Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau 1954 cho đến 1975.
Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý ...không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.
Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.
Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.
Tìm về với các anh hùng tử sĩ quốc gia là một quay về hiển nhiên để biết ơn, tôn kính và mặc niệm những chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa.
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội toạ lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ ngay từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “THƯƠNG TIẾC” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966 ”.
Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét