Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Văn Miếu, Quốc Tử Giám
Văn Miếu, Quốc Tử Giám và thi cử thời xưa
Văn Miếu và Quốc Tử Giám tại Hà Nội (xưa là Thăng Long)
Văn Miếu tại Hà Nội ngày nay được xây từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông, để thờ Đức
Khổng Tử và các môn đệ hiền đức của Ngài như: Nhan Uyên, Tăng Xâm, Tử Tư và Mạnh
Tử. Ông Chu Công được tạc thành tượng và 72 tiên hiền được vẽ để thờ..
Quốc tử Giám xây năm 1076 (vua Lý Nhân Tông cho xây), được coi là trường Đại Học đâu
Tiên của Việt Nam, tọa lạc ngay phía sau Văn Miếu, để dạy con em Hoàng gia và con em các
quan trong triều (đời sau mở rộng ra cho dân gian, nhưng phải qua các kỳ thi chọn lọc rất
gắt gao).
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông (đời Lê), cho làm bia Tiến sĩ để khắc tên và sinh quán các
Tiến sĩ (mỗi bia khắc tên các Tiến sĩ đã thi đậu trong 1 khoa thi). Hiện nay còn 82 bia Tiến sĩ
bằng đá, mỗi bia đặt trên lưng một con rùa lớn cũng bằng đá.( Trong vòng 844 năm lịch sử
thi cử tại Việt Nam, kể từ khoa thi thứ nhất (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), đã có hơn
180 khoa thi, với khoảng 2900 sĩ tử thi đậu các kỳ thi cấp trung ương, trong đó ước lượng từ
2313-2318 Tiến sĩ, nhưng chỉ có 1442 vị có đầy đủ hồ sơ chi tiết). Cũng theo sử liệu, có 112
bia Tiến Sĩ, nhưng nay chỉ còn lại 82 bia.
Ngoài Văn Miếu tại Thăng Long (Hà Nội – gần hồ Hoàn Kiếm), những nơi khác trên nước
Việt Nam cũng có xây Văn Miếu như:
1- Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)
2- Văn Miếu Bắc Ninh
3- Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên)
4- Văn Miếu Huế
5- Văn Miếu Diên Khánh (Khánh Hòa)
6- Văn Miếu Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai.
7- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
8- Văn Miếu Nghệ An.
Văn Miếu Hà Nội: Là khu di tích cổ, chung quanh có tường bao xây bằng đá và bằng gạch
Bát Tràng, bên trong chia thành 5 khu vườn rộng, hồ nước và cây cổ thụ.
Từ cổng chính vào Văn Miếu, trên đường Quốc Tử Giám, có khắc “Văn Miếu Môn”và 2 bên
lối vào có 2 rồng đá (thời Lê). Hai bên cổng chính là cổng phụ. (xưa có 3 lối từ cổng chính
vào Văn Miếu, lối giữa dành cho vua, bên trái quan văn, bên phải quan võ).
Qua cổng chính, là khu vườn rộng, trồng nhiều cây cổ thụ, thảm cỏ thẳng hàng rất yên tĩnh,
lối đi dẫn tới cổng Đại Trung Môn. Qua Đại Trung Môn là khu thứ 2, dẫn tới Khuê Văn
Các. Sau Khuê Vân Các là khu thứ 3, dẫn tới Đại Thành Môn (giữa 2 cổng này là Thiên
Quang tĩnh xây giống như cái hồ nước, rất trong, lối đi phải vòng quanh giếng).
Hai bên giếng là 8 căn nhà ( phần lớn không vách) để 82 Bia đá Tiến sĩ đặt trên lưng ruà
đá.
Qua cửa Đại Thành là khu thứ tư, với 1 sân rộng, 2 bên là nhà tả vụ và hữu vụ, thờ các
danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái (Bái Đường), kiến trúc rất đẹp. Sau Đại Bái là Hậu Cung
thờ tượng đức Khổng Tử và 4 đại môn đồ.
Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám (khu thứ 5).
Thời Nguyễn, nhà vua cho xây Văn Miếu ở các doanh, các trấn để thờ đức Khổng Tử. và
đặt Quốc Tử Giám ở Kinh Đô (Huế). để dạy con các quan và các sĩ tử, đặt thêm chức đốc
học ở các trấn..
Xem tiếp Văn Miếu, Quốc Tủ Giám
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét