Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

NHỮNG CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LĂNG


NHỮNG CUỘC CHIẾN
CHỐNG XÂM LĂNG GÌN GIỮ BỜ CÕI VIỆT NAM


Tổng Quát
Bờ cõi Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kỳ: Theo truyền thuyết, nước Xích Quỷ thời Kinh 
Dương Vương và nước Văn Lang thời vua Hùng, bờ cõi phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ 
Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành, nay từ Quảng Nam) (1), phía tây giáp Ba 
Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải (biển Đông).

Thời nhà Triệu, theo “Sử Ký” của Tư Mã Thiên “đất đai của Triệu Đà chiều ngang có hơn vạn 
dặm”. (Chiều dọc biên giới phía bắc vẫn ở Ngũ Lĩnh và biên giới phía nam vẫn giáp giới nước 
Hồ Tôn).

Thời Ngô Vương Quyền thắng quân Nam Hán, dành quyền tự chủ sau gần 1000 năm Bắc 
thuộc, đất đai còn lại, phía bắc là tỉnh Lạng Sơn (Ải Nam Quan tức Ải Pha Lũy) giáp với tỉnh 
Quảng Tây Trung Hoa, và phía nam giáp nước Chiêm Thành ở đèo Ngang. (So với thời nhà 
Triệu nước ta bị mất cho Trung Hoa phần đất “Bách Việt” từ biên giới  bắc Lạng Sơn tới Ngũ 
Lĩnh và đất phía nam bị mất cho Chiêm Thành từ Hà Tĩnh tới Quảng Nam). (2)
Thời nhà Lý, biên cương phía nam Đại Việt tới nam Quảng Trị ngày nay. Thời nhà Trần, bờ 
cõi tới đèo Hải Vân. Thời nhà Hậu Lê, tới đèo Cù Mông. Thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn 
bờ cõi Việt Nam từ ải Nam Quan (ải Pha Lũy) tới mũi Cà Mâu. (3)

Để giữ gìn bờ cõi và văn hóa dân tộc Việt Nam được vẹn toàn, dân ta đã phải đoàn kết chống 
xâm lăng.  
Vậy xâm lăng là gì? Đó là sự xâm phạm, lấn chiếm của quân đội nước ngoài qua các ngả 
biên giới nước ta (xâm lược là xâm đoạt có mưu mô, sách lược). Có nhiều hình thức xâm lăng 
như:

- Quấy rối và cướp đoạt tài sản tại các tỉnh biên giới rồi rút đi (thí dụ Lào, Chiêm Thành xưa 
thường hay quấy rối ở các tỉnh biên giới).
- Xâm phạm nhân cơ hội nhận trợ giúp một thế lực trong nước ta (thí dụ Lê Chiêu Thống cầu 
cứu nhà Thanh, Nguyễn Ánh cầu cứu Xiêm La).
- Xâm phạm biên gíới, vào kinh đô cướp và đốt phá. (Chế Bồng Nga Chiêm Thành)
- Xâm phạm, chiếm cứ đất đai, gây ảnh hưởng văn hóa và cướp đoạt tài nguyên (quặng, mỏ)
… (Pháp thuộc).
- Xâm phạm, chiếm cứ đất đai, cướp đoạt tài nguyên và đồng hóa dân tộc.  (Hán thuộc, Bắc 
thuộc).

Như vậy có nhiều quốc gia đã xâm lăng nước ta bằng võ lực. Nước Tàu còn muốn đồng hóa 
dân ta bằng văn hóa nữa. Có nhiều nguyên nhân xâm lăng khác nhau. Ta sẽ tìm hiểu về 
nguyên nhân xa, nguyên nhân gần, kết quả và âm vang của những cuộc chiến chống xâm 
lăng này.

Cũng nên biết rằng cuộc chiến chống xâm lăng có khi bị thảm bại, nhưng không vì đó mà ta 
quên ơn những vị anh hùng tử sĩ đã hy sinh bảo vệ bờ cõi. May mắn thay,  đa số những cuộc 
chiến chống xâm lăng của dân tộc Việt đều được thắng lợi, do đó đất nước và dân tộc Việt 
mới còn tồn tại tới ngày nay.

Bài này chỉ giới hạn trong những cuộc chiến chống xâm lăng bằng võ lực, bảo vệ bờ cõi Việt 
Nam qua dòng lịch sử. Trong mỗi cuộc chiến, ta sẽ tìm hiểu một cách đại cương về những 
nguyên nhân xa và nguyên nhân gần, cũng như giới thiệu sơ lược về tiểu sử  những anh hùng 
có công đánh giặc xâm lăng.   


Xem Tiêp; http://www.hungsuviet.us/lichsu/LichSuChonNgoaiXam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét