá tới mức nào:
Phú quý dường bao cơn chớp mắt
Phong lưu được mấy quãng đêm trường
Phong lưu được mấy quãng đêm trường
Cũng từ đó thi hứng dâng cao, tác giả tỏ vẻ tự hào mình là kẻ “giang hồ khí cốt” hơn đời và “phong lưu tài tử” vượt thế tục mới hưởng được một tràng mộng xuân:
Thế gian lắm kẻ dư tiền bạc
Ta đố mua sao được một trường.
Ta đố mua sao được một trường.
Bài Mộng xuân là nguồn thi hứng thực của kẻ tự nhận là “bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, rượu chè trai gái đủ trăm khoanh”. Tám câu thơ là chất men đậm đà, chân thực dù chứa trong một cái bình cũ là thơ luật thất ngôn bát cú và điển cố văn chương. Xét kỹ, trong cái cũ lại có cái mới, mới ở sự sáng tạo từ-hoa cổ điển để bày tỏ nỗi lòng sinh động của cả một thế hệ nho sĩ.
Thưởng thức văn học cũ, chẳng mấy ai quên những điển cố quen thuộc như Trang Tử hóa bướm, Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng. Nhà thơ sông Vị, chỉ tiếp nối và nâng cao mỹ từ pháp bóng bẩy từ Cung oán ngâm khúc của Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều và Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nguyễn Du từng ca tụng mộng xuân trong cuộc Kim-Kiều buổi sơ ngộ bằng câu chuyện Tương vương mơ thần nữ:
Thưởng thức văn học cũ, chẳng mấy ai quên những điển cố quen thuộc như Trang Tử hóa bướm, Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng. Nhà thơ sông Vị, chỉ tiếp nối và nâng cao mỹ từ pháp bóng bẩy từ Cung oán ngâm khúc của Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều và Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nguyễn Du từng ca tụng mộng xuân trong cuộc Kim-Kiều buổi sơ ngộ bằng câu chuyện Tương vương mơ thần nữ:
Bâng khuâng đỉnh giáp, non thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Còn Cung oán đã từng khẳng định:
Trên trướng gấm chí tôn vòi vọi
Những khi nào gần gũi quân vương
Dẫu mà tay có ngàn vàng
Đố ai mua được một tràng mộng xuân.
Trên trướng gấm chí tôn vòi vọi
Những khi nào gần gũi quân vương
Dẫu mà tay có ngàn vàng
Đố ai mua được một tràng mộng xuân.
Mấy ai quên tiếng đàn Thúy kiều ru Kim trọng vào cơn mộng đẹp:
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh
Và gần hơn, nhiều người vẫn nhớ Nguyễn Khuyến toan hóa bướm nhưng giật mình tỉnh dậy vì những biến cố lịch sử xảy ra quanh mình:
Và gần hơn, nhiều người vẫn nhớ Nguyễn Khuyến toan hóa bướm nhưng giật mình tỉnh dậy vì những biến cố lịch sử xảy ra quanh mình:
Tựa gối bên mành toan háo bướm
Gió thu lạnh lẽo lá vàng rơi!
Gió thu lạnh lẽo lá vàng rơi!
Tóm lại, Mộng xuân của Trần Tế Xương không phải dùng sáo ngữ, không phải chỉ khai thác hình ảnh ước lệ trong văn chương mà nâng cao khả năng Việt-hóa điển cố quen thuộc. Quá trình Thoát-Hán trong thơ Trần Tế Xương đã lên tới mức cao.
Về nội dung, bài Mộng xuân cho thấy rõ hơn bản chất tình cảm của nhà thơ. Tình cảm phong phú, không thỏa nên phát ra thành lời. Từ đó những vần thơ trào phúng, mỉa mai thói đời, chế giễu cái hư tật xấu của người đời xuất hiện và cũng từ đó là nhiều vần tự trào phản ánh cốt cách có chút kiêu kỳ, ngạo mạn và hơi hướng khoa trương về mình. Nhưng bên ngoài cái vỏ ngang tàng, tự hào tự giễu, tự cao của Trần Tế Xương thì tâm tư của ông chứa đầy nỗi u hoài, nào là nhớ bạn, nào là hoài cổ như từng tự thú:
Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn
Đêm nảo, đêm nao tớ cũng buồn
Đêm nảo, đêm nao tớ cũng buồn
Nhất là trước cảnh đường xưa, sông cũ đổi thay, nhà thơ càng ngao ngán:
Sông kia rầy đã lên đồng,
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Ngày nay kẻ ly hương hàng chục năm có dịp quay về chốn cũ hẳn chia sẻ tâm trạng với Trần Tế Xương như ngày nào Tạ Tỵ và Hà Thượng Nhân mơ về đường xưa lối cũ của Hà nội xưa.
Bài Mộng xuân trích trong tâp Quốc văn tùng ký, không thấy xuất hiện trong các tập tuyển tập về Trần Tế Xương. Nó có thể là giấc mơ tình thực sự của họ Trần.
Thành Nam còn có giai thoại như nhà văn tiền chiến Nguyễn Công Hoan từng dạy học lâu năm ở quê hương Trần Tế Xương kể lại, rằng nhà thơ đã tan vỡ mối tình đầu với một cô gái đất Vị Xuyên, con gái của ông nghè Nguyễn Công Độ. Đôi trai gái yêu nhau nhưng cụ Nghè không chịu gả con cho lãng tử họ Trần. Tuy hai kẻ yêu nhau đường đời ngăn cách nhưng tâm tình họ vẫn gắn bó. Trần Tế Xương có viết một bài thơ tình kể lại kỷ niệm đôi lứa từ biệt trong một chiều mưa. Đó là bài Áo bông che bạn, gửi người yêu cũ như sau:
Thành Nam còn có giai thoại như nhà văn tiền chiến Nguyễn Công Hoan từng dạy học lâu năm ở quê hương Trần Tế Xương kể lại, rằng nhà thơ đã tan vỡ mối tình đầu với một cô gái đất Vị Xuyên, con gái của ông nghè Nguyễn Công Độ. Đôi trai gái yêu nhau nhưng cụ Nghè không chịu gả con cho lãng tử họ Trần. Tuy hai kẻ yêu nhau đường đời ngăn cách nhưng tâm tình họ vẫn gắn bó. Trần Tế Xương có viết một bài thơ tình kể lại kỷ niệm đôi lứa từ biệt trong một chiều mưa. Đó là bài Áo bông che bạn, gửi người yêu cũ như sau:
Ai ơi, còn nhớ ai không?
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô?
Người đi Tam đảo Ngũ hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
Non non nước nước tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ!
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô?
Người đi Tam đảo Ngũ hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
Non non nước nước tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ!
Một nhà nho nhiều lần lạc đệ, tình đầu không thỏa lại sinh bất phùng thời, cuộc đời từ lúc chào đời tới khi tạ thế, chỉ trải vỏn vẹn có 37 mùa xuân (1870-1907) nhưng cũng nếm đủ dư vị, nỗi đau cá nhân và nỗi buồn từ đất nước trong buổi loạn ly.
Cao Bá Quát từng viết tứ thơ có dịp lan tràn khi có “thắng cảnh, lương thời, thưởng tâm, lạc sự” (cảnh đẹp, lúc thích hợp, xúc cảm, và việc vui mừng.) Mùa xuân đẹp như Chu Mạnh Trinh viết “mùa xuân ai khéo vẽ nên tranh”, dịp Tết là lúc “tháng giêng là tháng ăn chơi”, đổi mới và hy vọng đổi mới gây xúc cảm và sự đoàn viên là nguồn vui thánh thiện lúc tống cựu nghinh tân. Nhưng với nhà thơ nghèo và nếm trải nhiều thất bại từng than:
Cao Bá Quát từng viết tứ thơ có dịp lan tràn khi có “thắng cảnh, lương thời, thưởng tâm, lạc sự” (cảnh đẹp, lúc thích hợp, xúc cảm, và việc vui mừng.) Mùa xuân đẹp như Chu Mạnh Trinh viết “mùa xuân ai khéo vẽ nên tranh”, dịp Tết là lúc “tháng giêng là tháng ăn chơi”, đổi mới và hy vọng đổi mới gây xúc cảm và sự đoàn viên là nguồn vui thánh thiện lúc tống cựu nghinh tân. Nhưng với nhà thơ nghèo và nếm trải nhiều thất bại từng than:
Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi
Mấy khoa hương thí không đâu cả
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi!
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi
Mấy khoa hương thí không đâu cả
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi!
Thì lúc xuân về, Tết đến chỉ khiến lòng dạ thêm rối bời trước nợ nần réo hỏi và gia cảnh đắng cay:
Một đàn rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
Tình riêng đã bi quan, cảnh chung lại nhiều điều trái tai gai mắt:
– Nào là những âm thanh ồn ào chát chúa từ chung quanh vọng lại:
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om xòm trên vách bức tranh gà
– Nào là những âm thanh ồn ào chát chúa từ chung quanh vọng lại:
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om xòm trên vách bức tranh gà
– Nào cảnh muôn vẻ nhố nhăng bày ra trên phố phường:
Khăn là bác nọ to tầy rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành sư có lọng
Xu hào đủng đỉnh mán ngồi xe.
Khăn là bác nọ to tầy rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành sư có lọng
Xu hào đủng đỉnh mán ngồi xe.
Hoặc
Chí cha chí chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là
Chí cha chí chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là
Dân tộc bi thương, đất nước lầm than nhưng ngày Tết đến thiên hạ vẫn lao đầu vào cuộc vui và mơ ước phù hoa mà không nghe lời cảnh tỉnh của kẻ sĩ làng Yên đổ “vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”
Chán cảnh trước mắt, Trần Tế Xương đã mỉa mai thói đời đuổi theo khát vọng phúc-lộc-thọ một cách quá đáng và hể hả trước những lời chúc sáo rỗng, giả dối. Ông vượt lên thói hư tất xấu của người đời và cười cợt lớp thị dân hãnh tiến vô minh. Có điều, cho dù làm thơ trào lộng nhưng ông không giấu tiếng thở dài:
Chán cảnh trước mắt, Trần Tế Xương đã mỉa mai thói đời đuổi theo khát vọng phúc-lộc-thọ một cách quá đáng và hể hả trước những lời chúc sáo rỗng, giả dối. Ông vượt lên thói hư tất xấu của người đời và cười cợt lớp thị dân hãnh tiến vô minh. Có điều, cho dù làm thơ trào lộng nhưng ông không giấu tiếng thở dài:
Dám hỏi những ai nơi cố quận
Rằng xuân xuân mãi thế ru mà!
Rằng xuân xuân mãi thế ru mà!
Thơ xuân của Trần Tế Xương xây dựng bằng chất liệu màu xám, bằng tâm sự riêng hòa với nỗi ưu thời mẫn thế, cho dù lúc cười đời hay tự trào cũng chỉ là “vui là vui gượng kẻo là, ai tri âm đó mặn mà với ai!”
Giấc mơ xuân của ông còn mãi dù mộng tình của thi nhân dang dở. Hậu thế trước đèn lần đọc Quốc văn tùng ký đều cảm thông với nỗi lòng của bậc tài hoa sống cách đây hơn một trăm năm:
Giấc mơ xuân của ông còn mãi dù mộng tình của thi nhân dang dở. Hậu thế trước đèn lần đọc Quốc văn tùng ký đều cảm thông với nỗi lòng của bậc tài hoa sống cách đây hơn một trăm năm:
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ
Tâm sự năm canh một ngọn đèn!
Tâm sự năm canh một ngọn đèn!
Hoàng Yên Lưu
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
Thi Sử
THI SỬ
theo dòng thi sử xem kỳ tích
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long
theo dòng thi sử xem kỳ tích
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long
thuở dựng nước trời xanh ngọc bích
thời xây non đất ánh hồng tâm
truyền thuyết Âu Cơ, lời linh hiển
kẻ lên non, người ra biển tạo đời
kẻ lên non quên lời mẹ dặn
khi vỡ nương, chặt đứt dây nôi
đất vỡ mạch, đời lầm than quá đỗi
hồng hạc bay cánh mỏi nhớ rừng ngô
trên phế tích quách thành chen cỏ rối
người trầm ưu, mùa đợi gió hong mồ
nghiêng bia vỡ, soi trăng tìm cổ tự
viết lại dòng thi sử đã mờ rêu
thắp sáng trầm hương ngày tháng cũ
rọi đường cô phụ trở về kinh!
Cao Nguyên
Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015
Vỗ Cánh Chim Bay
Vỗ Cánh Chim Bay (*)
(Tưởng nhớ nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang)
Hãy ngồi quanh đây
ngồi quanh đây cùng hát
hát xóa niềm đau
trong hoàng hôn của một lớp người
đi trong mưa gió
nhìn ánh lửa tàn
buồn nỗi buồn nhược tiểu!
Hãy ngồi quanh đây
ngồi quanh đây cùng hát
hát chuyện quê ta
bên kia sông
một chiều qua Tuy Hòa
gặp cháu bé lang thang
cần những bàn tay
không lìa nhau
rất cần nhau !
Hãy ngồi quanh đây
Ngồi quanh đây cùng hát
hát cho đồng bào tôi
dưới bầu trời quê hương
lời nguyện cầu hạnh phúc
như hy vọng đã vương lên
như đoàn quân đang thức tỉnh
nhìn gươm thiêng hào kiệt vung lên
ôi đời đẹp vô cùng !
Hãy cùng chúng tôi
hát nữa đi anh
hát trên đường Việt Nam
dưới ánh mặt trời
theo tiếng hát tự do
nhìn đoàn ta ra đi
chuyền tay nhau
ngọn đuốc hồng tuổi trẻ
tôi chờ điều ấy
tôi đã thấy ngày mai
"còn triệu khối kiêu hùng"
trên mọi nẻo đường
Việt Nam quê hương ngạo nghễ !
tôi chờ điều ấy
Anh biết không
Người Du Ca Việt Nam
Nguyễn Đức Quang !
*
Trời California hôm nay
như mây trên cao
Anh vỗ cánh chim bay
vào thiên thu
tôi không chờ điều ấy
Anh biết không
Người Du Ca Việt Nam
Nguyễn Đức Quang !
Cao Nguyên
MD – April 01,2011
-----------------------------------------------
(*) Những dòng chữ in đậm là tên tác phẩm tiêu biểu của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang
Mời vào link chọn bài hát để nghe:
http://lyric.tkaraoke.com/1051/nguyen_duc_quang/
(Tưởng nhớ nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang)
Hãy ngồi quanh đây
ngồi quanh đây cùng hát
hát xóa niềm đau
trong hoàng hôn của một lớp người
đi trong mưa gió
nhìn ánh lửa tàn
buồn nỗi buồn nhược tiểu!
Hãy ngồi quanh đây
ngồi quanh đây cùng hát
hát chuyện quê ta
bên kia sông
một chiều qua Tuy Hòa
gặp cháu bé lang thang
cần những bàn tay
không lìa nhau
rất cần nhau !
Hãy ngồi quanh đây
Ngồi quanh đây cùng hát
hát cho đồng bào tôi
dưới bầu trời quê hương
lời nguyện cầu hạnh phúc
như hy vọng đã vương lên
như đoàn quân đang thức tỉnh
nhìn gươm thiêng hào kiệt vung lên
ôi đời đẹp vô cùng !
Hãy cùng chúng tôi
hát nữa đi anh
hát trên đường Việt Nam
dưới ánh mặt trời
theo tiếng hát tự do
nhìn đoàn ta ra đi
chuyền tay nhau
ngọn đuốc hồng tuổi trẻ
tôi chờ điều ấy
tôi đã thấy ngày mai
"còn triệu khối kiêu hùng"
trên mọi nẻo đường
Việt Nam quê hương ngạo nghễ !
tôi chờ điều ấy
Anh biết không
Người Du Ca Việt Nam
Nguyễn Đức Quang !
*
Trời California hôm nay
như mây trên cao
Anh vỗ cánh chim bay
vào thiên thu
tôi không chờ điều ấy
Anh biết không
Người Du Ca Việt Nam
Nguyễn Đức Quang !
Cao Nguyên
MD – April 01,2011
-----------------------------------------------
(*) Những dòng chữ in đậm là tên tác phẩm tiêu biểu của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang
Mời vào link chọn bài hát để nghe:
http://lyric.tkaraoke.com/1051/nguyen_duc_quang/
Hoàng Đế Quang Trung
HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH MÙA XUÂN KỶ DẬU 1789
Với bản chất cố hữu của “Đại Hán xâm lược” nên triều Thanh nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, Càn Long điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu gồm 20 vạn quân lính và dân phu tiến sang nước ta. Sách sử của nước ta ghi là 20 vạn quân Thanh, trong khi Thanh Sử chỉ chép có 18 ngàn quân chủ lực để biện minh cho sự thất trận. Ngay từ thời Minh mà Minh Thành Tổ đã huy động được hơn 17 vạn quân của 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, đặt dưới quyền điều động của tướng Mao Bá Ôn (1482 - 1545) thì đến triều Thanh, số quân huy động cả Vân Nam, Quý Châu chắc chắn phải bằng hoặc hơn số quân thời Minh. Như vậy, ngoài gần 2 vạn binh sĩ chủ lực mà sách sử Thanh chép là Lục Kỳ binh, còn gọi là Lục Doanh binh, là đơn vị quân đội trong đó quân binh là Hán tộc. Số quân còn lại gồm thổ binh, nghĩa dũng là quân địa phương các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam cũng phải gấp 5, 10 lần quân chủ lực. Ngoài ra phải tính tới số dân phu chuyên chở lương thực và khí giới mỗi thứ mấy chục vạn thì tính tổng cộng cả quân chủ lực, quân địa phương và dân binh có thể lên tới ít nhất là hai mươi vạn người…
Tổng Đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được cử làm Tổng chỉ huy 4 đạo quân xâm lược tiến vào nước ta theo 4 đường. Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt vượt biên giới tiến vào nước ta. Quân Thanh tiến chiếm Thăng Long không tốn một mũi tên một viên đạn nên nảy sinh kiêu căng tự mãn. Tôn Sĩ Nghị giương giương tự đắc huênh hoang tuyên bố: “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để cho chúng tự đem mình đến nạp mạng cho ta …”. Thế nhưng, bài học đầy xương máu của lịch sử buộc Tôn Sĩ Nghị ngoài miệng nói huênh hoang nhưng trong lòng lo sợ nên y phải án binh bất động để nghe ngóng tình hình chưa dám manh động. Hơn nữa ngày tết cận kề nên bọn tướng sĩ giặc lo vui chơi hưởng thụ, quân lính giặc nhân cơ hội này tha hồ cướp bóc hãm hiếp phụ nữ ban ngày ban mặt giữa chốn kinh thành. Lê Chiêu Thống thì ngày ngày sang chầu chực bên dinh Tôn Sĩ Nghị, dâng hết cao lương này đến mỹ vị nọ, nem công chả phượng, rượu thịt ê hề. Để cung ứng nhu cầu không bao giờ đủ cho quân Thanh, tên vua bán nước cầu vinh này phải ra sức đốc thúc quân lương, các châu huyện kêu trời vì không cung ứng nổi. Mấy năm trước nhân dân bị mất mùa nên thóc gạo không đủ ăn, năm nay lại đói kém hơn nữa, thế mà Chiêu Thống lại chia quan đi các nơi hạch sách đốc thúc vơ vét tài sản cuối cùng của người dân đến nỗi “Nhiều nơi dân nghèo phải van xin khóc lóc mà dâng nộp, bao nhiêu lương thực tiền bạc thu được của dân đều đem dâng nộp hết cho bọn giặc …”. Người người ta thán, nhà nhà uất hận. Ngay cả Thái hậu và các trung thần của nhà Lê cũng phải “Kêu trời khi thấy họa diệt vong đến nơi rồi. Lịch sử nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ chưa thấy bao giờ có tên vua luồn cúi đê hèn như thế !!!”.
Ngày 22 tháng 12 năm 1788 tức ngày 25 tháng chạp tết Kỷ Dậu, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn lập đàn “Tế cáo Trời đất” ở phía Nam núi Ngự Bình kinh đô Phú Xuân. Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung: “Giương cao ngọn cờ Đại Nghĩa, thuận lòng Trời hợp ý dân” để làm lễ xuất quân đại phá quân Thanh xâm lược. Sách sử chép rằng “Quân đi đến đâu, các bậc phụ lão bày hương án bên đường còn thanh niên trai tráng khắp nơi đổ về náo nức tòng quân. Quân đến Nghệ An, chỉ trong mấy ngày mà quân số lên đến hơn mười vạn người …”. Danh sĩ Nguyễn Thiếp đất Nghệ An đã về ở ẩn nhưng hết lòng ủng hộ người anh hùng dân tộc chống quân Thanh xâm lược. Trước khí thế của toàn quân toàn dân, danh sĩ đã tiên đoán: “Nếu đánh gấp thì không quá 10 ngày, còn nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà đoán được …”.
Ngày 15 tháng 1 năm 1789, hai đạo quân của Ngô văn Sở và Ngô Thì Nhậm đã hội quân với đại quân tại phòng tuyến Tam Điệp để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công thần tốc quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Chiến dịch “Tổng Tiến Công Thần Tốc” đã được hoạch định với 5 đạo quân tạo thành 5 mũi tiến công đồng loạt các doanh trại, đồn lũy giặc để bẻ gãy thế liên hoàn không cho chúng có thì giờ tiếp cứu lẫn nhau. Ngày 29 tháng chạp, Hoàng Đế Quang Trung tổ chức mở tiệc khao quân cho quân sĩ ăn tết trước để rạng sáng 30 tết xuất quân thần tốc, bất ngờ, quyết chiến quyết thắng. Đêm 29 tết, toàn quân làm lễ “Thệ sư” giữa núi rừng u linh vang lên lời hịch xuất quân của Quang Trung Hoàng Đế:
“Đánh cho được để đen răng Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho xe giặc tan tành, Đánh cho quân thù tơi tả Đánh cho sử sách lưu danh Việt Nam hùng anh Muôn thuở …”.
Đánh cho xe giặc tan tành, Đánh cho quân thù tơi tả Đánh cho sử sách lưu danh Việt Nam hùng anh Muôn thuở …”.
Hoàng đế Quang Trung cùng toàn thể quân sĩ thề quyết tâm giết giặc để mồng 7 tết sẽ vào thành Thăng Long làm lễ “Hạ Nêu” mừng chiến thắng. “Hỡi ba quân tướng sĩ, các ngươi nhớ xem lời ta nói có đúng không?”. Đại danh tướng, Hoàng Đế Quang Trung vừa dứt lời, toàn quân hô dạ vang trời như sấm rền, rung động cả núi rừng … Tiếng trống lệnh xuất quân dồn dập, toàn quân ai nấy náo nức trong lòng, dồn dập tiến bước trong màn đêm lạnh lẽo của núi rừng Tam Điệp chập chùng …
Tảng sáng 30 tết, đại quân đã vượt sông Gián Khẩu tức sông Đáy tấn công các cứ điểm tiền tiêu của giặc. Lần lượt Gián Khẩu, Thanh Quyết rồi Nhật Tảo bị tiêu diệt gọn, không một tên giặc nào chạy thoát. Chiến dịch hành quân thần tốc, bất ngờ bốn hướng tập kích đồng bộ khiến quân giặc bị tiêu diệt gọn không kịp tháo chạy. Đúng nửa đêm mồng 3 tết, quân ta đã bao vây đồn Hà Hồi ở Thường Tín Hà Tây cách Thăng Long chưa đầy 20 cây số. Quân giặc đang say sưa ngủ thì từ 4 phiá, tiếng loa gọi hàng vang như sấm dậy, tiếng trống thúc quân dồn dập, quân ta hàng hàng lớp lớp hô vang “xung phong, xung phong” khiến quân giặc thất kinh hồn vía lên mây chỉ kịp quỳ xuống van lạy đầu hàng, một số hoảng hốt chống cự lại bị giết tại trận.
Đêm mồng 4 tết, cánh quân “Kỵ” của Đô Đốc Đông bất ngờ tập kích vào cứ điểm Đống Đa của giặc. Trong đêm tối, những con rồng lửa từ trên trời đổ ập xuống đầu quân giặc, chúng chưa kịp phản ứng gì thì quân ta đã tràn ngập cứ điểm. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết tạo thành từng gò đống chồng chất xác giặc nên dân gian gọi tên nơi này là gò Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng đường phải treo cổ lên cành Đa tự vẫn. Cửa ngõ Tây Nam Kinh thành đã mở toang cho đoàn kỵ binh tiến như vũ bão vào Thăng Long.
Cùng lúc đó, đại quân do Hoàng Đế Quang Trung đích thân chỉ huy ào ạt tấn công Ngọc Hồi, một cứ điểm quân sự trọng yếu của giặc. Cứ điểm Ngọc Hồi được xây cất công phu kiên cố và có quân số đông nhất do Phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy để bảo vệ cho đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Trong tiếng hò reo, quân ta nhất loạt xung phong, đoàn voi chiến hung hãn xông trận. Hứa Thế Hanh tung đoàn kỵ binh thiện chiến nhất ra ngăn chặn nhưng bị các xạ thủ ngồi trên lưng voi nã từng loạt pháo vào đoàn kỵ binh giặc khiến người ngựa tan thây, hàng ngũ giặc náo loạn, đội hình giặc tan vỡ tức thì, quân giặc hoảng loạn quay đầu dẫm đạp lên nhau chạy vào trong thành tử thủ. Hàng loạt đạn pháo từ trong thành bắn ra nhưng quân ta vẫn tiến công như vũ bão. Đoàn voi chiến chia thành 2 cánh mở đường cho đội xung kích xông lên. Sáu trăm chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt bên hông khiêng một tấm mộc lớn ghép bằng nhiều tấm ván, bên ngoài bện rơm ướt thành một lớp dày, phía sau tấm mộc là 20 chiến sĩ được trang bị “Bạch khí” “Hỏa hổ”, “Hỏa cầu lưu hoàng” và súng “Điểu Thương” lớp lớp tiến lên, tạo thành một bức tường thành di động từ từ áp sát chân thành. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của giặc bắn ra tới tấp. “Khói tỏa mù trời nhưng vẫn không cản được đoàn quân cảm tử. Khi áp sát chân thành lũy, các chiến sĩ xung kích nhất loạt bỏ tấm mộc rồi rút dao xông vào chém giết quân gìặc. Kèn thúc quân, tiếng trống trận Tây Sơn vang lên như sấm dồn chớp giật, hàng hàng lớp lớp quân ta ào ạt xông lên như vũ bão. Tuyến phòng thủ của giặc bị quân ta chọc thủng, quân giặc la hét hoảng loạn tháo chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết giặc thù, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối …”. Trận chiến khốc liệt xảy ra từ sáng sớm đến buổi trưa mồng 5 tết, cứ điểm cuối cùng của quân Thanh bị diệt gọn. Tướng giặc Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thanh bị giết tại trận. Tàn quân tháo chạy vào mũi đột kích của Đô Đốc Bảo, quân ta dồn giặc vào vùng Đầm Mực giết chết hàng vạn tên. Sách sử chép “Mờ sáng ngày mồng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị còn đang hoảng hốt khi được tin Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vận. Nghị chưa kịp hoàn hồn thì lại nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công tan tành. Sợ quá, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp vội nhảy lên mình ngựa chưa kịp thắng yên cương rồi phóng như bay về cầu phao chạy thẳng lên hướng Bắc. Thấy Tướng Tổng Chỉ Huy bỏ chạy, các tướng sĩ thi nhau tháo chạy như ong vỡ tổ … tràn ngập cầu phao, dẫm đạp lên nhau chết vô số kể...”.
Để thoát thân và sợ bị truy đuổi Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh chặt đứt cầu phao, quân Thanh rơi xuống sông chết thây ngập cả dòng sông. Tàn quân Thanh còn lại chạy đến Phượng Nhân thì lại lọt vào ổ phục kích của Đô Đốc Lộc chờ sẵn xông ra tiêu diệt không một tên nào sống sót. Sử triều Thanh chép: “Ngày mồng 2, Duy Kỳ báo cáo quân (Nguyễn) Huệ kéo đến, Tôn Sĩ Nghị kinh hoảng phá vòng vây vượt Phú Lương giang. Cầu phao bị đứt, Thế Hanh và Duy Thăng, Triều Long dẫn mấy trăm quân giao chiến ở phía Nam cầu phao, thua trận. Hứa Thế Hanh chỉ huy các tướng vượt qua sông, bị vây trong trận, tận lực giao chiến mà tử trận”. Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung ngồi trên lưng voi, chiến bào ướt đẫm mồ hôi, đen xạm khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào kinh thành trong tiếng reo hò hoan mừng khôn xiết của già trẻ lớn bé thành Thăng Long. Hai dãy bàn “Hương án” được các bô lão bày dọc hai bên đường nghinh đón Đại đế Quang Trung và đoàn quân bách chiến bách thắng Tây Sơn. Ngày mồng 7 tết, Đại đế Quang Trung tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng vào đúng lễ Hạ Nêu như đã hứa với ba quân theo truyền thống của Việt tộc. Tổng kết chiến dịch diễn ra chưa đầy 5 ngày, đại danh tướng Nguyễn Huệ đã đánh tan tành 20 vạn quân Thanh xâm lược, một kỳ tích có một không hai của thiên tài quân sự lỗi lạc không những của Việt Nam mà cả trong quân sử của thế giới nữa. Đại Đế Quang Trung không những là một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng” mà còn ấp ủ hoài bão thu hồi lãnh thổ xa xưa của Việt tộc. Sau khi dùng kế sách ngoại giao mềm mỏng để có thời gian củng cố quốc phòng, xây dựng một đội quân chủ lực thiện chiến. Hoàng Đế Quang Trung không chấp nhận cống người bằng vàng, cái nợ Liễu Thăng bị chém bay đầu từ thời vua Lê. Vua Thanh Càn Long phải nhượng bộ, trong bài thơ tặng vua Quang Trung, Càn Long tỏ ý hổ thẹn về việc các triều vua trước bắt Việt Nam cống “người vàng”.
Hoàng Đế Quang Trung lệnh cho Ngô Thời Nhiệm làm biểu gửi Tổng Đốc Lưỡng Quảng đòi lại 7 châu thuộc Hưng Hóa của nước ta. Khi thấy triều Thanh làm ngơ chưa chịu giao trả, Quang Trung tức giận nói với các tướng lãnh “Được rồi, cứ thư thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy lực, đầy đủ nhuệ khí thì có gì mà sợ chúng …”. Đầu năm 1792, Hoàng Đế Quang Trung cử Đại tướng Vũ văn Dũng cầm đầu Sứ bộ sang triều Thanh để cầu hôn công chúa con gái Càn Long, đồng thời đưa biểu đòi lại đất Lưỡng Quảng gồm 2 tỉnh Quảng Đông (tên cũ là Việt Đông) và Quảng Tây (Việt Tây) cho Việt tộc. Nhận được biểu tâu, viên Tổng đốc Lưỡng Quảng lo sợ nhưng vẫn phải tâu lên Càn Long. Theo gia phả họ Vũ thì Vũ văn Dũng đã bệ kiến Càn Long và vua Càn Long đã giao cho bộ Lễ nghiên cứu việc gả công chúa cho Quang Trung và đồng ý cho đất tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sự việc mới tiến triển đến đó thì Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà. Việc cử một võ tướng cầm đầu sứ bộ sang cầu hôn để nắm vững đường đi nước bước, địa hình chiến lược mai mốt sẽ tiến đánh Trung Quốc, đồng thời để Càn Long thấy rõ quyết tâm đòi lại đất xưa của Việt tộc. Việc cầu hôn chỉ là cái cớ để chọc giận Càn Long, nếu Càn Long từ chối không giao trả Lưỡng Quảng thì Hoàng Đế sẽ xuất quân đánh chiếm lại Lưỡng Quảng. Vua Thanh Càn Long hẳn cũng hiểu rõ ý định của Quang Trung nhưng cũng biết khả năng quân sự của Quang Trung nên đành chấp nhận gả công chúa và trả lại tỉnh Quảng Tây làm quà sính lễ rồi tính sau.
Hoàng Đế Quang Trung không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một vị vua đức độ, thương dân và trân trọng bảo lưu truyền thống văn hiến của Việt tộc. Trong lịch sử Việt, sau Hồ Quý Ly là Hoàng Đế Quang Trung đã ban chiếu phải dùng chữ Nôm trong việc triều chính, thi cử để phục hưng văn hóa Việt … Thế nhưng bất hạnh thay cho dân tộc, thù trong chưa dẹp, mộng lớn chưa thành thì người anh hùng dân tộc, một đại danh tướng lỗi lạc chưa một lần thất bại đã đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi vào tháng 9 năm 1792, để lại sự mất mát lớn lao cho cả một dân tộc. Bách Việt Từ Đường Tộc Phả đã ghi lại lời nói của Hoàng Đế Quang Trung với các bô lão làng Vân Nội như sau:
“Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là ”CON RỒNG CHÁU TIÊN”, đều từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy.
Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?
Phạm Trần Anh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)