Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011
VUA TRẦN NHÂN TÔNG
Trần Khâm là con trưởng của vua Thánh Tông. Ông sinh ra trong một gia đình sùng mộ đạo Phật. Ngay từ khi còn trẻ, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Thiền học của ông nội – vua Trần Thái Tông, tác giả các sách Thiền tông chỉ nam, Khóa hư lục…, của cha – vua Trần Thánh Tông, tác giả các sách Thiền tông liễu ngộ ca, Đại minh lục…, và nhất là của cậu ruột – Tuệ Trung thượng sĩ.
Năm 16 tuổi, ông trốn khỏi hoàng cung, định lên tu học ở núi Yên Tử. Vua Thánh Tông hay tin, sai quần thần đi tìm, bất đắc dĩ ông phải trở về. Bốn năm sau, vua Thánh Tông nhường ngôi cho ông. Ông lấy lời của quốc sư Trúc Lâm khuyên vua Thái Tông “Phàm người làm vua phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” (Phù vi nhân quân giả dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm) làm châm ngôn cho hành động của mình. Mặt khác, ông vẫn dành thì giờ để nghiên cứu kinh điển, thường mời các vị thiền sư vào cung đàm luận Phật pháp.
Trong mười lăm năm làm vua (1278 – 1293) và sáu năm làm thái thượng hoàng (1293 – 1299), vua chăm lo phát triển kinh tế và văn hóa, làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no. Đặc biệt, bên cạnh dòng văn chương chữ Hán, hình thành dòng văn chương chữ Nôm (được tôn vinh là chữ quốc ngữ) với các tác giả có tên tuổi như Nguyễn Thuyên (được vua Nhân Tông đổi họ thành Hàn Thuyên), Nguyễn Sĩ Cố, Chu An… Bản thân vua cũng là một tác giả chữ Nôm. Cho đến nay, các nhà văn học sử chưa tìm thấy “bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu” của Hàn Thuyên nên không thể khẳng định bài ấy “viết bằng tiếng Nôm”[1] thì “bài Cư trần lạc đạo phú và bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trúc Lâm [Trần Nhân Tông] là hai bài văn biền ngẫu [bằng chữ Nôm] xưa nhất mà ta còn hiện có”[2].
Trên phương diện bảo vệ độc lập dân tộc, Nhân Tông cùng vua cha Thánh Tông lãnh đạo quân dân cả nước hai lần kháng chiến chống xâm lược Nguyên.
Năm 1278, vua Nguyên Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) sai sứ sang trách vua Đại Việt lên ngôi báu mà không xin phép “thiên triều”, đòi vua phải sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) chầu “thiên tử”. Nhân Tông từ chối.
Năm 1282, Hốt Tất Liệt lại cử người sang làm An Nam tuyên úy sứ để “giám trị các châu huyện” của nước ta, xem nước ta như một chư hầu của Tàu. Nhân Tông không nhận, đuổi về.
Cuối năm 1283, Hốt Tất Liệt lại sai sứ sang mượn đường đi qua Đại Việt để đánh Chiêm Thành. Nhân Tông không cho.
Biết rõ dã tâm của kẻ thù phương Bắc, Nhân Tông bề ngoài vẫn giữ quan hệ “hữu nghị”, song bên trong tích cực chuẩn bị mọi mặt để đối phó.
Tháng 11-1282, vua triệu tập các vương hầu cùng văn quan võ tướng đến Bình Than để “bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu”[3].
Tháng 11-1283, vua cho quân thủy và quân bộ diễn tập.
Tháng 9-1284, vua tổ chức cuộc duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.
Vua cử Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải làm thượng tướng thái sư và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế.
Tháng 1-1285, vua mời các vị phụ lão tiêu biểu trong cả nước về điện Diên Hồng. Theo bài hát “Hội nghị Diên Hồng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, vua cha Thánh Tông (người chủ trì hội nghị) hỏi các vị phụ lão: “Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?”. Người nghe nghĩ rằng triều đình còn phân vân do dự. Thực ra, vua cùng triều thần đã hạ quyết tâm kháng chiến ngay từ hội nghị Bình Than hơn hai năm trước đó. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã nhận xét rất đúng: vua triệu tập hội nghị Diên Hồng nhằm “xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, cũng để dân chúng nghe lời dụ hỏi [của vua] mà cảm kích hăng hái lên thôi”[4]. Nói cách khác, vua muốn biến quyết tâm của triều đình thành quyết tâm của toàn quân toàn dân. Sau hội nghị, mọi người tự động dùng mực thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Thát Đát).
Đúng như dự kiến của vua, Hốt Tất Liệt quyết định cử con trai của mình là Thoát Hoan (Toγan) chỉ huy 50 vạn quân sang đánh Đại Việt.
Trước lực lượng đông đảo của giặc, quân ta chặn đánh để làm chậm đà tiến của chúng, rồi rút lui nhằm bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm thời rời kinh thành Thăng Long.
Giặc phải đối phó với cuộc kháng chiến lâu dài của ta, lực lượng bị tiêu hao, lương thực cạn dần. Vua Nhân Tông nói với triều thần: “Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dặm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng”[5].
Chỉ trong hai tháng 5 và 6-1285, quân Đại Việt tổng phản công, liên tiếp đánh thắng quân giặc ở Tây Kết (2 trận), Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp. Tổng quản Trương Hiển đầu hàng. Quân giặc bị giết không sao kể xiết, trong đó có nhiều tướng giặc: nguyên soái Toa Đô, tả thừa Lý Hằng, tỳ tướng Lý Quán… Số còn lại cố mở đường máu chạy về nước. Chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chạy, Ô Mã Nhi lên thuyền nhỏ vượt biển trốn. Nửa triệu quân giặc bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
Sau thất bại đau đớn đó, Hốt Tất Liệt quyết mở một cuộc chiến tranh xâm lược mới để phục thù. Bại tướng Thoát Hoan tiếp tục được chọn để tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh. Lần này, Hốt Tất Liệt cử thêm một đạo thủy quân gồm 500 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy, đồng thời lập thêm một đoàn thuyền gồm 70 chiếc để vận tải lương thực, do Trương Văn Hổ cầm đầu.
Về phía ta, sau chiến thắng năm 1285, vua Nhân Tông vẫn hết sức cảnh giác, ra lệnh tăng cường lực lượng để sẵn sàng chiến đấu. Khi quân giặc vượt biên giới tiến vào nước ta cuối tháng 12-1287, chiến lược của ta vẫn như cũ: đánh kiềm chân bộ binh của giặc ở một số nơi rồi rút lui để bảo toàn lực lượng.
Trong khi đó thủy quân và đoàn thuyền lương vào nước ta theo sông Bạch Đằng. Chờ cho thủy quân đi qua, quân ta đổ ra đánh đoàn thuyền lương đang nặng nề tiến vào Vân Đồn – Lục Thủy (Quảng Ninh), “bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất đông”[6]. Trương Văn Hổ lên một thuyền nhỏ chạy trốn ra đảo Hải Nam.
Quân giặc chiếm được kinh thành Thăng Long, nhưng thường xuyên bị quân ta tấn công, lực lượng hao mòn. Đặc biệt nạn thiếu lương thực ngày càng nghiêm trọng khiến tinh thần quân giặc rã rời. Tuyệt vọng, Thoát Hoan quyết định rút quân về để tránh nguy cơ bị tiêu diệt.
Nhưng việc rút lui không phải dễ. Thoát Hoan dẫn bộ binh mở đường máu chạy trốn, nhưng khắp nơi đều bị quân ta tập kích và phục kích, thương vong rất cao. Hữu thừa Abatri bị giết.
Ô Mã Nhi rút theo đường thủy. Đến sông Bạch Đằng, đoàn thuyền giặc rơi vào trận địa phục kích, vô số thuyền xô phải cọc, bị vỡ và bị đắm, khiến quân giặc số chết đuối, số bị giết, số còn lại bị bắt làm tù binh, trong đó có 2 viên tham tri chính sự Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp cùng viên quý tộc Tích Lệ Cơ.
Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định: vua Nhân Tông hai lần chiến thắng giặc ngoại xâm “khiến cho thiên hạ đã tan mà lại hợp, xã tắc đã nguy mà lại yên, suốt đời Trần không còn nạn xâm lược của giặc Hồ nữa. Công lao ấy to lớn lắm”[7].
Ngày 18-4-1288, vua Nhân Tông cùng vua cha và triều thần làm lễ hiến tiệp tại lăng vua Thái Tông. Thấy chân các ngựa đá trước lăng lấm bùn, vua nghĩ các ngựa đá cũng tham gia vào hai cuộc kháng chiến nên đọc hai câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
社稷 兩 回 勞 石 馬,
山 河 千古 奠 金 甌。
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.)
Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc, Nhân Tông tái thiết đất nước, miễn hoặc giảm tô, dịch cho nhân dân các địa phương tùy mức độ bị tàn phá. Đối với phương Bắc, vua thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, trao trả tù binh, trao đổi sứ bộ để bình thường hóa quan hệ, nhưng cương quyết không qua chầu “thiên tử” như Hốt Tất Liệt đòi hỏi.
Năm 1293, Nhân Tông truyền ngôi cho con trưởng là thái tử Thuyên (tức vua Anh Tông). Vua mới 17 tuổi nên thái thượng hoàng Nhân Tông tiếp tục chỉ bảo vua cách trị nước.
Sáu năm sau, 1293, khi vua đã trưởng thành, Nhân Tông mới chính thức xuất gia, tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) tại chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân Đầu Đà, sau đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà. Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ nhận xét: tuy Nhân Tông xuất gia, nhưng “đối với việc nước, hẳn không phải bỏ qua, không nghe biết gì”[8]. Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở cho biết thêm: “Có người thấy Tổ thứ nhất Điều Ngự [tức Nhân Tông] ra ở chùa Hoa Yên [tức chùa Vân Yên] thì nói là Người xuất gia, biết đâu rằng Tổ ta đương thời lấy thiên hạ làm việc chung. Trong nước vô sự, nhưng phía bắc có nước láng giềng mạnh, không thể xao lãng cảnh giác. Ý đó không nói rõ được, sợ lòng người dao động. Người lấy Yên Tử là ngọn núi rất cao, phía đông trông ra miền Yên Quảng, phía bắc nhìn tới hai xứ Lạng…, thường lui tới xem xét động tĩnh, khiến giặc ngoài không thể gây được những việc đáng lo”[9].
Mặt khác, Nhân Tông tìm cách liên minh với phái nam. Năm 1301, Nhân Tông sang Chiêm Thành, gặp vua Jaya Sinhavarman III (sử ta gọi là Chế Mân). Gần 20 năm trước, khi còn là thái tử Harijit, Chế Mân đã anh dũng kháng chiến chống quân Nguyên. Sử nhà Nguyên chép: Nhân Tông từng giúp Chiêm Thành 2 vạn quân và 500 chiến thuyền để đánh lại đạo quân viễn chinh của Toa Đô[10]. Sẵn lòng cảm mến Chế Mân, Nhân Tông hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân. Về sau, Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Rí để làm sính lễ, hai châu này được đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa trong bản đồ Đại Việt.
TS. Phan Văn Hoàng
Mời xem tiếp: Vua Trần Nhân Tông
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
Tuyên Ngôn Độc Lập
The Declaration of Independence of the Thirteen Colonies In CONGRESS, July 4, 1776
The unanimous Declaration of the thirteen united States of America
When in the Course of human events, it becomes necessary for one people to dissolve the political bands which have connected them with another, and to assume among the powers of the earth, the separate and equal station to which the Laws of Nature and of Nature's God entitle them, a decent respect to the opinions of mankind requires that they should declare the causes which impel them to the separation.
We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness. --That to secure these rights, Governments are instituted among Men, deriving their just powers from the consent of the governed, --That whenever any Form of Government becomes destructive of these ends, it is the Right of the People to alter or to abolish it, and to institute new Government, laying its foundation on such principles and organizing its powers in such form, as to them shall seem most likely to effect their Safety and Happiness. Prudence, indeed, will dictate that Governments long established should not be changed for light and transient causes; and accordingly all experience hath shewn, that mankind are more disposed to suffer, while evils are sufferable, than to right themselves by abolishing the forms to which they are accustomed. But when a long train of abuses and usurpations, pursuing invariably the same Object evinces a design to reduce them under absolute Despotism, it is their right, it is their duty, to throw off such Government, and to provide new Guards for their future security. --Such has been the patient sufferance of these Colonies; and such is now the necessity which constrains them to alter their former Systems of Government. The history of the present King of Great Britain [George III] is a history of repeated injuries and usurpations, all having in direct object the establishment of an absolute Tyranny over these States. To prove this, let Facts be submitted to a candid world.
He has refused his Assent to Laws, the most wholesome and necessary for the public good.
He has forbidden his Governors to pass Laws of immediate and pressing importance, unless suspended in their operation till his Assent should be obtained; and when so suspended, he has utterly neglected to attend to them.
He has refused to pass other Laws for the accommodation of large districts of people, unless those people would relinquish the right of Representation in the Legislature, a right inestimable to them and formidable to tyrants only.
He has called together legislative bodies at places unusual, uncomfortable, and distant from the depository of their public Records, for the sole purpose of fatiguing them into compliance with his measures.
He has dissolved Representative Houses repeatedly, for opposing with manly firmness his invasions on the rights of the people.
He has refused for a long time, after such dissolutions, to cause others to be elected; whereby the Legislative powers, incapable of Annihilation, have returned to the People at large for their exercise; the State remaining in the mean time exposed to all the dangers of invasion from without, and convulsions within.
He has endeavoured to prevent the population of these States; for that purpose obstructing the Laws for Naturalization of Foreigners; refusing to pass others to encourage their migrations hither, and raising the conditions of new Appropriations of Lands.
He has obstructed the Administration of Justice, by refusing his Assent to Laws for establishing Judiciary powers.
He has made Judges dependent on his Will alone, for the tenure of their offices, and the amount and payment of their salaries.
He has erected a multitude of New Offices, and sent hither swarms of Officers to harass our people, and eat out their substance.
He has kept among us, in times of peace, Standing Armies without the consent of our legislatures.
He has affected to render the Military independent of and superior to the Civil power.
He has combined with others to subject us to a jurisdiction foreign to our constitution and unacknowledged by our laws; giving his Assent to their Acts of pretended Legislation:
For Quartering large bodies of armed troops among us:
For protecting them, by a mock Trial, from punishment for any Murders which they should commit on the Inhabitants of these States:
For cutting off our Trade with all parts of the world:
For imposing Taxes on us without our Consent:
For depriving us, in many cases, of the benefits of Trial by Jury:
For transporting us beyond Seas to be tried for pretended offences:
For abolishing the free System of English Laws in a neighbouring Province, establishing therein an Arbitrary government, and enlarging its Boundaries so as to render it at once an example and fit instrument for introducing the same absolute rule into these Colonies:
For taking away our Charters, abolishing our most valuable Laws, and altering fundamentally the Forms of our Governments:
For suspending our own Legislatures, and declaring themselves invested with power to legislate for us in all cases whatsoever.
He has abdicated Government here, by declaring us out of his Protection and waging War against us.
He has plundered our seas, ravaged our Coasts, burnt our towns, and destroyed the lives of our people.
He is at this time transporting large Armies of foreign Mercenaries to compleat the works of death, desolation and tyranny, already begun with circumstances of Cruelty and perfidy scarcely paralleled in the most barbarous ages, and totally unworthy the Head of a civilized nation.
He has constrained our fellow Citizens taken Captive on the high Seas to bear Arms against their Country, to become the executioners of their friends and Brethren, or to fall themselves by their Hands.
He has excited domestic insurrections amongst us, and has endeavoured to bring on the inhabitants of our frontiers, the merciless Indian Savages, whose known rule of warfare, is an undistinguished destruction of all ages, sexes and conditions.
In every stage of these Oppressions We have Petitioned for Redress in the most humble terms: Our repeated Petitions have been answered only by repeated injury. A Prince whose character is thus marked by every act which may define a Tyrant, is unfit to be the ruler of a free people.
Nor have We been wanting in attentions to our British brethren. We have warned them from time to time of attempts by their legislature to extend an unwarrantable jurisdiction over us. We have reminded them of the circumstances of our emigration and settlement here. We have appealed to their native justice and magnanimity, and we have conjured them by the ties of our common kindred to disavow these usurpations, which, would inevitably interrupt our connections and correspondence. They too have been deaf to the voice of justice and of consanguinity. We must, therefore, acquiesce in the necessity, which denounces our Separation, and hold them, as we hold the rest of mankind, Enemies in War, in Peace Friends.
We, therefore, the Representatives of the united States of America, in General Congress, Assembled, appealing to the Supreme Judge of the world for the rectitude of our intentions, do, in the Name, and by the Authority of the good People of these Colonies, solemnly publish and declare, That these United Colonies are, and of Right ought to be Free and Independent States; that they are Absolved from all Allegiance to the British Crown, and that all political connection between them and the State of Great Britain, is and ought to be totally dissolved; and that as Free and Independent States, they have full Power to levy War, conclude Peace, contract Alliances, establish Commerce, and to do all other Acts and Things which Independent States may of right do. And for the support of this Declaration, with a firm reliance on the protection of divine Providence, we mutually pledge to each other our Lives, our Fortunes and our sacred Honor.
2- Tên cuả những người đại diện thuộc 13 tiểu bang đã kí vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ:
New Hampshire:
Josiah Bartlett, William Whipple, Matthew Thornton
Massachusetts:
John Hancock, Samual Adams, John Adams, Robert Treat Paine, Elbridge Gerry
Rhode Island:
Stephen Hopkins, William Ellery
Connecticut:
Roger Sherman, Samuel Huntington, William Williams, Oliver Wolcott
New York:
William Floyd, Philip Livingston, Francis Lewis, Lewis Morris
New Jersey:
Richard Stockton, John Witherspoon, Francis Hopkinson, John Hart, Abraham Clark
Pennsylvania:
Robert Morris, Benjamin Rush, Benjamin Franklin, John Morton, George Clymer, James Smith, George Taylor, James Wilson, George Ross
Delaware:
Caesar Rodney, George Read, Thomas McKean
Maryland:
Samuel Chase, William Paca, Thomas Stone, Charles Carroll of Carrollton
Virginia:
George Wythe, Richard Henry Lee, Thomas Jefferson, Benjamin Harrison, Thomas Nelson, Jr., Francis Lightfoot Lee, Carter Braxton
North Carolina:
William Hooper, Joseph Hewes, John Penn
South Carolina:
Edward Rutledge, Thomas Heyward, Jr., Thomas Lynch, Jr., Arthur Middleton
Georgia:
Button Gwinnett, Lyman Hall, George Walton
Independence Day.
I. 13 tiểu bang đầu tiên
Ngày 4 tháng 7 năm 1777 là ngày Hoa kỳ giành độc lập và trở thành một quốc gia. Tính chất thiêng liêng của ngày này được thể hiện qua câu văn trong báo Virginia ra ngày 18/07/1777: "Ngày 4 tháng 7 là ngày vinh quang và đáng nhớ nhất, từ rày về sau sẽ được tổ chức cho toàn nước Mỹ từ năm này đến năm khác cho đến khi nào thời gian không còn nữa. Amen và Amen"
Hai nơi làm lễ lớn nhất là Philadelphia (Pennsylvania) và Boston (Massachusetts)
Năm 1777, người dân Phidalelphia tưởng nhớ ngày 4 tháng 7: chuông ngân, súng nổ, đèn cầy thắp sáng, pháo đốt, nhưng chính thật ngày 4 tháng 7 năm 1777 là một ngày rất giản dị bình thường. Ngày nay, người dân Philadelphia làm lễ trong Independence Hall, nơi những hoạt cảnh lịch sử đã được dựng lại và bản Tuyên ngôn Độc lập được đọc.
Khi chiến tranh chấm dứt năm 1783, ngày 4 tháng 7 trở thành ngày nghỉ trong vài nơi. Tại Boston, ngày lễ Độc lập đã thay thế ngày 5 tháng 3, ngày thảm sát cuả Boston (Boston Massacre), và được xem như ngày lễ tổ quốc chính. Có diễn văn, sự kiện quân sự, diễn hành và pháo bông.
Năm 1941, quốc hội Mỹ tuyên bố ngày 4 tháng 7 là ngày lễ chính thức của USA
II. Lịch sử:
Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492.
Nhiều dân thuộc địa đến Mỹ để tìm tự do tín ngưỡng: Espagne, Portugal, Anh, Pháp, Hòa Lan đến thuộc địa xứ này . Dân hành hương (pilgrims) là nhóm dân tị nạn đầu tiên tại Mỹ: nhóm Puritans đến cư ngụ tại Massachusetts, nhóm Quakers đến vùng Pennsylvania và người Công Giáo định cư tại Maryland.
Dân thuộc địa Hoà Lan và Pháp đến Mỹ để mua bán. Dân Pháp định cư tại Canada, dân Espagne đến Florida, dân Hòa Lan đến New York
Năm 1763 Anh Quốc thắng quân Pháp và chiếm Canada.
13 tiểu bang đầu tiên của Hoa kỳ: Connecticut, New Hampshire, New York, New Jersey, Massachusetts, Pennsylvania, Delaware , Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Rhode Island, Maryland
Lúc ký kết, Hoa Kỳ gồm 13 thuộc địa dưới quyền cai trị của vua George III (1738-1820, Windsor). Lúc bấy giờ các thuộc địa Anh ở Mỹ phải trả thuế cho mẫu quốc quá cao nhưng lại không có đại biểu trong Quốc Hội Anh (Taxation without Representation), nên nổi dậy đòi quyền tự do và độc lập.
Năm 1774 đại biểu của 13 thuộc địa họp lần đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania. Cuộc họp này gọi là Quốc Hội Lục Ðịa (Continental Congress) và do Tướng George Washington thống lãnh quân đội chống lại Anh Quốc.
Các thuộc địa này sau này trở thành 13 Tiểu bang đầu tiên của Mỹ khi Mỹ trở thành độc lập với Anh Quốc.
III. Tiến trình:
1774: 13 thuộc địa gởi đại diện đến Philadelphia, Pennsylnania để thành lập Quốc Hội Lục địa thứ Nhất (First Continental Congress). Họ nôn nóng chuẩn bị nhưng vẫn còn lâu mới tuyên chìến.
4/1775: Quân đội của vua George tiến về Concord, Massachusetts. Tiếp theo là trận chiến tại Concord, là tiếng súng (tại đây) vang vọng đến khắp thế giới, đánh dấu bước đầu cuộc cách mạng Mỹ
5/1776: Sau gần một năm cố gắng giải quyết sự khác biệt với mẫu quốc Anh, các thuộc địa gởi một lần nữa các đại diện cho Quốc Hội Lục địa thứ Nhì.
6/1776: Sự quyết tâm được khởi đầu bởi Richard Henry Lee , Virginia. Nhận thấy rằng những cố gắng của họ vô vọng, một ủy ban được thành lập để soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập công khai. Đứng đầu là Thomas Jefferson, ủy ban còn có John Adams, Ben Benjamin Franklin, Philip Livingston và Roger Sherman.
6/7/1776: Pennsylvania Evening Post là tờ báo đầu tiên đăng bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
8/7/1776: Lần đầu tiên bản tuyên ngôn được đọc trước công chúng tại Independence Square của Philadelphia. Cái chuông trong Independence Hall được biết dưới tên "Province Bell" sau này được đổi tên là Liberty Bell.
8/1776: Việc ký Bản Tuyên Ngôn Độc Lập bắt đầu ngày 4 tháng 7 nhưng phải đến tháng 8 mới hoàn tất. Và ngày 4 tháng bảy được chấp nhận như ngày kỷ niệm chính thức cho sự độc lập Hoa Kỳ khỏi nước Anh
4/7/1777: Lễ Independence Day được cử hành lần đầu tiên.
IV. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập:
Bản Tuyên Ngôn độc Lâp trở thành một tài liệu chính trị được ca tụng nhất và thời nào cũng được chép ra. Thomas Jefferson soạn ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập là sau ngày được bầu làm Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc Lập được xét duyệt bởi John Adams, Benjamen Franklin và Jefferson, rồi được 56 hội viên ký tên và xác nhận không còn là thuộc địa của Anh Quốc nữa.
John Hancock, chủ tịch Second Continental Congress (Đại hội Lục Địa lần II), là người đầu tiên ký bản Tuyên Ngôn. Viết hoa, chữ ký của ông nổi bật trải rộng trên tài liệu này. Từ đó khi nào người ta hỏi bạn "John Hancock" tức là người ta có ý muốn bạn ký tên đó. Cuối cùng có tất cả 56 người ký bản Tuyên Ngôn, chứng tỏ sự anh hùng của họ vì tuyên bố đòi độc lập với Anh Quốc là một hành động phản bội, có thể bị tội tử hình. Họ can đảm hy sinh mọi thứ bởi họ phải bỏ nhà và ẩn náu nơi khác.
Bản tuyên Ngôn Độc Lập là bằng chứng của Cách Mạng Hoa Kỳ, nói lên những bất bình với vua George III. Đó cũng là một bài tuyên bố về lãnh thổ và triết lý, chiếu theo những bài viết của các triết gia John Locke và Jean Jacques Rousseau. Nó khẳng định rằng mọi người đều do Thượng Đế tạo ra, từ thiên nhiên mà ra, vậy phải có những quyền lợi tự nhiên nào đó, không được xâm phạm quyền tự do của họ.
Từ đó, Bản Tuyên Ngôn và Cách Mạng Hoa Kỳ là cảm hứng cho mọi người tìm tự do trên khắp thế giới.
ST
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011
Truyện Kiều qua Âm Nhạc
Hành trrình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ vốn sãn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn. Trong nền văn học Việt Nam thi phẩm Ðoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du không những là một tác phẩm trác tuyệt hàng đầu của đất nước mà còn là đóa hoa muôn sắc trên thi đàn quốc tế. Thi phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng ở những quốc gia có nền văn học cao như Pháp, Anh , Đức, Ý, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Hoa, Nga, Tiệp, Hung, Ba Lan, v.v, năm 1965, tác giả Nguyễn Du đã được tổ chức Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO đ vinh danh là một đại văn hào của thế giới. Rất nhiều văn nhân, họa sĩ, trí thức, học giả, nhà phê bình..vv.. đã viết, phân tích, diễn thuyết, minh họa, biên kịch, cải lương… về giá trị tác phẩm của thiên tài Nguyễn Du qua những nét đẹp về phương diện văn chương, tư tưởng và hội họa..vv… Những ai từng đọc truyện Kiều chắc sẽ bùi ngùi thương cảm cho nàng Kiều bạc phận long đong chịu nhiều bất hạnh. Ngưòi đọc không khỏi thắc mắc:Tại sao thi hào Nguyễn Du đã đặt tên cho tác phẩm là Đoạn Trường Tân Thanh , Tiếng Kêu Mới về sự Đau Khổ? Tiếng kêu mới nơi đây phải chăng là quan niệm mới về đau khổ, khác với quan niệm cũ về đau khổ, nhìn sự đau khổ là những chuyện tất nhiên ? Hành trình từ đau khổ dẫn đến giải thoát, từ phiền não dẫn đến Bồ Đề, đó là nội dung tư tưởng mà Nguyễn Du đã thể hiện nơi Đoạn Trường Tân Thanh, ? Nếu thế, nỗi đau đó không còn của riêng Thúy Kiều, mà nỗi đau của nhân sinh.
Những năm gần đây truyện Kiều đã được nhìn qua nét đẹp nghệ thuật âm nhạc, giới nhạc sĩ đã thực hiện phổ nhạc Đoạn Trường Tân Thanh, đã gieo vào vườn hoa nghệ thuật thêm sắc màu.
Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người». Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh. . « Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sãn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát.
Trong 3254 câu thơ Kiều, những thanh bằng trắc tạo những nốt trầm bổng cao độ chỉ là “nhạc thơ” có sẵn chứa trong câu thơ. Trong khi “thơ trong nhạc” hay còn gọi là “tính nhạc” gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ. Trong thi tập Đoạn Trường Tân Thanh gồm khá nhiều câu, chữ, chứa sẵn nhạc thơ tạo nên những tiết tấu, ngắt nhịp, xuống câu. Ví dụ :
Nhịp 2 gồm 3 từ:
“ Mai cốt cách/ tuyết tinh thần.
Nhịp 4 gồm 2 từ:
Mỗi người/ một vẻ/ mười phân/ vẹn mười….”
Hoặc có thể phân làm 2 nhịp gồm 4 từ :
«Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười…»
Hay những câu nhịp 2 gồm 3 từ
“ Làn thu thủy/ nét xuân sơn
Và nhịp 2 gồm 4 từ:
Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh”..vv…
Để đọc, hay hát trọn vẹn toàn thi phẩm Kiều, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra cách ngâm lảy Kiều, sa mạc..vv.. giúp giới mộ điệu thưởng lãm những cái hay, nét đẹp của lời thơ ý truyện bằng âm thanh. ». Ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều là những hình tượng đặt vào những thanh âm bằng trắc tạo thành những thang nhạc, cung bậc trong thơ diễn tả tình tiết, tâm lý những khía cạnh độc đáo từng nhân vật trong truyện. người nhạc sĩ sẽ đồng cảm với tác giả hòa vào từng con chữ để thấy cái sâu lắng chất chứa những âm thanh như tiếng kêu ai oán: « Đoạn Trường Tân Thanh »
Nhạc sĩ Phạm Duy là người tiên khởi đem âm nhạc vào Kiều, ông lựa những đoạn, câu thơ chứa nhiều tính nhạc trong Kiều phổ thành ca khúc. Nhạc sĩ đã dung hợp nhạc giao hưởng tây phương với nhạc ngũ cung, trong đó chất ngũ cung để câu nhạc dễ luyến láy diễn tả được ý thơ, chất giao hưởng tạo cho câu nhạc được êm, vút cao, trầm bổng theo ý nhạc mà không theo thanh bằng trắc của vần thơ lục bát. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi là: Minh Họa Kiều. Mấy năm gần đây dòng thơ phổ nhạc ở trong nước cũng như hải ngoại nở rộ, thơ nương nhạc chấp cánh, nhạc dựa thơ bay cao, cho dù muốn phổ được một bài thơ « đạt » đúng nghĩa là một nghệ thuật rất khó ! Phổ thi tập Kim Vân Kiều thành nhạc là một việc làm rất khó, cái khó nhất là vì đó là một tác phẩm lớn của dân tộc đòi hỏi nhạc sĩ phải có thực tài, phải hiểu về thi ca, nắm bắt được cái tinh hoa của thơ qua tính nhạc toàn thi tập, sắc màu hội họa của ngôn từ, nhất là tư tưởng của hồn thơ. Nếu không thì chỉ phổ cho lấy có vì thiếu vắng những tính chất trên sẽ làm ảnh hưởng đến tuyệt tác. Do đó ít có nhạc sĩ nào dám đụng đến truyện Kiều. Một bài thơ đã được phổ, nếu lấy một đoạn thơ của tác giả khác ráp vào dòng lục bát mà vẫn hát được thì không thể là một bài thơ riêng của một tác giả nào? Muốn phổ một bài thơ, hoặc toàn tập thi phẩm, nhạc sĩ phải dàn trải giai điệu, nhịp điệu, sắp đặt thể loại soạn thành những cấu trúc đoạn nhạc khác nhau; nhưng vẫn hài hòa, tạo ra từng phân đoạn hợp với tình tiết câu thơ theo nhân vật trong truyện. Cái khó của thơ lục bát là nhịp mạnh thường rơi vào cuối câu vần bằng, do đó nhạc sĩ phải khéo dùng những biến cung để dòng nhạc chuyển tiếp linh động không nhàm chán, lê thê. Từ trước đến nay những bài thơ lục bát của nhiều nhà thơ, nếu được phổ thành nhạc, hầu hết những bài thơ đó không dài quá 30 câu để nhạc sĩ dễ cảm nhận phổ thành ca khúc. Muốn thực hiện bản trường ca, nhạc sĩ phải bỏ thời gian để phân tích dàn trải cấu trúc toàn thi tập, tạo những thể điệu, những chuỗi hình nốt, giai điệu, tiếp nối nhau diễn tả dựa trên lời thơ không gián đoạn ý mà soạn cấu trúc nhạc theo lối tây phương, nhưng vẫn giữ được chất nhạc Việt. Điểm khó nữa đối với một thi phẩm lớn là không được sửa lời thơ, hay đổi thứ tự chữ để giai điệu, câu nhạc có kết hay.Do đó nhạc sĩ phải dừng nhiều biến cung thăng, giảm để dòng nhạc ít quay về chủ âm (tonique), hoặc khéo léo dùng những thể điệu, tiết tấu, uyển chuyển của dòng nhạc đương đại.. tạo sự bìến đổi cấu trúc giai điệu thành từng đoạn khác nhau làm phong phú ý nhạc.
Trong số những nhạc sĩ phổ truyện Kiều ngoài nhạc sĩ Phạm Duy, ở hải ngoại còn có: Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã phổ toàn tập Kim Vân Kiều. Ngoài ra, truyện Kiều còn được chuyển thể thành một vở ca kịch đương đại dàn dựng theo phong cách Broadway, được nghiên cứu từ bản dịch Anh ngữ tác phẩm Kiều“Tale of Kieu”do nhà soạn kịch Kiêm đạo diễn Burton Wolfe kết hợp cùng nhà soạn nhạc Scott Gehman, và Giáo sư, nhạc sĩ Linh Phương chuyển dịch lời ca tiếng Anh ngược lại tiếng Việt. Ở trong nước có nhạc sĩ Vũ Đình Ân phổ những đoạn mang nhiều tính nhạc trong toàn tập, soan thành một đại hợp xướng Truyện Kiều, với sự cố vấn nghệ thuật Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần.
Ttrong cõi bất tận của âm thanh, những dòng nhạc hôm nay đi vào lòng người. Thơ và nhạc quyện nhau, nhạc nhập vào thơ giúp những con chữ thơ nằm bất động trên trang sách được những người yêu thơ thưởng lãm bằng mắt, cảm nhận bằng tâm, nay hồn thơ cất lên giai điệu, tiếng hát truyền cảm, diễn tả tâm trạng, cảm xúc từng nhân vật trong tác phẩm bằng một thực thể sống động, thoát khỏi thế giới ảo, mơ hồ. Người nhạc sĩ hôm nay phổ thơ có nhiều sáng tạo, không chỉ dựa vào cái thanh bằng trắc có sãn cao độ trầm bổng trong thơ, mà phổ cái hồn thơ, cái tư tưởng, hay những hình ảnh ngôn ngữ trong thơ mang màu sắc hội họa…Chẳng có nhạc sĩ nào nhân danh sự sáng tạo dám viết lệch cảm xúc của thi sĩ ? Không ai lại soạn một khúc nhạc thật buồn để mừng ngày vui hội ngộ của gia đình Thúy Kiều, và ngược lại không thể viết những tiết tấu giai điệu của thể loại nhạc kích động, cuồng loạn, khi Thúy Kiêu đang gởi mình vào chốn thiền tu ?
Những ai cảm tác về truyện Kiều, chắc sẽ cảm nhận được nỗi cô đơn tư tưỏng của Nuyễn Du khi gởi gấm tâm sự vào tác phẩm, tác giả đã than rằng:
«Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như »
:300 năm sau mới có người hiểu mình !. Qua sự thâm thúy của tác phẩm tư tưởng, đượm đầy triết lý nhân sinh, người đọc hôm nay đã hiểu, và khám phá được cái lẽ đạo trong Kiều. Ở một cõi nào đó , thi hào Nguyễn Du sẽ vui, khi biết ở thời đại sau vẫn còn nhiều người ca ngợi, và tưởng nhớ đến ông. Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh vẫn là nguồn cảm hứng cho đời diễn thuyết, biên khảo, sáng tác ở các bộ môn nghệ thuật , trong đó có giới nhạc sĩ vẽ lại chân dung truyện Kiều bằng âm nhạc. Đó phải chăng là tấm lòng người thời nay nhớ và tri ân người xưa ?
Paris 10 04 2011
Đỗ Bình
Mời Nghe Nam Anh giới thiệu Truyện Kiều qua Âm Nhạc do Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện thực hiện : Truyện Kiều
Những năm gần đây truyện Kiều đã được nhìn qua nét đẹp nghệ thuật âm nhạc, giới nhạc sĩ đã thực hiện phổ nhạc Đoạn Trường Tân Thanh, đã gieo vào vườn hoa nghệ thuật thêm sắc màu.
Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người». Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh. . « Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sãn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát.
Trong 3254 câu thơ Kiều, những thanh bằng trắc tạo những nốt trầm bổng cao độ chỉ là “nhạc thơ” có sẵn chứa trong câu thơ. Trong khi “thơ trong nhạc” hay còn gọi là “tính nhạc” gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ. Trong thi tập Đoạn Trường Tân Thanh gồm khá nhiều câu, chữ, chứa sẵn nhạc thơ tạo nên những tiết tấu, ngắt nhịp, xuống câu. Ví dụ :
Nhịp 2 gồm 3 từ:
“ Mai cốt cách/ tuyết tinh thần.
Nhịp 4 gồm 2 từ:
Mỗi người/ một vẻ/ mười phân/ vẹn mười….”
Hoặc có thể phân làm 2 nhịp gồm 4 từ :
«Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười…»
Hay những câu nhịp 2 gồm 3 từ
“ Làn thu thủy/ nét xuân sơn
Và nhịp 2 gồm 4 từ:
Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh”..vv…
Để đọc, hay hát trọn vẹn toàn thi phẩm Kiều, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra cách ngâm lảy Kiều, sa mạc..vv.. giúp giới mộ điệu thưởng lãm những cái hay, nét đẹp của lời thơ ý truyện bằng âm thanh. ». Ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều là những hình tượng đặt vào những thanh âm bằng trắc tạo thành những thang nhạc, cung bậc trong thơ diễn tả tình tiết, tâm lý những khía cạnh độc đáo từng nhân vật trong truyện. người nhạc sĩ sẽ đồng cảm với tác giả hòa vào từng con chữ để thấy cái sâu lắng chất chứa những âm thanh như tiếng kêu ai oán: « Đoạn Trường Tân Thanh »
Nhạc sĩ Phạm Duy là người tiên khởi đem âm nhạc vào Kiều, ông lựa những đoạn, câu thơ chứa nhiều tính nhạc trong Kiều phổ thành ca khúc. Nhạc sĩ đã dung hợp nhạc giao hưởng tây phương với nhạc ngũ cung, trong đó chất ngũ cung để câu nhạc dễ luyến láy diễn tả được ý thơ, chất giao hưởng tạo cho câu nhạc được êm, vút cao, trầm bổng theo ý nhạc mà không theo thanh bằng trắc của vần thơ lục bát. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi là: Minh Họa Kiều. Mấy năm gần đây dòng thơ phổ nhạc ở trong nước cũng như hải ngoại nở rộ, thơ nương nhạc chấp cánh, nhạc dựa thơ bay cao, cho dù muốn phổ được một bài thơ « đạt » đúng nghĩa là một nghệ thuật rất khó ! Phổ thi tập Kim Vân Kiều thành nhạc là một việc làm rất khó, cái khó nhất là vì đó là một tác phẩm lớn của dân tộc đòi hỏi nhạc sĩ phải có thực tài, phải hiểu về thi ca, nắm bắt được cái tinh hoa của thơ qua tính nhạc toàn thi tập, sắc màu hội họa của ngôn từ, nhất là tư tưởng của hồn thơ. Nếu không thì chỉ phổ cho lấy có vì thiếu vắng những tính chất trên sẽ làm ảnh hưởng đến tuyệt tác. Do đó ít có nhạc sĩ nào dám đụng đến truyện Kiều. Một bài thơ đã được phổ, nếu lấy một đoạn thơ của tác giả khác ráp vào dòng lục bát mà vẫn hát được thì không thể là một bài thơ riêng của một tác giả nào? Muốn phổ một bài thơ, hoặc toàn tập thi phẩm, nhạc sĩ phải dàn trải giai điệu, nhịp điệu, sắp đặt thể loại soạn thành những cấu trúc đoạn nhạc khác nhau; nhưng vẫn hài hòa, tạo ra từng phân đoạn hợp với tình tiết câu thơ theo nhân vật trong truyện. Cái khó của thơ lục bát là nhịp mạnh thường rơi vào cuối câu vần bằng, do đó nhạc sĩ phải khéo dùng những biến cung để dòng nhạc chuyển tiếp linh động không nhàm chán, lê thê. Từ trước đến nay những bài thơ lục bát của nhiều nhà thơ, nếu được phổ thành nhạc, hầu hết những bài thơ đó không dài quá 30 câu để nhạc sĩ dễ cảm nhận phổ thành ca khúc. Muốn thực hiện bản trường ca, nhạc sĩ phải bỏ thời gian để phân tích dàn trải cấu trúc toàn thi tập, tạo những thể điệu, những chuỗi hình nốt, giai điệu, tiếp nối nhau diễn tả dựa trên lời thơ không gián đoạn ý mà soạn cấu trúc nhạc theo lối tây phương, nhưng vẫn giữ được chất nhạc Việt. Điểm khó nữa đối với một thi phẩm lớn là không được sửa lời thơ, hay đổi thứ tự chữ để giai điệu, câu nhạc có kết hay.Do đó nhạc sĩ phải dừng nhiều biến cung thăng, giảm để dòng nhạc ít quay về chủ âm (tonique), hoặc khéo léo dùng những thể điệu, tiết tấu, uyển chuyển của dòng nhạc đương đại.. tạo sự bìến đổi cấu trúc giai điệu thành từng đoạn khác nhau làm phong phú ý nhạc.
Trong số những nhạc sĩ phổ truyện Kiều ngoài nhạc sĩ Phạm Duy, ở hải ngoại còn có: Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã phổ toàn tập Kim Vân Kiều. Ngoài ra, truyện Kiều còn được chuyển thể thành một vở ca kịch đương đại dàn dựng theo phong cách Broadway, được nghiên cứu từ bản dịch Anh ngữ tác phẩm Kiều“Tale of Kieu”do nhà soạn kịch Kiêm đạo diễn Burton Wolfe kết hợp cùng nhà soạn nhạc Scott Gehman, và Giáo sư, nhạc sĩ Linh Phương chuyển dịch lời ca tiếng Anh ngược lại tiếng Việt. Ở trong nước có nhạc sĩ Vũ Đình Ân phổ những đoạn mang nhiều tính nhạc trong toàn tập, soan thành một đại hợp xướng Truyện Kiều, với sự cố vấn nghệ thuật Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần.
Ttrong cõi bất tận của âm thanh, những dòng nhạc hôm nay đi vào lòng người. Thơ và nhạc quyện nhau, nhạc nhập vào thơ giúp những con chữ thơ nằm bất động trên trang sách được những người yêu thơ thưởng lãm bằng mắt, cảm nhận bằng tâm, nay hồn thơ cất lên giai điệu, tiếng hát truyền cảm, diễn tả tâm trạng, cảm xúc từng nhân vật trong tác phẩm bằng một thực thể sống động, thoát khỏi thế giới ảo, mơ hồ. Người nhạc sĩ hôm nay phổ thơ có nhiều sáng tạo, không chỉ dựa vào cái thanh bằng trắc có sãn cao độ trầm bổng trong thơ, mà phổ cái hồn thơ, cái tư tưởng, hay những hình ảnh ngôn ngữ trong thơ mang màu sắc hội họa…Chẳng có nhạc sĩ nào nhân danh sự sáng tạo dám viết lệch cảm xúc của thi sĩ ? Không ai lại soạn một khúc nhạc thật buồn để mừng ngày vui hội ngộ của gia đình Thúy Kiều, và ngược lại không thể viết những tiết tấu giai điệu của thể loại nhạc kích động, cuồng loạn, khi Thúy Kiêu đang gởi mình vào chốn thiền tu ?
Những ai cảm tác về truyện Kiều, chắc sẽ cảm nhận được nỗi cô đơn tư tưỏng của Nuyễn Du khi gởi gấm tâm sự vào tác phẩm, tác giả đã than rằng:
«Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như »
:300 năm sau mới có người hiểu mình !. Qua sự thâm thúy của tác phẩm tư tưởng, đượm đầy triết lý nhân sinh, người đọc hôm nay đã hiểu, và khám phá được cái lẽ đạo trong Kiều. Ở một cõi nào đó , thi hào Nguyễn Du sẽ vui, khi biết ở thời đại sau vẫn còn nhiều người ca ngợi, và tưởng nhớ đến ông. Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh vẫn là nguồn cảm hứng cho đời diễn thuyết, biên khảo, sáng tác ở các bộ môn nghệ thuật , trong đó có giới nhạc sĩ vẽ lại chân dung truyện Kiều bằng âm nhạc. Đó phải chăng là tấm lòng người thời nay nhớ và tri ân người xưa ?
Paris 10 04 2011
Đỗ Bình
Mời Nghe Nam Anh giới thiệu Truyện Kiều qua Âm Nhạc do Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện thực hiện : Truyện Kiều
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
HAPPY FATHER'S DAY
HAPPY FATHER'S DAY
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai đang có bố bên mình
Hãy trân trọng uống từng giờ từng phút
Vì mai này ai biết có điêu linh
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai bố đã khuất bóng rồi
Nhưng tâm tưởng còn nhớ nhung chất ngất
Những ngày vui những ấm áp bên người
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai bố còn sống bên đời
Nhưng xa cách một đại dương xa khuất
Tay với hoài chỉ nước mắt thầm rơi
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai bố còn sống trên đời
Ngay bên cạnh mà xa như đáy vực
Nhìn nhau hoài mà chẳng rõ mặt người
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai chưa hề thấy mặt người
Chưa một lần trong vòng tay âu yếm
Khao khát hoài tình phụ tử không nguôi
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Đến những ai đã được sống một thời
Bên cạnh bố mà tìm hoài không thấy
Kỷ niệm nào để nhắc nhở cho vui
Lời chúc cho cha một ngày hạnh phúc
Cho những ai đang là bố trẻ con
Hãy cúi xuống và hôn con âu yếm
Hãy nói " thương " trong lúc vẫn đang còn
Đặng Lệ Khánh
***
CÂY ĐÀN CHƯA KỊP MUA
Sáng ngủ dậy, mưa dài qua cưả sổ
Chim hôm nay ướt cánh tự bay xa
Nhà vắng lặng, anh với tôi ngồi nhớ
Hồn lênh đênh theo dòng nhạc Mozart
Chiếc dương cầm đã từ lâu im ngủ
Phím tơ nay chắc hẳn đám dây chùng
Từ cái thuở các con mình còn nhỏ
Nay cánh dài bay bổng bỏ đàn không
Tôi se sẻ mở đàn, tay tháy máy
Lượn vào qua mấy nốt do, la, si
Nhưng tiếng nhạc âm thanh nghe rời rạc
Dội vô tường, tai cuả kẻ vô tri
Tôi quay lại lò sưởi hồng, lửa ấm
Nhớ ngày còn tóc thả hai vai thanh
Đêm dạo nớ trăng lén vào song cửa
Ba dạo đàn dòng nocturne Chopin
Hôm kia ngang ghé qua nhìn cưả tiệm
Lục túi tiền dành tính tặng cho ba
Nghe cay đắng, mắt chan hoà vị mặn
Chiếc vĩ cầm còn nằm lặng đây mà!
Buổi sáng dậy, lòng như sông nước lũ
Không gian mù sương trắng nhẹ như mây
Con buồn bã, biết thế thôi hết kịp
Ba đi rồi, ai dạo phím từ đây?
Đông Hương
***
Cha Của Chúng Con !
(thương tặng những người Cha)
Suốt đời tận tụy vì con
Những đêm mưa gió không tròn giấc say
Dạy con ăn ở thẳng ngay
Dạy con sự việc đúng sai ở đời
Những đêm ngồi ngắm sao trời
Vầng trăng chiếu rọi sáng ngời tình Cha
Lòng Cha như câu dân ca
Hát ru con thuở lên ba ngày nào
Lòng con chỉ ước mong sao
Cha còn đây mãi ngày nào cũng "trông"
Để con đền đáp ân công
"Cù lao chín chữ " ghi lòng con đây
Qua bao năm tháng thiếu thời
Nắng mưa - gian khổ một đời lo toan
Lao tù đau khổ bao lần
Dọc ngang hằn dấu - Cha ngần ngại đâu ?
Chén cơm - manh áo giãi dầu
Nuôi con khôn lớn bạc đầu tóc Cha !!!
Tử Nhi
***
Tưởng Niệm Cha
Khi Mẹ mất- Cha thêm tình của Mẹ
nuôi dưỡng con thuở còn bế vào nôi
Cha nâng con đi tập tễnh vào đời
Cha chỉ cho con thấy chân trời rộng
Cha dạy con vì người mà sống
tất cả vì con - hy vọng một đời
tất cả vì con - Cha khổ một thời
ngày Cha mất -
con đang bị lưu đày biệt xứ
lạy từ biệt Cha, con đã không tròn
hiếu nghĩa cùng Cha, con chưa trả được
nên suốt đời - con mãi buồn đau
con gởi đến Cha khối ân tình sâu nặng
những lời này như một nén hương
tưởng niệm Cha!
Cao Nguyên
***
Còn Cha Gót Đỏ Như Son
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết gót con thâm sì
Ca dao
Những đứa bé quê thời ly loạn
Lớn lên không được thấy cha mình
Đêm đêm heo hút căn nhà vắng
Tội mẹ buồn cúi mặt làm thinh
Ngày mới lên ba tôi mất cha
Mấy hàng tre kẽo kẹt quanh nhà
Tôi cười níu áo người đang khóc
Chưa biết buồn đau nỗi mất cha
Ngày tuổi lớn bắt đầu đi học
Tôi sững sờ nghe mắng bên tai:
"Con không cha như nhà không nóc!"
Nắng không lên sau một đêm dài
Rồi những tháng ngày quê khói lửa
Mẹ gánh con bên thúng khoai đầy
Chắt chiu một phiến đời chia nửa
Tiếng vỗ nào của một bàn tay
Hồn ca dao tình tự nước non
Mẹ suối nguồn, cha núi Thái Sơn
Gót chân thâm tím đau lòng mẹ
Cha đâu còn mà gót đỏ như son.
Trần Kiêm Đoàn
Khi Mẹ mất- Cha thêm tình của Mẹ
nuôi dưỡng con thuở còn bế vào nôi
Cha nâng con đi tập tễnh vào đời
Cha chỉ cho con thấy chân trời rộng
Cha dạy con vì người mà sống
tất cả vì con - hy vọng một đời
tất cả vì con - Cha khổ một thời
ngày Cha mất -
con đang bị lưu đày biệt xứ
lạy từ biệt Cha, con đã không tròn
hiếu nghĩa cùng Cha, con chưa trả được
nên suốt đời - con mãi buồn đau
con gởi đến Cha khối ân tình sâu nặng
những lời này như một nén hương
tưởng niệm Cha!
Cao Nguyên
***
Còn Cha Gót Đỏ Như Son
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết gót con thâm sì
Ca dao
Những đứa bé quê thời ly loạn
Lớn lên không được thấy cha mình
Đêm đêm heo hút căn nhà vắng
Tội mẹ buồn cúi mặt làm thinh
Ngày mới lên ba tôi mất cha
Mấy hàng tre kẽo kẹt quanh nhà
Tôi cười níu áo người đang khóc
Chưa biết buồn đau nỗi mất cha
Ngày tuổi lớn bắt đầu đi học
Tôi sững sờ nghe mắng bên tai:
"Con không cha như nhà không nóc!"
Nắng không lên sau một đêm dài
Rồi những tháng ngày quê khói lửa
Mẹ gánh con bên thúng khoai đầy
Chắt chiu một phiến đời chia nửa
Tiếng vỗ nào của một bàn tay
Hồn ca dao tình tự nước non
Mẹ suối nguồn, cha núi Thái Sơn
Gót chân thâm tím đau lòng mẹ
Cha đâu còn mà gót đỏ như son.
Trần Kiêm Đoàn
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011
Cầu Mong
Hoàng Sa em hải đảo cát vàng
đứa con xinh của Mẹ Việt Nam
đang hứng chịu cuồng tâm giông bão
đất quặn đau sóng cuộn trào dâng
Trường Sơn anh một dãi núi rừng
đang kiên tâm chống lũ xói mòn
búa rìu vô đạo luôn tàn phá
trên tấm thân đầy vết đạn bom
chỉ tại ngày xưa Cha Mẹ thương
gia tài chia bạc biển, vàng rừng
người tham đâu dễ ngưng đào xới
anh em mình đau vết thương chung
cầu mong anh em nhà Việt Nam
thoát điêu linh không còn lầm than
bình yên sống trong hồng ân Chúa
ngân lời chuông vang đêm nguyện cầu !
Cao Nguyên
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
Chiến đấu tính qua thi ca
Theo tự điển của Nguyễn Văn Khôn, chiến đấu là tranh đấu nhau, đánh nhau. Như vây, chiến đấu tính hay tính chiến đấu là đặc tính về những việc đánh nhau, về sự chiến đấu chống lại quân thù. Vậy thì trong âm nhạc Việt Nam, ta thấy có tính chiến đấu này không?
Đã nói đến tính chiến đấu thì nhạc phải hùng tráng, dồn dập, thôi thúc. Vì vậy trong âm nhạc khi sáng tác những bản nhạc đầy màu sắc chiến đấu, các nhạc sĩ thường hay xử dụng nhịp điệu quân hành, nhịp đi (March) hay điệu Fox mà thôi. Những nhịp điệu khác thường ít khi xử dụng đến vì không tạo được sự hùng tráng và thôi thúc như các điệu slow, tango, bolero, rumba vv… Ngoài nhịp điệu của bản nhạc, ta cần phải đề cập đến lời của chính bản nhạc đó nữa mới khám phá được chiến đấu tính của bản nhạc.
Hấu hết những từ ngữ trong các bản nhạc này khi hát lên đều làm cho ta liên tưởng ngay đến chiến tranh, khói lửa mịt mù, bom rơi đạn nổ, ngựa hí vang trời vv...
Hỡi tất cả toàn dân Việt Nam, hãy nghe theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi cùng nhau đứng lên bảo vệ tổ quốc cho dù phơi thây trên gươm giáo, cho dù bỏ xác ngoài chiến địa hoang tàn miễn sao làm cho khắp nơi vang tiếng người nước Nam, làm sao giữ được bờ cõi không để lọt vào tay quân thù cho dù một tấc đất để xứng đáng là con Rồng cháu Lạc. Đó là nội dung của bản nhạc Quốc ca Việt Nam sau đây khi hát lên ai cũng thấy tính chiến đấu bàng bạc trong toàn bản nhạc:
“Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống .Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho phơi thây trên gươm giáo. Thù nước lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy này công dân ơi cố rèn tâm trí hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi vang tiếng nguời nước Nam cho đến muôn đời. Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ. Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng”.
Bởi vậy lúc nước nhà lâm vào cảnh quốc phá gia vong, quê hương đang đắm chìm trong khói lửa mịt mù vì quân thù rắp tâm giày xéo đất nước ta, tất cả mọi người nam phụ lão ấu đều đứng lên, đồng tâm hiệp lực bảo vệ biên cương; bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tiên ta đã từng nằm gai nếm mật và hy sinh không biết bao nhiêu máu xương từ đời này sang đời nọ mới có được ngày hôm nay. Nhưng nếu trước thế giặc quá lớn, quân thù đang rắp tâm ồ ạt kéo hằng vạn quân vượt biên giới qua xâm lăng nước ta, chúng ta khoanh tay ngồi chờ mất nước hay sao? Không bao giờ! Hãy triệu tập các bô lão lại tại Hội Nghị Diên Hồng để thỉnh ý kiến nên chiến đấu hay nên hòa. Mặc dầu tuổi đã xế chiều, đi phải chống gậy, nhưng tất cả các bô lão đều đồng thanh trả lời phải hy sinh mà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Chúng ta hãy nghe bản nhạc Hội Nghị Diên Hồng sau đây của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sẽ thấy rõ chiến đấu tính bàng bạc trong bản nhạc như thế nào:
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuôn dậy non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!
Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hướng
Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.
Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!
Đường còn dài
Hờn vương trên quan ải
Xa xa trông áng mây đầu non đoài
Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
Thề liều thân cho sông núi
Muôn Năm Lừng Uy!!
Vâng, trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến! Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến? Quyết chiến! Không bao giờ lại làm hòa với kẻ xâm lăng. Vậy thì chúng ta phải quyết chiến vì chúng ta là giống dân Lạc Hồng. Chúng ta phải liều thân tranh đấu để giữ gìn non sông. Bởi vì máu anh hùng luôn luôn làm rạng danh nòi giống Tiên Rồng, máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm non sông. Đó là những ý chí quyết chiến đấu dứt khoát trong bản nhạc Quyết Chiến của Võ Đức Thu sau đây:
Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng
Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông
Quyết tiến khi nước non nguy biến
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm non sông
Quyết tiến khi nước non reo hò
Lòng cương quyết tranh đấu giữ gìn tự do
Quyết tiến khi nước non nguy biên
Máu anh hùng rạng danh nòi giống Tiên Rồng
Vết anh hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu
Theo sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh
Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu
Giống Lạc Hồng rạng danh nòi giống Tiên Rồng.
Không ai có quyền nằm ngủ khi sơn hà nguy biến! Không ai có quyền phớt tỉnh trước cảnh đất nước đang lâm nguy. Hãy nghe tiếng gọi của hồn thiêng sông núi quyết vùng lên phất cờ khởi nghĩa đánh cho tan tành giặc ngoại xâm từ phương Bắc tràn xuống.
Kìa! Tiếng ngựa hí vang trời vọng về từ biên ải! Kìa! Gió bụi mịt mù của vó câu muôn dặm tỏa khắp non sông! Đâu đây tiếng kèn thúc quân như thúc dục toàn dân hãy tiến ra biên cương cho dù trời đang mưa bão, cho dù sấm chớp liên hồi. Vẫn biết lắm lúc “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” nhưng hồn thiêng sông núi vẫn đang vọng về giữa quê mẹ, vậy thì toàn dân Việt Nam hãy nuôi chí căm hờn mà tuốt gươm bay ra quan ải tiêu diệt quân thù để bảo vệ quê cha đất tổ. Vâng, những lời trên đây là nội dung mang đầy màu sắc chiến đấu tính của những bản nhạc Đường Ra Biên Ải, Chiến Sĩ Vô Danh, Chiến Sĩ Anh Hùng, Xuất Quân của nhạc sĩ Phạm Duy mà ta lần lượt nghe sau đây điển hình qua một vài đoạn trong các bản nhạc đó:
Bài “Chiến Sĩ Anh Hùng”:
“Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước non đang chờ mong tay ngươi hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng là trang nam nhi. Quyết chiến sa trường. Sống thác coi thường. Mong thác trong da ngựa bọc thân thế trai”.
Bài “Đường Ra Biên Ải”:
“Ra biên cương! Ra biên cương! Thiết tha lòng gái, hôm nay nâng khăn hồng, đưa chân anh hùng ngàn phương. Ra biên cương! Ra biên cương! Khói hôn hoàng xuống ven rừng, qua con sông khuất ngàn nẻo thương. Trăng non dị thường, ngựa tung vó bước. Hiu hiu, lá rơi lối mòn tuyết sương. Sao băng trên vòm, mong qua đêm buồn. Là ánh nắng đến, sáng soi tâm hồn. Người ngàn trùng! Quên niềm son phấn. Biên ải như đuốc thiêng! Ôi non nước linh truyền! Ôi tiếng hát câu nguyền. Đời gai chông! Xin thề lưu luyến. Biên ải xin hiến thân. Thấm thoát đã bao lần. Bao người đi đền nợ máu xương. Người đi không về, chắc rằng có người nhớ. Hương khói chiêu hồn. Hiu hắt những chiều trận vong. Đời vui thái bình, cũng vì bao đời lính. Tiếng hát công thành. Thương nhớ những người tòng chinh”.
Bài “Chiến Sĩ vô Danh”:
“Ra biên khu trong một chiều sương âm u. Âm thầm chen khói mù. Bao oan khiên đang về đây hú với gió. Là hồn người Nam nhớ thù. Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn. Muôn lời thiêng còn vang. Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng. Sầu hận đời lấp tan. Gươm anh linh, đã bao lần vấy máu. Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình. Rừng trầm phai sắc. Thấp thoáng tàn canh. Hỡi người chiến sĩ vô danh...”
Bài “Xuất Quân”:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Đi là mang mối thù thiên thu.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Bước lên đây người Việt Nam.
Kèn vang theo tiếng chân đang rồn rập xa xa
Tiếng gào thiết tha.
Ngàn lời chính khí đưa
Ầm ầm tiếng thét hoà
Rầm rầm tiếng súng sa trường xa.
Hồn say khi máu xương rơi tràn đầy, ngập biên khu
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng giọt máu sáng ngời
Một đường kiếm thép oai hùng đưa.
Ngay trong bản nhạc “Hòn Vọng Phu” 1, 2, 3, của nhạc sĩ Lê Thương, ta cũng thấy chiến đấu tính xuất hiện một cách rõ ràng qua nhiều đọan, nhiều trường canh được nằm trong nhịp quân hành mặc dầu toàn bài vẫn là những nhịp điệu phù hợp với nội dung của bản nhạc mang tựa đề là Hòn Vọng Phu:
“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn
Quan với quân lên đường,
Đoàn ngựa xe cuối cùng,
Vừa đi theo lối sông.
Phía cách quan sa trường,
Quan với quân lên đường,
Hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn,
Phất phơ ngậm ngùi bay.
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn.
Người đi ngoài vạn lí quang san,
Người đứng chờ trong bóng cô đơn.
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng,
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
Người biến thành tượng đá ôm con.
Ngựa phi ngoài xa hí vang trời,
Chiêng trống khua trăm hồi,
Ngần ngại trên núi đồi,
Rồi vọng ra khắp nơi …
Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non xưa
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng …”
Khi đã quyết chí ra đi theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Khi đã quyết chí ra đi dù không hẹn được ngày về, ai ai cũng muốn bằng mọi giá phải mang vòng hoa chiến thắng về dâng cho quê mẹ. Cho dù bom rơi đạn nổ, cho dù đạn lạc tên bay, chúng ta phải cố gắng tận dụng hết sức bình sinh đánh cho quân thù tan tác tả tơi, đánh cho quân thù nằm chết la liệt giữa những chiến địa hoang tàn. Để rồi thừa thắng xông lên, cầm lưỡi lê xông tới tiêu diệt cho đến tên địch cuối cùng mới thấy được chiến thắng trọn vẹn khi trước mặt ta, xác giặc nằm phơi thây giữa cánh đồng khét mùi thuốc súng. Bản nhạc Sư Đoàn I Hành Khúc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau đây cho ta thấy đặc tính chiến đấu nói trên rất rõ ràng trong âm nhạc:
“Đây miền Đông hà miền Gio Linh, nơi tuyến đầu nước Việt hùng anh đã chiến đấu bao phen quân giặc tan tành. Từ Ba lòng nhìn qua Khe Sanh, Làng Vei nhìn đồi Tám Tám Mốt. Từ Hương Điền nhìn qua Triệu Phong phơi xác giặc tràn đồng. Hò ơi! Hò ơi! Hò ơi! Quân ta tràn lên. Chiến thắng Việt An bao thây giặc phơi tràn, chiến thắng làng Cùa quân ta về hò reo!”
Khi xác quân thù đã nằm chồng chất giữa những chiến địa hoang tàn, khi xác giặc thù đã nằm rải rác ở các góc thành bên những đống gạch vụn đổ nát, chúng ta phải nhanh nhẹn kéo cờ lên cho lá cờ tung bay trước gió để báo hiệu cho toàn dân biết, rằng chiến thắng đã về trên đất mẹ sau khi đã chiếm lại Cổ Thành bằng máu đêm qua. Để rồi chúng ta tiến quân vào Cổ Thành trong tiếng kèn chiến thắng, để rồi chúng ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn lại mảnh đât thân yêu mà chúng ta vừa giải phóng và giữa đêm khuya đen tối như mực, ta đã tìm thấy ánh mặt trời!
Bài Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị của nhạc sĩ Lê Kim Hoa sau đây cho ta thấy rất rõ ràng tính chiến đấu trong âm nhạc:
“Cờ Bay, Cờ Bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Cờ Bay, Cờ Bay tung trời ta về với quê hương từng ngóng đợi quân ta tiến về.
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu, Quảng Trị ơi! Chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi này Mẹ, này Em, Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời.
Đi lên, đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai.
Nhà vươn lên, người vươn lên.
Quân bên Dân xây tin yêu đời mới.
Dắt nhau về anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà
Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui vang câu hát tự do”.
Và khi đã chiếm lại được mảnh đất thân yêu bằng máu đào lai láng, chúng ta phải quyết chí bảo vệ mảnh đất này đến giọt máu cuối cùng cho dù phải bỏ thân ngoài trận mạc, nếu cần thì da ngựa bọc thây. Cầm chắc tay súng, giữ vững biên thuỳ, canh chừng địch quân dùng chiến thuật biển người ào ạt tái chiếm. Nhưng khi thấy quân thù đang chuẩn bị tiến quân về phía ta, ngay tức khắc hằng ngàn cánh tay đưa lên, hằng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh tiêu diệt giặc thù. Đập nát tan mưu toan của quân thù. Ta thề chết chứ không bao giờ rút lui khỏi trận chiến. Bản nhạc hào hùng “Đứng Dậy” sau đây nói lên chiến đấu tính rất oanh liệt của quân dân ta một thời vang bóng:
“Một cánh tay đưa lên. Hằng ngàn cánh tay đưa lên. Hằng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh cho môt nền hoà bình công chính. Đập nát tan mưu toan. Đầu hàng cái quân xâm lăng. Hòa bình sẽ trong vinh quang. Đền công lao bao máu xương hùng anh. Nào tiến lên bên nhau. Và cùng sát vai bên nhau. Thề nguyền quyết vung tay cao quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước. Vận nước trong tay ta, là quyền của quân dân ta. Tình đoàn kết quê hương ta chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà. Quyết chiến, thề quyết chiến, quyết chiến. Quyết không cần hòa bình đen tối, chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô. Quyết chiến, thề quyết chiến, quyết chiến. Đánh cho cùng dù mình phải chết, để mai này về sau con cháu ta sống còn. Vận nước đang vươn lên. Hằng ngàn chiến công chưa quên. Hằng vạn xác quân vong nô đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân. Thề quyết không lui chân, ngồi cùng với quân xâm lăng. Ta thề chết chứ không hề lui. Quyết không hề phản bội quê hương”.
Vâng, ta thề chết chứ không bao giờ rút lui, không bao giờ phản bội lại quê hương. Bởi máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xương da thịt này cha ông ta đã từng miệt mài qua bao nhiêu thế hệ để xây đắp một quê hương Việt Nam ngạo nghễ; bởi vì còn đất nước Việt Nam sẽ vẫn còn triệu con tim với triệu khối kiêu hùng sẽ sẵn sàng tung xiềng xích vào mặt nhân gian để phá tan chế độ độc tài Cộng sản và giặc phương bắc xâm lăng đất nước ta. Bản nhạc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sau đây cho ta thấy tính chiến đấu thật rõ ràng khi ta vừa mới nghe hát đoạn đầu của bản nhạc:
“Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng ngày qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng
Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên”.
Tóm lại, qua một số bản nhạc hùng tráng của Việt Nam như đã được trình bày ở trên, hầu như tất cả đều được các nhạc sĩ sáng tác theo nhịp điệu quân hành hay điệu Fox, chúng ta thấy rằng thỉnh thoảng, chiến đấu tính đó khi thì tiềm ẩn trong từng chữ từng câu, khi thì bàng bạc trong từng câu từng đoạn, nhưng nhìn chung luôn luôn nổi bật trong toàn bản nhạc vậy.
Dương Viết Điền
Nguồn: http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=category&id=91&Itemid=340
Đã nói đến tính chiến đấu thì nhạc phải hùng tráng, dồn dập, thôi thúc. Vì vậy trong âm nhạc khi sáng tác những bản nhạc đầy màu sắc chiến đấu, các nhạc sĩ thường hay xử dụng nhịp điệu quân hành, nhịp đi (March) hay điệu Fox mà thôi. Những nhịp điệu khác thường ít khi xử dụng đến vì không tạo được sự hùng tráng và thôi thúc như các điệu slow, tango, bolero, rumba vv… Ngoài nhịp điệu của bản nhạc, ta cần phải đề cập đến lời của chính bản nhạc đó nữa mới khám phá được chiến đấu tính của bản nhạc.
Hấu hết những từ ngữ trong các bản nhạc này khi hát lên đều làm cho ta liên tưởng ngay đến chiến tranh, khói lửa mịt mù, bom rơi đạn nổ, ngựa hí vang trời vv...
Hỡi tất cả toàn dân Việt Nam, hãy nghe theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi cùng nhau đứng lên bảo vệ tổ quốc cho dù phơi thây trên gươm giáo, cho dù bỏ xác ngoài chiến địa hoang tàn miễn sao làm cho khắp nơi vang tiếng người nước Nam, làm sao giữ được bờ cõi không để lọt vào tay quân thù cho dù một tấc đất để xứng đáng là con Rồng cháu Lạc. Đó là nội dung của bản nhạc Quốc ca Việt Nam sau đây khi hát lên ai cũng thấy tính chiến đấu bàng bạc trong toàn bản nhạc:
“Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống .Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho phơi thây trên gươm giáo. Thù nước lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy này công dân ơi cố rèn tâm trí hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi vang tiếng nguời nước Nam cho đến muôn đời. Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ. Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng”.
Bởi vậy lúc nước nhà lâm vào cảnh quốc phá gia vong, quê hương đang đắm chìm trong khói lửa mịt mù vì quân thù rắp tâm giày xéo đất nước ta, tất cả mọi người nam phụ lão ấu đều đứng lên, đồng tâm hiệp lực bảo vệ biên cương; bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tiên ta đã từng nằm gai nếm mật và hy sinh không biết bao nhiêu máu xương từ đời này sang đời nọ mới có được ngày hôm nay. Nhưng nếu trước thế giặc quá lớn, quân thù đang rắp tâm ồ ạt kéo hằng vạn quân vượt biên giới qua xâm lăng nước ta, chúng ta khoanh tay ngồi chờ mất nước hay sao? Không bao giờ! Hãy triệu tập các bô lão lại tại Hội Nghị Diên Hồng để thỉnh ý kiến nên chiến đấu hay nên hòa. Mặc dầu tuổi đã xế chiều, đi phải chống gậy, nhưng tất cả các bô lão đều đồng thanh trả lời phải hy sinh mà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Chúng ta hãy nghe bản nhạc Hội Nghị Diên Hồng sau đây của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sẽ thấy rõ chiến đấu tính bàng bạc trong bản nhạc như thế nào:
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuôn dậy non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!
Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hướng
Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.
Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!
Đường còn dài
Hờn vương trên quan ải
Xa xa trông áng mây đầu non đoài
Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
Thề liều thân cho sông núi
Muôn Năm Lừng Uy!!
Vâng, trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến! Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến? Quyết chiến! Không bao giờ lại làm hòa với kẻ xâm lăng. Vậy thì chúng ta phải quyết chiến vì chúng ta là giống dân Lạc Hồng. Chúng ta phải liều thân tranh đấu để giữ gìn non sông. Bởi vì máu anh hùng luôn luôn làm rạng danh nòi giống Tiên Rồng, máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm non sông. Đó là những ý chí quyết chiến đấu dứt khoát trong bản nhạc Quyết Chiến của Võ Đức Thu sau đây:
Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng
Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông
Quyết tiến khi nước non nguy biến
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm non sông
Quyết tiến khi nước non reo hò
Lòng cương quyết tranh đấu giữ gìn tự do
Quyết tiến khi nước non nguy biên
Máu anh hùng rạng danh nòi giống Tiên Rồng
Vết anh hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu
Theo sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh
Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu
Giống Lạc Hồng rạng danh nòi giống Tiên Rồng.
Không ai có quyền nằm ngủ khi sơn hà nguy biến! Không ai có quyền phớt tỉnh trước cảnh đất nước đang lâm nguy. Hãy nghe tiếng gọi của hồn thiêng sông núi quyết vùng lên phất cờ khởi nghĩa đánh cho tan tành giặc ngoại xâm từ phương Bắc tràn xuống.
Kìa! Tiếng ngựa hí vang trời vọng về từ biên ải! Kìa! Gió bụi mịt mù của vó câu muôn dặm tỏa khắp non sông! Đâu đây tiếng kèn thúc quân như thúc dục toàn dân hãy tiến ra biên cương cho dù trời đang mưa bão, cho dù sấm chớp liên hồi. Vẫn biết lắm lúc “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” nhưng hồn thiêng sông núi vẫn đang vọng về giữa quê mẹ, vậy thì toàn dân Việt Nam hãy nuôi chí căm hờn mà tuốt gươm bay ra quan ải tiêu diệt quân thù để bảo vệ quê cha đất tổ. Vâng, những lời trên đây là nội dung mang đầy màu sắc chiến đấu tính của những bản nhạc Đường Ra Biên Ải, Chiến Sĩ Vô Danh, Chiến Sĩ Anh Hùng, Xuất Quân của nhạc sĩ Phạm Duy mà ta lần lượt nghe sau đây điển hình qua một vài đoạn trong các bản nhạc đó:
Bài “Chiến Sĩ Anh Hùng”:
“Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước non đang chờ mong tay ngươi hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng là trang nam nhi. Quyết chiến sa trường. Sống thác coi thường. Mong thác trong da ngựa bọc thân thế trai”.
Bài “Đường Ra Biên Ải”:
“Ra biên cương! Ra biên cương! Thiết tha lòng gái, hôm nay nâng khăn hồng, đưa chân anh hùng ngàn phương. Ra biên cương! Ra biên cương! Khói hôn hoàng xuống ven rừng, qua con sông khuất ngàn nẻo thương. Trăng non dị thường, ngựa tung vó bước. Hiu hiu, lá rơi lối mòn tuyết sương. Sao băng trên vòm, mong qua đêm buồn. Là ánh nắng đến, sáng soi tâm hồn. Người ngàn trùng! Quên niềm son phấn. Biên ải như đuốc thiêng! Ôi non nước linh truyền! Ôi tiếng hát câu nguyền. Đời gai chông! Xin thề lưu luyến. Biên ải xin hiến thân. Thấm thoát đã bao lần. Bao người đi đền nợ máu xương. Người đi không về, chắc rằng có người nhớ. Hương khói chiêu hồn. Hiu hắt những chiều trận vong. Đời vui thái bình, cũng vì bao đời lính. Tiếng hát công thành. Thương nhớ những người tòng chinh”.
Bài “Chiến Sĩ vô Danh”:
“Ra biên khu trong một chiều sương âm u. Âm thầm chen khói mù. Bao oan khiên đang về đây hú với gió. Là hồn người Nam nhớ thù. Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn. Muôn lời thiêng còn vang. Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng. Sầu hận đời lấp tan. Gươm anh linh, đã bao lần vấy máu. Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình. Rừng trầm phai sắc. Thấp thoáng tàn canh. Hỡi người chiến sĩ vô danh...”
Bài “Xuất Quân”:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Đi là mang mối thù thiên thu.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Bước lên đây người Việt Nam.
Kèn vang theo tiếng chân đang rồn rập xa xa
Tiếng gào thiết tha.
Ngàn lời chính khí đưa
Ầm ầm tiếng thét hoà
Rầm rầm tiếng súng sa trường xa.
Hồn say khi máu xương rơi tràn đầy, ngập biên khu
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng giọt máu sáng ngời
Một đường kiếm thép oai hùng đưa.
Ngay trong bản nhạc “Hòn Vọng Phu” 1, 2, 3, của nhạc sĩ Lê Thương, ta cũng thấy chiến đấu tính xuất hiện một cách rõ ràng qua nhiều đọan, nhiều trường canh được nằm trong nhịp quân hành mặc dầu toàn bài vẫn là những nhịp điệu phù hợp với nội dung của bản nhạc mang tựa đề là Hòn Vọng Phu:
“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn
Quan với quân lên đường,
Đoàn ngựa xe cuối cùng,
Vừa đi theo lối sông.
Phía cách quan sa trường,
Quan với quân lên đường,
Hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn,
Phất phơ ngậm ngùi bay.
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn.
Người đi ngoài vạn lí quang san,
Người đứng chờ trong bóng cô đơn.
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng,
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
Người biến thành tượng đá ôm con.
Ngựa phi ngoài xa hí vang trời,
Chiêng trống khua trăm hồi,
Ngần ngại trên núi đồi,
Rồi vọng ra khắp nơi …
Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non xưa
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng …”
Khi đã quyết chí ra đi theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Khi đã quyết chí ra đi dù không hẹn được ngày về, ai ai cũng muốn bằng mọi giá phải mang vòng hoa chiến thắng về dâng cho quê mẹ. Cho dù bom rơi đạn nổ, cho dù đạn lạc tên bay, chúng ta phải cố gắng tận dụng hết sức bình sinh đánh cho quân thù tan tác tả tơi, đánh cho quân thù nằm chết la liệt giữa những chiến địa hoang tàn. Để rồi thừa thắng xông lên, cầm lưỡi lê xông tới tiêu diệt cho đến tên địch cuối cùng mới thấy được chiến thắng trọn vẹn khi trước mặt ta, xác giặc nằm phơi thây giữa cánh đồng khét mùi thuốc súng. Bản nhạc Sư Đoàn I Hành Khúc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau đây cho ta thấy đặc tính chiến đấu nói trên rất rõ ràng trong âm nhạc:
“Đây miền Đông hà miền Gio Linh, nơi tuyến đầu nước Việt hùng anh đã chiến đấu bao phen quân giặc tan tành. Từ Ba lòng nhìn qua Khe Sanh, Làng Vei nhìn đồi Tám Tám Mốt. Từ Hương Điền nhìn qua Triệu Phong phơi xác giặc tràn đồng. Hò ơi! Hò ơi! Hò ơi! Quân ta tràn lên. Chiến thắng Việt An bao thây giặc phơi tràn, chiến thắng làng Cùa quân ta về hò reo!”
Khi xác quân thù đã nằm chồng chất giữa những chiến địa hoang tàn, khi xác giặc thù đã nằm rải rác ở các góc thành bên những đống gạch vụn đổ nát, chúng ta phải nhanh nhẹn kéo cờ lên cho lá cờ tung bay trước gió để báo hiệu cho toàn dân biết, rằng chiến thắng đã về trên đất mẹ sau khi đã chiếm lại Cổ Thành bằng máu đêm qua. Để rồi chúng ta tiến quân vào Cổ Thành trong tiếng kèn chiến thắng, để rồi chúng ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn lại mảnh đât thân yêu mà chúng ta vừa giải phóng và giữa đêm khuya đen tối như mực, ta đã tìm thấy ánh mặt trời!
Bài Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị của nhạc sĩ Lê Kim Hoa sau đây cho ta thấy rất rõ ràng tính chiến đấu trong âm nhạc:
“Cờ Bay, Cờ Bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Cờ Bay, Cờ Bay tung trời ta về với quê hương từng ngóng đợi quân ta tiến về.
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu, Quảng Trị ơi! Chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi này Mẹ, này Em, Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời.
Đi lên, đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai.
Nhà vươn lên, người vươn lên.
Quân bên Dân xây tin yêu đời mới.
Dắt nhau về anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà
Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui vang câu hát tự do”.
Và khi đã chiếm lại được mảnh đất thân yêu bằng máu đào lai láng, chúng ta phải quyết chí bảo vệ mảnh đất này đến giọt máu cuối cùng cho dù phải bỏ thân ngoài trận mạc, nếu cần thì da ngựa bọc thây. Cầm chắc tay súng, giữ vững biên thuỳ, canh chừng địch quân dùng chiến thuật biển người ào ạt tái chiếm. Nhưng khi thấy quân thù đang chuẩn bị tiến quân về phía ta, ngay tức khắc hằng ngàn cánh tay đưa lên, hằng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh tiêu diệt giặc thù. Đập nát tan mưu toan của quân thù. Ta thề chết chứ không bao giờ rút lui khỏi trận chiến. Bản nhạc hào hùng “Đứng Dậy” sau đây nói lên chiến đấu tính rất oanh liệt của quân dân ta một thời vang bóng:
“Một cánh tay đưa lên. Hằng ngàn cánh tay đưa lên. Hằng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh cho môt nền hoà bình công chính. Đập nát tan mưu toan. Đầu hàng cái quân xâm lăng. Hòa bình sẽ trong vinh quang. Đền công lao bao máu xương hùng anh. Nào tiến lên bên nhau. Và cùng sát vai bên nhau. Thề nguyền quyết vung tay cao quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước. Vận nước trong tay ta, là quyền của quân dân ta. Tình đoàn kết quê hương ta chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà. Quyết chiến, thề quyết chiến, quyết chiến. Quyết không cần hòa bình đen tối, chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô. Quyết chiến, thề quyết chiến, quyết chiến. Đánh cho cùng dù mình phải chết, để mai này về sau con cháu ta sống còn. Vận nước đang vươn lên. Hằng ngàn chiến công chưa quên. Hằng vạn xác quân vong nô đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân. Thề quyết không lui chân, ngồi cùng với quân xâm lăng. Ta thề chết chứ không hề lui. Quyết không hề phản bội quê hương”.
Vâng, ta thề chết chứ không bao giờ rút lui, không bao giờ phản bội lại quê hương. Bởi máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xương da thịt này cha ông ta đã từng miệt mài qua bao nhiêu thế hệ để xây đắp một quê hương Việt Nam ngạo nghễ; bởi vì còn đất nước Việt Nam sẽ vẫn còn triệu con tim với triệu khối kiêu hùng sẽ sẵn sàng tung xiềng xích vào mặt nhân gian để phá tan chế độ độc tài Cộng sản và giặc phương bắc xâm lăng đất nước ta. Bản nhạc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sau đây cho ta thấy tính chiến đấu thật rõ ràng khi ta vừa mới nghe hát đoạn đầu của bản nhạc:
“Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng ngày qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng
Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên”.
Tóm lại, qua một số bản nhạc hùng tráng của Việt Nam như đã được trình bày ở trên, hầu như tất cả đều được các nhạc sĩ sáng tác theo nhịp điệu quân hành hay điệu Fox, chúng ta thấy rằng thỉnh thoảng, chiến đấu tính đó khi thì tiềm ẩn trong từng chữ từng câu, khi thì bàng bạc trong từng câu từng đoạn, nhưng nhìn chung luôn luôn nổi bật trong toàn bản nhạc vậy.
Dương Viết Điền
Nguồn: http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=category&id=91&Itemid=340
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
Quê Hương và Tuổi Thơ
em xô sóng biển tìm trong rác
nhặt những gì bán được để mua cơm
nuôi thân lớn vượt qua thời đói khát
mai thành người sẽ biết quí đời hơn!
Cao Nguyên
***
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011
Ngày Lễ Cha
Theo các nhà giáo dục, vấn đề huấn luyện trẻ em trong gia đình chỉ đạt tới mức hoàn hảo, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của người cha cộng với tình thương dịu hiền của người mẹ.
Kinh nghiệm đời sống gia đình cho hay: Một em bé lớn lên trong sự nuông chiều của người mẹ mà thiếu sự hiện diện của người cha, em bé này thường ủy mị tủi thân, thiếu nghị lực, ít tháo vát! Ngược lại, một trẻ em được giáo dục trong cảnh gà trống nuôi con, tính tình em thường cứng cỏi cục cằn, ít cảm xúc và đôi khi tàn bạo! Các nhà giáo dục và tâm lý học đều đồng ý với nhau: Nguyên nhân chính xô đẩy các trẻ em gia nhập băng đảng, bụi đời, trộm cắp, đĩ điếm, chỉ vì chúng thiếu vắng tình thương của cha mẹ và bầu khí thân thương của mái ấm gia đình.
Qua nhận định trên, hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước Âu Mỹ, người ta trân trọng hai ngày lễ truyền thống của gia đình: Ðó là Ngày Hiền Mẫu (Ngày của Mẹ) và Ngày Hiền Phụ (Ngày của Cha). Ðây là một phong tục rất cao đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được rất nhiều quốc gia và gia đình cử hành mỗi năm.
Nếu vào thượng tuần tháng 5 dương lịch, thế giới đã tôn vinh các bà mẹ trong Ngày Hiền Mẫu thì thế giới cũng dành riêng một ngày vào hạ tuần tháng 6 dương lịch để vinh danh và báo hiếu các người cha còn sống hay đã qua đời trong Ngày Hiền Phụ.
VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ
Theo Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời La Mã cổ. Thuở xa xưa ấy, Ngày Hiền Phụ được người La Mã gọi là Parentalia, được cử hành từ ngày 12 đến 22 tháng 2 mỗi năm. Thời đó mục đích cử hành ngày Parentalia chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố, không liên quan gì đến những người cha còn sống. Trong ngày lễ này, các thành viên trong gia đình nhóm họp lại và mang bánh, rượu, sữa, mật, dầu ô liu đến nghĩa trang, đặt trên phần mộ người cha quá cố đã được trang hoàng hoa nến. Kết thúc những giây phút cầu nguyện và tưởng niệm, trong nghi lễ gọi là Caristia (Tình Thương), mọi người tham dự cùng chia nhau dùng các lễ vật nói trên để chứng tỏ họ đã chu toàn trách nhiệm báo hiếu với người cha đã quá vãng.
Cũng theo Robert J. Myers, cùng với những biến chuyển thăng trầm của thời cuộc, hiện nay mục đích Ngày Hiền Phụ không chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố mà đặc biệt để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Cách đây 91 năm, Ngày Hiền Phụ được cử hành lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 7, 1908 do sáng kiến của bà Charles Clayton, tại Fairmont, một thành phố khá trù phú với 21,000 cư dân, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.
Nhưng nếu phải kể đến người có công nhất trong việc cổ võ và khởi xướng Ngày Hiền Phụ thì người ta phải công bằng nhắc đến bà Bruce Dodd, cư ngụ tại thành phố Spokane, tiểu bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Bà là người con gái lớn nhất trong một gia đình 6 anh chị em. Bất hạnh đã xảy đến cho gia đình khi người mẹ thân yêu của bà đột ngột qua đời quá trẻ!! Nhưng nhờ người cha là ông William Jakson Smart đã quên mình, hy sinh chấp nhận cảnh gà trống nuôi con, tận tụy giáo dục nuôi dưỡng các con thành tài. Những hy sinh cao quý của ông dành cho các con được mọi người thời đó ca tụng và ngưỡng mộ.
Trong một thánh lễ Chúa Nhật năm 1909, khi nghe giảng về Ngày Hiền Mẫu, bà Bruce Dodd đã giật mình tự nghĩ tại sao người ta lại có thể vô ơn với bao công lao trời biển của các người cha. Từ suy nghĩ này, bà đã vận động các em trong gia đình và các bạn thân viết thư gửi đi khắp nơi, đề nghị lấy ngày qua đời của thân phụ bà là ngày 5 tháng 6 mỗi năm làm Ngày Hiền Phụ. Sau này cả Thị trưởng Spokane cũng như Thống đốc tiểu bang Washington đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ ba trong tháng 6 hàng năm để cử hành Ngày Hiền Phụ. Cũng như Ngày Hiền Mẫu, bà đề nghị các người con hãy cài trên áo một bông hồng mầu trắng nếu người Cha đã qua đời hoặc một đóa hoa màu hồng nếu họ hân hạnh còn có Cha.
Báo chí khắp nơi tường thuật và làm phóng sự Ngày Hiền Phụ được cử hành tại thành phố Spokane, tạo thành một phong trào quần chúng thật sôi nổi. Sau này vào năm 1916, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cũng như Tổng Thống Calvin Coolidge năm 1924 là những người tán thành sáng kiến thành lập Ngày Hiền Phụ song song với Ngày Hiền Mẫu.
Năm 1935, một Hiệp Hội Quốc Gia cổ võ Ngày Hiền Phụ được thành lập với mục đích Vinh Danh các Người Cha, đồng thời đề cao vấn đề thi đua giáo dục con cái. Mỗi năm Hiệp Hội chọn một Người Cha xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ, là người đã cố gắng chu toàn đáng khen nhiệm vụ làm Chồng và làm Cha, ngoài những sinh hoạt xã hội từ thiện bác ái - Gần đây trong số những nhân vật nổi tiếng được chọn là Người Cha Của Năm (Father of the Year) người ta thấy tên của Tổng thống Truman, Ðại Tướng Douglas Mac Arthur... Nhưng người ta phải chờ mãi đến năm 1972, theo kiến nghị của Quốc Hội, cố Tổng Thống Richard Nixon đã ký sắc lệnh ấn định Ngày Hiền Phụ sẽ được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Ba trong tháng 6 dương lịch mỗi năm trên toàn nước Mỹ.
Trần Quý Thiện
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)