Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019
Tượng THƯƠNG TIẾC & Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau 1954 cho đến 1975.
Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý ...không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.
Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.
Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.
Tìm về với các anh hùng tử sĩ quốc gia là một quay về hiển nhiên để biết ơn, tôn kính và mặc niệm những chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa.
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội toạ lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ ngay từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “THƯƠNG TIẾC” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966 ”.
Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019
CHIẾC LON GUIGOZ
CHIẾC LON GUIGOZ – HÀNH TRANG NGƯÒI TÙ CẢI TẠO
Không biết vô tình hay hữu ý mà trong hành trang lên đường của tôi có chiếc lon guigoz. Guigoz là lon sữa bột của nước Hòa Lan sản xuất. Hầu hết trước năm 1975, con cái của công chức, quân nhân và gia đình khá giả đều uống loại sữa này. Vợ tôi để dành những cái lon không để đựng những đồ gia vị gồm bột ngọt, tiêu, đường, muối, mỡ… vì vừa nhẹ, vừa sạch và vừa kín. Khi đậy nắp lại không có con kiến nhỏ nào chui lọt.
Trong “ba – lô”(túi sách nhà binh) đi học tập cải tạo của tôi có đến hai chiếc lon guigoz. Một cái đựng bàn chải đánh răng và kem súc miệng. Còn cái kia đựng thuốc ngừa sốt rét, thuốc đau bụng và hai chai dầu gió. Đó là những việc mà vợ tôi lo xa. Ngày 27 tháng 6 năm 1975 là ngày tôi đến trường nữ Trung Học Gia Long, đường Phan Thanh Giản, Quận 3, Sài Gòn, trình diện.Sau mấy tháng không làm việc gì nặng nhọc, khi mang ba – lô trên vai đi bộ độ mươi bước thì tôi cảm thấy người như chùng xuống. Tôi thầm trách vợ tôi:”đã nói học tập có mười ngày, đem theo đồ gì gọn nhẹ mà sao không nghe”. Đến trường Gia Long ở hai ngày một đêm mà tôi không buồn soạn cái ba- lô, coi trong đó đựng những thứ gì. Tôi chỉ lấy chiếc lon guigoz đựng kem súc miệng và cái khăn mặt để sử dụng hàng ngày. Thật là tiện lợi khi dùng nó vì nó chứa được nhiều nước.
Ngày 29 thang 6 năm 1975,tôi đến trại tù ở Suối Máu Biên Hòa. Sau khi điểm danh và phân chia nhà ở xong, việc đầu tiên của tôi là xách chiếc lon guigoz đi tìm nước súc miệng.Đi một vòng xung quanh trại mà tôi chẳng thấy có cái lu, cái khạp, hay cái thùng phi nào chứa nước sẵn. Chỉ có một cái giếng duy nhất để chứa nước nấu ăn. Có giếng nước mà trại lại không phát thùng múc nước. Làm sao lấy nước lên được khi độ sâu của giếng khoảng hơn mười thước. Tôi đành xách chiếc lon guigoz đi về nhà ở. Thấy ai nấy đều đem mùng ra kiếm chỗ treo lên, tôi cũng mở ba- lô lấy cái mùng “nhà binh” màu xám( loại mùng bằng vải nylon, phía trên nóc và xung quanh chân mùng có bốn sợi dây, mỗi sợi dài hơn ba thước.)
Một ý nghĩ bỗng thoáng qua trong đầu tôi là tại sao tôi không lấy bốn sợi dây này nối lại(” một cây làm chẳng nên non”), xong buộc vào lon guigoz mà lấy nước từ dưới giếng lên. Tôi liền thực hành ngay. Quả thật tôi đã lấy nước một cách dễ dàng, không những cho tôi mà còn cho những bạn tù khác.
Đến 8 giờ 30 cùng ngày, cả nhà( gồm 44 người) ngồi lại bầu một nhà trưởng và một người phụ trách nấu ăn. Quái ác, một thằng bạn thấy tôi có sáng kiến lấy được nước từ giếng sâu lên, nó liền đề cử. Thế là cả bọn dơ tay tán thành.
Khởi sự đi nấu vào lúc 9 giờ sáng mà mãi đến 2 giờ chiều mới có cơm ăn. Độc nhất, chỉ có rau muống luộc bằng nước giếng. Nước dùng để vo gạo và rửa rau, kể cả nước để vô chảo để nấu cơm và luộc rau, cũng chỉ dùng chiếc lon guigoz lấy nước từ dưới giếng lên. Còn củi để chụm là những khúc cây cao su bằng bắp chân cưa ngắn lại độ ba gang tay còn xanh. Làm sao nhúm lửa được mà nấu? Trại tù không phát dao cũng không phát búa, sợ tụi này dùng vật bén nhọn tấn công tụi nó.
Tôi lại một phen đi đào lấy cọc sắt” ấp chiến lược” loại ngắn độ hơn gang tay để chẻ củi. Sau đó, đi lấy bao cát nylon để đốt cho cây củi cao su khô đi mới bắt cháy được. Thật là nhiêu khê!
Sau khi làm bếp xong, tôi lấy một lon guigoz nước để” tắm búng”(thắm nước cho ướt mình mẩy rồi lấy tay se se cho đất tróc ra, xong búng nó đi)
Có một hôm trời mưa to. Cả bọn mừng rỡ chạy ra tắm mưa dưới những mái tôn nhà đang ở. Bỗng nhiên mưa đứt hột một cách đột ngột. Cả bọn nhìn nhau cười ngặt nghẽo vì đầu cổ mình mẩy đứa nào đứa nấy đều dính đầy bọt xà bông, trông rất thảm hại! Chiếc lon guigoz lại lần nữa giúp cho bọn tù chúng tôi rửa sạch bọt bèo xà bông.
Có nhiều đêm tôi muốn đi ngủ sớm vì quá mệt nhọc trong công việc nhà bếp nhưng mấy thằng ban đâu có tôi nằm yên, tụi nó thay phiên nhau tới chỗ tôi nằm để mượn chiếc lon guigoz. Đã mười giờ đêm mà tôi vẫn chưa ngủ được vì lấy lon guigoz đi, thì bốn sợi dây giăng mùng cũng đi theo.
Sau hơn một tháng, vào ngày 9 tháng 7 năm 1975, chúng tôi chuyển trại bằng đường bộ từ Suối Máu xuống An Dưỡng(Biên Hòa). Dọc đường, chiếc lon guigoz lại giúp tôi đỡ cơn khát. Ở trại mới, so với trại cũ có phần thoáng mát hơn. Cũng xử dụng nước giếng nhưng trại phát cho thùng xách nước. Còn củi thì trại có đưa búa cho chẻ củi. Cho nên chiếc lon guigoz lúc này dùng việc “ca cống”(là dùng ca và lon guigoz bằng nhôm nấu ăn hoặc nấu nước uống bằng than của nhà bếp)
Ở chung trại có anh bạn tù tên là Tuấn. Anh ta có một thân hình lực sĩ đẹp nhất trại nhưng vì anh ta hay bắt chuột làm thịt ăn nên cả bọn chúng tôi kêu anh ta bằng Tuấn chuột. Một đêm trăng, tôi nằm thao thức mãi không ngủ được, một phần thì nhớ nhà, một phần thì bụng đói cồn cào. Tôi ngồi dậy, nhìn ra ngoài trời, dưới ánh sáng của vầng trăng tròn, tôi thấy hai con chuột đang tìm cách tha cái lon guigoz của Tuấn Chuột. Một con chuột nằm ngửa, bốn cẳng của nó ôm chặt chiếc lon guigoz, còn con kia cắn đuôi con chuột nằm ngửa mà kéo đi nhưng vì miệng hang quá nhỏ nên chúng không thể nào đem cái lon guigoz vào được.
Ngoài ra chiếc lon guigoz cũng giúp tôi khỏi bị bệnh tê liệt một thời gian ngắn. Số là ở trại tù An Dưỡng, bọn quản lý trại giam đã cho chúng tôi ăn gạo ẩm(gạo cũ bị bể nát). Chỉ trong một tuần lễ là tất cả chúng tôi đều đi đứng không được mà phải bò bằng tay và hai đầu gối. Tuấn Chuột là người khỏe mạnh mà cũng bị bò. Riêng tôi, tôi vẫn đi đứng bình thường. Bởi trong khi đi lao động gần nhà bếp trại, tôi thấy bọn chúng vo gạo trắng,tôi liền lấy lon guigoz xin một lon đầy nước cơm vo. Mãn giờ lao dộng, tôi trở về ”lán”(chỗ ngủ của tù cải tạo) để bắt đầu giờ ca cống. Tôi xin chút than nhà bếp để nấu nước cơm vo này. Nhờ có nước cơm vo( có chất vitamin B1) mà tôi không phải bị bò. Thấy tôi đi đứng bình thường, mấy thằng bạn nói tôi có nhiều thuốc vitamin B1 nên khám ba- lô của tôi. Đến khi lục soát xong, bọn chúng mới biết tôi chỉ có mấy viên thuốc ngừa sốt rét mà vợ tôi đã cẩn thận bỏ trong hành trang của tôi. Sau đó, Ban Quản Lý trại mới mua gạo lức về nấu cho chúng tôi ăn để khỏi bị bệnh tê liệt.
Ở trong trại, tôi có ăn chung với một thằng bạn tên Hoa. Nhân ngày lễ của bọn chúng, chúng tôi mỗi thằng được trại ”ưu ái” phát cho một cục thịt heo bằng ngón tay cái. Chúng tôi đâu dám ăn liền mà bỏ vào lon guigoz rồi lọc nước muối đổ đầy vào lon nấu thịt cho ra nước mỡ để hai đứa ăn một tuần lễ vì trại trừ phần ăn bảy ngày.
Ngày 17 tháng 6 năm 1977, chúng tôi chuyển trại từ An Dưỡng đến Căn Cứ 5 Rừng Lá,thuộc Hàm Tân, Phan Thiết(trại Z30D). Thời gian ở trại này có thêm đội nữ( gồm có các chi quân nhân và các chị ở Biệt Đội Thiên Nga Cảnh Sát). Tội nghiệp! Các chị đều bị bệnh vì chế độ ăn uống ở đây quá khắc nghiệt. Trong lúc này, tôi ở Đội Nhà Bếp. Hàng ngày, ngoài việc nấu cơm và luộc rau muống, tôi còn phải nấu một chảo nước sôi để chia cho đội nữ. Lợi dụng việc đi lại với nhà bếp, các chị đã gởi cho tôi sáu cái lon guigoz để gởi tôi nấu dùm. Đố các bạn biết trong đó đựng những gì? Xin thưa: đó là đậu xanh hột. Số là trong khi các chị đi thu hoạch đậu xanh, các chị đã giấu lại không nộp hết rồi bỏ vô lon guigoz đem xuống nhà bếp nhờ tôi nấu chín.
Có lần tên cán bộ( lúc này Công An Quản Lý) nhà bếp hỏi tôi nấu cái gì trong đó. Tôi nói là nấu nước sôi cho đội nữ. Hắn ta thắc mắc hỏi. Tại sao anh nấu một chảo nước sôi màkhông đủ chia? Tôi giải thích rằng họ cần nước đun chín để uống thuốc. Thế là thoát nạn.
Trong thời gian cải tạo, người tù như chúng tôi đều trải qua những cơn đói khát kinh hoàng. Chiếc lon guigoz đã nuôi sống chúng tôi trong những cơn hoạn nạn. Chiếc lon guigoz là vật bất ly thân, đã đi theo chúng tôi từ trại tù này đến trại tù khác. Chiếc lon guigoz là người bạn đường thân thiết của tôi. Chiếc lon guigoz cũng là hình ảnh, là báu vật mà suốt cuộc đời của người tù cải tạo không quên được.
HOÀNG CHƯƠNG.
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019
Những vị tướng lãnh VNCH tự sát sau ngày 30/04/1975
KHÔNG QUÊN CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH QLVNCH ĐÃ HY SINH VÌ NƯỚC
Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Ðức Ðạt, Nguyễn Văn Hiếu. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi,Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.
Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Dỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời và thuộc cấp.
Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, , nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là cái TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : 'Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần - Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành '.Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.
+ THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ :
Xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù, từng tham gia Mặt Trận Ðiện Biên Phủ năm 1954. Nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn II từ 1974-1975. Viết về Tướng Phú, hầu như các sử gia cận đại trong và ngoài nước, phần nào quy trách nhiệm cho ông, trong trận Ban Mê Thuộc thất thủ vào tháng 3-1975. Kế tiếp là cuộc lui quân từ Pleiku về Tuy Hòa, trên Liên Tỉnh Lộ 7-B hoàn toàn thất bại, làm tan vở gần hết lực lượng hùng hậu của Quân Khu 2.
Hậu quả làm hằng trăm ngàn đồng bào vô tội và binh sĩ các cấp đã chết thảm trong khi di tản, vì các cấp chỉ huy cuộc lui quân từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, cho tới ngoài mặt trận, chia rẽ đố kỵ, làm mất hết yếu tố thành công, khác xa với cuộc lui quân đêm 20-4-1975 của SD18BB +LD1ND + TK.Long Khánh + TD82BDQ do tướng Lê Minh Ðảo đi bộ chỉ huy, trên Liên Tỉnh Lộ 2, lính và dân hầu hết đều được về tới Bà Rịa, kể cả TD2/43/SD18BB của Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế, đoạn hậu trong cuộc lui quân thần tốc này.
Tự biết mình là vị tướng trấn giữ biên cương, không làm tròn trách nhiệm trước đồng bào và quân sĩ dưới quyền, tướng Phú đã khẳng khái kết thúc đời mình bằng độc dược ngày 1-5-1975, dù ông có phương tiện để chạy ra ngoại quốc như một vài tướng lãnh khác. Ông chết trước là để tạ tôi với quốc dân và trên hết là chứng tỏ với giặc Cộng, cái uy vũ của người làm tướng Miền Nam, không phải ai cũng hèn hạ như VC từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp.. khi sa cơ đã tàn nhẩn bán rẽ đồng đội mình cho địch,, để đổi lấy tiền bạc và mạng sống cá nhân.
+ THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :
Tư Lệnh quân đoàn IV tại Cần Thơ. Ông sinh trưởng trong một gia đình danh giá đạo đức tại Thừa Thiên và xuất thân từ Binh chủng Nhảy Dù. Trong cuộc đời binh nghiệp, Ông là một trong những tướng lãnh Miền Nam, cho tới ngày cuối cùng, luôn được tiếng là liêm chính, nghiêm minh và đạo đức.
Ngày 30-4-1975, dù Sài Gòn bị VC tấn công tứ phía nhưng gần hết lãnh thổ Quân Khu IV, quân lực VNCH và các cấp chỉ huy tại các tiểu khu vẫn còn nguyên vẹn và giũ vững tinh thần. Khi Tổng Thống Minh nghe theo sự xúi giục của Nguyễn Hửu Hạnh và đám VC nằm vùng, bắt QLVNCH buông súng đầu hàng. Tướng Nam tuân hành theo lệnh thượng cấp và kỷ luật quân đội nhưng nhất quyết không bỏ chạy cũng như không chịu nhục trước giặc xâm lăng. Vì vậy ông đã dùng súng tự kết liểu đời mình, ngay văn phòng Tư Lệnh quân đoàn tại Cần Thơ, trong sự thương tiếc trọng kính của thuộc cấp và binh sĩ dưới quyền, trong đó có cố Ðại Tá Tỉnh trưởng Chương Thiện là Hồ Ngọc Cẩn, cùng binh sĩ dưới quyền, không chịu buông súng đầu hàng.
+ TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG :
Ông sinh năm 1933 tại Hốc Môn, tỉnh Gia Ðịnh. Nguyên Tư Lệnh Phó quân đoàn IV. Là người hùng, khi còn là Tư Lệnh SD5BB, đã cùng với Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, lúc còn làm Tỉnh Trưởng Bình Long, đã giữ vửng An Lộc, trong suốt 68 ngày bị 4 SD Bắc Việt vây hảm, trong mùa hè đỏ lửa 1972. Từ năm 1973, Tướng Hưng về làm Tư Lệnh SD21BB, sau đó là Tư Lệnh Phó QDIV.
Ngày 30-4-1975, sau khi Dương Van Minh đầu hàng giặc, Thiếu Tướng Nam tuẩn tiết tại văn phòng tư lệnh. Tướng Hưng về nhà, từ giả thân quyến, bạn bè và binh sĩ dưới quyền, rồi tự sát lúc 8 giờ 30 tối cùng ngày, để mãi mãi cùng với các anh hùng liệt nử, đi vào thanh sử VN muôn đời.
+ CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ :
Nguyên Tư Lệnh SD5BB, một SD dã chiến từ Bắc Việt di cư vào Nam từ năm 1955, trải qua nhiều vị tư lệnh nổi tiếng như Woàng A Sáng, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng và cuối cùng là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ từ 1974 cho tới khi tàn cuộc chiến. SD5BB đã trấn giữ nhiều năm vùng đất, tuy sát nách Sài Gòn nhưng hung hiểm, bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long.
Tướng Vỹ đả bảo toàn được lãnh thổ gần như nguyên vẹn, cho tới khi có lệnh đầu hàng. Noi gương tiền nhân bất khuất, trước toàn thể sĩ quan các cấp thuộc Bộ Tư Lệnh SD5BB tại căn cứ Lai Khê ố Bình Dương, Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng lục Beretta 6,35 ly, từng đeo bên mình nhiều năm, để bắn vào đầu tự sát.
+ CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI :
Ông xuất thân khóa 7 trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, sinh năm 1926 tại Cần Thơ (tài liệu của Nguyễn Thanh Vân) thuộc Binh chủng Biệt Ðộng Quân và là một trong những cấp chỉ huy đã hoàn thành Trung tâm huấn luyện BDQ. Dục Mỹ vào năm 1961. Ðây là lò luyện thép đúng nghĩa, trong việc đào tạo quân nhân các cấp của binh chủng biệt động, chuyên hành quân rừng núi sình lầy. Trước khi trở thành Tư lệnh SD7BB. Chuẩn tướng Hai, đã giữ chức Chỉ Huy Trưởng BDQ/QLVNCH, góp phần lớn trong việc đánh đuổi cọng sản đệ tam quốc tế, ra khỏi thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, trong trận Tết Mậu Thân 1968.
Theo bước các cấp chỉ huy tại quân đoàn IV anh hùng là Thiếu Tướng Nam, tướng Hưng.. nên ông đã tự sát tại căn cứ Ðồng Tâm của BTL.SD7BB vào trưa ngày 30-4-1975. Thi hài ông đã được thuộc cấp, nhân lúc cọng sản đang say men vơ vét chiến lợi phẩm, mang về tận Sài Gòn giao cho gia đình an táng.
Ðúng như lời nhận xét thật vô cùng chí lý của Thiếu tướng Mỹ George Wear : ' khi quân sĩ VNCH được chỉ huy bởi các cấp lãnh đạo cũng như tướng lãnh giỏi, đạo đức, thì Họ chiến đấu xuất sắc như bất kỳ một quân đội của các nước trên thế giới, mà điển hình nhất là trận đánh cuối cùng tháng 4-1975 tại Xuân Lộc-Long Khánh, đã làm cho tập đoàn lãnh đạo cọng sản, tại Bắc Bộ Phủ phải run sợ và la làng, vì bị thương vong và thiệt hại quá to lớn, hơn bất cứ một trận đánh nào đã xảy ra trong chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975).'
Câu nói trên đã được chứng minh một cách trung thực về khả năng tác chiến thần thánh của QLVNCH, trong viêc ngăn chân và tiêu diệt giặc Bắc xâm lăng. Nhưng tiếc thay những bậc sĩ quan các cấp, đạo đức tài giỏi thì bạc mệnh, đa truân cũng như những cấp lãnh đạo anh minh, lại vô quyền bất lực. Tình trạng VNCH như thế làm sao không mất nước vào tạy đệ tam cọng sản quốc tế ?!
Nên 30-4-1975 muôn đời vẫn là ngày Quốc Hận của Dân Tộc Việt, cho dù ngày mai chế độ CSVN có bị sụp đỗ, thì các thế hệ Việt vẫn không bao giờ quên cột mốc thời đó trong dòng Sư Dân Tộc./.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2013
MƯỜNG GIANG
Những Bi Khúc
Những Bi Khúc
Từ ngả ba Biên Giới (Việt-Miên-Lào), xuống đến vùng Bù Gia Mập dọc chân dãy Trường Sơn và những điểm nóng của miền duyên hải Trung Phần (từ Bắc Bình Định vào Nam Bình Thuận); Đi và Đến, Thấy và Hiểu cái nghĩa của chữ chiến tranh dưới tầm nhìn của một chiến binh, hoặc của một người dân, sự kết thúc trên bất cứ hiện trường nào cũng đều bi đát và tang thương!
Máu, nước mắt, và những tiếng rên đau, tổng hợp thành những bi khúc triền miên. Những bi khúc theo dòng thời gian chưa hề bị gián đoạn trong suốt hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn được viết tiếp khi bước chân của người Việt lưu vong, dẫu đã hay chưa từng đặt lại bước chân mình trên vùng đất khổ.
Chính tôi cũng đang bị sức cuốn của các bi khúc dẫn dắt vào ngòi bút ngay khi đặt thân tâm mình trên vùng đất đó.
Những biến cố thời cuộc như một con giốc oan nghiệt mà mệnh số đẩy tôi tuột xuống đáy vực bi thương. Không chỉ mình tôi, cả hàng triệu người cùng chung số phận. Nên nhiều lúc tôi không tin ẩn tích trên những đường chỉ trong lòng bàn tay, khi nhớ lại đã có lần xem tử vi được Thầy phán: Đường sinh đạo của nhà ngươi rất là may mắn!
Trên một đất nước vừa nghèo đói, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá bao nhiêu năm. Thử hỏi những gì còn tồn tại mà không bị tì vết của bi thương hằn dấu? Những thực thể của một quê hương yêu dấu đã bị rạch nát, niềm tin của con người cũng bị băm vụn ra. Không thể nào lắp ghép và hàn gắn nguyên lành cho một tổng thể quê hương hùng vĩ và hoàng tráng.
Có thể nói, khi tôi đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên, vừa lúc cuộc chiến Việt Nam lan rộng và vượt lớn ngoài sự tiên liệu, ngay cả các nhà chiến lược cũng không tính được dã tâm của cuộc chiến, bi thảm và tàn khốc như thế. Từng khối lửa úp chụp xuống những Thôn Làng, và cả những Thị Trấn, Thành Phố. Trên từng không gian đó, con người luôn ngửi thấy mùi khét cháy của thịt da. Xương máu lấp lánh dưới ánh hỏa châu suốt nhiều đêm, nhiều tuần, nhiều tháng, qua các địa danh mà mỗi khi nhắc đến còn thấy rợn người: A-Shao, A-Lưới, Ban hét, Dakto, Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, An Lộc...!
Những điểm đỏ nhấp nháy trên bản đồ chiến trận đã hất tung lên một hợp chất gồm cỏ xanh, lúa vàng, mái tranh, xác xương người, trộn lẫn với hỗn loạn âm thanh của những tiếng thét, tiếng rú, tiếng rên la gào khóc, đã làm thành những bi khúc thời đại.
Điển hình cho những bi khúc là "Thung Lũng Hồng", một điểm dừng trên đường triệt thoai quân từ tây nguyên về duyên hải:
Đây không phải là "thung lũng hồng" của Đà Lạt - thung lũng đẹp và thơ mộng, đã có biết bao lời thơ,tiếng hát nói về nó.
Thung- lũng- hồng mà tôi nói ở đây, đối với tôi là một địa danh buồn, mãi mãi buồn. Ba chữ THUNG LŨNG HỒNG được viết bằng sơn xanh màu lá trên một mảnh kim loại xám, được dựng ở ven đường Liên Tỉnh Lộ 7 (vùng Cheo Reo / Phú Bổn). Khi thấy cái địa danh này, trong thoáng chốc tôi đã quên đi cái vùng lửa từ phía sau đang cuộn tới bén gót chân đoàn người di tản từ cao nguyên xuống đồng bằng - họ đi tìm Sống - vào những ngày cuối tháng 3/1975.
Thung-lũng-hồng! Một ngữ âm buồn mà đẹp, một chất giọng thơ nẩy lên từ vùng đất chết, đã đẩy tôi đến một nghịch thường: thi vị hóa một hiện trường đầy máu và nước mắt của thân quyến tôi, của bạn bè tôi. Phải chăng đó là nét bi tráng? Một tấu khúc toàn những vọng âm buồn nổi lên trên cái nền nhạc Jazz cuồn cuộn lửa.
Những dòng thơ tôi viết từ hiện trạng đó, bây giờ đọc lại, lòng vẫn còn nao nao xúc động - một xúc động nghẹn ngào - khi nét mặt bạn tôi hiện lên rõ nét, mà nó thì mãi mãi nằm xuống trên thung lũng buồn. Rồi còn mãi thấp thoáng trong ký ức tôi những giòng nước mắt.
Thung Lũng Hồng
Trưa đong đầy nắng Hạ
đi qua thung lũng hồng
nơi đây vùng đất lạ
sao nghe buồn mênh mông
bên trái - những cánh đồng
đạn cày,bom gieo hạt
bên phải - giòng sông Ba
với đôi bờ xơ xác
vách núi cao dựng đứng
bờ vực thăm thẳm sâu
xác người vắt lơ lửng
dọc hai bên thành cầu
bầy chiến xa quay đầu
đạn cày tung vách đá
rừng núi bỗng đổi màu
hồng hoang ngày tháng Hạ
lửa trào lên cuồn cuộn
đốt cháy thung lũng hồng
bạn bè vừa ngã xuống
ta rơi vào hư không!
Cao Nguyên
Nha Trang mùa Hạ 1975
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)