Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Dựng Nêu Ăn Tết

 TỤC DỰNG NÊU ĂN TẾT


Cây nêu là một nét văn hóa đc thù thuần Việt,  một trong các tục lệ cổ truyền của nhiều dân tộc trong cộng đồng Việt tộc, là một nét đẹp tính thần cao quí, mang tính triết lý sâu sắc trong nền văn hóa của dân tộc. Trong tập tục của người Việt, đến ngày Tết, con cháu phải biết tìm mọi cách để về nhà ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Nếu người đã lập gia dình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm  và chúc Tết cha mẹ mình.. đi đâu mặc kệ đi đâu...đến ngày giỗ chạp phải mau mà về. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, với những đấng sinh thành.Nói đến ngày Tết, nhất là thời xa xưa, thì không ai không nhớ đến câu tục ngữ:
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng NÊU ăn chè.
Ba tiếng cu kêu là sự nhắc nhở cho mọi người biết Tết sắp về, nên mau chuẩn bị mọi việc để đón xuân. Tết mang tính linh thiêng và là một lễ truyền thống rất quan trọng đượm mang tính gia đình đối với những người còn đang bận đi làm ăn xa quay về. Dựng nêu là biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã ngày xưa. Mặc kệ người lớn lo âu chuyện cơm áo nợ nần. Bọn trẻ chỉ mong mau đến tết. Tiếng cu càng thúc, lòng con trẻ nôn nao đêm không ngủ được. Nhứt là đầu tháng mười âm lịch trở đi, nghe tếng cu gáy ngoài vườn, là tín hiệu của tết, đợi “dựng nêu ăn chè”
Thứ nhất nêu cao,
Thứ nhì pháo kêu.
Nếu ai có cây nêu cao là nhà đó giàu sang quyền quí. Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ trong năm mới. . Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ trong năm mới. Cho nên từ xa xưa, cứ mỗi độ xuân về, ngoài việc chuẩn bị cỗ bàn, làm bánh chưng, bánh tét, quét dọn nhà cửa, bàn thờ gia tiên sạch sẽ… ông bà chúng ta còn trồng cây nêu trước cổng nhà. Sự kiện này đã truyền đến ngày nay ...

Mời vào LINK này xem trọn bài viết và hình ảnh: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét