Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010
Cổ Vật Triều Nguyễn
TPO - Sáng 9-10, tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam, diễn ra lễ khai trương triển lãm Bảo vật hoàng cung. Đây là lần thứ hai kể từ năm 1961, những bảo vật đại diện cho uy quyền của bậc vua chúa triều Nguyễn ra mắt công chúng.
Đây không phải là lần đầu tiên các bảo vật triều Nguyễn được trưng bày tại Hà Nội. Cách đây gần 50 năm, nhân dịp Quốc khánh 2-9 (năm 1961), một số ít trong số các bảo vật này đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng thời gian gần 50 năm từ đó tới nay là quá lâu đối với sự tò mò, háo hức của công chúng Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Như Nguyễn Phương Linh (sinh viên Đại học Hà Nội), đa phần những thế hệ hậu sinh chỉ được biết tới những bảo vật này qua sách vở lẫn những câu chuyện đậm màu sắc kỳ bí cho hay “Đây là lần đầu tiên em được tận mắt được xem một trong số những vật dụng được dùng cho sinh hoạt nơi cung cấm; cũng như biểu trưng cho quyền lực của vua chúa…”
Trong không gian của triển lãm, 13 bảo vật có chất liệu chính bằng vàng khối và ngọc quý, được chọn ra từ hàng trăm bảo vật vương triều Nguyễn đang lưu giữ tại bảo tàng, đã được trưng bày thu hút hàng trăm người tới chiêm ngưỡng như: ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng ngọc…
Đây là những bảo vật vô giá, có giá trị lịch sử, văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, đồng thời, phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân Cung đình qua từng thời đại.
Ngoài chiếc ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ, 2 chiếc ấn còn lại đều bằng vàng ròng, được đúc vào tháng 10 năm Minh Mạng 8 (1827). Trong đó, chiếc kim ấn “Sắc mệnh chi bảo” nặng 8,5 kg, gồm hai cấp, có hình vuông, trên ấn có hình rồng đầu hướng lên cao với 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền; Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).
Chiếc kim ấn còn lại có tên là “Hoàng đế tôn thân chi bảo” có kích thước to hơn, nặng 8,7 kg, khắc chữ: “Thập bát kim, trọng nhị bách tam thập tứ lạng tứ tiền tam phân; Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo” (Nặng 234 lạng 4 tiền 3 phân, khoảng 8,7 kg) đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8, năm 1827).
CỔ VẬT
Cổ Vật Triều Nguyễn Cơ Nguy Mất Sạch
Cổ vật triều Nguyễn ở Huế có nguy cơ bị mất sạch... Đó là lời báo động từ báo SGTT.VN.
Bản tin báo này cho biết tình hình đầy bi quan như sau.
“Gần đây, nhiều vụ trộm cổ vật liên tiếp xảy ra tại các điểm di tích và các ngôi cổ tự làm đau đầu các nhà quản lý quần thể di tích cố đô Huế. Do kẻ trộm lộng hành, các cổ vật của triều Nguyễn ở Huế đang có nguy cơ bị mất sạch.
Nhiều cổ vật bị “đạo chích” lộng hành
Mới đây, rạng sáng ngày 1.12, kẻ trộm đã đột nhập vào lăng Khải Định lấy đi bảy cổ vật quý giá là ngự dụng (đồ vua dùng để sinh hoạt) của vua Khải Định có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam, như: bộ khay đồng hình bầu dục gấp khúc, có niên đại năm 1916 – 1925, dài 43,5cm, cao 11cm, rộng 31cm, mặt khay khắc chìm hai con rồng uốn quanh ô chữ nhật, trên có khắc bốn chữ Hán “Khải Định niên tạo”; bộ đồ xoáy trầu của Việt Nam gồm cối, thìa, que xoáy. Ngoài ra còn có bộ ấm bạc nặng 450g và bình rượu bằng bạc của Việt Nam cao 15,5cm, rộng 12cm cổ cao thon, thân bầu tròn có quai...
Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho biết, ông rất bức xúc trước việc những cổ vật của hoàng cung triều Nguyễn ngày càng rời xa nơi ở của nó. Đặc biệt, có những cổ vật được xem là “pháp bảo” của triều Nguyễn như Kim ngọc bảo tỷ. Theo ông An, những Kim ngọc bảo tỷ đã dần dần biến mất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ông An kể: “Trong suốt 143 năm tồn tại với 13 đời vua triều Nguyễn đã cho chế tác và sử dụng hơn 100 Kim ngọc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc – chưa kể số ấn tín quý riêng được tấn phong của các vương công. Ngoài hệ thống ngọc tỷ của vua ra, thái hoàng thái hậu (bà nội của vua), hoàng thái hậu (mẹ của vua) và hoàng hậu, hoàng phi (vợ vua) tuỳ thứ bậc, mà sẽ có ấn vàng, ấn bạc mạ vàng, hay ấn bạc. Có cả ngọc tỷ chế tác riêng cho từng vua sau khi qua đời mang tên vua có hình con rồng đứng ngẩng cao đầu”...”
Đặc biệt, nhà khảo cổ học Phan Thuận An cho biết bảo vật triều đình bâyg iờ chỉ còn chừng 1/10 so với thời hoàng kim thôi.
Bản tin SGTT kể:
“...hiện nay tôi không rõ, nhưng có hơn 100 chiếc Kim ngọc bảo tỷ khác cũng như những vật dụng bằng vàng, hoặc mạ vàng phục vụ đời sống sinh hoạt của hoàng triều hiện đang lưu lạc ở Pháp, Mỹ hay các nước châu Âu. Trong lúc đó, bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn một ít ấn triện, nhưng đều là loại dùng cho các quan, không phải của vua, cho nên giá trị không lớn; riêng ngọc tỷ ở Huế, từ lâu đã không còn cái nào. Tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn hơn 8.000 hiện vật cổ vật, so với số mất đi, cộng với số lưu lạc ở trong và ngoài nước, theo tôi, giá trị cổ vật Huế hôm nay chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim của triều Nguyễn”, ông Phan Thuận An nói...”
http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét