Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Cao Nguyên và tác phẩm THAO THỨC

Photo: Cao Nguyên và tác phẩm THAO THỨC:

A - Tác Giả:

Có thể, Bạn đã gặp Cao Nguyên từ nửa thế kỷ trước trong Cổ Thành Pleime, hoặc trên một góc rừng già của cao nguyên Lâm Viên, trên một bến sông của miền duyên hải Trung Phần Việt Nam. 
Nhưng thời gian và nơi chốn có gì quan trọng? 
Tôi chỉ muốn không nhắc mà vẫn nhớ những mùa Trăng xao xuyến lòng người, những ngọn lửa đốt đời thành tro bụi, những ân tình mãi đuối mắt nhìn theo, những rung cảm tận cùng của nồng nàn và cay đắng! 
Từ chỗ Có rồi Không, Không rồi lại Có của những mối Ân Tình sống mãi ôm, chết không chịu bỏ. Dẫu đó là Hạnh Ngộ của vòng tay ôm, của lời chạm mặt... Hay chỉ như tiếng vọng của Tri Âm từ một Cõi Ảo của Net nhắn gọi nhau qua âm sắc của ngôn từ... Tất cả đều nhiệt thành và nồng ấm, có thể làm tan mùa tuyết lạnh trên vùng đất tạm dung cho cái Vóc Trần. Làm rực nóng lên những tâm hồn chỉ biết thích nghi trong môi trường Tình Yêu và Khát Vọng sống vì Người và Quê Hương. 
Net chỉ là phương tiện chuyển đạt, Cao Nguyên mới là cái tên mà những người bao năm cũ đã gọi, bây giờ biết Nó vẫn còn đây. Vẫn còn cái nhiệt huyết của một bóng người đứng bên Thác Mơ của những hoàng hôn, ngậm trên môi những lời du ca, thèm được ngân lên trên nền trời khát vọng vô biên hào phóng tình người. 

@

Trên hành trình Thơ, những con chữ cứ ngẫu hứng đi theo. Người điều khiển con chữ đôi khi nhìn lại, đã có lúc ngạc nhiên về chữ nghĩa của chính mình. 
Chân Thành – Lãng Mạn 
Với duy nhất một điều là sợi chỉ Tình đi xuyên suốt qua dòng nghĩ, ý chuyển thành lời cho mỗi gởi gấm ân tình giữa Người và Người, giữa Người với Quê Hương, Nguồn Cội .
Đôi khi cũng bất ngờ, từ một Tin Nhắn hay từ một Email do Bằng Hữu gởi đến với vài dòng (hoặc vài chữ) cảm nhận về thơ của mình. Thật sự đã làm Cao Nguyên cảm động với thịnh tình mà bằng hữu và anh chị em khắp nơi ưu ái tặng cho sau khi ghé mắt vào dòng thơ ấy. Những lời nhắn gởi này là những dấu ấn khó quên đối với tác giả. 
Nhân đây cũng xin chân thành cảm ơn những bạn thơ yêu thích thơ Cao Nguyên, đã chọn và tải một số thơ lên các diễn đàn online: luongsonbac.com, viet.no, thuvienmaivo.com, thoca.net, hontho.net, ngotrucdonghuong.blogspot, mientayonline.net …

Trân trọng,
Cao Nguyên.


A - Tác Giả:

Có thể, Bạn đã gặp Cao Nguyên từ nửa thế kỷ trước trong Cổ Thành Pleime, hoặc trên một góc rừng già của cao nguyên Lâm Viên, trên một bến sông của miền duyên hải Trung Phần Việt Nam. 
Nhưng thời gian và nơi chốn có gì quan trọng? 
Tôi chỉ muốn không nhắc mà vẫn nhớ những mùa Trăng xao xuyến lòng người, những ngọn lửa đốt đời thành tro bụi, những ân tình mãi đuối mắt nhìn theo, những rung cảm tận cùng của nồng nàn và cay đắng! 
Từ chỗ Có rồi Không, Không rồi lại Có của những mối Ân Tình sống mãi ôm, chết không chịu bỏ. Dẫu đó là Hạnh Ngộ của vòng tay ôm, của lời chạm mặt... Hay chỉ như tiếng vọng của Tri Âm từ một Cõi Ảo của Net nhắn gọi nhau qua âm sắc của ngôn từ... Tất cả đều nhiệt thành và nồng ấm, có thể làm tan mùa tuyết lạnh trên vùng đất tạm dung cho cái Vóc Trần. Làm rực nóng lên những tâm hồn chỉ biết thích nghi trong môi trường Tình Yêu và Khát Vọng sống vì Người và Quê Hương. 
Net chỉ là phương tiện chuyển đạt, Cao Nguyên mới là cái tên mà những người bao năm cũ đã gọi, bây giờ biết Nó vẫn còn đây. Vẫn còn cái nhiệt huyết của một bóng người đứng bên Thác Mơ của những hoàng hôn, ngậm trên môi những lời du ca, thèm được ngân lên trên nền trời khát vọng vô biên hào phóng tình người. 

@

Trên hành trình Thơ, những con chữ cứ ngẫu hứng đi theo. Người điều khiển con chữ đôi khi nhìn lại, đã có lúc ngạc nhiên về chữ nghĩa của chính mình. 
Chân Thành – Lãng Mạn 
Với duy nhất một điều là sợi chỉ Tình đi xuyên suốt qua dòng nghĩ, ý chuyển thành lời cho mỗi gởi gấm ân tình giữa Người và Người, giữa Người với Quê Hương, Nguồn Cội .
Đôi khi cũng bất ngờ, từ một Tin Nhắn hay từ một Email do Bằng Hữu gởi đến với vài dòng (hoặc vài chữ) cảm nhận về thơ của mình. Thật sự đã làm Cao Nguyên cảm động với thịnh tình mà bằng hữu và anh chị em khắp nơi ưu ái tặng cho sau khi ghé mắt vào dòng thơ ấy. Những lời nhắn gởi này là những dấu ấn khó quên đối với tác giả. 
Nhân đây cũng xin chân thành cảm ơn những bạn thơ yêu thích thơ Cao Nguyên, đã chọn và tải một số thơ lên các diễn đàn online: luongsonbac.com, viet.no, thuvienmaivo.com, thoca.net, hontho.net, ngotrucdonghuong.blogspot, mientayonline.net …

Trân trọng,
Cao Nguyên

 B - Tác Phẩm THAO THỨC:

... Một Tây Nguyên mười năm vung kiếm 
Một Việt Bắc mười năm lao tù 
Một đất người hai mươi năm lưu vong 
Một Quê Hương Việt Nam suốt đời không quên! 

Tưởng cũng đủ nguyên nhân để gom về một nơi những trăn trở thương yêu với Người và Đất trong chủ đề Thao Thức. 
Gởi đến người, gởi về nơi chốn đã cho tôi những ân tình khó quên.
Cám ơn đời, cám ơn người cho tôi chất liệu vực chữ nghĩa đứng lên và tiếp bước đi trên hành trình nhân ái. 
Cám ơn những Ấn Tượng trong đời tạo sự rung cảm trong nguồn thơ tôi. 

@

Tác Phẩm có mã số trong Thư Viện Hoa Kỳ:
ISBN: 978-0-9890413-4-8


C - Cảm nhận từ Bằng Hữu với tác phẩm:

Rất tình cờ tôi quen biết nhà thơ và người bạn Cao Nguyên, dù chỉ quen biết anh qua thế giới ảo, trong lãnh vực thơ văn. Từ những năm cuối thiên niên kỷ, tôi đã bắt đầu đọc biết thơ anh; nhóm văn thơ nào tôi biết tới đều thấy có sự hiện diện của anh, hoặc đơn thuần góp bài hoặc phụ giúp điều hành trang thơ trong vùng trời đó. Một thời gian không lâu tôi đã cảm nhận ra năng lực khác thường của người thơ này. 
Cao Nguyên làm thơ cách dễ dàng như người ta ăn cơm, uống nước nhưng không kém phần sâu sắc, truyền cảm. Từ thơ trữ tình, thơ tình yêu lãng mạn, đến thơ dành cho tình yêu quê hương đất nước... mỗi mỗi đều thể hiện được giá trị văn chương riêng biệt. 
Mấy năm sau này tôi rất vui thấy anh cùng sinh hoạt trong tập thể Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Mãi tới cuối tháng 3/2013, khi tôi có dịp về thăm mùa hoa anh đào ở Washington DC tôi mới gặp anh, bằng xương bằng thịt, cùng với anh chị em văn hữu Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. 
Qua văn thơ của anh, tôi vẽ một Cao Nguyên nhiệt tình, lãng mạn… Trong thực tế trông anh hiền lành, đạo mạo như một thiền sư; dáng người nho nhã như một ông đồ dù nét chân tình vẫn biểu tỏ qua lời nói, qua cách cư xử. Tôi rất tâm đắc với anh trong cách nhìn về văn chương, chữ nghĩa; rất trọng sự thành tín, lòng chân thực của anh. 
Mới đây, anh mời tôi tham gia viết qua đề tài “Sau Lưng Cuộc Chiến” trên Face Book. Vâng, sau lưng cuộc chiến là những tỳ vết khó phai; những đau thương chất ngất; những hạnh ngộ bất ngờ. Thơ anh phản ảnh một tấm lòng nồng nàn với quê hương, đất nước, với bè bạn, với đồng bào. 
Mỗi người làm thơ đều có một nét riêng tư, một cung cách đặc biệt của mình. Cũng tình yêu đó nhưng sắc màu có khác; cũng quê hương đó nhưng mỗi góc nhìn thấy một bản sắc khác nhau; và thơ Cao Nguyên cũng thế, anh với những nét rất riêng của anh.

* một tấm lòng tha thiết với quê hương: 

Anh vẫn nhớ những con đường quê cũ 
Cong theo chiều của tổ quốc yêu thương 
Nghìn sao lạ sáng soi bờ liễu rũ 
Thời hoa niên theo giấc mộng vô thường 

Còn ở đó một quê nghèo nắng bỏng 
Vết chân mòn trên những cánh đồng khô 
Chiều viễn xứ anh ngồi nghe tiếng sóng 
Đời mươi năm chưa hết nợ giang hồ 

* một “quê hương vẽ từ ký ức”:

bắt đầu nhớ, từ Em - về quê Ngọai 
những con đường đá sỏi chạy quanh thôn 
cái giếng nước bên góc cau cao vọi 
chỗ ghế đá này, mình hẹn hò nhau ... 

bắt đầu nhớ, từ Anh - về quê Nội 
những cây dừa cao quá mái tranh 
phía trái căn nhà, hai cây vú sữa 
Ba vẫn thường mắc võng mỗi trưa Hè ... 

* một tình yêu nhẹ nhàng qua bài thơ “Nhớ Huế”: 

gởi người em gái Thần Kinh 
vẩn vơ nhớ Huế chút tình buồn vui 
với anh, Huế vẫn ngậm ngùi 
từ thời phượng nở giữa trời khói bay ... 

Mỗi bài thơ được các tác giả hình thành thường là một bức tranh đầy màu sắc, có mưa nắng bốn mùa, có thanh âm nhạc tính, có bố cục mạch lạc. Dù không phải là họa sĩ chuyên nghiệp nhưng những sắc màu trong những bức tranh thơ của anh cũng rất hài hòa, tươi sáng; cũng có xuân thắm thu vàng; cũng có nghĩa có tình, vô vàn nhân bản. Xin cám ơn anh trong tình bằng hữu và xin được đồng cảm với tâm tư anh trong thi ca anh viết. 

Kingwood,TX - trọng thu 2013. 
Nhà Thơ Yên Sơn 

@@

Cám ơn “Thao Thức”. Cám ơn nhà thơ Cao nguyên đã dệt lên nguồn thơ khúc hát tặng đời. Cám ơn Em! Tiếng chim Sơn Ca hót không biết mỏi. Hãy hát lên em! Hát lên lời ca muôn đời của núi sông Hồng Lạc. Hương Giang ơi! Hồng Hà ơi! Cửu Long ơi! Nắng ấm sắp lên rồi. 
bài thơ này anh viết tặng riêng em 
con chim nhỏ vượt bay quên cánh mỏi 
mượn tiếng hát ngăn hoàng hôn xuống vội 
chờ trăng về gom mộng chở vào đêm! 
(Em vẫn hát – CN ) 
Nhà Thơ Sông Cửu 
Nhóm Thi Văn San Diego. 

@

Những đồng điệu trong tâm hồn kẻ lãng tử và sự cảm nhận nơi trái tim kẻ chính nhân .. đã cho chúng ta bắt gặp nhau để cùng có dịp suy ngẫm hơn chút nữa những điều đã thấm sâu vào máu huyết và bám chặt trong tâm thức của mình về trách nhiệm và bổn phận với quê hương, giống nòi mình... 
... không biết từ đâu - những ngọn gió ẩn mình trong "Ngọn Triều Âm" riêng một tháng Tư = vết nám không thể tẩy xóa của lịch sử Việt Nam - khởi đầu từ vùng Tây Nguyên dưới chân dãi Trường Sơn và kết thúc ở Sài Gòn - Một kết cuộc bi thương lan tỏa và còn mãi mãi không bao giờ có thể chấm dứt, dù đã sau 35 năm. 
Mỗi thánh Tư về, những linh hồn bắt gặp linh hồn trên đỉnh đầu biết bao nhiêu “ngọn triều âm” ? Và, trong những lần chạm tới của hơi thở từ những mồ hoang vào sự linh thiêng và nhiệm mầu của một Đấng siêu nhiên từ bên ngoài và tận cùng Vũ Trụ - tạo nên một tái tạo của khoảnh khắc tràn đầy bi thương uất hận ấy. 
Xin được cám ơn cuộc đời và tất cả những gặp gỡ của htmt với những người đã, đang và sẽ lướt qua cuộc đời và chữ nghĩa cõi trần gian hôm nay và mai sau ! 
Cảm ơn nhà thơ Cao Nguyên với Ngọn Triều Âm! 
Trân Trọng, 
Hoàng Thy Mai Thảo (Paris) 
(Tháng Tư, 2010)

( trích: cảm nhận của Bằng Hữu với Tác Phẩm )

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hội Thơ Ảnh Hoa Thịnh Đốn

Nối Mạch Vào Xuân

Nối mạch vào Xuân -
một giao kết tuyệt vời của tình bạn online.


Hòa nhịp với đất trời đang luân chuyển dòng nắng ấm chảy tràn vào nguồn nhựa cây sau mùa Đông giá lạnh. Giục mầm non vươn lên trỗ lá, khoe hoa. Khởi đầu cho chu kỳ sinh thái mới của một năm - Mùa Xuân rực rỡ và hy vọng.
Tình bạn online - sự tiếp giao tuyệt đẹp của những tấm lòng trong không gian Net suốt hai chiều xuôi ngược quá khứ và tương lai, cũng chuyển vào hôm nay sự nồng ấm của tình bạn chân thành trên các diễn đàn. Nơi mà mỗi ngày, mỗi phút giây, những tấm lòng thân thương gặp gỡ, chào hỏi. Chung chia cùng nhau những vui buồn đang có, những cảm nghĩ về xưa, những băn khoăn trên đường đi tới, với muôn vàn sắc hương của ngôn từ và âm điệu.
Trên màn hình sinh động của Net, tưởng chừng mình nghe từng nhịp thở của nhau, mỗi tiếng cười và lời nói đều dự phần vào cuộc sống chung riêng của mỗi thành viên trong một đại gia đình với tình thần tương kính và thân ái. Thậm chí còn thủ thỉ những riêng tư của đời mình với bạn như một người thân tình ruột thịt, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đời thường đầy lo toan vất vả. Mong một ngày êm ả trôi qua với mình, với bạn, với những anh chị em từ những góc trời xa.
Thế là vui, là phấn khích, tình thân mến tiếp sức đôi chân hăm hở vào đời trên con đường Xuân Mới, với hoa lá xanh tươi trên vạn lối đi, về. Theo tiếng chim hát rộn rã chào Xuân để thấy tấm lòng mình theo đất trời rộng mở.
Chừng như mọi người muốn gởi cho nhau những lời chúc chân thành nhất với niềm hy vọng tương lai đẹp hơn trên không gian mà bạn ta đang thật sự cất bước vào Xuân .
Cầu mong tất cả mãi bình yên
dẫu mặt đất còn chao nghiêng lắm nỗi
hãy giữ lấy tin yêu mà đi tới
với tiếng cười tươi rói giữa lòng nhau
giữ thắm thiết nơi hai đầu nỗi nhớ
như ngàn hoa rực rỡ dưới trời Xuân
nối mạch online cùng muôn điểm hẹn
trên hành trình đang có bạn một bên
và như thế, Xuân giữa đời vĩnh viễn
có nắng hồng trên vạn lối ta đi
những tiếng hát khua rộn trời và biển
khi Đông Tây Nam Bắc nối vòng tay
xin cầu chúc bạn hiền đang nối mạch
Mạnh Khỏe An Vui Thân Ái Tuyệt Vời
Xuân đang tới, bạn ơi Xuân đang tới
Yêu Thương người Hạnh Phúc sẽ nhân đôi.

Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ Feb 7, 2014

 

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Mê Linh


Trưng Nữ Vương(Click vào đây để nghe nhạc)

Mê Linh, địa linh nhân kiệt
Mở đầu: Mê Linh là một địa danh lịch sử mà hầu hết người dân Việt đều nghe nói tới. Đó 
là nơi đóng đô của Trưn
g Nữ Vương (40 – 43)
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh”
“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
” (Đại Nam Quốc Sử diễn ca)

Trước khi tìm hiểu thêm về đất Mê Linh, chúng ta cùng ôn lại vài nét sơ lược về lịch sử 
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi thái thú Tô Định về Tàu.
Chính sách cai trị độc ác của nhà Hán: Năm 111 trước Tây Lịch, nhà Hán tiêu diệt nhà 
Triệu và chiếm cứ nước Nam Việt, chia ra 9 quận để cai trị. Những tên Thứ Sử và Thái Thú 
sang cai trị nước ta thời đó, đa số đều tham lam, tàn ác. Nhất là tên thái thú Tô Định và 
đám quan lại dưới quyền. Chúng vơ vét châu báu, bạc vàng trong nưóc Nam đem về Tàu, 
bắt dân Nam xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm ngà voi, dân tình khổ ải nên căm hận 
khôn xiết.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40): Vì chính sách cai trị độc ác của nhà Hán, 
do tên thái thú Tô Định thi hành đã khiến dân Lạc Việt sục sôi máu căm thù. Nhân việc Tô 
Định bức hại ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc, con gái quan Lạc Tướng ở huyện Mê 
Linh, Hai Bà Trưng đã cùng phất cờ khởi nghĩa. Theo sử gia Trần Trọng Kim “Vợ Thi Sách 
là Trưng Trắc, con quan Lạc tướng ở huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh 
Vĩnh Phúc) cùng với em là Trưng Nhị, nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định 
phải chạy trốn về quận Nam Hải".(tỉnh Quảng Đông)

Hai Bà Trưng tấn công và chiếm thành Luy Lâu (Liên Lâu) là cơ quan đầu não của Tô 
Định và đoàn quân xâm lược. Quân Hán bị tiêu diệt và bị bắt toàn bộ. Tô Định chạy thoát 
về Tàu.

Chẳng bao lâu, Hai Bà Trưng đã hạ được 65 thành quách của giặc và thu về bốn quận 
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (thuộc Quảng Đông tức tỉnh Quảng Châu bên 
Tàu ngày nay).

Hai Bà Trưng lên ngôi báu, tức 
Trưng Nữ Vương, chọn Mê Linh là kinh đô, làm vua được 
ba năm mới bị nhà Hán sai Mã Viện sang đánh chiếm lại.
Mê Linh địa linh, nhân kiệt: Huyện Mê Linh ngày nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên và 
Phúc Yên), là miền rừng núi trung châu Bắc Việt, cách Hà Nội khoảng 60 Km. về hướng 
đông nam, bắc giáp Tuyên Quang, Thái Nguyên, tây giáp tỉnh Phú Thọ và tây nam giáp Hà 
Tây. Thời Bắc thuộc, huyện lị là Mê Linh (nay ở làng Hạ Lôi), thủ phủ đầu tiên của quận 
Giao Chỉ , đến đời Tề (501 AD) mới bỏ.

Huyện Mê Linh là quê hương cuả hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị, Mê 
Linh cũng là kinh đô triều đại nhà Trưng. Hiện nay còn dấu vết thành cổ đắp đất , rộng 
hơn 100 mẫu ta (khoảng 800 ngàn mét vuông) chiều dài khoảng 1700m, chiều rộng nhất 
là 500m, ở làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh.

Lễ Hội tại đền Hạ Lôi (Mê Linh) diễn ra vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, nơi thờ 
Hai Bà Trưng và ông Thi Sách. Có tục rước kiệu và các trò vui dân gian. Tương truyền đây 
là ngày khao quân của Hai Bà.Trưng..

Cũng nên biết thêm lễ kỷ niệm hai Bà Trưng được tổ chức tại khắp nước VN và tại Hải 
Ngoại vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, là ngày hai Bà đã phải nhẩy xuống sông Hát tự 
tận năm 43 sau khi bị lực lượng quân Hán do Mã Viện chỉ huy đánh bại.
Thành Luy Lâu (Liên Lâu):

Nói đến Mê Linh và lịch sử khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi thái thú Tô Định về 
Tàu, ta không thể không nhắc đến địa danh lịch sử “thành Luy Lâu”.
Thành Luy Lâu (Liên Lâu) “tên Việt gọi là Dâu, tiếng Hán là Duy Lâu, quận trị Giao Chỉ 
huyện về đời Hán vừa là lỵ sở bộ Giao Chỉ. từ 111 đến 105 tr. TL (sau dời đến Thương 
Ngô), ở xã Lũng Khê, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách sông Đuống 
5km về phía bắc , trên sông Dâu.” (Đinh Xuân Vịnh - Sổ Tay Địa Danh VN).
Kết quả khảo cổ cho biết:
- Luy Lâu là nơi cư trú – Trung tâm kinh tế và văn hóa của người Việt cổ trước CN
- Luy Lâu cũng là trị sở của quận Giao Chỉ và Giao Châu thời thuộc Hán
- Luy Lâu là trung tâm thương mại của VN thời Bắc thuộc
- Luy Lâu là trung tâm hội nhập, tiếp xúc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo
Đánh chiếm thành Liên Lâu (Luy Lâu):
Cuộc tấn công thành Luy Lâu tức Liên Lâu của Hai Bà Trưng năm 40, là đánh thẳng vào 
cơ sở đầu não của quân Hán do Tô Định cầm đầu. Cũng vì cơ quan đầu não của địch bị 
phá vỡ, chủ tướng bỏ chạy về Tàu, nên 65 thành quách của địch ở rải rác khắp nước Nam 
mới mau chóng bị nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm.
Hai Bà Trưng dựng nền Độc lập
“...Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. (trị sở Giao châu, vùng Thuận Thành)
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà ,
Một là báo phục, hai là bá vương...”
(Lê Ngô Cát – Sách đã dẫn tr. 74, 75)
Kết Luận: Mê Linh và Luy Lâu đều là những địa danh lịch sử Việt Nam, nay dấu vết thành 
quách cổ xưa chỉ còn lại nền đất cỏ mọc xanh rì hoặc là bờ ruộng, nương dâu, lơ thơ có 
vài căn nhà tranh vách đất.

“Dấu xưa xe ngựa, hồn thu thảo”
“Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương.” (
Bà Huyện Thanh Quan)

Mê Linh chính là kinh đô một thời Hai Bà Trưng giành về độc lập trong một thời gian ngắn 
ngủi 3 năm, và Luy Lâu là nơi ghi nhớ chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng, đánh đuổi 
giặc Hán cùng Tô Định về Tàu.

Nhắc đến Mê Linh và Luy Lâu là nhắc đến trang sử Việt oai hùng vậy.
Vương Sinh

Sách tham khảo:
- Việt Nam Sử Lược (Q. 1)- Trần Trọng Kim
- Lịch Sử Dân tộc Việt Nam (Q. 1) - Phạm Cao Dương
- Sổ tay địa danh Việt Nam – Đinh Xuân Vịnh
- Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam - Tập II
- Non nước Việt Nam – Sách hướng dẫn du lịch
- Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh VN – NXB – KHHN
- Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - NXB Xuân Thu.
- Tuyển Tập Kịch Thơ Bất Khuất – Song Thuận – HSV xuất bản năm 2006
- Tài liệu trên Internet

Xuân Họp Mặt

Inline image 2

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

ngay quoc te phu nu 8.3

Nguồn gốc lịch sử của ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3

Tên đầy đủ của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế. Do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1977. Ngày này không đơn giản chỉ để kỷ niệm một sự kiện nào đó, mà nó được đánh dấu dựa trên quá trình đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng giới suốt từ năm 1858 đến năm 1911 và thậm chí đến tận ngày nay.

Những mốc thời gian đó được liệt kê cụ thể như sau:

• Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

• 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.

• Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

• Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia.

• Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.

• Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

• Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.

• Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga.

• Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d'Arc.
• Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

• Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

• 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ

• Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.

Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Tại những quốc gia này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái,... Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother's Day).

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Thao Thức


CAO NGUYÊN với thi phẩm THAO THỨC
Vai Trò & Sứ Mệnh của Thi Sĩ


Trước đây khá lâu, nhà thơ Cao Nguyên ngỏ ý muốn ủy thác Cội Nguồn xuất bản thi phẩm Thao Thức của anh. Vừa qua, vào những ngày chộn rộn cuối năm 2013, anh gửi đến chúng tôi bản thảo tác phẩm này.
Thao thức là một thanh âm nghe đâu đó đã quen tai, nhưng tập thơ này của Cao Nguyên không thể có một tên gọi nào khác lột tả được đầy đủ nội dung, thể hiện tâm thức dồn dập băn khoăn, mà âm ỷ dấy động từng ngày từ trái tim rướm máu của tác giả hơn, ngoài tựa đề Thao Thức.

Đã bốn mươi năm, sau khúc ngoặt nghiệt ngã 30 tháng Tư, người-lính-nhà-thơ vẫn ngày đêm quặn lòng nhức nhối về cuộc đổi đời lịch sử ấy: Ban ngày thì tác giả:
Ngồi đây ngắm cuộc lở bồi
trên thành quách cũ, nhói lời sử ca

(Quán Gió, tr. 41);

Và đêm đến:
Làm sao ngủ khi trái tim vẫn thức
vui thế nào nước mắt cứ rưng rưng?

(Trường Ca Bi Tráng, tr.18)

Như có lần tôi đã trình bày, tất cả những người làm thơ đều có nguồn cảm xúc giống nhau, như nhau. Nhưng lại có cái riêng - rất riêng - ở căn nguyên đối cảnh, đối tình của nguồn cảm xúc. Đọc xuyên suốt thi phẩm, bạn đọc sẽ nhận ra nguồn xúc cảm nhất quán của một tâm hồn thi sĩ, với một mạch thơ trải dài từ trang đầu đến trang cuối theo một dòng chảy tưởng chừng như bất tận.

Hình như không lúc nào trong cuộc sống Cao Nguyên khuây nguôi được nỗi đau, niềm thương xót, lòng trắc ẩn trước vận nước mệnh nhà. Thơ anh là lòng anh, là lời thành trang trải:
-Để trao gởi đến mọi người, để:
“gởi người đi tình đoạn trường/ gởi người ở lại một chương sử buồn”
(Ru Đời tr.217)

-Để thưa cùng mẹ cha:
“chữ nghĩa con sẽ như viên đạn/ bắn vỡ lòng dối trá ngày qua!”
(Tái Tạo, tr 92)

-Để nói với chính mình:
“Này xóa, xóa tận cùng dối trá/ điêu ngôn vừa ngã giá chiều qua/ ta muốn ngắm nét chữ ngời bia đá/ những di thư viết bởi mực sơn hà!” (Lộng Bút, tr 159)

-Để nói với bạn hữu:
“thơ tao treo đỉnh mộ sầu
lời vui quá ít, niềm đau thật nhiều..”
(Bạn Cũ, tr. 160)

- Và để nói với hư vô:
“Cời than, viết chữ trên tro
thơ vui cũng được mấy giờ lửa reo”.
(Tích Xưa, tr 161).

Là một người lính chiến VNCH xuất thân từ trường Võ Khoa Thủ Đức, Cao Nguyên đi vào chiến trận trong suốt mười năm cho đến ngày tàn cuộc chiến. Muốn tìm hiểu một giai đoạn lịch sử dân tộc; muốn hiểu được một thế hệ con người, đọc thơ Cao Nguyên người ta mới có thể thấu hiểu được con đường mà anh cùng đồng đội đã đi, lý tưởng mà anh cùng thế hệ với anh đã phụng sự.
Người lính trẻ Cao Nguyên cùng với Quân Lực ấy đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ miền Nam, ngăn chặn hành động xâm lược thôn tính, nhằm nhuộm đỏ phần đất Tự Do của hơn ba mươi triệu người dân không chấp nhận chủ nghĩa tham tàn cộng sản. Cho nên khi nghe “tiếng nổ” kinh hồn sáng 30-4-75 trước cuộc giày xéo quằn quại một nửa phần đất tự do còn lại, Cao Nguyên òa khóc giữa tình tự quê hương, giữa “vận nước lăng trì”. Tác giả, từ đó đã nhoài theo vận nước trong vai trò và sứ mệnh của một nhà thơ.
Chúng ta sẽ không có chút nghi hoặc nào về một nhận định cho rằng “thơ là một thể hiện chính xác nhất bản sắc của tác giả bài thơ”. Tôi đã từng đọc và giới thiệu thơ của nhiều tác giả là chiến sĩ miền Nam từng chiến đấu giữa lúc “Bạn chém sau lưng, kẻ thù đâm trước ngực” (tr. 18), như tiếng thốt lên trong thơ Cao Nguyên. Và rồi sau ngày buông súng, họ cầm bút, dùng thơ văn như một thứ “Vũ Khí Mềm” (*) tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại cái ác đang ngự trị trên quê hương. Đã có nhiều tác giả viết về cơn rúng động thần kinh của hàng triệu người dân miền Nam và hàng trăm nghìn người lính về biến cố 30 tháng tư bảy lăm. Nhưng cơn chấn động hung hãn về cuộc “lăng trì” một nửa đất nước Việt Nam Tự Do thì cho tới hôm nay tôi mới đọc được sự lột tả chính xác tính chất rợn người của biến cố, qua trái tim ruớm máu của Cao Nguyên trong bài thơ sau đây của anh:

Rơi vang một tiếng nổ bùng
Thắt ngang đất Việt một vòng khăn tang
Vạch tìm trong đống tro tàn
Nhặt lên từng mảnh da vàng còn tươi

Máu loang xé toạc tiếng cười
Ngang lưng vết chém của loài thú hoang
Đồng dao rao hát giữa đường
Sông khô núi vỡ đoạn trường ăn xin

Vong thân chuyển kiếp giật mình
Tôi ngồi khóc giữa tự tình quê tôi
Hỗn mang đời khóc hồn cười
Rong chân du mục xót lời sử thi
Đêm nghe vận nước lăng trì
Ngày xem bia mộ lời ghi vỡ tàn!

(Lăng Trì, tr.235)

Có thể nói Cao Nguyên không phải chỉ ngồi ôm “nỗi nhớ mãi triền miên thức dậy/ ngực ta đau, vết thương xoáy tận cùng”, khi anh viết bài thơ “Trường Ca Bi Tráng” (tr. 19), mà nỗi đau của tác giả khi âm ỷ, khi nhói buốt trong suốt phần đời của anh cho mãi tới hôm nay.
- Khi thì anh ray rứt nghĩ tới: “Có nỗi khổ nào mà dân ta chưa vượt” (Lửa Tim, tr.22). -Khi thì anh lại bị ám ảnh rùng mình “Tiếng rít rợn cửa sắt tù thế kỷ” (Trầm Tư, tr 35), và “Ngày gió Lào tây bắc/ thổi buốt rừng Lào Kay”. (Chờ Mai, tr 49)
- Khi thì anh nhớ về từng mảnh đời, từng con người, từng con đường, ngõ phố:
“Sài Gòn nghe gọi mà thương
Duy Tân, Nguyễn Huệ - con đường dư âm”.
(Sài Gòn tr. 82).

Và cứ thế… “những nỗi nhớ chưa hề biết mệt / trong tâm tư suốt một đời người!” (Tháng Chạp, tr. 150) của Cao Nguyên, cũng như của số đông chúng ta triền miên lay gọi..

Nếu muốn trích dẫn giới thiệu hết những câu thơ đắt giá, những ý thơ nhuyễn cảm của Cao Nguyên thì còn nhiều lắm. Xin mời bạn hãy cầm quyển sách trên tay, trân trọng lật giở từng trang, cùng “thao thức” với tác giả, bạn sẽ “nhập vai”, sẽ rung cảm, sẽ thao thức theo nỗi thao thức của người viết, dù bạn có làm thơ hay không làm thơ; dù là bạn của ngày xưa ấy, của hôm nay hay của mai này, khi mà bạn cũng như tác giả, cũng như chúng tôi có trái tim rung động Việt Nam.

Có thể ngay hôm nay hay ngày mai, khi “định thần”, tĩnh tâm nhìn lại quá khứ, nhìn lại lịch sử, tôi tin bạn sẽ đứng lặng, trân người “mím môi nếm ngọt màu cờ”, và đôi mắt bạn sẽ chớm cay trước một thời đoạn lịch sử phũ phàng phủ trùm lên vận mệnh dân tộc - mà hiện tại - chỉ mới bốn mươi năm sau, đã có hàng triệu người dân Việt từ Bắc chí Nam đang nhỏ lệ buồn thổn thức trước sự suy vong đã đến hồi báo động...

Định thần ngắm cuộc trớ trêu
Mảnh bia vị quốc ngã xiêu ven đường
Phách chùng vó ngựa biên cương
Gõ âm quan tái trên chương sử mờ
Mím môi nếm ngọt màu cờ
Hoen cay máu rướm trên bờ lệ buông.
(Đối Ẩm tr. 226)

SONG NHỊ
San Jose, 12 tháng 1-2014

---------------------
(*) Tổ Ấm Bay Về - Võ Ý, Cội Nguồn 2013