Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Văn Miếu, Quốc Tử Giám
Văn Miếu, Quốc Tử Giám và thi cử thời xưa
Văn Miếu và Quốc Tử Giám tại Hà Nội (xưa là Thăng Long)
Văn Miếu tại Hà Nội ngày nay được xây từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông, để thờ Đức
Khổng Tử và các môn đệ hiền đức của Ngài như: Nhan Uyên, Tăng Xâm, Tử Tư và Mạnh
Tử. Ông Chu Công được tạc thành tượng và 72 tiên hiền được vẽ để thờ..
Quốc tử Giám xây năm 1076 (vua Lý Nhân Tông cho xây), được coi là trường Đại Học đâu
Tiên của Việt Nam, tọa lạc ngay phía sau Văn Miếu, để dạy con em Hoàng gia và con em các
quan trong triều (đời sau mở rộng ra cho dân gian, nhưng phải qua các kỳ thi chọn lọc rất
gắt gao).
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông (đời Lê), cho làm bia Tiến sĩ để khắc tên và sinh quán các
Tiến sĩ (mỗi bia khắc tên các Tiến sĩ đã thi đậu trong 1 khoa thi). Hiện nay còn 82 bia Tiến sĩ
bằng đá, mỗi bia đặt trên lưng một con rùa lớn cũng bằng đá.( Trong vòng 844 năm lịch sử
thi cử tại Việt Nam, kể từ khoa thi thứ nhất (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), đã có hơn
180 khoa thi, với khoảng 2900 sĩ tử thi đậu các kỳ thi cấp trung ương, trong đó ước lượng từ
2313-2318 Tiến sĩ, nhưng chỉ có 1442 vị có đầy đủ hồ sơ chi tiết). Cũng theo sử liệu, có 112
bia Tiến Sĩ, nhưng nay chỉ còn lại 82 bia.
Ngoài Văn Miếu tại Thăng Long (Hà Nội – gần hồ Hoàn Kiếm), những nơi khác trên nước
Việt Nam cũng có xây Văn Miếu như:
1- Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)
2- Văn Miếu Bắc Ninh
3- Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên)
4- Văn Miếu Huế
5- Văn Miếu Diên Khánh (Khánh Hòa)
6- Văn Miếu Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai.
7- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
8- Văn Miếu Nghệ An.
Văn Miếu Hà Nội: Là khu di tích cổ, chung quanh có tường bao xây bằng đá và bằng gạch
Bát Tràng, bên trong chia thành 5 khu vườn rộng, hồ nước và cây cổ thụ.
Từ cổng chính vào Văn Miếu, trên đường Quốc Tử Giám, có khắc “Văn Miếu Môn”và 2 bên
lối vào có 2 rồng đá (thời Lê). Hai bên cổng chính là cổng phụ. (xưa có 3 lối từ cổng chính
vào Văn Miếu, lối giữa dành cho vua, bên trái quan văn, bên phải quan võ).
Qua cổng chính, là khu vườn rộng, trồng nhiều cây cổ thụ, thảm cỏ thẳng hàng rất yên tĩnh,
lối đi dẫn tới cổng Đại Trung Môn. Qua Đại Trung Môn là khu thứ 2, dẫn tới Khuê Văn
Các. Sau Khuê Vân Các là khu thứ 3, dẫn tới Đại Thành Môn (giữa 2 cổng này là Thiên
Quang tĩnh xây giống như cái hồ nước, rất trong, lối đi phải vòng quanh giếng).
Hai bên giếng là 8 căn nhà ( phần lớn không vách) để 82 Bia đá Tiến sĩ đặt trên lưng ruà
đá.
Qua cửa Đại Thành là khu thứ tư, với 1 sân rộng, 2 bên là nhà tả vụ và hữu vụ, thờ các
danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái (Bái Đường), kiến trúc rất đẹp. Sau Đại Bái là Hậu Cung
thờ tượng đức Khổng Tử và 4 đại môn đồ.
Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám (khu thứ 5).
Thời Nguyễn, nhà vua cho xây Văn Miếu ở các doanh, các trấn để thờ đức Khổng Tử. và
đặt Quốc Tử Giám ở Kinh Đô (Huế). để dạy con các quan và các sĩ tử, đặt thêm chức đốc
học ở các trấn..
Xem tiếp Văn Miếu, Quốc Tủ Giám
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
Quốc Ngữ Xuân Thì
những con Chữ đừng nên ngủ muộn
dậy mà đi kẻo quá giấc Xuân
theo mạch đất trở về đồng ruộng
mở tình ra đón lúa lên đòng !
mỗi Chữ vương trên từng nỗi nhớ
lúc nào nhìn cũng thấy yêu thương
những mùa Xuân da vàng máu đỏ
theo Nghĩa đi rộn rã vô cùng !
quê hương Mẹ ngàn năm còn đó
mãi trong lòng Con Cháu muôn phương
mong ước được thêm lần gặp gỡ
vào một ngày Sông Núi toả hương !
Nghĩa trăm năm từng con Chữ nhớ
gọi vào Xuân rạng rỡ cùng đi
nối lời viết nồng nàn nhịp thở
Quốc Ngữ ơi ! Mãi mãi Xuân Thì !
Xuân Ất Dậu 2005
Cao Nguyên
dậy mà đi kẻo quá giấc Xuân
theo mạch đất trở về đồng ruộng
mở tình ra đón lúa lên đòng !
mỗi Chữ vương trên từng nỗi nhớ
lúc nào nhìn cũng thấy yêu thương
những mùa Xuân da vàng máu đỏ
theo Nghĩa đi rộn rã vô cùng !
quê hương Mẹ ngàn năm còn đó
mãi trong lòng Con Cháu muôn phương
mong ước được thêm lần gặp gỡ
vào một ngày Sông Núi toả hương !
Nghĩa trăm năm từng con Chữ nhớ
gọi vào Xuân rạng rỡ cùng đi
nối lời viết nồng nàn nhịp thở
Quốc Ngữ ơi ! Mãi mãi Xuân Thì !
Xuân Ất Dậu 2005
Cao Nguyên
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
Dân Ca Việt Nam
Tìm Hiểu Dân ca Việt Nam
Trần Quang Hải
Dân ca Việt Nam rất là phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo thì được xếp vào loại dân ca.
Xứ Việt Nam với gần 80 triệu người Việt và 53 sắc tộc khác nhau thừa hương một truyền thống dân ca đa diện.
Ðịnh nghĩa danh từ dân ca, theo tôi, là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên.
Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhưng nhìn chung, vẫn là bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất mộc mạc, giản dị của nọ
Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru em khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trương thành và chết đi, sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.
Tôi xin bàn về các bài hát ru em và các bài hát nghe trong lúc trẻ em vui chơi, nô đùạ Chúng ta thường nghe lúc còn ấu thơ, được chị, mẹ hay bà ngoại hoặc bà nội ru cho ngủ. Loại hát này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam). Âm giai dùng trong loại hát ru em được thay đổi tùy theo vùng. Ở miền Bắc, hát ru dựa vào thang âm ngũ cung (do-ré-fa-sol-la-do). Miền Trung sử dụng âm giai tứ cung (do-fa-sol-sib-do), và miền Nam thì chọn âm giai ngũ cung (do-mib-fa-la-do). Người mẹ thường bày tỏ nỗi lòng của mình, hay than van số phận hẩm hiu của mình qua bài ầu ơ ví dầụ Lời ca thường lấy trong ca dao và thể thơ là lục bát.
Ầu ơ Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẩm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.
Ðến khi đứa trẻ lớn lên, trong lúc chơi giỡn thường hay hát những bài mà đa số các giai điệu đều dựa trên thang âm tam cung (do-fa-sol). Chẳng hạn, khi chơi ú tìm, các trẻ em để ngón tay trỏ của mình vào trong lòng bàn tay của một em trong bọn. Một đứa trẻ hát:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương thượng hạ
Ba cạ đi tìm
Ú tim oà ập.
Khi nói tới tiếng "ập" thì bàn tay nắm được ngón tay người nào thì người đó nhắm mắt đếm để cho những người khác chạy đi trốn.
Ngoài ra còn có những trò chơi khác như đánh trõng, táng u, đánh dũa, hoặc là oánh tù tì (từ chữ Anh là one, two, three, nghĩa là một, hai, ba) giúp cho trẻ em Việt Nam giải trí trong khi nhàn rỗi, ngoài giờ học hỏi ở nhà trường.
HÒ
Hò từ chữ HÔ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ Nhưng hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như hò Nghệ An, hò Thanh Hóa, hò Sông Mã, hò Ðồng Tháp.
Có ba loại Hò chánh:
Hò trong lúc làm việc, tiết điệu ăn khớp với động tác, và thường dùng những chữ như dô ta, rố khoan, hụ là khoan, vv...
Hò trong lúc nghỉ xả hơi, thường là hò đối giữa trai gái có tính cách đùa giỡn, chọc ghẹo hay tỏ tình.
Hò trong lúc lễ hội, thường là hò đối đáp để tranh giải.
Hò làm việc thường hò đông người với nhaụ Một người hò trước và tất cả phụ họa theo saụ Người hò chánh gọi là hò cái và những người phụ họa gọi là hò con. Hò chia làm hai phần: lớp trống hay vế kể thì do một người hát, còn lớp mái hay vế xô thì do toàn thể phụ họa.
Ở miền Nam, hò thường nghe trên sông, hay lúc làm việc ngoài ruộng. Mỗi tỉnh, mỗi vùng có những loại hò đặc biệt. Do đó có tên gọi như hò Bến Tre, hò Cần Thơ, hò Ðồng Tháp.
Ở tỉnh Bến Tre, có thể có loại hò như sau:
Hò ớ ơ Xứ nào vui cho bằng xứ Cù Lao, ớ ợ Hò ớ ợ Tiếng muỗi kêu như ống sáo thổi Bông mọc như hàng rào sương lý, ớ ợ Hoặc xuyên qua câu hò, chúng ta có thể biết người hò thuộc địa phương nào như:
Hò, ớ ơ.
Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
Ở trên Gia Ðịnh xuống vườn thăm em, ớ ơ.
Hò miền Nam gồm có hò ba lý xuất xứ từ bài Bá Lý Hề của cải lương rất được thông dụng giữa các ca sĩ chuyên nghiệp. Hò theo điệu ai oán dùng để kể chuyện. A li hò lờ xuất hiện khoảng 50 năm nay thôi, dùng thể thơ lục bát. Hò lô tô, hò cấy, vv... Các loại hò thường được ứng khẩu tùy hứng, nhạc thì chỉ có một giai điệu duy nhứt, hay theo một thang âm đặc biệt miền Nam (do-mib-fa-sol-la-do).
Miền Trung là nơi tập trung của nhiều loại hò và nhiều giai điệu hơn hai miền Bắc và Nam. Ngoài loại hò làm việc, hò đối, còn có hò đưa đám mạ Ở Thanh Hóa có hò sông Mã được chia làm năm loại hò tùy theo giai đoạn: hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò mắc cạn, hò cập bến, với các đoạn kể, xô nhịp nhàng theo nhịp một, nhịp hai.
Trong khi chèo thuyền, chúng ta còn được nghe các loại hò mái xấp, hò mái nhì, hò mái đẩy. Có giả thuyết cho rằng mái có nghĩa là mái chèo, và còn có giả thuyết khác nữa cho rằng mái là đàn bà đối với trống là đàn ông. Còn xấp có nghĩa là mau hơn, nhì có nghĩa là đôi, là phải hát hai lần, còn đẩy có nghĩa là làm cho thuyền đi tớị Ở vùng Thừa Thiên, Quảng Trị còn nghe hò mái ba nghĩa là phải hát ba lần.
Các loại hò làm việc như hò đạp nước, hò tát nước, hò khiêng nước, hò xay lúa, hò giã gạo, hò giã đậu, hò giã vôi, hò mài dừa,v.v...
Khi leo giốc, thì có hò leo dốc. Khi đập đá thì có hò nện hay hò hụị Tiết tấu rất nhanh, và theo nhịp đập đạ Người kể hát một đoạn, thì toàn thể hát "hụ là khoan" để làm tăng sức mạnh khi làm việc.
Ở miền Bắc, hò đẩy xe, hò kéo gỗ rất được phổ thông. Một người hát một câu thì cả đám hát rố khoan, rố khoan rố khuầy hay hố khoan trong điệu bắt cái hố khoan hay bắt cá hò khoan do các người chài lưới hát. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy điệu hò giã vôi và hò dứt chỉ ở miền Bắc nữa.
Hầu hết các điệu hò ở Việt Nam đều dùng thể thơ lục bát với thể thức thêm những chữ không có nghĩa vào như "là hụ là khoan, rố khoan rố khuầy", v.v... Với nghệ thuật ngắt câu khác nhau tùy theo từng điệu hò hoàn toàn khác biệt và phong phú qua tài sáng tác của các người dân quê, kho tàng dân ca do đó ngày càng to lớn hơn và xuyên qua các lời ca trong điệu hò, chúng ta thấy một nền văn chương bình dân phản ảnh trung thực ngôn ngữ của tiếng nói Việt Nam.
LÝ
Miền Nam có rất nhiều điệu hò và lỵ Những bài nào không thuộc vào hò thì là lỵ Có Lý chim khuyên, Lý bông lựu, Lý chuồn chuồn, Lý cây chanh, Lý chè hương, Lý bỏ bìa, Lý con khỉ đột, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu.
Lời ca rất mộc mạc, chỉ hai câu thơ lục bát trong bài Lý chim khuyên như:
Chim khuyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi
mà được hát thành:
Chim khuyên (quầy a) ăn trái (quây a) Nhãn lồng (à), nhãn lồng , ớ con bạn mình ơi ! Lia thia (quầy a) quen chậu (quây a) Vợ chồng (à), vợ chồng, ớ con bạn quen hơi.
Miền Trung có thể nói là trung tâm của các điệu lý và họ Lý có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lý làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, quan liêu trí thức. Tất cả điệu lý được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.
Ðiệu lý giao duyên bốn mùa hay lý vọng phu được hát theo điệu Nam ai Trung chuyển sang Ai Oán Nam khi xuống tới miền Nam và trở thành lý bốn mùa hay lý ru con. Thể thơ được dùng là thất ngôn:
Thí dụ như:
Giãi sông Ngân mây rầu rầu chuyển
Một bước đường trời biển chia hai
Hỡi nàng nàng ơi!
Anh dặn một lời xưa nhớ đừng quên.
Từ đó các nhà nho mới đem vào Ca Huế và đổi tên lại thành lý giao duyên 12 tháng như:
Ðầu tháng giêng mãn thiên xuân sắc
Ai nấy vui mưng thiếp bặt mắt trông
Qua tháng hai bông hoa nhài ướm nở
Thiếp luống trông chàng vừa trở gió đông,
v.v...
Hát giao duyên với loại thơ thất ngôn cũng được dùng trong hát chèo. Ðến khi bài Lý giao duyên được sử dụng với thể thơ lục bát qua hai câu thơ:
Ai đem con sáo sang sông
Ðể cho con sáo sổ lồng bay xa.
Thì lại được đổi lại là Lý con sáo. Ðiệu Lý con sáo rất được quãng bá ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền với thang âm đặc thù đã tạo ra ba điệu lý khác nhau: Lý con sáo Bắc, Lý con sáo Trung, và Lý con sáo Nam. Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm một điệu Lý con sáo nữa là Lý con sáo Quảng.
Ở Thừa Thiên, khi hát bài lý con sáo, thay vì hát đoạn "ơi người ơi", lại hát "tang tình tang". Bài lý con sáo được gọi là Lý tình tang,và khi hát bài 10 thương thì được đổi thành lý mười thương.
Các điệu lý đều dựa trên thể thơ lục bát trên âm giai tứ cung nhu bài lý ba cô, lý lượn, hoặc âm giai ngũ cung như bài lý bắt bướm hay lý cây đa.
Nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát của người Việt rất tài tình. Qua hai bài Lý con sáo Trung và Nam, chúng ta nhận thấy dân tộc Việt Nam đưa vào những tiếng đệm bằng cách lập lại những chữ trong câu chẳng hạn nhu "í a, ố tang tình tang", vv mà làm cho nhạc điệu trở nên phong phú vô cùng.
Dân ca do đó đi sâu vào lòng dân và đôi khi còn ảnh hương rất mạnh vào nhạc thính phòng Ca Huế hay Ðàn Tài Tử miền Nam hoặc vào các điệu hát Chèo, Cải lương.
Hát hội
Hát hội là loại hát đối giữa trai gái tùy hứng ca hát đối đáp thi tài cao thấp trong những dịp lễ đầu xuân hay thu, hoặc khi đêm trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc mệt nhọc ngoài đồng.
Hát hội có nhiều loại: hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh, hát đúm ở Hải Dương, hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ, v.v..
Hát hội hay hát đối đều mang những đặc điểm chung như sau:
Người hát, làng xã, phải đối nhau chẳng hạn nhóm nam ca sĩ đối lại với nhóm nữ ca sĩ, và thuộc làng xã khác nhau
Hầu hết đều là tình ca để đưa đến hôn nhân.
Ðặc tính đoàn thể rất được nhấn mạnh, như trong quan họ có tục kết bạn và phải thuộc vào gia đình quan ho Truyền thống này được thấy ở hát ghẹo ở Thanh Hóa, và hát xoan ở Phú Thọ có tục lệ "nước nghĩa".
Thi đua là một trong những đặc tính quan trọng. Trong một cuộc hát đối, các người hát thi đua về trí nhớ, lời ca, óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng biến, khi gặp khó khăn, tài sáng tác tùy hứng, và kỹ thuật ca hát phải có trình độ cao. Do đó, các làng xã xứ ta thường hay tổ chức hát lấy giải.
Ðặc tính bán chuyên nghiệp. Người hát quan họ phải thuộc một số bài căn bản, phải luyện tập thường xuyên. Do đó mới có tục lệ ngủ bọn, nghĩa là các người hát cùng chung một nhóm thường tựu hợp ở nhà của một người trong bọn, ăn ngủ tại đó để có thì giờ học tập với nhau và tập hát gọi là bẽ giọng.
Hát hội xảy ra trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp, nhứt là ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ miền Bắc xứ Việt Nam mà thôi.
Mỗi cuộc thi hát như thế thường chia làm ba hay bốn giai đoạn:
Hát mời ăn trầu trong trống quân
Hát giọng lề lối trong quan họ
Hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi trong hát phường vải
Hát dạo, hát mừng, hát thăm trong hát ghẹo
Sau khi hát mở đầu thì đến phần hát thi. Phần này, bắt đầu các bài hát khó vì phải sáng tác tại chỗ, như hát trả lời câu đố trong trống quân, giọng sỗng, giọng vặt trong quan họ,hát đố, hát đối trong phường vải, và hát đối, hát đố, hát xe kết trong hát ghẹo. Chẳng hạn như trong bài hát trả lời câu đố trong trống quân, bên gái ra câu đố thì bên trai phải giải cho trúng và đố lại. Bên nào không đối được thì kể như thua. Loại hát này được đệm bằng một nhạc khí đặc biệt là cây trống quân hay thổ cô. Một cây mây dài bốn, năm thước căng vòng cầu bắt ngang một cái hố được đào ngay điểm giữa cây mây. Một người hát đánh vào cây mây để đệm, tạo âm thanh giống như tiếng trống.
Cuộc thi hát tiếp tục sang giai đoạn ba với các bài hát khen tặng trong trống quân, hát mời, hát xe kết trong phường vải, và giọng hãm, giọng huỳnh trong quan họ.
Sau cùng là hát tiễn như trong phường vải, hát giã bạn trong quan họ, hát thề, hát dặn, hát tiễn trong hát ghẹo.
Hò, lý, hát hội với Trống quân, Quan Họ, Hát phường vải, Hát ghẹo, Hát xoan, cò lả,vv... rất gần với chúng ta qua lời ca đơn giản, diễn đạt tất cả hình ảnh sống động của xã hội nông thôn Việt Nam và mỗi người hát là một nhà thơ.
HÁT VÈ / NÓI VÈ
Vè là một bài văn kể một chuyện đặc biệt xảy ra và ngụ ý khen chê. Bài văn làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay song thất lục bát hoặc các thể thơ biến thể. Hát những câu vè thường lấy giọng đọc lên, không có đệm trên, đệm giữa, hay đệm dưới như các lối hát dân ca khác, nhưng dựa trên nhịp 2/4. Ở miền Nam, những câu vè về trái cây, các loại cá, các thứ bánh, vv... ngoài lối vè kể chuyện. Các câu vè thường bắt đầu bằng sáu chữ
Nghe vẻ nghe ve Nghe ve
Thí dụ vè trái cây:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè trái cây
Dây ở trên mây
Là trái đậu rồng
Có vợ có chồng
Là trái đu đủ
Chặt ra nhiều mủ
Là trái mít ướt
Hình tựa gà xước
Vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm
Ðúng là bắp nấu
Hình thù xâu xấu
Trái cà dái dê
Ngứa mà gãi mê
Là trái mắt mèo
v.v...
Hát vè để tiêu khiển trong lúc làm việc, hát lúc nhàn rỗi một mình. Hát vè không có nhạc, nhưng có tiết điệu. Gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhóm nhạc trẻ đã chuyển hát vè thành nhạc Rap rất được ưa thích.
Dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng, dính liền với bài ca hơn là với dàn nhạc, và nhạc khí. Dân ca đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, đến các điệu hò, lý, các điệu hát trong khi làm việc, trong các lễ hội tạo cơ hội cho thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên, qua tục "nước nghĩa", "kết bạn", "ngủ bọn ". Mức sáng tác bài bản mới vượt qua những thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ, hát phường vải). Phần nhiều chỉ có tùy hứng lời trên một điệu nhạc (hát trống quân, cò lả). Chỉ có hát quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Hiện có trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát quan họ. Hiểu được dân ca Việt Nam sẽ mang lại một niềm tự hào cho chính mình, tạo một sự hãnh diện trong lòng khi xứ mình có một nền văn học dân gian phong phụ Ngoài dân tộc Việt hay Kinh, chúng ta còn có 53 sắc tộc anh em sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm thể loại dân ca, nhạc khí hoàn toàn khác với dân tộc Việt. Ðó là đề tài nghiên cứu trong tương lai.
Trần Quang Hải,
Paris, Pháp
Sách tham khảo Bảo Vân 1979: Tục ngữ, ca dao và dân ca , nxb Quê Hương, 304 trang, Toronto, Canada. Ðặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý 1978: Quan Họ: nguồn gốc và quá trình phát triển , nhà xuất bản Khoa Học xã hội, 527 trang, Hà Nội. Lê Giang, Lê Anh Trung 1991: những bài hát ru, nxb Văn Nghệ, 180 trang, TP Hồ Chí Minh. Lư Nhất Vũ 1981: Dân ca Bến Tre, Ty Văn Hóa và Thông Tin Bến Tre, 346 trang, Bến Tre. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa 1985: Dân ca Kiên Giang, Sở Văn Hóa và Thông Tin Kiên Giang, 483 trang, Kiên Giang. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Thạch An 1986: Dân ca Cửu Long, Sở Văn Hóa và Thông tin Cửu Long, 391 trang, Cửu Long. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Minh Luân 1986: Dân ca Hậu Giang, Sở Văn Hóa và Thông Tin Hậu Giang, 666 trang, Hậu Giang Lư Nhất Vũ, Lê Giang (chủ biên) 1995: Dân ca Ðồng Tháp, nxb Tổng Hợp Ðồng Tháp, 520 trang, Ðồng Tháp. Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc 1962: Dân ca Quan Họ Bắc Ninh , nxb Văn Hóa, Viện Văn Học, 340 trang, Hà Nội. Nguyễn Chung Anh 1958: Hát Ví Nghệ Tĩnh, 147 trang, Hà Nội. Nguyễn Ðổng Chi, Ninh Viết Giao 1942: Hát Giặm, quyển 1, 348 trang, Hà Nội 1944: Hát Giặm, quyển 2, 340 trang, Hà Nội Nguyễn Văn Huyên 1934: Les Chants Alternés des Garcons et des Filles en Annam , Paul Gueuthner, 224 trang, Paris, Pháp. 1997: "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam", Nghiên Cứu Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, tập 1, nhiêù tác giả, nxb Văn Hóa Dân Tộc,trang 11-216, Hà Nội. Nhóm Lam Sơn 1965: Dân ca Thanh Hóa, nxb Văn Học, 286 trang, Hà Nội. Phạm Duy 1975: Musics of Vietnam (Nhạc Việt Nam), Dale R. Whiteside (xb) Southern Illinois University Press, Carbondale, Hoa Kỳ. Toan Ánh 1970: Cầm Ca Việt Nam , nxb Lá Bối, 270 trang, Saigon. Trần Quang Hải 1989: Âm Nhạc Việt Nam, biên khảo, nxb Bắc Ðẩu, 361 trang, Paris, Pháp. Trần Văn Khê 1967:Vietnam (les traditions musicales) (Việt Nam, truyền thống âm nhạc), nxb Buchet/Chastel, 224 trang, Paris, Pháp (tái bản năm 1996) Trần Việt Ngữ, Thành Duy 1976: Dân ca Bình Trị Thiên , nxb Văn Học, 342 trang, Hà Nội. Tú Ngọc 1981: Bước đầu tìm hiểu hát Xoan Vĩnh Phú , Ty Văn Hóa Thông tin Vĩnh Phú. 1994: Dân ca người Việt, nxb Âm Nhạc, Viện Âm Nhạc, Hà Nội. (Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995) 1997: Hát Xoan: dân ca lễ nghi -phong tục, nxb Viện Âm Nhạc, 216 trang, Hà Nội.
Nguồn: http://e-cadao.com
Trần Quang Hải
Dân ca Việt Nam rất là phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo thì được xếp vào loại dân ca.
Xứ Việt Nam với gần 80 triệu người Việt và 53 sắc tộc khác nhau thừa hương một truyền thống dân ca đa diện.
Ðịnh nghĩa danh từ dân ca, theo tôi, là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên.
Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhưng nhìn chung, vẫn là bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất mộc mạc, giản dị của nọ
Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru em khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trương thành và chết đi, sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.
Tôi xin bàn về các bài hát ru em và các bài hát nghe trong lúc trẻ em vui chơi, nô đùạ Chúng ta thường nghe lúc còn ấu thơ, được chị, mẹ hay bà ngoại hoặc bà nội ru cho ngủ. Loại hát này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam). Âm giai dùng trong loại hát ru em được thay đổi tùy theo vùng. Ở miền Bắc, hát ru dựa vào thang âm ngũ cung (do-ré-fa-sol-la-do). Miền Trung sử dụng âm giai tứ cung (do-fa-sol-sib-do), và miền Nam thì chọn âm giai ngũ cung (do-mib-fa-la-do). Người mẹ thường bày tỏ nỗi lòng của mình, hay than van số phận hẩm hiu của mình qua bài ầu ơ ví dầụ Lời ca thường lấy trong ca dao và thể thơ là lục bát.
Ầu ơ Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẩm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.
Ðến khi đứa trẻ lớn lên, trong lúc chơi giỡn thường hay hát những bài mà đa số các giai điệu đều dựa trên thang âm tam cung (do-fa-sol). Chẳng hạn, khi chơi ú tìm, các trẻ em để ngón tay trỏ của mình vào trong lòng bàn tay của một em trong bọn. Một đứa trẻ hát:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương thượng hạ
Ba cạ đi tìm
Ú tim oà ập.
Khi nói tới tiếng "ập" thì bàn tay nắm được ngón tay người nào thì người đó nhắm mắt đếm để cho những người khác chạy đi trốn.
Ngoài ra còn có những trò chơi khác như đánh trõng, táng u, đánh dũa, hoặc là oánh tù tì (từ chữ Anh là one, two, three, nghĩa là một, hai, ba) giúp cho trẻ em Việt Nam giải trí trong khi nhàn rỗi, ngoài giờ học hỏi ở nhà trường.
HÒ
Hò từ chữ HÔ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ Nhưng hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như hò Nghệ An, hò Thanh Hóa, hò Sông Mã, hò Ðồng Tháp.
Có ba loại Hò chánh:
Hò trong lúc làm việc, tiết điệu ăn khớp với động tác, và thường dùng những chữ như dô ta, rố khoan, hụ là khoan, vv...
Hò trong lúc nghỉ xả hơi, thường là hò đối giữa trai gái có tính cách đùa giỡn, chọc ghẹo hay tỏ tình.
Hò trong lúc lễ hội, thường là hò đối đáp để tranh giải.
Hò làm việc thường hò đông người với nhaụ Một người hò trước và tất cả phụ họa theo saụ Người hò chánh gọi là hò cái và những người phụ họa gọi là hò con. Hò chia làm hai phần: lớp trống hay vế kể thì do một người hát, còn lớp mái hay vế xô thì do toàn thể phụ họa.
Ở miền Nam, hò thường nghe trên sông, hay lúc làm việc ngoài ruộng. Mỗi tỉnh, mỗi vùng có những loại hò đặc biệt. Do đó có tên gọi như hò Bến Tre, hò Cần Thơ, hò Ðồng Tháp.
Ở tỉnh Bến Tre, có thể có loại hò như sau:
Hò ớ ơ Xứ nào vui cho bằng xứ Cù Lao, ớ ợ Hò ớ ợ Tiếng muỗi kêu như ống sáo thổi Bông mọc như hàng rào sương lý, ớ ợ Hoặc xuyên qua câu hò, chúng ta có thể biết người hò thuộc địa phương nào như:
Hò, ớ ơ.
Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
Ở trên Gia Ðịnh xuống vườn thăm em, ớ ơ.
Hò miền Nam gồm có hò ba lý xuất xứ từ bài Bá Lý Hề của cải lương rất được thông dụng giữa các ca sĩ chuyên nghiệp. Hò theo điệu ai oán dùng để kể chuyện. A li hò lờ xuất hiện khoảng 50 năm nay thôi, dùng thể thơ lục bát. Hò lô tô, hò cấy, vv... Các loại hò thường được ứng khẩu tùy hứng, nhạc thì chỉ có một giai điệu duy nhứt, hay theo một thang âm đặc biệt miền Nam (do-mib-fa-sol-la-do).
Miền Trung là nơi tập trung của nhiều loại hò và nhiều giai điệu hơn hai miền Bắc và Nam. Ngoài loại hò làm việc, hò đối, còn có hò đưa đám mạ Ở Thanh Hóa có hò sông Mã được chia làm năm loại hò tùy theo giai đoạn: hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò mắc cạn, hò cập bến, với các đoạn kể, xô nhịp nhàng theo nhịp một, nhịp hai.
Trong khi chèo thuyền, chúng ta còn được nghe các loại hò mái xấp, hò mái nhì, hò mái đẩy. Có giả thuyết cho rằng mái có nghĩa là mái chèo, và còn có giả thuyết khác nữa cho rằng mái là đàn bà đối với trống là đàn ông. Còn xấp có nghĩa là mau hơn, nhì có nghĩa là đôi, là phải hát hai lần, còn đẩy có nghĩa là làm cho thuyền đi tớị Ở vùng Thừa Thiên, Quảng Trị còn nghe hò mái ba nghĩa là phải hát ba lần.
Các loại hò làm việc như hò đạp nước, hò tát nước, hò khiêng nước, hò xay lúa, hò giã gạo, hò giã đậu, hò giã vôi, hò mài dừa,v.v...
Khi leo giốc, thì có hò leo dốc. Khi đập đá thì có hò nện hay hò hụị Tiết tấu rất nhanh, và theo nhịp đập đạ Người kể hát một đoạn, thì toàn thể hát "hụ là khoan" để làm tăng sức mạnh khi làm việc.
Ở miền Bắc, hò đẩy xe, hò kéo gỗ rất được phổ thông. Một người hát một câu thì cả đám hát rố khoan, rố khoan rố khuầy hay hố khoan trong điệu bắt cái hố khoan hay bắt cá hò khoan do các người chài lưới hát. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy điệu hò giã vôi và hò dứt chỉ ở miền Bắc nữa.
Hầu hết các điệu hò ở Việt Nam đều dùng thể thơ lục bát với thể thức thêm những chữ không có nghĩa vào như "là hụ là khoan, rố khoan rố khuầy", v.v... Với nghệ thuật ngắt câu khác nhau tùy theo từng điệu hò hoàn toàn khác biệt và phong phú qua tài sáng tác của các người dân quê, kho tàng dân ca do đó ngày càng to lớn hơn và xuyên qua các lời ca trong điệu hò, chúng ta thấy một nền văn chương bình dân phản ảnh trung thực ngôn ngữ của tiếng nói Việt Nam.
LÝ
Miền Nam có rất nhiều điệu hò và lỵ Những bài nào không thuộc vào hò thì là lỵ Có Lý chim khuyên, Lý bông lựu, Lý chuồn chuồn, Lý cây chanh, Lý chè hương, Lý bỏ bìa, Lý con khỉ đột, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu.
Lời ca rất mộc mạc, chỉ hai câu thơ lục bát trong bài Lý chim khuyên như:
Chim khuyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi
mà được hát thành:
Chim khuyên (quầy a) ăn trái (quây a) Nhãn lồng (à), nhãn lồng , ớ con bạn mình ơi ! Lia thia (quầy a) quen chậu (quây a) Vợ chồng (à), vợ chồng, ớ con bạn quen hơi.
Miền Trung có thể nói là trung tâm của các điệu lý và họ Lý có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lý làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, quan liêu trí thức. Tất cả điệu lý được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.
Ðiệu lý giao duyên bốn mùa hay lý vọng phu được hát theo điệu Nam ai Trung chuyển sang Ai Oán Nam khi xuống tới miền Nam và trở thành lý bốn mùa hay lý ru con. Thể thơ được dùng là thất ngôn:
Thí dụ như:
Giãi sông Ngân mây rầu rầu chuyển
Một bước đường trời biển chia hai
Hỡi nàng nàng ơi!
Anh dặn một lời xưa nhớ đừng quên.
Từ đó các nhà nho mới đem vào Ca Huế và đổi tên lại thành lý giao duyên 12 tháng như:
Ðầu tháng giêng mãn thiên xuân sắc
Ai nấy vui mưng thiếp bặt mắt trông
Qua tháng hai bông hoa nhài ướm nở
Thiếp luống trông chàng vừa trở gió đông,
v.v...
Hát giao duyên với loại thơ thất ngôn cũng được dùng trong hát chèo. Ðến khi bài Lý giao duyên được sử dụng với thể thơ lục bát qua hai câu thơ:
Ai đem con sáo sang sông
Ðể cho con sáo sổ lồng bay xa.
Thì lại được đổi lại là Lý con sáo. Ðiệu Lý con sáo rất được quãng bá ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền với thang âm đặc thù đã tạo ra ba điệu lý khác nhau: Lý con sáo Bắc, Lý con sáo Trung, và Lý con sáo Nam. Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm một điệu Lý con sáo nữa là Lý con sáo Quảng.
Ở Thừa Thiên, khi hát bài lý con sáo, thay vì hát đoạn "ơi người ơi", lại hát "tang tình tang". Bài lý con sáo được gọi là Lý tình tang,và khi hát bài 10 thương thì được đổi thành lý mười thương.
Các điệu lý đều dựa trên thể thơ lục bát trên âm giai tứ cung nhu bài lý ba cô, lý lượn, hoặc âm giai ngũ cung như bài lý bắt bướm hay lý cây đa.
Nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát của người Việt rất tài tình. Qua hai bài Lý con sáo Trung và Nam, chúng ta nhận thấy dân tộc Việt Nam đưa vào những tiếng đệm bằng cách lập lại những chữ trong câu chẳng hạn nhu "í a, ố tang tình tang", vv mà làm cho nhạc điệu trở nên phong phú vô cùng.
Dân ca do đó đi sâu vào lòng dân và đôi khi còn ảnh hương rất mạnh vào nhạc thính phòng Ca Huế hay Ðàn Tài Tử miền Nam hoặc vào các điệu hát Chèo, Cải lương.
Hát hội
Hát hội là loại hát đối giữa trai gái tùy hứng ca hát đối đáp thi tài cao thấp trong những dịp lễ đầu xuân hay thu, hoặc khi đêm trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc mệt nhọc ngoài đồng.
Hát hội có nhiều loại: hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh, hát đúm ở Hải Dương, hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ, v.v..
Hát hội hay hát đối đều mang những đặc điểm chung như sau:
Người hát, làng xã, phải đối nhau chẳng hạn nhóm nam ca sĩ đối lại với nhóm nữ ca sĩ, và thuộc làng xã khác nhau
Hầu hết đều là tình ca để đưa đến hôn nhân.
Ðặc tính đoàn thể rất được nhấn mạnh, như trong quan họ có tục kết bạn và phải thuộc vào gia đình quan ho Truyền thống này được thấy ở hát ghẹo ở Thanh Hóa, và hát xoan ở Phú Thọ có tục lệ "nước nghĩa".
Thi đua là một trong những đặc tính quan trọng. Trong một cuộc hát đối, các người hát thi đua về trí nhớ, lời ca, óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng biến, khi gặp khó khăn, tài sáng tác tùy hứng, và kỹ thuật ca hát phải có trình độ cao. Do đó, các làng xã xứ ta thường hay tổ chức hát lấy giải.
Ðặc tính bán chuyên nghiệp. Người hát quan họ phải thuộc một số bài căn bản, phải luyện tập thường xuyên. Do đó mới có tục lệ ngủ bọn, nghĩa là các người hát cùng chung một nhóm thường tựu hợp ở nhà của một người trong bọn, ăn ngủ tại đó để có thì giờ học tập với nhau và tập hát gọi là bẽ giọng.
Hát hội xảy ra trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp, nhứt là ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ miền Bắc xứ Việt Nam mà thôi.
Mỗi cuộc thi hát như thế thường chia làm ba hay bốn giai đoạn:
Hát mời ăn trầu trong trống quân
Hát giọng lề lối trong quan họ
Hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi trong hát phường vải
Hát dạo, hát mừng, hát thăm trong hát ghẹo
Sau khi hát mở đầu thì đến phần hát thi. Phần này, bắt đầu các bài hát khó vì phải sáng tác tại chỗ, như hát trả lời câu đố trong trống quân, giọng sỗng, giọng vặt trong quan họ,hát đố, hát đối trong phường vải, và hát đối, hát đố, hát xe kết trong hát ghẹo. Chẳng hạn như trong bài hát trả lời câu đố trong trống quân, bên gái ra câu đố thì bên trai phải giải cho trúng và đố lại. Bên nào không đối được thì kể như thua. Loại hát này được đệm bằng một nhạc khí đặc biệt là cây trống quân hay thổ cô. Một cây mây dài bốn, năm thước căng vòng cầu bắt ngang một cái hố được đào ngay điểm giữa cây mây. Một người hát đánh vào cây mây để đệm, tạo âm thanh giống như tiếng trống.
Cuộc thi hát tiếp tục sang giai đoạn ba với các bài hát khen tặng trong trống quân, hát mời, hát xe kết trong phường vải, và giọng hãm, giọng huỳnh trong quan họ.
Sau cùng là hát tiễn như trong phường vải, hát giã bạn trong quan họ, hát thề, hát dặn, hát tiễn trong hát ghẹo.
Hò, lý, hát hội với Trống quân, Quan Họ, Hát phường vải, Hát ghẹo, Hát xoan, cò lả,vv... rất gần với chúng ta qua lời ca đơn giản, diễn đạt tất cả hình ảnh sống động của xã hội nông thôn Việt Nam và mỗi người hát là một nhà thơ.
HÁT VÈ / NÓI VÈ
Vè là một bài văn kể một chuyện đặc biệt xảy ra và ngụ ý khen chê. Bài văn làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay song thất lục bát hoặc các thể thơ biến thể. Hát những câu vè thường lấy giọng đọc lên, không có đệm trên, đệm giữa, hay đệm dưới như các lối hát dân ca khác, nhưng dựa trên nhịp 2/4. Ở miền Nam, những câu vè về trái cây, các loại cá, các thứ bánh, vv... ngoài lối vè kể chuyện. Các câu vè thường bắt đầu bằng sáu chữ
Nghe vẻ nghe ve Nghe ve
Thí dụ vè trái cây:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè trái cây
Dây ở trên mây
Là trái đậu rồng
Có vợ có chồng
Là trái đu đủ
Chặt ra nhiều mủ
Là trái mít ướt
Hình tựa gà xước
Vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm
Ðúng là bắp nấu
Hình thù xâu xấu
Trái cà dái dê
Ngứa mà gãi mê
Là trái mắt mèo
v.v...
Hát vè để tiêu khiển trong lúc làm việc, hát lúc nhàn rỗi một mình. Hát vè không có nhạc, nhưng có tiết điệu. Gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhóm nhạc trẻ đã chuyển hát vè thành nhạc Rap rất được ưa thích.
Dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng, dính liền với bài ca hơn là với dàn nhạc, và nhạc khí. Dân ca đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, đến các điệu hò, lý, các điệu hát trong khi làm việc, trong các lễ hội tạo cơ hội cho thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên, qua tục "nước nghĩa", "kết bạn", "ngủ bọn ". Mức sáng tác bài bản mới vượt qua những thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ, hát phường vải). Phần nhiều chỉ có tùy hứng lời trên một điệu nhạc (hát trống quân, cò lả). Chỉ có hát quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Hiện có trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát quan họ. Hiểu được dân ca Việt Nam sẽ mang lại một niềm tự hào cho chính mình, tạo một sự hãnh diện trong lòng khi xứ mình có một nền văn học dân gian phong phụ Ngoài dân tộc Việt hay Kinh, chúng ta còn có 53 sắc tộc anh em sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm thể loại dân ca, nhạc khí hoàn toàn khác với dân tộc Việt. Ðó là đề tài nghiên cứu trong tương lai.
Trần Quang Hải,
Paris, Pháp
Sách tham khảo Bảo Vân 1979: Tục ngữ, ca dao và dân ca , nxb Quê Hương, 304 trang, Toronto, Canada. Ðặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý 1978: Quan Họ: nguồn gốc và quá trình phát triển , nhà xuất bản Khoa Học xã hội, 527 trang, Hà Nội. Lê Giang, Lê Anh Trung 1991: những bài hát ru, nxb Văn Nghệ, 180 trang, TP Hồ Chí Minh. Lư Nhất Vũ 1981: Dân ca Bến Tre, Ty Văn Hóa và Thông Tin Bến Tre, 346 trang, Bến Tre. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa 1985: Dân ca Kiên Giang, Sở Văn Hóa và Thông Tin Kiên Giang, 483 trang, Kiên Giang. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Thạch An 1986: Dân ca Cửu Long, Sở Văn Hóa và Thông tin Cửu Long, 391 trang, Cửu Long. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Minh Luân 1986: Dân ca Hậu Giang, Sở Văn Hóa và Thông Tin Hậu Giang, 666 trang, Hậu Giang Lư Nhất Vũ, Lê Giang (chủ biên) 1995: Dân ca Ðồng Tháp, nxb Tổng Hợp Ðồng Tháp, 520 trang, Ðồng Tháp. Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc 1962: Dân ca Quan Họ Bắc Ninh , nxb Văn Hóa, Viện Văn Học, 340 trang, Hà Nội. Nguyễn Chung Anh 1958: Hát Ví Nghệ Tĩnh, 147 trang, Hà Nội. Nguyễn Ðổng Chi, Ninh Viết Giao 1942: Hát Giặm, quyển 1, 348 trang, Hà Nội 1944: Hát Giặm, quyển 2, 340 trang, Hà Nội Nguyễn Văn Huyên 1934: Les Chants Alternés des Garcons et des Filles en Annam , Paul Gueuthner, 224 trang, Paris, Pháp. 1997: "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam", Nghiên Cứu Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, tập 1, nhiêù tác giả, nxb Văn Hóa Dân Tộc,trang 11-216, Hà Nội. Nhóm Lam Sơn 1965: Dân ca Thanh Hóa, nxb Văn Học, 286 trang, Hà Nội. Phạm Duy 1975: Musics of Vietnam (Nhạc Việt Nam), Dale R. Whiteside (xb) Southern Illinois University Press, Carbondale, Hoa Kỳ. Toan Ánh 1970: Cầm Ca Việt Nam , nxb Lá Bối, 270 trang, Saigon. Trần Quang Hải 1989: Âm Nhạc Việt Nam, biên khảo, nxb Bắc Ðẩu, 361 trang, Paris, Pháp. Trần Văn Khê 1967:Vietnam (les traditions musicales) (Việt Nam, truyền thống âm nhạc), nxb Buchet/Chastel, 224 trang, Paris, Pháp (tái bản năm 1996) Trần Việt Ngữ, Thành Duy 1976: Dân ca Bình Trị Thiên , nxb Văn Học, 342 trang, Hà Nội. Tú Ngọc 1981: Bước đầu tìm hiểu hát Xoan Vĩnh Phú , Ty Văn Hóa Thông tin Vĩnh Phú. 1994: Dân ca người Việt, nxb Âm Nhạc, Viện Âm Nhạc, Hà Nội. (Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995) 1997: Hát Xoan: dân ca lễ nghi -phong tục, nxb Viện Âm Nhạc, 216 trang, Hà Nội.
Nguồn: http://e-cadao.com
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
Nhã Nhạc HUẾ
Nhưng "di sản sống" của nhã nhạc Huế
Những dấu xưa nơi chốn cung đình và những nốt nhạc hò, xự, xàng, xê, cống... đã được những "di sản sống" trình diễn tuyệt kỹ một thời. Tưởng rằng, không gian, thời gian khiến tiếng nhã nhạc ngày ấy nghe rưng rức, trôi dạt. Thế nhưng, rải rác ở các miền quê, các nghệ nhân vẫn còn bảo lưu những bí quyết, những "ngón nghề", thậm chí là cả hệ thống bài bản của nhã nhạc cung đình.
Cuối năm 2003, âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn) được UNESCO ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Dẫu vậy, sau hơn 7 năm nhã nhạc được công nhận, những bí quyết nghề nghiệp trong trình diễn nhã nhạc mà những nghệ nhân còn lại đang nắm giữ chưa có cơ hội trao truyền, để phô diễn. Trong khi đó, những tài liệu lịch sử về nhã nhạc lại manh mún; không gian diễn xướng nguyên thủy không còn và số nghệ nhân, nghệ sĩ hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng ngày càng mai một. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của nhã nhạc.
Hồ sơ khoa học về các nghệ nhân, nghệ sĩ nhã nhạc, tuồng cung đình và Múa cung đình lần đầu tiên đã được thực hiện. Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế Trương Tuấn Hải gợi mở: 'Lập hồ sơ khoa học về các nghệ nhân, nghệ sĩ là cách để gìn giữ những 'ngón nghề', những bí quyết nghề nghiệp mà các nghệ nhân, nghệ sĩ đang nắm giữ. Ðây cũng là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống 'báu vật nhân văn sống' về nhã nhạc, tuồng và múa cung đình sau này'.
Sau gần một năm điền dã, nhóm nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu - nghệ thuật (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế) đã tiếp cận với 20 nghệ nhân, nghệ sĩ của các loại hình nghệ thuật nhã nhạc, tuồng và múa cung đình đang sinh sống ở Huế và các vùng phụ cận. Chính những ngày cùng ăn, ở với các nghệ nhân, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nhã nhạc không hề mất đi bản sắc vốn có của nó, những gì còn lại của loại hình này vẫn được các nghệ nhân lưu giữ. Anh Trương Trọng Bình, thành viên của nhóm biên soạn, cho biết: 'Khó nhất là quá trình tiếp cận với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Các nhà nghiên cứu phải kiên trì, vừa tạo sự tin tưởng nơi họ, vừa tạo được sự thoải mái để các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn hết khả năng của mình'.
Nói đến nghệ nhân nhã nhạc, người ta nhắc đến cụ Lữ Hữu Thi và cụ Trần Kích. Mùa xuân này, cụ Lữ Hữu Thi ở làng Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã 102 tuổi. Cụ là nghệ nhân nhã nhạc cuối cùng trong đội nhạc Hòa thanh (đội Tiểu nhạc) thời vua Bảo Ðại. Cụ Thi chơi được các loại như đàn nhị, kèn, trống, tam âm, phách tiền, mõ, bạt... nhưng nổi nhất vẫn là tài chơi đàn nhị và kèn bóp. Cụ cũng là người duy nhất còn nhớ rõ bảy bản 'Thài' cổ dùng trong lễ tế Nam Giao. Trong ký ức của nghệ nhân này, các 'nghi lễ' cung đình rất cầu kỳ và phức tạp. Trước khi diễn phải đến sớm, ăn mặc nghiêm chỉnh, tư thế đứng phải thẳng tắp, không nhúc nhích. Khổ luyện là vậy nhưng thỉnh thoảng Ngài (Vua) mới đi ngang qua. Bây giờ thì tuổi cao, sức yếu, song nếu hằng ngày không đờn hát được một vài câu là dạ lại bồn chồn. Hơn 80 năm gắn bó với nhã nhạc cung đình Huế, cụ đã kịp truyền nghề cả bốn thế hệ trong gia đình. Ðêm đêm, cả gia đình lại quây quần học nhã nhạc. Cụ sửa các âm điệu sai, bắt con cháu hò lại theo âm điệu đúng của lời, của nhạc...
Theo nhóm nghiên cứu của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, trong suốt hành trình tìm hiểu và ghi lại những bí quyết, những kỹ năng nghề nghiệp của các nghệ nhân, họ thật sự xúc động khi tiếp xúc với nghệ nhân Trần Kích ở làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Ðiền. Ông là nghệ nhân nhã nhạc cuối cùng còn lại của triều đình nhà Nguyễn, vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Hơn 70 năm tuổi nghề, ông đã nghiên cứu cách ký âm hoàn chỉnh, góp phần ghi lại được 30 bài, bản về Ðại nhạc và Tiểu nhạc. Ông là người nắm giữ điệu Hò đưa linh (trong Ðàn Bạt độ giải oan). Những cây đàn nhị, nguyệt, bầu, sáo, kèn,... khi đã vào tay ông biểu diễn như được nâng thêm tầm cao âm thanh mới trong nghệ thuật. Những ngón nhấn, vuốt, vê, rung... tài hoa của ông độc đáo, luyến láy tinh vi, điệu nghệ, cung bậc uyển chuyển, nồng thắm... tạo nên sự trang trọng, gần gũi, âm hưởng mượt mà sâu lắng lòng người. Ông nói, người đánh đàn phải gửi cái tâm của người nghệ sĩ vào cây đàn. Mỗi tiếng đàn ngân lên, người nghệ sĩ không chỉ nghe bằng tai mà còn phải nghe bằng cả trái tim. Mỗi nốt nhạc được đánh lên, người nghệ sĩ nhắm mắt lại vẫn thấy nó vấn vương quanh mình. Làm được như thế, tiếng đàn mới đúng chất, mới thanh thoát...
Các nhà nghiên cứu đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi chứng kiến nghệ nhân Hồ Ðăng Châu với khả năng trình diễn sanh tiền điêu luyện. Nghệ nhân Trương Cảnh Hùng thổi sáo réo rắt như tiếng chim phượng hoàng bay về Ðại nội trong mùa ngô đồng kết hạt. Hay nghệ nhân Phạm Bá Diện ở xã Phong Bình (huyện Phong Ðiền) là người hiện đang nắm giữ kỹ thuật và nội dung bài múa Thiên hạ thái bình. Bên dòng Ô Lâu, tâm hồn của nhiều đứa trẻ lớn lên từ những điệu múa đặc sắc như múa Thiên hạ thái bình, múa Bát dật... của cụ. Ở các lễ hội, ma chay trong làng xã đều có tiếng trống, tiếng đàn của cụ cất lên. Thế nên, dân làng đã không ngần ngại gọi cụ là ®báu vật sống nhã nhạc của làng'.
Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Phan Thanh Hải cho rằng: 'Thiết lập hồ sơ khoa học về các nghệ nhân đang nắm giữ các bí quyết về âm nhạc cung đình là một nội dung nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát huy âm nhạc cung đình Huế. Ðây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục rút kinh nghiệm và mở rộng việc điều tra lập hồ sơ nghệ nhân, đồng thời chuẩn hóa các thông tin để phục vụ dự án xây dựng cơ sở dữ liệu âm nhạc cung đình Huế'.
Nhã nhạc vẫn còn đó, song các nghệ nhân ngày càng yếu đi, có cụ đã không thể đánh đàn bởi sức khỏe, không còn minh mẫn. Cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ toàn tâm, toàn ý trao truyền những kỹ năng nghề nghiệp cho lớp hậu sinh.
Nguyễn Công Hậu
Nguồn: http://tranquanghai.info/
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
Dân Ca Quan Họ
Giới thiệu về Quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng người Việt(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang,rền nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính :Hát canh,hát thi lấy giải,hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Xem tiếp: QUAN HỌ BẮC NINH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)