(Danh tướng Bùi Thị Xuân – Tranh ViVi)
Danh tướng Bùi Thị Xuân (1752? – 1802)
Bà Bùi Thị Xuân là một danh tướng thời Nguyễn Tây Sơn. Bà là vợ danh tướng
Trần Quang Diệu (1), có nhan sắc, văn võ toàn tài, được phong chức đô đốc và có
tên trong danh sách “ngũ phụng thư” (năm vị anh thư trong đoàn quân Tây Sơn gồm
có: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc).
Bà Bùi Thị Xuân có lẽ sinh năm 1752(?) và mất năm 1802, người huyện Tuy Viễn,
phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Bà cùng chồng theo phò vua Quang Trung Nguyễn Huê, đánh dẹp 20,000 quân Xiêm
tại Rạch Gầm Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) năm 1784 và góp công sức trong
các chiến trận phá tan 200,000 quân Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long năm 1789.
Khi ra trận, bà thật dũng cảm, có tài xử dụng song kiếm, cưỡi ngựa bắn cung và
huấn luyện voi trận.
Bà có lòng thương dân khi được cử làm Trấn Thủ trấn Quảng Nam. Bà mở kho phát
chẩn, trừng trị bọn cường hào, cứu nạn mất mùa tại đây và giúp cho dân được an
cư lạc nghiệp, nên rất được lòng dân cảm phục
Ngoài việc lo cho gia đình chồng con yên ấm, bà Bùi Thị Xuân luôn một lòng một dạ
trung thành phò tá nhà Tây Sơn, đã quyết liệt tấn công vào lũy Trấn Ninh trong trận
sinh tử cuối cùng, mong chiếm lại Phú Xuân năm 1802.
Sau khi bị bắt và bị hành hình một cách dã man bằng cách cho voi giày, bà Bùi Thị
Xuân vẫn hiên ngang ngẩng mặt, làm khiếp vía lũ voi và binh tướng nhà Nguyễn.
Đời sau có thơ ca tụng Bà:
Vịnh Bà Bùi Thị Xuân
Pháp trường nữ tướng trổ thần oai!
Kim cổ anh hùng dễ mấy ai?
Quắc mắt, ngựa run quỳ bốn vó,
Cau mày, voi sợ cúp hai tai.
Theo chồng tận tụy nơi binh lửa
Phò chúa trung kiên chốn vũ đài (2)
Vải trắng quấn mình trang tiết liệt
Danh thơm còn mãi chẳng hề phai!
Vương Sinh
Câu đối
NỐI CHÍ Ỷ LAN, DÂN NAM CẢM PHỤC (3)
NOI GƯƠNG TRƯNG TRẮC, GIẶC BẮC KINH HOÀNG (4)
Hai câu đối (5) trên được Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt đề nghị treo tại Miếu Thành
Hoàng (6), Hội Chợ Tết Sinh Viên năm Tân Mão (2011) với chủ đề “Xuân Ước Mơ”
và danh tướng Bùi Thị Xuân được chọn làm Thành Hoàng “Làng Việt Nam” của Hội
Chợ Tết 2011 do Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam CA tổ chức hàng năm tại Garden
Grove Park, Orange County, California , USA. Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt (www.
hungsuviet.us) là một trong nhiều Hội Đoàn đóng góp về Văn Hóa & Lịch Sử cho
những sinh hoạt của Hội Chợ Tết.
Ngoài câu đối treo tại Miếu Thành Hoàng, còn câu đối treo tại cổng chính của Hội
Chợ Tết 2011 là:
XUÂN ƯỚC MƠ, MƠ THẤY NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ
TẾT HY VỌNG, VỌNG VỀ TIẾN BỘ, ĐOÀN KẾT, PHÚ CƯỜNG
và câu đối treo tại cổng làng Việt Nam trong Hội Chợ Tết. :
LỊCH SỬ OAI HÙNG, NON SÔNG VỮNG MẠNH
NHÂN VĂN RỰC RỠ, DÂN TỘC TRƯỜNG TỒN
Chú thích
(1) Trần Quang Diệu (?-1802) quê huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, là một danh
tướng thời Nguyễn Tây Sơn, chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Danh tướng Trần
Quang Diệu là một trong những cột trụ triều đình nhà Tây Sơn, làm Đốc trấn Nghệ An
và được phong tới chức Thái Phó, phục vụ hai triều vua Quang Trung và vua Cảnh
Thịnh. Vợ chồng Danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đã hết lòng phù tá
nhà Tây Sơn, đánh đuổi giặc xâm lăng Xiêm La trong Nam và giặc Mãn Thanh
ngoài Bắc. Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vợ chồng danh tướng Trần Quang Diệu đều bị
hành hình năm 1802. Riêng ông bị xử “lột da” (tùng sẻo) rất tàn bạo cho tới chết.
(2) Chốn vũ đài: Trường chính trị, chính trường. Trái với nơi binh lửa là chỗ đánh
nhau, chiến trường.
(3) Thái hậu Ỷ Lan vốn là một cô gái hái dâu, dệt lụa ở ngoại thành Thăng Long
thời nhà Lý, được vua Lý Thánh Tông đón về cung, sau hạ sinh Hoàng Tử Kiền Đức,
được phong là Ỷ Lan Nguyên Phi . Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân
chinh đi đánh giặc ngoại xâm cùng Lý Thường Kiệt. Trong khi vua ở ngoài biên
cương, Ỷ Lan Nguyên Phi đảm đang chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ
cương khiến thần dân thán phục, đất nước được yên vui. Năm Nhâm Tý (1072) Lý
Thánh Tông mất, Thái Tử Kiền Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông.
Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan Nguyên Phi lên làm Linh Nhân Hoàng Thái
Hậu. Bà vừa làm nhiệm vụ người mẹ dạy dỗ con, vừa giúp coi triều chính điều khiển
cả quốc gia, cùng Tể tướng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc.
Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan Thái
Hậu đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
.
(4) Năm 40 bà Trưng Trắc là vợ ông Thi Sách, vì nợ nước thù chồng, đã cùng em là
Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định và quân Đông Hán ra ngoài bờ cõi, thu về 65
thành quách và 4 Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (thuộc tỉnh
Quảng Đông). Hai Bà Trưng lên làm vua 3 năm từ năm 40 – 43. Sau nhà Hán sai
Mã Viện sang đánh báo thù,Hai Bà thua phải nhẩy xuống sông Hát tự trầm vào ngày
6 tháng 2 năm Quý Mão (43), để bảo toàn danh tiết.
(5) Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật bằng trắc
cân xứng nhau (Dương Quảng Hàm - Văn Học Việt Nam). Câu đối gồm 2 câu văn đi
song song, mỗi câu gọi là “vế”. Nếu câu đối do một người làm ra thì gọi là vế trên
(chữ cuối vần trắc), vế dưới (chữ cuối vần bằng). Nếu người làm ra một câu (vế ra)
và người khác đối lại, gọi là vế đối. Số chữ trong câu đối không hạn định.
Xưa, các ông Đồ thường viết câu đối bằng chữ Hán và treo để người đọc từ phải
sang trái (theo cách đọc ngược của người Tầu). Nay câu đối đã được “Việt hóa”,
viết theo lối thư pháp Việt (chữ quốc ngữ) và treo từ trái sang phai (theo cách đọc
suôi của người Việt).
(6) Thành Hoàng: Là vị thần đứng đầu, bảo vệ làng, được thờ tại Miếu hoặc tại
Đình làng. Theo nghĩa chữ Hán, thành là thành quách, hoàng là hào xâu bao quanh
để bảo vệ quan quân và dân chúng sinh sống trong thành. Vị thần cai quản và bảo vệ
làng (hay nơi thị tứ, kinh thành như thành Thăng Long) gọi là Thần Thành Hoàng
(theo nhà văn Sơn Nam), hay còn gọi là Thần Hoàng (theo Phan Kế Bính trong Việt
Nam phong tục). Tục thờ Quỷ Thàn sông núi, Thành Hoàng …được du nhập vào
nước ta từ thời Bắc Thuộc. Theo niềm tin của dân chúng: “Đất có Thổ Công, sông
có Hà Bá”. Mỗi làng Việt Nam đều có thờ một vị Thành Hoàng, đôi khi thờ nhiều vị
Thành Hoàng, gọi chung là Phúc thần. Có 3 hạng Phúc thần:
1- Thượng đẳng thần: gồm có thần Sông Núi linh thiêng, thiên thần như Liễu Hạnh
Công Chúa và nhân thần như Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, có công đức với dân
với nước …
2- Trung đẳng thần: gồm có những vị thần do làng thờ đã lâu, có họ tên nhưng
không rõ sự tích, hoặc có quan tước nhưng không rõ họ tên (nguồn Wikipedia), có
chút ít hiển linh…
3- Hạ đẳng thần: do dân làng thờ từ lâu, không rõ sự tích, nhưng là chính thần.
Những Phúc thần đều được vua và triều đình ban sắc phong tặng.
Song Thuận
Danh tướng Bùi Thị Xuân (1752? – 1802)
Bà Bùi Thị Xuân là một danh tướng thời Nguyễn Tây Sơn. Bà là vợ danh tướng
Trần Quang Diệu (1), có nhan sắc, văn võ toàn tài, được phong chức đô đốc và có
tên trong danh sách “ngũ phụng thư” (năm vị anh thư trong đoàn quân Tây Sơn gồm
có: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc).
Bà Bùi Thị Xuân có lẽ sinh năm 1752(?) và mất năm 1802, người huyện Tuy Viễn,
phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Bà cùng chồng theo phò vua Quang Trung Nguyễn Huê, đánh dẹp 20,000 quân Xiêm
tại Rạch Gầm Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) năm 1784 và góp công sức trong
các chiến trận phá tan 200,000 quân Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long năm 1789.
Khi ra trận, bà thật dũng cảm, có tài xử dụng song kiếm, cưỡi ngựa bắn cung và
huấn luyện voi trận.
Bà có lòng thương dân khi được cử làm Trấn Thủ trấn Quảng Nam. Bà mở kho phát
chẩn, trừng trị bọn cường hào, cứu nạn mất mùa tại đây và giúp cho dân được an
cư lạc nghiệp, nên rất được lòng dân cảm phục
Ngoài việc lo cho gia đình chồng con yên ấm, bà Bùi Thị Xuân luôn một lòng một dạ
trung thành phò tá nhà Tây Sơn, đã quyết liệt tấn công vào lũy Trấn Ninh trong trận
sinh tử cuối cùng, mong chiếm lại Phú Xuân năm 1802.
Sau khi bị bắt và bị hành hình một cách dã man bằng cách cho voi giày, bà Bùi Thị
Xuân vẫn hiên ngang ngẩng mặt, làm khiếp vía lũ voi và binh tướng nhà Nguyễn.
Đời sau có thơ ca tụng Bà:
Vịnh Bà Bùi Thị Xuân
Pháp trường nữ tướng trổ thần oai!
Kim cổ anh hùng dễ mấy ai?
Quắc mắt, ngựa run quỳ bốn vó,
Cau mày, voi sợ cúp hai tai.
Theo chồng tận tụy nơi binh lửa
Phò chúa trung kiên chốn vũ đài (2)
Vải trắng quấn mình trang tiết liệt
Danh thơm còn mãi chẳng hề phai!
Vương Sinh
Câu đối
NỐI CHÍ Ỷ LAN, DÂN NAM CẢM PHỤC (3)
NOI GƯƠNG TRƯNG TRẮC, GIẶC BẮC KINH HOÀNG (4)
Hai câu đối (5) trên được Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt đề nghị treo tại Miếu Thành
Hoàng (6), Hội Chợ Tết Sinh Viên năm Tân Mão (2011) với chủ đề “Xuân Ước Mơ”
và danh tướng Bùi Thị Xuân được chọn làm Thành Hoàng “Làng Việt Nam” của Hội
Chợ Tết 2011 do Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam CA tổ chức hàng năm tại Garden
Grove Park, Orange County, California , USA. Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt (www.
hungsuviet.us) là một trong nhiều Hội Đoàn đóng góp về Văn Hóa & Lịch Sử cho
những sinh hoạt của Hội Chợ Tết.
Ngoài câu đối treo tại Miếu Thành Hoàng, còn câu đối treo tại cổng chính của Hội
Chợ Tết 2011 là:
XUÂN ƯỚC MƠ, MƠ THẤY NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ
TẾT HY VỌNG, VỌNG VỀ TIẾN BỘ, ĐOÀN KẾT, PHÚ CƯỜNG
và câu đối treo tại cổng làng Việt Nam trong Hội Chợ Tết. :
LỊCH SỬ OAI HÙNG, NON SÔNG VỮNG MẠNH
NHÂN VĂN RỰC RỠ, DÂN TỘC TRƯỜNG TỒN
Chú thích
(1) Trần Quang Diệu (?-1802) quê huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, là một danh
tướng thời Nguyễn Tây Sơn, chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Danh tướng Trần
Quang Diệu là một trong những cột trụ triều đình nhà Tây Sơn, làm Đốc trấn Nghệ An
và được phong tới chức Thái Phó, phục vụ hai triều vua Quang Trung và vua Cảnh
Thịnh. Vợ chồng Danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đã hết lòng phù tá
nhà Tây Sơn, đánh đuổi giặc xâm lăng Xiêm La trong Nam và giặc Mãn Thanh
ngoài Bắc. Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vợ chồng danh tướng Trần Quang Diệu đều bị
hành hình năm 1802. Riêng ông bị xử “lột da” (tùng sẻo) rất tàn bạo cho tới chết.
(2) Chốn vũ đài: Trường chính trị, chính trường. Trái với nơi binh lửa là chỗ đánh
nhau, chiến trường.
(3) Thái hậu Ỷ Lan vốn là một cô gái hái dâu, dệt lụa ở ngoại thành Thăng Long
thời nhà Lý, được vua Lý Thánh Tông đón về cung, sau hạ sinh Hoàng Tử Kiền Đức,
được phong là Ỷ Lan Nguyên Phi . Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân
chinh đi đánh giặc ngoại xâm cùng Lý Thường Kiệt. Trong khi vua ở ngoài biên
cương, Ỷ Lan Nguyên Phi đảm đang chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ
cương khiến thần dân thán phục, đất nước được yên vui. Năm Nhâm Tý (1072) Lý
Thánh Tông mất, Thái Tử Kiền Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông.
Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan Nguyên Phi lên làm Linh Nhân Hoàng Thái
Hậu. Bà vừa làm nhiệm vụ người mẹ dạy dỗ con, vừa giúp coi triều chính điều khiển
cả quốc gia, cùng Tể tướng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc.
Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan Thái
Hậu đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
.
(4) Năm 40 bà Trưng Trắc là vợ ông Thi Sách, vì nợ nước thù chồng, đã cùng em là
Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định và quân Đông Hán ra ngoài bờ cõi, thu về 65
thành quách và 4 Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (thuộc tỉnh
Quảng Đông). Hai Bà Trưng lên làm vua 3 năm từ năm 40 – 43. Sau nhà Hán sai
Mã Viện sang đánh báo thù,Hai Bà thua phải nhẩy xuống sông Hát tự trầm vào ngày
6 tháng 2 năm Quý Mão (43), để bảo toàn danh tiết.
(5) Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật bằng trắc
cân xứng nhau (Dương Quảng Hàm - Văn Học Việt Nam). Câu đối gồm 2 câu văn đi
song song, mỗi câu gọi là “vế”. Nếu câu đối do một người làm ra thì gọi là vế trên
(chữ cuối vần trắc), vế dưới (chữ cuối vần bằng). Nếu người làm ra một câu (vế ra)
và người khác đối lại, gọi là vế đối. Số chữ trong câu đối không hạn định.
Xưa, các ông Đồ thường viết câu đối bằng chữ Hán và treo để người đọc từ phải
sang trái (theo cách đọc ngược của người Tầu). Nay câu đối đã được “Việt hóa”,
viết theo lối thư pháp Việt (chữ quốc ngữ) và treo từ trái sang phai (theo cách đọc
suôi của người Việt).
(6) Thành Hoàng: Là vị thần đứng đầu, bảo vệ làng, được thờ tại Miếu hoặc tại
Đình làng. Theo nghĩa chữ Hán, thành là thành quách, hoàng là hào xâu bao quanh
để bảo vệ quan quân và dân chúng sinh sống trong thành. Vị thần cai quản và bảo vệ
làng (hay nơi thị tứ, kinh thành như thành Thăng Long) gọi là Thần Thành Hoàng
(theo nhà văn Sơn Nam), hay còn gọi là Thần Hoàng (theo Phan Kế Bính trong Việt
Nam phong tục). Tục thờ Quỷ Thàn sông núi, Thành Hoàng …được du nhập vào
nước ta từ thời Bắc Thuộc. Theo niềm tin của dân chúng: “Đất có Thổ Công, sông
có Hà Bá”. Mỗi làng Việt Nam đều có thờ một vị Thành Hoàng, đôi khi thờ nhiều vị
Thành Hoàng, gọi chung là Phúc thần. Có 3 hạng Phúc thần:
1- Thượng đẳng thần: gồm có thần Sông Núi linh thiêng, thiên thần như Liễu Hạnh
Công Chúa và nhân thần như Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, có công đức với dân
với nước …
2- Trung đẳng thần: gồm có những vị thần do làng thờ đã lâu, có họ tên nhưng
không rõ sự tích, hoặc có quan tước nhưng không rõ họ tên (nguồn Wikipedia), có
chút ít hiển linh…
3- Hạ đẳng thần: do dân làng thờ từ lâu, không rõ sự tích, nhưng là chính thần.
Những Phúc thần đều được vua và triều đình ban sắc phong tặng.
Song Thuận