“Hòn Vọng Phu” và nhạc sĩ Lê Thương
Nàng Tô Thị trên núi Vọng Phu - Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn)
“Hòn Vọng Phu” là tên gọi những tảng đá có hình dáng một thiếu phụ bồng con chờ chồng
trên đỉnh núi hoặc nơi ghềnh đá ven biển. Người ta cũng gọi “núi vọng phu” là núi có “Hòn
Vọng Phu”. Sự tích nguyên thủy “Hòn Vọng Phu” mang một nội dung thê thảm, trái oan về
một mối tình “loạn luân”:
Tuy nhiên, bản trường ca nổi tiếng của nhạc sĩ Lê Thương cũng có tên là “Hòn Vọng Phu”
nhưng lại chứa đựng một nội dung khác, tích cực hơn, diễn tả cảnh một thiếu phụ có chồng
đi lính đánh giặc phương xa…Nàng chinh phụ vẫn một lòng chung thủy, ôm con chờ chồng,
mòn mỏi tháng năm cho tới khi hóa đá…
Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam có hòn “Vọng Phu”, như: “Nàng Tô Thị” trên núi Vọng
Phu ở Lạng Sơn, Núi Vọng Phu thuộc dãy núi Bà ở Bình Ðịnh, Núi Vọng Phu ở Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Tuy Hòa, Khánh Hòa, Daclac … Tại các nước Á Châu
như Trung Hoa, Nam Dương cũng có “Núi Vọng Phu”.
Nàng Tô Thị tại Lạng Sơn, trên núi Vọng Phu, gần động Tam Thanh đã được Ca Dao nhắc
tới:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
Truyền thuyết cho rằng chồng của nàng Tô Thị ở Lạng Sơn đã đi lính đánh giặc phương
Bắc xâm lược mãi không về, khiến nàng ôm con lên núi ngóng trông năm này sang năm
khác, giữ tiết trung trinh rồi hóa đá.
Nàng Tô Thị
Bồng con mòn mỏi dõi chân mây
Đăm đắm chờ chồng, trận gió lay
Thương nhớ ngóng trông, vầng tóc bạc
Khát khao mong đợi, tấm thân gầy
Đầu sông đối bóng, ôi sầu thế
Góc núi soi mình, đau đớn thay!
Hóa đá nghìn năm nàng vẫn đợi
Chàng đi thăm thẳm có về đây?
(Vương Sinh)
Sự tích thương tâm về “Hòn Vọng Phu” ở Bình Định , được kể như sau:” Xưa có hai anh em
ruột, lúc còn nhỏ chơi đùa, người anh lỡ tay ném đá trúng đầu em gái máu ra lênh láng và
ngã xuống, ngất đi. Người anh sợ quá bỏ trốn. Sau lớn lên, hai người gặp nhau mà không
biết là anh em. Họ lấy nhau và sinh được một bé gái. Một hôm người chồng phát hiện trên
đầu vợ có vết sẹo lớn, bèn gạn hỏi và biết đó là em gái mình. Chàng đau khổ vì lỡ phạm tội
loạn luân. Sau đó, chàng âm thầm bỏ đi mà không nói gì. Người vợ không biết chồng đi đâu,
ngày ngày lên núi ngóng trông, lâu rồi hóa thành đá…”
Sự tích Hòn Vọng Phu
(núi Bà Bình Định)Ôm con , hóa đá chờ chồng
Đâu hay tan nát cõi lòng người đi…
Xưa hai anh em nhà kia
Chẳng may tai nạn, chia ly đôi bờ
Lớn lên, gặp lại nào ngờ
Tình duyên oan nghiệt, tóc tơ vợ chồng
Ngắm nàng chải tóc soi gương
Bỗng chàng nhìn thấy vết thương trên đầu
Hỏi ra…ruột sót như bào
Vợ yêu: em gái - lẽ nào thế gian…?!
Bỏ đi, chàng khổ vô vàn
Nàng ôm con đợi, đoạn tràng có hay?
Hòn Vọng Phu – Núi Bà đây
Tích xưa Bình Định, kể hoài vẫn thương…!
(Vương Sinh)
Câu chuyện thương tâm kể trên, có thể không phải là nguồn cảm hứng của nhạc sĩ Lê
Thương khi ông sáng tác bản trường ca “Hòn vọng Phu”.
Thực vậy, trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương gồm 3 phần:
- Phần 1: Nói về đoàn quân hùng dũng ra sa trường đánh giặc theo lệnh vua và theo nhịp
trống dồn. Chồng nàng “Chinh phụ vọng phu” cũng ở trong đoàn quân, muốn nhắn nhủ:.
“Nàng về nuôi cái cùng con”
“Để anh trảy hội nước non Cao Bằng.” (Ca Dao)
Đúng vậy, khi giặc Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước Nam thì hàng hàng lớp lơp trai
tráng nô nức lên đường đánh giặc. Ca dao gọi đó là ngày “trảy hội”, Quang Dũng coi đó là
ngày vui: “Buông tay gầu vui lại thuở bình Mông”…Phụ nữ nước Nam, nếu không bận bịu
con thơ mẹ già, chắc cũng sẽ lên đường cùng chồng đánh giặc: ” Giặc đến nhà , đàn bà
phải đánh”, theo gương Trưng, Triệu thuở xưa. Rất tiếc, nàng chinh phụ có thể bận bịu con
thơ, nên năm tháng chờ chồng lâu quá hóa thành đá. Hình ảnh “ hóa đá” không mang nghĩa
đen như một huyền thoại truyền thuyết, mà theo nghĩa bóng diễn tả tấm lòng chung thủy
của người chinh phụ không có gì lay chuyển nổi, mãi mãi “trơ trơ như đá, vững như đồng”.
Chao ôi, tấm lòng trung trinh tiết liệt của người phụ nữ Việt Nam mới cao cả làm sao!:
“Phụ nữ Việt Nam trung trinh, tiết hạnh”
“Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thom”
“Ra ngoài giúp nước, giúp non”
“Về nhà tận tụy chồng con một lòng.” (VS)
http://www.hungsuviet.us/lichsu/HonVongPhu1.html
- Phần 2: Nội dung bản nhạc nói về tình cảnh chinh phụ ngày ngày ôm con lên núi ngóng
tin chồng. Tấm lòng chung thủy của nàng “Vọng Phu” nào có khác gì tâm sự của nàng
“chinh phụ” trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm? Nghe
cũng ai oán, nỉ non khiến đất trời, cỏ cây hoa lá, núi sông và chim chóc đều thông cảm,
kéo nhau đến chia sẻ với nàng, xem chàng về hay chưa?
“Có ai suôi vạn lý… nhắn đôi câu giúp nàng …nhắn rằng nàng vẫn đợi… cỏ cây, sông núi
muốn khuyên nàng đừng ngóng trông nữa, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn đợi chờ… cho dù
hóa thành đá…vẫn trông chờ từ ngàn năm này tới ngàn năm sau…
“Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn”
“Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”
http://www.hungsuviet.us/lichsu/HonVongPhu2.html
- Phần 3: Chinh phu thắng trận trở về, qua đồi núi chập trùng, đền đài, lăng miếu nhưng
nàng “chinh phụ” không còn nữa. Nàng đã hóa đá, ôm con trên đỉnh núi, thành hòn “Vọng
Phu” …
http://www.hungsuviet.us/lichsu/HonVongPhu3.html
Được biết, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác “Hòn Vọng Phu” tại Bến Tre, một tỉnh tại miền Nam
Việt Nam trong khoảng 1945- 1947, là thời kỳ chiến tranh chống Pháp dành độc lập bùng
nổ, sau hơn 60 năm Việt Nam bị Pháp đô hộ. Thời buổi chiến chinh nào cũng vậy, những
chàng trai ra đi “mấy khi mà trở lại”, để người vợ trông đợi mòn mỏi, “hóa đá” chờ mong.
Hiện tượng “hóa đá” tức là hiện tượng “hóa thạch” trong thiên nhiên, nghĩa là cần một thời
rất lâu dài. Lê Thương đã tạo cho bài hát một lý tưởng, đáp ứng nhu cầu của những chiến
sĩ ra tiền tuyến chiến đấu bảo vệ giang sơn, cũng như vinh danh những người vợ lính tại
hậu phương. Nhạc sĩ Lê Thương đã bỏ qua tình tiết của truyền thuyết rất thương tâm về hai
anh em lấy lầm phải nhau, mà khai thác triệt để ý nghĩa về sự tích nàng Tô Thị trên núi Hòn
Vọng Phu gần sông Kỳ Cùng, động Tam Thanh ở Lạng Sơn. Nàng Tô Thị đầu hướng vê
phía bắc, lưng quay lại phía nam. Cũng vì thế, trong 3 phần lời nhạc của bản trường ca
“Hòn Vọng Phu”, ta chỉ thấy hình ảnh “chinh phụ” và “chinh phu” mà không hề thấy chuyện
buồn đứt ruột về hai anh em trong truyền thuyết “Hòn Vọng Phu” tại núi Bà Bình Định.
Theo tài liệu trên Wikipedia, nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ngày 8 tháng
1 năm 1914 tại phố Hàm Long Hà Nội. Năm 1935, ông dạy học tại Hà Nội và Hải Phòng,
cùng các nhạc sĩ Canh Thân, Tô Vũ, Hoàng Quý… lập nhóm sáng tác và phụ diễn cho ban
kịch của Thế Lữ. Năm 1941, ông vào Nam, ở tại Bến Tre và Sài Gòn, làm nghề dạy học
(môn sử địa) tại Trung học Petrus Ký và nhiều trường khác. Ông cũng làm việc tại Bộ Quốc
Gia Giáo Dục thời Việt Nam cộng Hòa. Năm 1951, ông bị Pháp bắt cùng với nhạc sĩ Phạm
Duy và Trần Văn Trạch vì có tinh thần yêu nước. Những bản nhạc của ông được coi là
những tác phẩm tiền phong phối hợp âm tiết Tây phương với nhạc ngũ cung của Việt Nam.
Ông sáng tác rất nhiều , nổi tiếng nhất là trường ca Hòn Vọng Phu (3 bài ), Thằng Cuội,
Học Sinh Hanh Khúc, Truyền Kỳ Việt Sử…
Nhạc sĩ Lê Thương lập gia đình và có 9 người con. Sau 1975, ông ngưng sáng tác và mất
tại Sài Gòn năm 1996.
“Hòn Vọng Phu” là hình ảnh một người vợ bồng con chờ chồng trở về, với tấm lòng trung
trinh tiết liệt, dù cho có hóa thành đá, nàng vẫn đợi vẫn chờ. Trong dân gian câu truyện về
“Vọng Phu” có nhiều tình tiết éo le, đôi khi pha trộn cả tích Tàu (như tích Nguyệt Lão Se
Tơ). Tuy nhiên , đối với nhạc sĩ Lê Thương, một nghệ sĩ có tinh thần yêu nước và tâm hồn
trong sáng luôn hướng về tương lai “mầm non dân tộc”, ông đã lấy cảm hứng từ tâm trạng
nhớ mong của người chinh phụ, chờ chồng đi lính đánh giặc ở phương xa. Đó là nỗi niềm
đau xót của người nghệ sĩ đứng trước cuộc chiến kéo dài trên quê hương Việt Nam đau
khổ. Ta có thể tạm kết luận “Hòn Vọng Phu” trong bản Trường Ca của nhạc sĩ Lê Thương
mang hình ảnh của nàng Tô Thị ở Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, hướng về ải Nam Quan đăm
đắm chờ chồng đi lính đánh giặc giũ gìn biên ải. Hình ảnh này chắc chắn sẽ làm nức lòng
những chiến sĩ ra đi chiến đấu giữ nước giữ bờ, hứa hẹn ngày về vinh quang, lưu danh
muôn thuở, vì “nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống”, sống mãi trong lòng dân tộc.
Song Thuận
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
Sến Già Ham
Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy
nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:
- Bác muốn kiếm loại nào?- Nhạc. Nhạc xưa.
Cô đọc vài cái tên gì đó…
- Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?- Bác chờ con lấy.
Một lúc, cô mang ra một cái... giỏ,
đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD,
buộc dây thun từng cộc nói bác lựa đi.
Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán
mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM.
Tuần trước, vào một siêu thị ở một
tỉnh miền Đông nọ tôi thấy nơi người ta bán băng đĩa có rất nhiều rổ
đựng các thứ, được phân loại như có rổ phim hành động, phim kinh dị,
phim Mỹ, phim Hồng Kông... và đặc biệt có hai rổ ghi: Nhạc sến nam,
Nhạc sến nữ. Tôi định mua vài thứ xem sao, nhưng thấy kỳ kỳ nên
thôi. Tuy vậy, tôi cũng học được vài từ mới. Có điều ở cửa hàng này,
một cửa hàng bán băng đĩa khá lớn ở Thành phố có cách phân loại độc
đáo hơn: Sến Già Nam. Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho
nam giới “già”!
- Có Sến Già Nữ không cháu? Tôi tò mò.- Dạ có. Bác kiếm xong Sến Già Nam con đưa Sến Già Nữ ra bác lựa!
Thì ra nam nữ đây không phải khách
hàng mà là ca sĩ. “Sến” do “nam” ca sĩ hát cho người “già” nghe thì
gọi là ... Sến Già Nam v.v...Tiếng Việt ta thiệt hay! Nhớ lần ra Hà
Nội năm xưa, người ta giới thiệu tôi một xí nghiệp có tên là Xí
nghiệp Cao Xà Lá. Hỏi “Cao xà lá” là cái gì? Là Cao su, Xà bông và
thuốc Lá, gọi tắt Cao Xà Lá!
Tôi vừa tủm tỉm cười vừa lựa đống
băng đĩa trong rổ Sến Già Nam, chọn được vài đĩa. Nhiều khi cả đĩa
chỉ có một bài ưng ý. Thôi vậy cũng được. Có một bài mình thích là
quý rồi ! Tôi hỏi còn Sến Già Nữ đâu? Cô bưng ra một rổ Sến Già Nữ
nữa và nhìn tôi có vẻ nghi tôi mê cô ca sĩ nào đó của năm mươi năm
trước!
“Sến” là gì ? Người ta bảo là do chữ
Marie sến, tức người giúp việc, người ở đợ, con sen, người nhà quê,
ít học. Nhạc sến là nhạc... tầm thường, nhà quê mà các cô gái này
thường hát hỏng để trải tâm sự nỗi lòng khi vô công rỗi việc.
Đã có những bài báo, những tranh luận
sôi nổi về thứ nhạc « sến hay không sến” này. “Sến” mà sao người ta
thuộc, người ta khắc cốt ghi tâm? “Sến” mà sao người ta cười người
ta khóc?... Gần đây trên mạng, nhiều bạn trẻ « còm » rằng nhờ “sến”
mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm, và có bạn còn
rất tự hào rằng đã sưu tầm được hàng ngàn bản nhạc « sến » để làm
của quý!
Còn tôi, tôi chỉ biết nhạc hay hay dở
với mình mà thôi. Hay là thứ làm tôi “rung động sáu cách” (nhãn nhĩ
tỷ thiệt thân ý)..., còn dở là nhạc “nghe không vô” !
Chiều làng em
của Trúc Phương chẳng hạn, với tôi là một bài hay, không chỉ rất
lãng mạn “khói lam buồn như muốn ngừng thời gian” mà còn do tác gải
viết bài này lúc ở Bình Tuy, quê tôi, cho một cô gái mà tôi có lẽ
cũng quen biết.
Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,
Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa
Xa xôi bước người anh lữ thứ
Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em..
Còn Mộng ban đầu của Hoàng
Trọng làm sao quên được:
Trông em mừng vườn cauTrái mập tròn xuân mới
Bỗng me cười me nóiCon bé lớn thật mau
Mai mốt mẹ ăn trầu
« Mai mốt mẹ ăn trầu » bây giờ không
còn nữa nên « đám trẻ » không biết là phải rồi. Còn những trái cau
« mập tròn xuân mới » cũng khó kiếm ! Bây giờ là bưởi, là dưa hấu cả
rồi!
Rồi Lối về xóm nhỏ của Trịnh
Hưng
Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu non
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm giòn
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông...
hay Tình lúa duyên trăng của
Hoài An
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo
Nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa mầu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề khi ban đầu
Tôi không hiểu vì sao những lời ca
đầy tình quê hương, đất nước, tình gia đình, tình gái trai « biết
làm tròn lời thề khi ban đầu» như vậy mà « sến » được ?
Hà Đình Nguyên
trong một bài báo về vấn đề nhạc sến đã viết:
« ...nhưng không biết do đâu
mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là
những bản có điệu boléro, rumba... đều bị quy là nhạc sến (tiếng
"sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...).
... nhưng sẽ thật sai lầm khi quan
niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc
bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng
nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương),
Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào
(Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ
(Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn
năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)... »
Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân có
một bài thơ được Vũ Hoàng phổ nhạc rất hay tên Phượng Hồng có lần
bực mình :
"Nói chú đừng giận, bài Phượng Hồng
phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu
hip-hop nói thẳng thừng. …Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi,
không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm
dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ
còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái
đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một
cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à?
Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại
vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà như thế, thà
rằng như thế...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng
"sến"…
Gần đây nhiều ca sĩ bắt đầu quay về
với nhạc « sến » có lẽ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người
trong một thế giới ngày càng vô cảm chăng! Có điều, vì sến... thiếu
gốc nên nhiều khi hát sai mà không hay. Chẳng hạn « Đêm qua chưa mà
trời sao vội sáng » trong Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh,
có ca sĩ hát ngon lành « đêm chưa qua mà trời sao vội sáng » !
Qua chưa với chưa qua khác nhau xa quá ! Cũng như « Bây
giờ tháng mấy rồi hỡi em » của Từ Công Phụng mà hát thành « Bây giờ
mấy tháng rồi hỡi em ? »... thì nguy tai !
Tôi vẫn còn nhớ những đêm ngồi nghe
Tuấn Khanh đàn piano dưới chân cầu sắt Đa Kao trong một quán cà phê
nhỏ chênh vênh...
Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa ...
(xin đừng nhầm với các nhạc sĩ Tuấn
Khanh, Hoài An đương thời).
Tôi
chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến
chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X… Rồi sẽ có những
người tìm đến Sến Già Nam, Sến Già Nữ như tôi hôm nay cho mà coi!
Không lâu lắm đâu! Hãy đợi đấy!
Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon 3.3.2013)
Nguồn: http://www.viet-studies.info/DoHongNgoc_SenGiaNam.htm
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng (40-43 AD)
Năm 40 thời Bắc thuộc, Thái Thú Tô Định bắt giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc,
và đàn áp dân Lạc Việt. Vì nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi
dậy đánh đuổi Tô Định, lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Triều
đại Trưng Vương tuy chỉ ngắn ngủi 3 năm, nhưng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất
của người phụ nữ Việt, và mở đầu cho nền độc lập nước nhà.
và đàn áp dân Lạc Việt. Vì nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi
dậy đánh đuổi Tô Định, lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Triều
đại Trưng Vương tuy chỉ ngắn ngủi 3 năm, nhưng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất
của người phụ nữ Việt, và mở đầu cho nền độc lập nước nhà.
@
Hai chị em Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái quan Lạc Tướng ở huyện
Mê Linh (Phúc Yên). Bà Trưng Trắc là vợ ông Thi Sách người quận Chu
Diên (Vĩnh Yên).
Công Đức: Năm Giáp Ngọ (34), nhà Đông Hán cử Tô Định làm Thái Thú
quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược, tham lam nên lòng dân rất
oán giận. Năm Canh Tý (40), Tô Định giết ông Thi Sách. Hai Bà Trưng
khởi nghĩa, đem quân đánh đuổi Tô Định, hạ được 65 thành trì và thu hồi
4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (Quảng Đông). Hai
Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Năm Quý Mão (43) Nhà Hán sai Mã Viện đem
quân sang xâm lăng, hai Bà yếu thế phải nhẩy xuống sông Hát tuẫn tiết. Trưng Nữ Vương
chính là những vị nữ anh hùng đã thu hồi Độc Lập, Tự Chủ cho dân tộc Việt thời Bắc thuộc.
Đền thờ: Đồng Nhân (Hà Nội), Hát Môn (Sơn Tây), Hạ Lôi (Vĩnh Phúc)
và nhiều nơi khác.
Mê Linh (Phúc Yên). Bà Trưng Trắc là vợ ông Thi Sách người quận Chu
Diên (Vĩnh Yên).
Công Đức: Năm Giáp Ngọ (34), nhà Đông Hán cử Tô Định làm Thái Thú
quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược, tham lam nên lòng dân rất
oán giận. Năm Canh Tý (40), Tô Định giết ông Thi Sách. Hai Bà Trưng
khởi nghĩa, đem quân đánh đuổi Tô Định, hạ được 65 thành trì và thu hồi
4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (Quảng Đông). Hai
Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Năm Quý Mão (43) Nhà Hán sai Mã Viện đem
quân sang xâm lăng, hai Bà yếu thế phải nhẩy xuống sông Hát tuẫn tiết. Trưng Nữ Vương
chính là những vị nữ anh hùng đã thu hồi Độc Lập, Tự Chủ cho dân tộc Việt thời Bắc thuộc.
Đền thờ: Đồng Nhân (Hà Nội), Hát Môn (Sơn Tây), Hạ Lôi (Vĩnh Phúc)
và nhiều nơi khác.
Ngày Kỷ Niệm: Hàng năm vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch.
Đọc thêm tài liệu bằng Anh Ngữ:
http://www.viettouch.com/trungsis/
http://www.viettouch.com/trungsis/
Sự Nghiệp và Di Sản của Hai Bà Trưng:
Tiếng Trống Mê Linh:
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013
Trái Tim Việt Nam
TRÁI TIM VIỆT NAM
là một người Việt Nam
trái tim tôi bị đau
kể từ khi bỏ nước
sống nhập cuộc lưu vong
lời viết cho Quê Hương
bằng tha thiết yêu thương
trộn niềm đau se thắt
trong dòng chảy miên trường
Tổ Quốc - Quê Hương tôi
một đất nước tuyệt vời
Đau và Thương mãnh liệt
trong TRÁI TIM VIỆT NAM !
Cao Nguyên
là một người Việt Nam
trái tim tôi bị đau
kể từ khi bỏ nước
sống nhập cuộc lưu vong
lời viết cho Quê Hương
bằng tha thiết yêu thương
trộn niềm đau se thắt
trong dòng chảy miên trường
Tổ Quốc - Quê Hương tôi
một đất nước tuyệt vời
Đau và Thương mãnh liệt
trong TRÁI TIM VIỆT NAM !
Cao Nguyên
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013
Phố Núi Pleiku
về thăm Phố Núi
vẫn cứ thích về thăm Phố Núi
ngồi bên em nghe nước suối reo
nhìn tia nắng hoàng hôn rớt vội
thấy vàng ươm từng hạt sương treo
vẫn cứ thích dạo qua những chỗ
đã cùng em trên con Phố xưa
chuyền tay nhau ly cà phê nóng
đi và đi trong đêm sương mưa
vẫn cứ thích ngồi trên dốc sỏi
nhặt từng hòn đá cuội quăng xa
nghe tiếng rơi vọng từ xa thẳm
ngỡ như ai vừa gọi tên ta
vẫn thích đi dầu chân đã mỏi
như có em từ trên dốc cao
tim rộn nhịp theo lòng bối rối
lời nào đây chút nữa sẽ trao ?
@
kỷ niệm đi chưa hề biết mệt
đuổi bám theo từng vết chân anh
yêu Phố hay yêu em chẳng biết
Phố Núi xưa vẫn thích về thăm .
Cao Nguyên
vẫn cứ thích về thăm Phố Núi
ngồi bên em nghe nước suối reo
nhìn tia nắng hoàng hôn rớt vội
thấy vàng ươm từng hạt sương treo
vẫn cứ thích dạo qua những chỗ
đã cùng em trên con Phố xưa
chuyền tay nhau ly cà phê nóng
đi và đi trong đêm sương mưa
vẫn cứ thích ngồi trên dốc sỏi
nhặt từng hòn đá cuội quăng xa
nghe tiếng rơi vọng từ xa thẳm
ngỡ như ai vừa gọi tên ta
vẫn thích đi dầu chân đã mỏi
như có em từ trên dốc cao
tim rộn nhịp theo lòng bối rối
lời nào đây chút nữa sẽ trao ?
@
kỷ niệm đi chưa hề biết mệt
đuổi bám theo từng vết chân anh
yêu Phố hay yêu em chẳng biết
Phố Núi xưa vẫn thích về thăm .
Cao Nguyên
Lan Hương diễn ngâm:
Còn Chút Gì Để Nhớ
Thơ: Vũ Hữu Định
Nhạc: Phạm Duy
Pleiku Trong Những Đường Bay
Thơ : Mạnh Trường
Nhạc: Châu Đình An
Ly Rượu Mừng
“Ly rượu mừng,” xuân-khúc “kinh điển” của tân nhạc Việt.
Tôi vẫn nghĩ chẳng phải ngẫu nhiên mà “Ly rượu mừng” không những đã trở thành “ly rượu” không thể thiếu trong mùa xuân của người Việt Nam mà, “ly rượu” ấy còn được nâng cao trong những họp mặt, lễ lạc ở bất cứ thời điểm nào của một năm. Nếu ta nhìn mỗi hội ngộ tự thân cũng là một mùa xuân tinh thần, ấm áp.
Tôi muốn gọi “Ly rượu mừng” là xuân-khúc “kinh điển” nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất “kinh điển” hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình.
Thực vậy, ngay phần mở đầu của ca khúc, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã chọn ba thành phần nòng cốt là: Nông phu, thương gia, công nhân để gửi lời chúc mừng tới họ:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á a a a ... Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
Á a a a ... Muôn lòng xao xuyến duyên đời…”
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á a a a ... Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
Á a a a ... Muôn lòng xao xuyến duyên đời…”
Tầng lớp nông dân kể trên vốn không được coi trọng lắm, theo quan niệm cổ xưa, căn cứ vào khẩu truyền của dân gian: “Sĩ, nông, công, thương, binh.”
Nhưng khi phải đối đầu với thực tế, cũng chính dân gian đã “sửa sai” bằng khẩu truyền: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ!”
Lại nữa, xã hội Việt Nam vốn là xã hội nông nghiệp, nên sự trả lại vị trí hàng đầu cho nông dân của họ Phạm là một trả lại hợp lý, xứng đáng.
Cũng vậy, tầng lớp binh sĩ, theo sắp xếp có tính cách biểu kiến, hời hợt thuở trước, vốn đứng hạng chót trong nấc thang gia trị xã hội - - Nhưng, với “Ly rượu mừng,” tác giả đã dành nguyên khổ thứ 2 của ca khúc, để chúc mừng họ, những người hy sinh mạng sống của mình cho ấm no, giầu có của dân tộc:
“Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình…”
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình…”
Khi đề cập tới những hy sinh của người lính, họ Phạm cũng không quên những hy sinh thầm lặng, nhưng lớn lao không kém của những bà mẹ:
“Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á a a a .. Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á a a a .... Chúc mẹ hiền dứt u tình…”
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á a a a .. Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á a a a .... Chúc mẹ hiền dứt u tình…”
Kế tiếp, tác giả mới đầ cập tới những đóng góp khác:
“Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…”
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…”
Cuối cùng là chung khúc rực rỡ hy vọng, tin yêu nơi tương lai đất nước:
“Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi Hương thanh bình dâng phơi phới.”
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi Hương thanh bình dâng phơi phới.”
Và, mỗi khi cùng nhau nâng “Ly rượu mừng” dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “…Nước non thanh bình .. Muôn người hạnh phúc chan hoà…”
Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy./.
Du Tử Lê
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013
THI CA DÂN TỘC VIỆT NAM ...
THỬ BÀN VỀ VIỆC NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT TRONG THI CA DÂN TỘC
VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI
Từ thi ca hoài cổ đến sự ra đời của rừng cây mới:
Bắt đầu bằng một sự gợi ý: Từ Guy de Maupassant cho đến Thạch Lam – Sự rung động trong lòng người đọc văn chương sáng tác
Ngay từ thuở còn bé, tôi đã xúc động khi đọc truyện ngắn của Guy De Maupassant (“GDM”). Câu chuyện đầu tiên tôi đọc là truyện một người phụ nữ mơ mộng, lấy chồng nghèo phải đi mượn một xâu chuỗi kim cương để dự một dạ hội của giới thượng lưu. Xâu chuỗi ấy đã làm thay đổi cả đời nàng. Trả cái giá thượng lưu.
Từ đó, cho đến khi khôn lớn, tôi tìm đọc tác phẩm của GDM, và không bao giờ thất vọng. Trong kho tàng văn chương thế giới, ông được coi là “ông hoàng của truyện ngắn” (King of Short Stories).
Nhà văn Hoa Kỳ Edgar Alan Poe rất thán phục GDM. Đối với tôi, từng truyện ngắn lãng mạn của GDM, ngay cả những truyện siêu thực có tính chất ma quái, vẫn là từng bài thơ xuôi rộng lớn về cuộc đời và tâm hồn con người, mà những chuỗi ngọc về sự mô tả tình tiết và tâm trạng.
Tuy nhiên, mãi cho đến ngày tôi 30 tuổi, tôi vẫn không hiểu rõ tại sao mình thích văn của GDM.
Đọc văn ông, tôi rung động như đọc Gió Đầu Mùa của Thạch Lam. Thạch Lam là Việt Nam và GDM là người Pháp. Đem so sánh giữa hai người đòi hỏi một sự thẩm định văn chương, nghệ thuật mà tôi không muốn làm, và chưa chắc đã đủ điều kiện để làm.
Vậy mà sự rung động trong tôi giống hệt nhau khi đọc văn của họ. Sự rung động đó từ đến từ đâu?
Sự rung động của độc giả chính là sự thành công của tác giả.
Tôi cho rằng sự rung động có được là vì tâm thức nghệ sĩ và khả năng diễn đạt của người sáng tác đã được cảm nhận bởi người đọc. Vì cảm nhận được tâm thức nghệ sĩ và con đường đi tìm cái đẹp qua văn chương bằng sự diễn đạt của tác giả, tôi đã rung động vì GDM y hệt như khi tôi rung động vì Thạch Lam. Và từ GDM qua đến Thạch Lam, tôi lại nói thêm một bước nữa để nói đến thi ca Việt Nam. Dùng sự rung động của chính mình làm điểm gợi ý, tôi xin nêu lên ba điểm nhận xét vể việc thẩm định giá trị thi ca.
Khi trình bày ba quan điểm này, tôi tự hỏi. Con đường của một độc giả như tôi có cần thiết là con đường của một nhà phê bình khoa học không? Hay chỉ là một sự lựa chọn cá nhân khi đọc giả nói lên sự rung động của mình? Chọn lựa, để nói lên cái mình nghĩ. Ở đây, tôi xin khẳng định, tôi làm một sự lựa chọn. Nhưng là một lựa chọn có lớp lang.
• Điểm Thứ Nhất:
Từ trào lưu thế giới cho đến đặc thù của tiếng Việt: tính chất bất tử của nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ.
Để minh chứng sự lựa chọn riêng tư nhưng có lớp lang của mình (như một khoa học gia), trước hết, tôi xin nói lên vài điều tổng quát về tâm thức nghệ sĩ.
Các nhà nghiên cứu tiểu sử đều công nhận rằng giống như hầu hết các văn nghệ sĩ, cuộc đời của GDM là cuộc đời nhiều đau khổ, rạc rời, và tràn đầy bệnh tật. Ông chết rất bi thảm. Tôi cho rằng nếu GDM không viết truyện ngắn lãng mạn về tâm hồn con người, ông đã chết ngay từ đầu. Một cái chết trong tâm tưởng. Trên trường đời, rút cục thì GDM cũng chết, như ông đã chết. Chết vì bệnh điên, vì tuổi già. Ông chết sau khi trường phái lãng mạn trong văn ông biến thành những truyện ngắn có tính cách kinh khủng, gây sợ hãi như Stephen King ngày hôm nay của Mỹ. (Nói về truyện kinh dị, thì so với King, GDM là bậc thầy. GDM là nghệ thuật, King là thương mại). Vì đã chọn cây viết, trong trường văn học, GDM không chết. Ông chết đi, nhưng rồi ông sống mãi trong nước Pháp, trong trào lưu văn chương thế giới, và trong tôi.
Người nghệ sĩ, Artist, theo tôi là những người phải chọn nghiệp dĩ vì họ muốn sống, và không muốn chết. (Artist là những người ham sống hơn ai hết; đừng nên giảng đạo vô vi hoặc cái nhìn Lão tử với Artist! Artist, như những chiến sĩ (warrior), đòi hỏi một sự dấn thân, cho dù có thể là sự dấn thân của chính vô vi đạo!) Nhưng nói cho đúng, sự lựa chọn của Artist chính ra KHÔNG là một sự lựa chọn nào hết. Nếu có sự lựa chọn, đã không gọi là NGHIỆP. Người Việt chúng ta gọi Artist là kiếp CON TẰM NHẢ TƠ. Nhả xong tơ, thì con tằm lăn ra chết. Nó có lựa chọn gì không, hay chỉ bị bắt buộc bởi nghiệp dĩ làm kiếp con tằm trong vũ trụ? Tằm chết ĐỂ MÀ SỐNG, vì tác phẩm đã ra đời. Tằm sống SAU KHI CHẾT, cũng vì tác phẩm đã ra đời. Artist đi vào con đường chết (nghèo khó, không cơm ăn, áo mặc, vân vân) để được cứu sống, được thở, vì nghệ thuật chỉ là nghệ thuật trường cửu nếu nó được cứu sống, và được thở). Sáng tác đối với Artist là chất liệu sống.
Tôi không nghĩ rằng những nhà thơ, với máu nghệ sĩ trong người, đích thực làm thơ để mang đi bán. Tôi không nghĩ rằng có nhà thương mại làm video nào ở Little Saigon có thể mua được thơ để thi sĩ đi làm cho show của họ. Để làm thơ, người nghệ sĩ Việt Nam cũng chẳng cần đi học văn chương quốc tế để tìm hiểu xem GDM là ai.
Tuy nhiên cái gạch nối nhỏ nhoi ở cá tính nghệ sĩ với sự rung động của độc giả không đủ. Phải có thêm cái gì nữa thì tôi mới dám làm cái việc ngông cuồng này: đi từ GDM đến Thạch Lam, qua đến các nhà thơ Việt Nam. Ở điểm này, tôi muốn nói đến một vấn đề to lớn và bao quát hơn. Vấn đề thẩm định giá trị văn chương trong thi ca. Tôi muốn nói đến cây cổ thụ cao lớn mà tôi đã hình dung ra khi đọc thi ca Việt Nam trong cái nhìn văn hóa đặc thù.
Tôi cho rằng những nhà thơ chân chính sẽ gieo mầm cho cây nếu họ biết yêu thương tiếng mẹ đẻ và biết lưu luyến cái kho tàng của mẹ. Trong con người thi sĩ Việt Nam ngoài cá tính làm thơ, còn có đứa con của mẹ. Vì cá tính nghệ sĩ trong lòng đứa con của mẹ, nhà thơ Việt Nam lưu luyến và thương cảm văn hóa và ngôn ngữ Việt. Chung quy cũng chỉ vì tính chất chung của người nghệ sĩ là biết rung cảm, cộng thêm lòng yêu thương nguồn cội.
• Điểm Thứ Hai :
Giá trị thi ca và kho tàng văn hóa đặc thù của một dân tộc
Sự bất tử của Guy de Maupassant, cũng như sự bất tử của nàng Mona Lisa qua nét vẽ của Leonardo di ser Piero da Vinci, nói lên cái bất tử của nghệ thuật. Nhưng làm thế nào cho nghệ thuật trở thành bất tử nếu không có sự thưởng ngoạn của độc giả? Thi ca có giá trị, phải là thi ca mang tính chất nghệ thuật trường cửu. Nhưng thế nào là nghệ thuật trường cửu?
Đó chính là nguồn gốc của sự rung động. Không tạo được sự rung động ở độc giả, người viết sẽ không có tiềm năng tạo nên nghệ thuật trường cửu. Và tác phẩm chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh.” (Tác giả truyện Kiều trở thành bất tử vì dân tộc -- một độc giả trường tồn -- đã nuôi sống Truyện Kiều bằng sự rung động của con người từ thế kỷ này qua thế kỷ khác).
Sự bất tử của Guy De Maupassant, VƯỢT RA NGOÀI phạm vi văn hóa đặc thù. Và vì thế ông gây ra được sự rung động trong tôi, một con bé Việt Nam, y hệt như cái rung động tạo ra bởi Thạch Lam qua những cành đào, những mẹ Lê khốn khó của đồng quê Việt Bắc, những tình cảm chân chất thôn dã lãng mạn của truyện ngắn Thạch Lam.
Văn xuôi rất dễ vượt ra ngoài phạm vi văn hóa đặc thù để đi vào trào lưu thế giới. Ngược lại, thi ca đòi hỏi âm điệu phụ thuộc hẳn vào cấu trúc của ngôn ngữ. Cấu trúc của ngôn ngữ thì luôn luôn NẰM TRONG văn hóa đặc thù của một dân tộc. Điều đó có nghĩa rằng giá trị của thi ca luôn luôn NẰM TRONG LÒNG văn hóa, và phải được thẩm định qua cái nhìn của dân tộc tính?
Nếu điều đó đúng, thì tại sao Shakespeare, một thi hào người Anh, trở thành bất tử trong lòng thế giới? Tôi xin trả lời câu hỏi do tôi tự đặt ra về Shakespeare như nêu ở trên:
Theo tôi, Shakespeare bất tử vì bốn lý do:
1. Thơ của ông nói lên thân phận con người trong lòng vũ trụ: hỷ nộ ái ố ai lạc dục trong kiếp lưu đày. Sinh ra làm người rồi bị đầy đi trên sân khấu cuộc đời là một sự lưu đày chung của nhân sinh.
Thân phận ấy không bị trói buộc trong văn hóa nước Anh hay tiếng mẹ đẻ của nhà thơ.
2. Khi nói lên thân phận con người, Shakespeare đem thi ca ra ngoài sự hạn chế của ngôn ngữ và văn hóa đặc thù dân tộc tính bằng cách nào? Một trong những cách ấy là việc đem kịch tính vào thi ca. Làm thơ để kể chuyện. Thơ Shakespeare trở thành những vở kịch nói lên tình cảm và thân phận con người.
3. Kịch thơ là một bộ môn có tác động rộng lớn trong quần chúng ở thời Shakespeare sống, và liên tiếp trong những thế kỷ sau đó, vì nó bao gồm cả ba bộ môn nghệ thuật: THI (poetry), SÂN KHẤU(drama), và TIỂU THUYẾT (novel, roman, nói lên những cảnh ngộ sống của con người có thứ tự, có lớp lang, như truyện kể). “Kịch” có tác dụng đi vào lòng con người dễ dàng, vì kịch còn mang khía cạnh giải trí (entertainment) và tính chất lâm ly (dramatic) của sân khấu.
4. Theo thiển ý của tôi, Shakespeare bất tử vì một lý do nữa: ông may mắn sinh ra làm người Anh. Đế quốc Anh, trong cả mấy trăm năm, cường thịnh về kinh tế. Nữ hoàng Anh đem đội thuyền của mình đi chinh phục cả thế giới để gây tài nguyên, sáng lập nên phong trào thực dân (colonialism).
Trong thế kỷ 19 và 20, phong trào thực dân có tính chất đi cướp của người, đi vơ vét tài nguyên bằng cách tiêu diệt văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho sự bất công giữa người da trắng với các chủng tộc da màu, trở thành vết nhơ trong lịch sử nhân loại, làm cho những chiến sĩ nhân quyền trong thế giới tự do sau này phải cau mày, khiển trách. Tuy nhiên, theo tôi vì vết nhơ đó, chủ thuyết thực dân và đội thuyền xâm lăng của nữ hoàng Anh đã làm cho tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế, vô tình mà giúp đỡ chỗ đứng của Shakespeare trên văn đàn thế giới.
Trái lại, Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng ta, qua âm điệu lục bát là âm điệu văn chương truyền khẩu đặc thù dân tộc, thì chỉ nằm trong lòng dân tộc mà không đi vào trào lưu thế giới, mặc dầu Truyện Kiều là tổng hợp của thi ca bác học (poetry; learned literature) và truyện kể (tale) mang đủ mọi khía cạnh xã hội và tâm lý (novel, roman), Tôi cho đó là vì Việt Nam không có đội thuyền đi toàn cầu, để tiếng Việt trở thành quốc tế như tiếng Anh. Cho nên văn hóa đặc thù dân tộc, nhất là trong khối thế giới thứ ba (Third World), vô tình mà trở nên tiếng nói của kẻ bị trị, của người bị mệnh danh là chậm tiến, chỉ thưởng ngoạn văn chương của nhà thơ chậm tiến trong phạm vi dân tộc của mình, chỉ vì ngôn ngữ đã trói buộc sự phổ biến cái đẹp của thi ca và truyện kể.
Cả một cuộc đời tôi, trong cương vị một cá nhân đến từ một quốc gia nghèo, bị mang tiếng là chậm tiến (Việt Nam) tôi sống, thở trào lưu của một quốc gia lớn mạnh nhất của thế giới tự do (Hoa Kỳ), trong tất cả mọi phạm vi (luật học và văn học) tôi làm việc, với một tâm nguyện độc nhất: tôi muốn minh chứng rằng câu nói trên là một phản đề không đúng. Đối với tôi, và trong cá nhân tôi, không có sự phân biệt giữa luật sư Việt với luật sư Mỹ, giáo sư Việt với giáo sư Mỹ, nhà văn Việt với nhà văn Mỹ, thi sĩ Việt với thi sĩ Mỹ, ca sĩ Việt với ca sĩ Mỹ. Trong tôi chỉ có một người hành nghề luật, một nhà giáo, một người cầm bút và một người làm thơ hoặc cất tiếng hát có sự cố gắng và lòng tự trọng. Không có sự phân biệt giữa người di dân nghèo với người bản xứ giàu sang trong phạm vi tài năng, tư tưởng, và lòng tự trọng. Cái khó là sự ràng buộc văn hóa đôi khi đã tạo nên hai tiêu chuẩn khác nhau: tiêu chuẩn dùng cho cộng đồng nhỏ (cộng đồng di dân thiểu số), và tiêu chuẩn dùng cho cộng đồng lớn (cộng đồng của dòng chính – mainstream). Có một số các người cầm bút hay làm văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam của thế hệ thứ nhất đã “thủ đoạn hoá” (manipulate) vấn đề khác biệt về tiêu chuẩn này – họ làm tất cả những gì để cho cộng đồng di dân phục họ sát đất, trong khi dưới tiêu chuẩn của dòng chính, thì việc họ làm không đáng kể. Đó là điều đáng tiếc cho môi trường di dân của chúng tôi.
Và vì thế, khi nói về văn học nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại, tôi muốn xét lại vấn đề phẩm định giá trị, bất kể cộng đồng nhỏ, hoặc cộng đồng lớn. Muốn đem văn chương nghệ thuật thoát khỏi thành kiến chậm tiến và sự “thủ đoạn hoá” của kẻ làm văn nghệ không có tâm chân chính(integrity), thoát khỏi sự phân biệt hai tiêu chuẩn khác nhau, thì việc phẩm định giá trị văn chương nghệ thuật phải được đặt lại đúng chỗ.
Riêng trong địa hạt thi ca, đối với tôi, có hai cách nhìn về giá trị thi ca (có thể có nhiều cách khác nữa; đây chỉ là một hình thức góc cạnh để nhìn):
1. Giá trị NGOÀI PHẠM VI dân tộc: Nhà thơ trở thành những chiến sĩ: mang âm điệu và hình ảnhvào lòng nhân loại, hoặc để ca tụng cái đẹp trường cửu, hoặc để nói lên thân phận con người không phụ thuộc vào văn hóa, hoặc để tranh đấu cho một lý tưởng nào đó, cho nhân loại nói chung.
2. Giá trị NẰM TRONG LÒNG dân tộc: Nhà thơ mang âm điệu và hình ảnh làm sống lại một trào lưu văn hóa, mà nếu không có nhà thơ, sẽ phải tan, sẽ mất đi, không còn dấu tích.
Không thể nói rằng Điều 2 KÉM giá trị hơn Điều 1, chỉ vì Điều 2 bị gò bó trong ngôn ngữ và phạm vi dân tộc tính. Tại sao? Đó là vì Điều 2 cũng có tầm vóc hoặc khả năng TRƯỜNG CỬU như Điều 1. Tuy nhiên, cái trường cửu của Điều 2 tùy thuộc vào cái sống còn của một DÂN TỘC. Dân tộc còn, văn hóa còn, thì thi ca trong lòng dân tộc vẫn còn. Mà muốn còn dân tộc, thì văn hóa qua thi ca phải được trường tồn.
Như vậy, thì trong trường hợp Điều 2, giữa thi ca và dân tộc, cái gì đi trước, cái đi theo sau? (Nói theo kiểu người Mỹ, which one is the chicken, which one is the egg? Con gà và cái trứng, cái gì đi trước, cái gì theo sau?)
Ngày hôm nay, nếu nước Anh biến mất trên bản đồ thế giới, Shakespeare vẫn còn mãi trong lòng nhân loại.
Nếu Little Saigon biến mất trong lòng nước Mỹ, chuyện gì sẽ xảy đến cho những cái gọi là thi ca tiếng Việt ở hải ngoại nếu những dòng thơ ấy không được phổ biến, cổ võ bởi chính quyền hay dân chúng hiện tại ở Việt Nam?
• Điểm Thứ Ba:
Cây ăn trái tươi đẹp ươm mầm từ ngôn ngữ cội nguồn. Cây ăn trái nằm trong lòng dân tộc
Người nghệ sĩ sống lưu vong có thể mang khuynh hướng hoài cổ vì họ luyến nhớ những gì đã bỏ mất (nostalgia). Theo Carl Jung, thì đấy là vết tích của tiềm thức tập thể (collective subsconsciousness). Đứa con của mẹ Việt Nam dĩ nhiên có khuynh hướng ôm cả 4000 năm vào tâm thức của mình.
Tôi không thể và không nên nhận định tính chất hoài cổ và hình ảnh bi-hùng-tráng này trong vũ trụ cổ điển bằng khuôn thước hay/dở, ăn khách/không ăn khách, quyến rũ/không quyến rũ. Trái lại, tôi nhận định tiềm năng của tính chất hoài cổ, cái anh hùng tính này trong mắt nhìn một trào lưu văn hóa của dân tộc có thể đã bị mất đi, nhưng có thể được làm sống lại.
Khoảng nửa đầu thế kỷ 20, trong văn chương bác học tiếng Việt, nảy sinh ra một địa hạt mới gọi là kịch thơ (một thí dụ điển hình là Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh. Bến Nước Ngũ Bồ trong thời điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phần đầu của thế kỷ 20, có tiềm năng khích động mạnh mẽ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến trong lòng dân tộc).
Ngoài giá trị đó, Kịch Thơ của Việt Nam còn có tiềm năng tổng hợp Thi, Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, cái gạch nối mạnh mẽ giữa nghệ thuật văn chương (the literary art) và nghệ thuật sân khấu (thedramatic and performing arts). Ngâm thơ là hình thức hát dựa trên ngũ cung (pentatonic scale), nhưng lại có tiềm năng đẩy âm điệu ra khỏi bảy nốt nhạc của bát cung Tây phương (chromatic scale), tạo nên một sự trầm bổng vô cùng súc tích và đầy tình tự dân tộc như quan họ Bắc Ninh, tiếng hò miền Nam, hay ca Huế. Kịch Thơ còn mang đầy căn bản kịch tính rất mạnh mẽ của nghệ thuật dân tộc, như chèo cổ chẳng hạn (có đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục, với cảnh trí, y trang, làm hấp dẫn người xem), cộng thêm cái mướt mát, khuôn thước của văn chương bác học qua thi ca sang tác. Theo tôi, tính hoài cổ và hình ảnh bi-hùng-tráng ẩn hiện trong thi ca dân tộc, cái trau chuốt ắt có của vần điệu, là căn bản chính của bộ môn kịch thơ.
Kịch thơ là một bộ môn của thế hệ đã đi qua.
Bộ môn ấy, có ngủ quên, vẫn đi theo trào lưu văn hóa dân tộc. Nếu sống lại thì còn, mà ngủ giấc nghìn năm thì mất luôn. Văn hóa, như một vị giáo sư Việt Nam đã nói, là cái gì còn lại của những gì đã mất. Ai là những người có tiềm năng làm sống lại để trường tồn cho cái gì có thể mất đi? Nếu câu hỏi đó được nêu lên cho bộ môn Kịch Thơ, thì câu trả lời, đối với tôi, nằm ở tiềm năng những người con của mẹ mang khuynh hướng hoài cổ và tâm thức bi-hùng-tráng qua thi ca.
Người làm thơ trong vũ trụ hoài cổ là những người biết quý trọng âm điệu, chữ dùng và hình ảnh của những người đi trước. Tính chất hoài cổ và tâm thức bi-hùng-tráng mang triển vọng của một soạn giả kịch thơ có tầm vóc trong tương lai, một soạn giả biết tôn trọng khuôn thước của thi ca lục bát, rất cần thiết cho Kịch Thơ là một bộ môn nghệ thuật thuần túy Việt Nam thoát thai từ âm điệu và sân khấu cổ. Tôi mường tượng trong dòng thơ hoài cổ sự ươm mầm của một kịch thơ dựa trên lịch sử hoặc tình tự dân tộc như Bến Nước Ngũ Bồ của quá khứ hậu bán thế kỷ hai mươi sau thế chiến, trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng của một dân tộc nhược tiểu muốn thoát khỏi vòng nô lệ thực dân.
Đó là “cái cây” văn nghệ mà tôi muốn nói.
Cho cái cây ra mầm, ấp ủ cho lớn, cho khôn, tạo hương thơm trái ngọt và bóng mát, không phải chỉ là tâm huyết của nhà thơ, mà còn là ở sự thức tỉnh, mơ ước, lòng can đảm và sự khắc khoải về nguồn của độc giả.
Để tạo nên con thuyền nhỏ bé đi vào biển cả mênh mang, cái thoát thai, sự khai phóng, cho Điều 2 và Điều 1 của công việc phẩm định thi ca tiếng Việt như tôi mô tả ở trên, thì người làm thơ và độc giả cần bắt đầu từ một chỗ. Cái đẹp trong lòng nhân loại, hoặc cái đẹp trong lòng dân tộc, phải bắt đầu từ một chỗ -- cái đẹp.
Thơ bị hạn chế bởi tiếng nói của dân tộc, nhưng sân khấu kịch thì không. Đem sân khấu kịch để chuyển cho thi ca, là tạo cơ hội để Điều 2 trở thành Điều 1, và phải có cả hai điều thì mới tạo nên con thuyền ra biển.
Muốn cái cây khôn lớn, độc giả phải khôn lớn trước để lấy đất nuôi cây. Muốn tạo dựng con thuyền ra biển, phải có biển rộng, sông dài. Trong công trình nuôi lớn cái cây, trong công trình tạo dựng chiếc thuyền văn nghệ, độc giả và thi sĩ -- ai là con gà, và ai là cái trứng? Ai là kẻ tiên phong? Ai là người đắc dụng?
Nếu trong tương lai, nhà thơ Việt Nam cầm bút để họa may làm sống lại một bộ môn văn nghệ dân tộc như Kịch Thơ, thì đó là duyên nghiệp của nhà thơ. Thi ca bắt đầu từ sự rung động tình cảm.
Chúng ta không thể cầm súng, cầm dao mà bắt thi sĩ viết Kịch Thơ, vì đó là cách giết thi sĩ, và giết luôn Kịch Thơ. Đó là thảm cảnh của một xã hội mất tự do.
Có hai cách làm mất tự do:
1) bằng gươm súng của độc tài hoặc
2) bằng mãnh lực đồng tiền của mại bản. Một xã hội tạo ra miếng ăn tinh thần chạy theo thương mại mà lại vỗ ngực cho mình là tác phong nghệ sĩ cũng nguy hiểm không kém gì gươm súng. Đó là một xã hội mất tự do, mất cái đẹp, vì nghệ sĩ thực thụ không còn tiếng nói, không còn chỗ đứng, không còn giới thưởng ngoạn.
Bài viết này chỉ là một sự gợi ý. Tính chất nghệ sĩ trong nhà thơ và tấm lòng của người con yêu mẹ, sẽ là những động lực tự nhiên thúc đẩy người làm thơ tạo ra những cây cao như tôi mơ ước. Tuy nhiên, cái cây phải có đất sống và đó là lý do tại sao tâm thức của độc giả trở nên vô cùng quan trọng.
Công việc của độc giả và người làm thơ đôi khi phải là công việc có tính chất “Tần Thủy Hoàng” một chút. Ở đây tôi muốn nói phải là một công việc có chủ trương và nhất quán, làm theo đường lối và mục đích rõ rệt, từ trước đến sau. Đó là một công việc có tính chất giáo dục bản thân cũng như giáo dục quần chúng. Một sự liên đới giữa người làm thơ và người thưởng thức. Cả hai bên phải có can đảm “đốt rừng” thì mới có đất rộng tạo nên cây mới, cho dù đó là cây xanh nằm trên truyền thống cũ.
Tôi muốn nói đến công trình của cả một tập thể.
Nếu nay mai cộng đồng Việt Nam sáng tạo Kịch Thơ, qua những thi sĩ hoài cổ mang tâm thức bi hùng tráng của một thời đã qua, thì tôi cho rằng đó là cuộc hành trình có tầm vóc.
Tôi là kẻ sống để mơ về một rừng cây cổ thụ. Những rừng cây bất tử.
Nếu độc giả chỉ yên tâm, thưởng thức những cuốn băng thương mại, những cuốn sách thương mại mà lại cho đó là tiếng nói của nghệ sĩ, thì sẽ không có rừng cây như tôi muốn nói. Và như thế, là độc giả chấp nhận sự “chậm tiến” trong văn chương nghệ thuật đúng nghĩa nhất của sự chậm tiến và trì trệ.
Trong xã hội đó, sẽ không có một sân khấu kịch thơ hoài cổ để chuyên chở tiếng nói thi ca hoài cổ cho những con người Việt Nam sống trong văn hóa lưu vong mơ về những cái gì đã mất hay sắp mất. Tinh thần hoài cổ và ý niệm anh hùng trong vũ trụ, ý niệm người mẹ người con trong lòng dân tộc, thiếu những tính chất tiềm tàng ấy thi thi ca hoài cổ có cũng bằng không.
Cho nên tôi viết đây là tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé gửi cho cả một tập thể. Tôi không lố lăng hay vô duyên đến độ tán dương Guy De Maupassant hay Shakespeare hay đặt Thạch Lam bên cạnh những tên tuổi quốc tế này. Tôi chỉ muốn dùng một sự gợi ý để nêu lên một khắc khoải mong chờ, bởi vì tôi hiểu cả tính nghệ sĩ và tâm tư nghệ sĩ dân tộc. Tôi hiểu vì sao có những nhà thơ hoài cổ mơ hình ảnh một người hùng của thế hệ đi trước.
Bởi vì tôi, cũng như những nhà thơ hoài cổ, từ duyên nghiệp sinh ra, trót đã là những đứa con của Mẹ.
DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
Copyright 2002 - 2012
Từ thi ca hoài cổ đến sự ra đời của rừng cây mới:
Bắt đầu bằng một sự gợi ý: Từ Guy de Maupassant cho đến Thạch Lam – Sự rung động trong lòng người đọc văn chương sáng tác
Ngay từ thuở còn bé, tôi đã xúc động khi đọc truyện ngắn của Guy De Maupassant (“GDM”). Câu chuyện đầu tiên tôi đọc là truyện một người phụ nữ mơ mộng, lấy chồng nghèo phải đi mượn một xâu chuỗi kim cương để dự một dạ hội của giới thượng lưu. Xâu chuỗi ấy đã làm thay đổi cả đời nàng. Trả cái giá thượng lưu.
Từ đó, cho đến khi khôn lớn, tôi tìm đọc tác phẩm của GDM, và không bao giờ thất vọng. Trong kho tàng văn chương thế giới, ông được coi là “ông hoàng của truyện ngắn” (King of Short Stories).
Nhà văn Hoa Kỳ Edgar Alan Poe rất thán phục GDM. Đối với tôi, từng truyện ngắn lãng mạn của GDM, ngay cả những truyện siêu thực có tính chất ma quái, vẫn là từng bài thơ xuôi rộng lớn về cuộc đời và tâm hồn con người, mà những chuỗi ngọc về sự mô tả tình tiết và tâm trạng.
Tuy nhiên, mãi cho đến ngày tôi 30 tuổi, tôi vẫn không hiểu rõ tại sao mình thích văn của GDM.
Đọc văn ông, tôi rung động như đọc Gió Đầu Mùa của Thạch Lam. Thạch Lam là Việt Nam và GDM là người Pháp. Đem so sánh giữa hai người đòi hỏi một sự thẩm định văn chương, nghệ thuật mà tôi không muốn làm, và chưa chắc đã đủ điều kiện để làm.
Vậy mà sự rung động trong tôi giống hệt nhau khi đọc văn của họ. Sự rung động đó từ đến từ đâu?
Sự rung động của độc giả chính là sự thành công của tác giả.
Tôi cho rằng sự rung động có được là vì tâm thức nghệ sĩ và khả năng diễn đạt của người sáng tác đã được cảm nhận bởi người đọc. Vì cảm nhận được tâm thức nghệ sĩ và con đường đi tìm cái đẹp qua văn chương bằng sự diễn đạt của tác giả, tôi đã rung động vì GDM y hệt như khi tôi rung động vì Thạch Lam. Và từ GDM qua đến Thạch Lam, tôi lại nói thêm một bước nữa để nói đến thi ca Việt Nam. Dùng sự rung động của chính mình làm điểm gợi ý, tôi xin nêu lên ba điểm nhận xét vể việc thẩm định giá trị thi ca.
Khi trình bày ba quan điểm này, tôi tự hỏi. Con đường của một độc giả như tôi có cần thiết là con đường của một nhà phê bình khoa học không? Hay chỉ là một sự lựa chọn cá nhân khi đọc giả nói lên sự rung động của mình? Chọn lựa, để nói lên cái mình nghĩ. Ở đây, tôi xin khẳng định, tôi làm một sự lựa chọn. Nhưng là một lựa chọn có lớp lang.
• Điểm Thứ Nhất:
Từ trào lưu thế giới cho đến đặc thù của tiếng Việt: tính chất bất tử của nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ.
Để minh chứng sự lựa chọn riêng tư nhưng có lớp lang của mình (như một khoa học gia), trước hết, tôi xin nói lên vài điều tổng quát về tâm thức nghệ sĩ.
Các nhà nghiên cứu tiểu sử đều công nhận rằng giống như hầu hết các văn nghệ sĩ, cuộc đời của GDM là cuộc đời nhiều đau khổ, rạc rời, và tràn đầy bệnh tật. Ông chết rất bi thảm. Tôi cho rằng nếu GDM không viết truyện ngắn lãng mạn về tâm hồn con người, ông đã chết ngay từ đầu. Một cái chết trong tâm tưởng. Trên trường đời, rút cục thì GDM cũng chết, như ông đã chết. Chết vì bệnh điên, vì tuổi già. Ông chết sau khi trường phái lãng mạn trong văn ông biến thành những truyện ngắn có tính cách kinh khủng, gây sợ hãi như Stephen King ngày hôm nay của Mỹ. (Nói về truyện kinh dị, thì so với King, GDM là bậc thầy. GDM là nghệ thuật, King là thương mại). Vì đã chọn cây viết, trong trường văn học, GDM không chết. Ông chết đi, nhưng rồi ông sống mãi trong nước Pháp, trong trào lưu văn chương thế giới, và trong tôi.
Người nghệ sĩ, Artist, theo tôi là những người phải chọn nghiệp dĩ vì họ muốn sống, và không muốn chết. (Artist là những người ham sống hơn ai hết; đừng nên giảng đạo vô vi hoặc cái nhìn Lão tử với Artist! Artist, như những chiến sĩ (warrior), đòi hỏi một sự dấn thân, cho dù có thể là sự dấn thân của chính vô vi đạo!) Nhưng nói cho đúng, sự lựa chọn của Artist chính ra KHÔNG là một sự lựa chọn nào hết. Nếu có sự lựa chọn, đã không gọi là NGHIỆP. Người Việt chúng ta gọi Artist là kiếp CON TẰM NHẢ TƠ. Nhả xong tơ, thì con tằm lăn ra chết. Nó có lựa chọn gì không, hay chỉ bị bắt buộc bởi nghiệp dĩ làm kiếp con tằm trong vũ trụ? Tằm chết ĐỂ MÀ SỐNG, vì tác phẩm đã ra đời. Tằm sống SAU KHI CHẾT, cũng vì tác phẩm đã ra đời. Artist đi vào con đường chết (nghèo khó, không cơm ăn, áo mặc, vân vân) để được cứu sống, được thở, vì nghệ thuật chỉ là nghệ thuật trường cửu nếu nó được cứu sống, và được thở). Sáng tác đối với Artist là chất liệu sống.
Tôi không nghĩ rằng những nhà thơ, với máu nghệ sĩ trong người, đích thực làm thơ để mang đi bán. Tôi không nghĩ rằng có nhà thương mại làm video nào ở Little Saigon có thể mua được thơ để thi sĩ đi làm cho show của họ. Để làm thơ, người nghệ sĩ Việt Nam cũng chẳng cần đi học văn chương quốc tế để tìm hiểu xem GDM là ai.
Tuy nhiên cái gạch nối nhỏ nhoi ở cá tính nghệ sĩ với sự rung động của độc giả không đủ. Phải có thêm cái gì nữa thì tôi mới dám làm cái việc ngông cuồng này: đi từ GDM đến Thạch Lam, qua đến các nhà thơ Việt Nam. Ở điểm này, tôi muốn nói đến một vấn đề to lớn và bao quát hơn. Vấn đề thẩm định giá trị văn chương trong thi ca. Tôi muốn nói đến cây cổ thụ cao lớn mà tôi đã hình dung ra khi đọc thi ca Việt Nam trong cái nhìn văn hóa đặc thù.
Tôi cho rằng những nhà thơ chân chính sẽ gieo mầm cho cây nếu họ biết yêu thương tiếng mẹ đẻ và biết lưu luyến cái kho tàng của mẹ. Trong con người thi sĩ Việt Nam ngoài cá tính làm thơ, còn có đứa con của mẹ. Vì cá tính nghệ sĩ trong lòng đứa con của mẹ, nhà thơ Việt Nam lưu luyến và thương cảm văn hóa và ngôn ngữ Việt. Chung quy cũng chỉ vì tính chất chung của người nghệ sĩ là biết rung cảm, cộng thêm lòng yêu thương nguồn cội.
• Điểm Thứ Hai :
Giá trị thi ca và kho tàng văn hóa đặc thù của một dân tộc
Sự bất tử của Guy de Maupassant, cũng như sự bất tử của nàng Mona Lisa qua nét vẽ của Leonardo di ser Piero da Vinci, nói lên cái bất tử của nghệ thuật. Nhưng làm thế nào cho nghệ thuật trở thành bất tử nếu không có sự thưởng ngoạn của độc giả? Thi ca có giá trị, phải là thi ca mang tính chất nghệ thuật trường cửu. Nhưng thế nào là nghệ thuật trường cửu?
Đó chính là nguồn gốc của sự rung động. Không tạo được sự rung động ở độc giả, người viết sẽ không có tiềm năng tạo nên nghệ thuật trường cửu. Và tác phẩm chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh.” (Tác giả truyện Kiều trở thành bất tử vì dân tộc -- một độc giả trường tồn -- đã nuôi sống Truyện Kiều bằng sự rung động của con người từ thế kỷ này qua thế kỷ khác).
Sự bất tử của Guy De Maupassant, VƯỢT RA NGOÀI phạm vi văn hóa đặc thù. Và vì thế ông gây ra được sự rung động trong tôi, một con bé Việt Nam, y hệt như cái rung động tạo ra bởi Thạch Lam qua những cành đào, những mẹ Lê khốn khó của đồng quê Việt Bắc, những tình cảm chân chất thôn dã lãng mạn của truyện ngắn Thạch Lam.
Văn xuôi rất dễ vượt ra ngoài phạm vi văn hóa đặc thù để đi vào trào lưu thế giới. Ngược lại, thi ca đòi hỏi âm điệu phụ thuộc hẳn vào cấu trúc của ngôn ngữ. Cấu trúc của ngôn ngữ thì luôn luôn NẰM TRONG văn hóa đặc thù của một dân tộc. Điều đó có nghĩa rằng giá trị của thi ca luôn luôn NẰM TRONG LÒNG văn hóa, và phải được thẩm định qua cái nhìn của dân tộc tính?
Nếu điều đó đúng, thì tại sao Shakespeare, một thi hào người Anh, trở thành bất tử trong lòng thế giới? Tôi xin trả lời câu hỏi do tôi tự đặt ra về Shakespeare như nêu ở trên:
Theo tôi, Shakespeare bất tử vì bốn lý do:
1. Thơ của ông nói lên thân phận con người trong lòng vũ trụ: hỷ nộ ái ố ai lạc dục trong kiếp lưu đày. Sinh ra làm người rồi bị đầy đi trên sân khấu cuộc đời là một sự lưu đày chung của nhân sinh.
Thân phận ấy không bị trói buộc trong văn hóa nước Anh hay tiếng mẹ đẻ của nhà thơ.
2. Khi nói lên thân phận con người, Shakespeare đem thi ca ra ngoài sự hạn chế của ngôn ngữ và văn hóa đặc thù dân tộc tính bằng cách nào? Một trong những cách ấy là việc đem kịch tính vào thi ca. Làm thơ để kể chuyện. Thơ Shakespeare trở thành những vở kịch nói lên tình cảm và thân phận con người.
3. Kịch thơ là một bộ môn có tác động rộng lớn trong quần chúng ở thời Shakespeare sống, và liên tiếp trong những thế kỷ sau đó, vì nó bao gồm cả ba bộ môn nghệ thuật: THI (poetry), SÂN KHẤU(drama), và TIỂU THUYẾT (novel, roman, nói lên những cảnh ngộ sống của con người có thứ tự, có lớp lang, như truyện kể). “Kịch” có tác dụng đi vào lòng con người dễ dàng, vì kịch còn mang khía cạnh giải trí (entertainment) và tính chất lâm ly (dramatic) của sân khấu.
4. Theo thiển ý của tôi, Shakespeare bất tử vì một lý do nữa: ông may mắn sinh ra làm người Anh. Đế quốc Anh, trong cả mấy trăm năm, cường thịnh về kinh tế. Nữ hoàng Anh đem đội thuyền của mình đi chinh phục cả thế giới để gây tài nguyên, sáng lập nên phong trào thực dân (colonialism).
Trong thế kỷ 19 và 20, phong trào thực dân có tính chất đi cướp của người, đi vơ vét tài nguyên bằng cách tiêu diệt văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho sự bất công giữa người da trắng với các chủng tộc da màu, trở thành vết nhơ trong lịch sử nhân loại, làm cho những chiến sĩ nhân quyền trong thế giới tự do sau này phải cau mày, khiển trách. Tuy nhiên, theo tôi vì vết nhơ đó, chủ thuyết thực dân và đội thuyền xâm lăng của nữ hoàng Anh đã làm cho tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế, vô tình mà giúp đỡ chỗ đứng của Shakespeare trên văn đàn thế giới.
Trái lại, Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng ta, qua âm điệu lục bát là âm điệu văn chương truyền khẩu đặc thù dân tộc, thì chỉ nằm trong lòng dân tộc mà không đi vào trào lưu thế giới, mặc dầu Truyện Kiều là tổng hợp của thi ca bác học (poetry; learned literature) và truyện kể (tale) mang đủ mọi khía cạnh xã hội và tâm lý (novel, roman), Tôi cho đó là vì Việt Nam không có đội thuyền đi toàn cầu, để tiếng Việt trở thành quốc tế như tiếng Anh. Cho nên văn hóa đặc thù dân tộc, nhất là trong khối thế giới thứ ba (Third World), vô tình mà trở nên tiếng nói của kẻ bị trị, của người bị mệnh danh là chậm tiến, chỉ thưởng ngoạn văn chương của nhà thơ chậm tiến trong phạm vi dân tộc của mình, chỉ vì ngôn ngữ đã trói buộc sự phổ biến cái đẹp của thi ca và truyện kể.
Cả một cuộc đời tôi, trong cương vị một cá nhân đến từ một quốc gia nghèo, bị mang tiếng là chậm tiến (Việt Nam) tôi sống, thở trào lưu của một quốc gia lớn mạnh nhất của thế giới tự do (Hoa Kỳ), trong tất cả mọi phạm vi (luật học và văn học) tôi làm việc, với một tâm nguyện độc nhất: tôi muốn minh chứng rằng câu nói trên là một phản đề không đúng. Đối với tôi, và trong cá nhân tôi, không có sự phân biệt giữa luật sư Việt với luật sư Mỹ, giáo sư Việt với giáo sư Mỹ, nhà văn Việt với nhà văn Mỹ, thi sĩ Việt với thi sĩ Mỹ, ca sĩ Việt với ca sĩ Mỹ. Trong tôi chỉ có một người hành nghề luật, một nhà giáo, một người cầm bút và một người làm thơ hoặc cất tiếng hát có sự cố gắng và lòng tự trọng. Không có sự phân biệt giữa người di dân nghèo với người bản xứ giàu sang trong phạm vi tài năng, tư tưởng, và lòng tự trọng. Cái khó là sự ràng buộc văn hóa đôi khi đã tạo nên hai tiêu chuẩn khác nhau: tiêu chuẩn dùng cho cộng đồng nhỏ (cộng đồng di dân thiểu số), và tiêu chuẩn dùng cho cộng đồng lớn (cộng đồng của dòng chính – mainstream). Có một số các người cầm bút hay làm văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam của thế hệ thứ nhất đã “thủ đoạn hoá” (manipulate) vấn đề khác biệt về tiêu chuẩn này – họ làm tất cả những gì để cho cộng đồng di dân phục họ sát đất, trong khi dưới tiêu chuẩn của dòng chính, thì việc họ làm không đáng kể. Đó là điều đáng tiếc cho môi trường di dân của chúng tôi.
Và vì thế, khi nói về văn học nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại, tôi muốn xét lại vấn đề phẩm định giá trị, bất kể cộng đồng nhỏ, hoặc cộng đồng lớn. Muốn đem văn chương nghệ thuật thoát khỏi thành kiến chậm tiến và sự “thủ đoạn hoá” của kẻ làm văn nghệ không có tâm chân chính(integrity), thoát khỏi sự phân biệt hai tiêu chuẩn khác nhau, thì việc phẩm định giá trị văn chương nghệ thuật phải được đặt lại đúng chỗ.
Riêng trong địa hạt thi ca, đối với tôi, có hai cách nhìn về giá trị thi ca (có thể có nhiều cách khác nữa; đây chỉ là một hình thức góc cạnh để nhìn):
1. Giá trị NGOÀI PHẠM VI dân tộc: Nhà thơ trở thành những chiến sĩ: mang âm điệu và hình ảnhvào lòng nhân loại, hoặc để ca tụng cái đẹp trường cửu, hoặc để nói lên thân phận con người không phụ thuộc vào văn hóa, hoặc để tranh đấu cho một lý tưởng nào đó, cho nhân loại nói chung.
2. Giá trị NẰM TRONG LÒNG dân tộc: Nhà thơ mang âm điệu và hình ảnh làm sống lại một trào lưu văn hóa, mà nếu không có nhà thơ, sẽ phải tan, sẽ mất đi, không còn dấu tích.
Không thể nói rằng Điều 2 KÉM giá trị hơn Điều 1, chỉ vì Điều 2 bị gò bó trong ngôn ngữ và phạm vi dân tộc tính. Tại sao? Đó là vì Điều 2 cũng có tầm vóc hoặc khả năng TRƯỜNG CỬU như Điều 1. Tuy nhiên, cái trường cửu của Điều 2 tùy thuộc vào cái sống còn của một DÂN TỘC. Dân tộc còn, văn hóa còn, thì thi ca trong lòng dân tộc vẫn còn. Mà muốn còn dân tộc, thì văn hóa qua thi ca phải được trường tồn.
Như vậy, thì trong trường hợp Điều 2, giữa thi ca và dân tộc, cái gì đi trước, cái đi theo sau? (Nói theo kiểu người Mỹ, which one is the chicken, which one is the egg? Con gà và cái trứng, cái gì đi trước, cái gì theo sau?)
Ngày hôm nay, nếu nước Anh biến mất trên bản đồ thế giới, Shakespeare vẫn còn mãi trong lòng nhân loại.
Nếu Little Saigon biến mất trong lòng nước Mỹ, chuyện gì sẽ xảy đến cho những cái gọi là thi ca tiếng Việt ở hải ngoại nếu những dòng thơ ấy không được phổ biến, cổ võ bởi chính quyền hay dân chúng hiện tại ở Việt Nam?
• Điểm Thứ Ba:
Cây ăn trái tươi đẹp ươm mầm từ ngôn ngữ cội nguồn. Cây ăn trái nằm trong lòng dân tộc
Người nghệ sĩ sống lưu vong có thể mang khuynh hướng hoài cổ vì họ luyến nhớ những gì đã bỏ mất (nostalgia). Theo Carl Jung, thì đấy là vết tích của tiềm thức tập thể (collective subsconsciousness). Đứa con của mẹ Việt Nam dĩ nhiên có khuynh hướng ôm cả 4000 năm vào tâm thức của mình.
Tôi không thể và không nên nhận định tính chất hoài cổ và hình ảnh bi-hùng-tráng này trong vũ trụ cổ điển bằng khuôn thước hay/dở, ăn khách/không ăn khách, quyến rũ/không quyến rũ. Trái lại, tôi nhận định tiềm năng của tính chất hoài cổ, cái anh hùng tính này trong mắt nhìn một trào lưu văn hóa của dân tộc có thể đã bị mất đi, nhưng có thể được làm sống lại.
Khoảng nửa đầu thế kỷ 20, trong văn chương bác học tiếng Việt, nảy sinh ra một địa hạt mới gọi là kịch thơ (một thí dụ điển hình là Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh. Bến Nước Ngũ Bồ trong thời điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phần đầu của thế kỷ 20, có tiềm năng khích động mạnh mẽ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến trong lòng dân tộc).
Ngoài giá trị đó, Kịch Thơ của Việt Nam còn có tiềm năng tổng hợp Thi, Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, cái gạch nối mạnh mẽ giữa nghệ thuật văn chương (the literary art) và nghệ thuật sân khấu (thedramatic and performing arts). Ngâm thơ là hình thức hát dựa trên ngũ cung (pentatonic scale), nhưng lại có tiềm năng đẩy âm điệu ra khỏi bảy nốt nhạc của bát cung Tây phương (chromatic scale), tạo nên một sự trầm bổng vô cùng súc tích và đầy tình tự dân tộc như quan họ Bắc Ninh, tiếng hò miền Nam, hay ca Huế. Kịch Thơ còn mang đầy căn bản kịch tính rất mạnh mẽ của nghệ thuật dân tộc, như chèo cổ chẳng hạn (có đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục, với cảnh trí, y trang, làm hấp dẫn người xem), cộng thêm cái mướt mát, khuôn thước của văn chương bác học qua thi ca sang tác. Theo tôi, tính hoài cổ và hình ảnh bi-hùng-tráng ẩn hiện trong thi ca dân tộc, cái trau chuốt ắt có của vần điệu, là căn bản chính của bộ môn kịch thơ.
Kịch thơ là một bộ môn của thế hệ đã đi qua.
Bộ môn ấy, có ngủ quên, vẫn đi theo trào lưu văn hóa dân tộc. Nếu sống lại thì còn, mà ngủ giấc nghìn năm thì mất luôn. Văn hóa, như một vị giáo sư Việt Nam đã nói, là cái gì còn lại của những gì đã mất. Ai là những người có tiềm năng làm sống lại để trường tồn cho cái gì có thể mất đi? Nếu câu hỏi đó được nêu lên cho bộ môn Kịch Thơ, thì câu trả lời, đối với tôi, nằm ở tiềm năng những người con của mẹ mang khuynh hướng hoài cổ và tâm thức bi-hùng-tráng qua thi ca.
Người làm thơ trong vũ trụ hoài cổ là những người biết quý trọng âm điệu, chữ dùng và hình ảnh của những người đi trước. Tính chất hoài cổ và tâm thức bi-hùng-tráng mang triển vọng của một soạn giả kịch thơ có tầm vóc trong tương lai, một soạn giả biết tôn trọng khuôn thước của thi ca lục bát, rất cần thiết cho Kịch Thơ là một bộ môn nghệ thuật thuần túy Việt Nam thoát thai từ âm điệu và sân khấu cổ. Tôi mường tượng trong dòng thơ hoài cổ sự ươm mầm của một kịch thơ dựa trên lịch sử hoặc tình tự dân tộc như Bến Nước Ngũ Bồ của quá khứ hậu bán thế kỷ hai mươi sau thế chiến, trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng của một dân tộc nhược tiểu muốn thoát khỏi vòng nô lệ thực dân.
Đó là “cái cây” văn nghệ mà tôi muốn nói.
Cho cái cây ra mầm, ấp ủ cho lớn, cho khôn, tạo hương thơm trái ngọt và bóng mát, không phải chỉ là tâm huyết của nhà thơ, mà còn là ở sự thức tỉnh, mơ ước, lòng can đảm và sự khắc khoải về nguồn của độc giả.
Để tạo nên con thuyền nhỏ bé đi vào biển cả mênh mang, cái thoát thai, sự khai phóng, cho Điều 2 và Điều 1 của công việc phẩm định thi ca tiếng Việt như tôi mô tả ở trên, thì người làm thơ và độc giả cần bắt đầu từ một chỗ. Cái đẹp trong lòng nhân loại, hoặc cái đẹp trong lòng dân tộc, phải bắt đầu từ một chỗ -- cái đẹp.
Thơ bị hạn chế bởi tiếng nói của dân tộc, nhưng sân khấu kịch thì không. Đem sân khấu kịch để chuyển cho thi ca, là tạo cơ hội để Điều 2 trở thành Điều 1, và phải có cả hai điều thì mới tạo nên con thuyền ra biển.
Muốn cái cây khôn lớn, độc giả phải khôn lớn trước để lấy đất nuôi cây. Muốn tạo dựng con thuyền ra biển, phải có biển rộng, sông dài. Trong công trình nuôi lớn cái cây, trong công trình tạo dựng chiếc thuyền văn nghệ, độc giả và thi sĩ -- ai là con gà, và ai là cái trứng? Ai là kẻ tiên phong? Ai là người đắc dụng?
Nếu trong tương lai, nhà thơ Việt Nam cầm bút để họa may làm sống lại một bộ môn văn nghệ dân tộc như Kịch Thơ, thì đó là duyên nghiệp của nhà thơ. Thi ca bắt đầu từ sự rung động tình cảm.
Chúng ta không thể cầm súng, cầm dao mà bắt thi sĩ viết Kịch Thơ, vì đó là cách giết thi sĩ, và giết luôn Kịch Thơ. Đó là thảm cảnh của một xã hội mất tự do.
Có hai cách làm mất tự do:
1) bằng gươm súng của độc tài hoặc
2) bằng mãnh lực đồng tiền của mại bản. Một xã hội tạo ra miếng ăn tinh thần chạy theo thương mại mà lại vỗ ngực cho mình là tác phong nghệ sĩ cũng nguy hiểm không kém gì gươm súng. Đó là một xã hội mất tự do, mất cái đẹp, vì nghệ sĩ thực thụ không còn tiếng nói, không còn chỗ đứng, không còn giới thưởng ngoạn.
Bài viết này chỉ là một sự gợi ý. Tính chất nghệ sĩ trong nhà thơ và tấm lòng của người con yêu mẹ, sẽ là những động lực tự nhiên thúc đẩy người làm thơ tạo ra những cây cao như tôi mơ ước. Tuy nhiên, cái cây phải có đất sống và đó là lý do tại sao tâm thức của độc giả trở nên vô cùng quan trọng.
Công việc của độc giả và người làm thơ đôi khi phải là công việc có tính chất “Tần Thủy Hoàng” một chút. Ở đây tôi muốn nói phải là một công việc có chủ trương và nhất quán, làm theo đường lối và mục đích rõ rệt, từ trước đến sau. Đó là một công việc có tính chất giáo dục bản thân cũng như giáo dục quần chúng. Một sự liên đới giữa người làm thơ và người thưởng thức. Cả hai bên phải có can đảm “đốt rừng” thì mới có đất rộng tạo nên cây mới, cho dù đó là cây xanh nằm trên truyền thống cũ.
Tôi muốn nói đến công trình của cả một tập thể.
Nếu nay mai cộng đồng Việt Nam sáng tạo Kịch Thơ, qua những thi sĩ hoài cổ mang tâm thức bi hùng tráng của một thời đã qua, thì tôi cho rằng đó là cuộc hành trình có tầm vóc.
Tôi là kẻ sống để mơ về một rừng cây cổ thụ. Những rừng cây bất tử.
Nếu độc giả chỉ yên tâm, thưởng thức những cuốn băng thương mại, những cuốn sách thương mại mà lại cho đó là tiếng nói của nghệ sĩ, thì sẽ không có rừng cây như tôi muốn nói. Và như thế, là độc giả chấp nhận sự “chậm tiến” trong văn chương nghệ thuật đúng nghĩa nhất của sự chậm tiến và trì trệ.
Trong xã hội đó, sẽ không có một sân khấu kịch thơ hoài cổ để chuyên chở tiếng nói thi ca hoài cổ cho những con người Việt Nam sống trong văn hóa lưu vong mơ về những cái gì đã mất hay sắp mất. Tinh thần hoài cổ và ý niệm anh hùng trong vũ trụ, ý niệm người mẹ người con trong lòng dân tộc, thiếu những tính chất tiềm tàng ấy thi thi ca hoài cổ có cũng bằng không.
Cho nên tôi viết đây là tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé gửi cho cả một tập thể. Tôi không lố lăng hay vô duyên đến độ tán dương Guy De Maupassant hay Shakespeare hay đặt Thạch Lam bên cạnh những tên tuổi quốc tế này. Tôi chỉ muốn dùng một sự gợi ý để nêu lên một khắc khoải mong chờ, bởi vì tôi hiểu cả tính nghệ sĩ và tâm tư nghệ sĩ dân tộc. Tôi hiểu vì sao có những nhà thơ hoài cổ mơ hình ảnh một người hùng của thế hệ đi trước.
Bởi vì tôi, cũng như những nhà thơ hoài cổ, từ duyên nghiệp sinh ra, trót đã là những đứa con của Mẹ.
DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
Copyright 2002 - 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)