Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973

Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 còn hiệu lực không?

Hiệp Định Hòa Bình Paris được ký kết ngày 27 tháng giêng năm 1973 nhằm mang lại hòa bình và quyền tự quyết cho người dân miền Nam, qua đó họ có thể lựa chọn thể chế chính trị, lựa chọn những người nắm chính quyền của đất nước. Tuy nhiên sau khi ký kết xong, đợi quân đội Hoa Kỳ rút lui theo tinh thần hiệp định, cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực.

Bắc Việt lý luận rằng họ cần phải giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng trên thực tế họ áp đặt một chế độ độc tài sắt máu, cướp của, giết người dân miền Nam, đặt cả miền Nam trong vòng bắt bớ, giết chóc, máu lửa hận thù đi ngược lại tinh thần hiệp định Paris.

Cộng sản Bắc Việt tưởng rằng làm như thế là qua mặt được người dân miền Nam và cộng đồng quốc tế đang lúc chán ghét chiến tranh vào thời điểm đó. Tuy nhiên, Trời hại kẻ gian ! Hiệp định Paris không có ngày hết hạn và vì bị cưỡng chế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng không chết. Cho đến ngày hôm nay hiệp định Hòa Bình Paris vẫn còn là một cái thòng lọng đang thắt vào cổ bọn cộng sản vô thần.

Để tìm hiểu về hiệp định Paris, chúng ta phải tìm hiểu ba văn kiện đã được ký kết riêng lẻ nhưng bổ túc cho nhau:

- Hiệp Định Hòa Bình Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973.
- Định ước quốc tế do Liên Hiệp Quốc và 12 nước trọng tài ký kết ngày 3 tháng 2 năm 1973.
- Public Law 93559 của Hoa Kỳ, ký kết ngày 30 tháng 9 năm 1974.

Những văn bản này có thể xem chi tiết theo link dưới đây: 
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày những nét chính của ba văn kiện nói trên.

@

1. Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973:
Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, gồm có 9 chương 23 điều và không có ngày hết hạn.. Bốn bên đã ký vào Hiệp định Paris là Hoa Kỳ, Cộng sản Bắc Việt, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Cần phải ghi chú là Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là một sản phẩm do Cộng sản Bắc Việt đẻ ra để làm phương tiện xâm chiếm miền Nam.

- Điều 5 quy định rằng trong vòng 60 ngày các lực lượng ngoại nhập phải rút lui khỏi Miền Nam.

- Điều 9: người dân miền Nam được quyền tự quyết trong việc bầu cử chính quyền theo thể thức tự do dân chủ. Các nước ngoài không được áp đặt thể chế chính trị hay cá nhân với người dân miền Nam.

- Điều 11: Thực hiện hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hận, cấm mọi hành động trả thù. Các quyền tự do căn bản của người dân được tôn trọng nhưng tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do cư trú...

Việt cộng đã vi phạm gần như mọi điều khoản mà họ đã ký kết. Sau khi Hoa Kỳ rút quân về nước, Bắc Việt tấn công tiến chiếm miền Nam áp đặt chế độ độc tài đặt toàn thể nước Việt Nam dưới ách thống trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Lúc đầu họ khoe khoang rằng họ lợi dụng tình thế khi Mỹ rút quân về, họ họp Bộ Chính Trị lại và quyết định tiến chiếm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng về sau họ thấy nói như vậy là bị hố, vi phạm trầm trọng Hiệp định Paris, nên họ không còn khoe khoang như thế nữa.

2. Định ước Quốc tế bảo đảm thực thi Hiệp định Paris
Định ước Quốc tế bảo đảm thực thi Hiệp định Paris được ký kết ngày 2 tháng 3 năm 1973 dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và được 12 nước trọng tài ký kết để biến Hiệp định Paris thành Hiệp định mang tính chất quốc tế không phải chỉ là của Hoa Kỳ và Việt Nam. 12 nước đã ký kết vào Hiệp định là Canada, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hungary, Ba Lan, Indonesia, Việt Nam Cộng hòa, Liên Xô, Trung cộng, Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Tổng cộng có chín điều trong định ước quốc tế này, với nội dung phát biểu tôn trọng, cổ súy Hiệp định Paris, tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt điều 7 cho biết rằng khi cần tái họp Hiệp Định Paris có hai cách khác nhau:

a- Hoa Kỳ và Bắc Việt cùng yêu cầu.
b- 6 trong số 12 nước ký kết cùng yêu cầu.

Theo sự hiểu biết của người viết thì cho đến ngày hôm nay đã có 5 nước đồng ý tái họp Hiệp định Paris đó là Anh, Pháp, Canada, Indonesia và Việt Nam Cộng Hòa. Người ta chỉ cần một nước nữa là Hoa Kỳ đồng ý là Hiệp định Paris sẽ được tái hợp.

3. Ðạo luật Hoa Kỳ Public Law 93559:
Ðạo luật Hoa Kỳ Public Law 93559 là một đạo luật của Hoa Kỳ do quốc hội ký kết ngày 30 tháng 9 năm 1974, sau khi nhận thấy cộng sản Bắc Việt vi phạm trầm trọng Hiệp định Paris và tấn công Miền Nam.. Ðây là một đạo luật dài liên quan tới nhiều vấn đề . Những  điều 34 của đạo luật này liên quan tới Việt Nam.

Ðiều 34 của đạo luật này phát biểu để giảm thiểu sự đau khổ của người dân Đông Dương và thiết lập Hòa Bình thật sự trong khu vực, Quốc hội HK khẩn khoản yêu cầu Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thi hành các việc sau đây:
- điều 1, 2, 3: ...
- điều 4: tái họp Hiệp định Paris để thi hành đầy đủ các điều khoản đã ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 cho mọi phe nhóm có mâu thuẫn ở Việt Nam.

Như vậy Quốc hội Hoa Kỳ đã có luật yêu cầu tái họp Hiệp định Paris nhưng chưa được Hành Pháp thi hành mà thôi.

4. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chưa chết. 
Trên nguyên tắc chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải cáo chung sau khi Hiệp định Paris được thi hành trọn vẹn, sau khi người dân miền Nam có cơ hội bầu cử Chính phủ cho riêng mình. Tuy nhiên, vì cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, chà đạp lên Hiệp định Paris, cho nên chính phủ Việt Nam Cộng hòa chưa chết. Ðó là một chính phủ pháp định của miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975 thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn ra hải ngoại, có đại diện cho miền Nam nạp hồ sơ Trường Sa Hoàng Sa lên Liên Hiệp Quốc.

Ngày nay tuy thủ tướng Nguyễn Bá cẩn đã qua đời, nhưng những người trong nội các của ông vẫn còn. Người dân Việt Nam cần phải giúp đỡ những vị này để chính phủ Việt Nam Cộng hòa vẫn mang tính chất liên tục và pháp định.

5. Kết luận 
Sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973, cộng sản Bắc Việt đã chà đạp lên Hiệp định Paris, tiến chiếm miền Nam, cướp mất cơ hội của người dân miền Nam được sống trong hòa bình và trong thể chế tự do dân chủ. Tội ác này của cộng sản Việt Nam không che dấu được ai và Hiệp định Paris cho đến ngày hôm nay vẫn còn hiệu lực.

Ngày nay tình hình biển Đông càng ngày càng trở nên sôi động. Trung cộng lấn lướt các nước nhỏ, muốn chiếm biển Đông để làm của riêng mình. Tổng thống Trump có thể phải dùng tới Hiệp Định Paris để giải quyết vấn đề, để hóa giải hiệp đồng bán nước và cướp nước của Việt cộng và Trung cộng.

Người Việt Cộng Hòa cần phải lập một chính phủ Pháp định để tạo thế đứng hợp pháp cho mình. Đảng Cộng Sản phải rút lui khỏi Miền Nam và bọn Trung cộng phải trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Theo sự phân định lãnh thổ trước năm 1975, chỉ có miền Nam Việt Nam mới có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tóm lại, nếu được sử dụng đúng cách, Hiệp định Paris có thể mang lại độc lập, hoà bình, tự do dân chủ cho miền Nam Việt Nam trước và sau đó cho cả đất nước Việt Nam.

San Jose, ngày 21 tháng 10, năm 2018,
Trần Long,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét