Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Giỗ Tổ Hùng Vương



Giỗ Tổ Hùng Vương

Tiểu sử Vua Hùng Tiểu sử: Vua Hùng là tên gọi chung 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879-258 tr. Tây lịch). Nếu kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, có tất cả 20 đời Vua trong họ Hồng Bàng. Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, lấy bà Tiên sinh ra Lộc Tục. Vua phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam tức Kinh Dương. Vương.Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ sinh được 100 con trai. Về sau, 50 con theo cha xuống biển và 50 con theo mẹ lên núi, đi về phương Nam lập ra nước Văn Lang. Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương thứ nhất, đóng đô ở Phong Châu (1), chia nước ra làm 15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo, có quan Lạc Tưóng, Lạc Hầu phụ tá và quan Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi con trai là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời. Công đức: Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay, nên gọi là Quốc Tổ Hùng Vương. Đền thờ: Trên núi Ngũ Lĩnh, Huyện Phong Châu, Tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú) Bắc Việt. Tại Hoa Kỳ, Đền Hùng ở Lillte Sàigòn do Hội CNAM & Hoi Den Hung Hai Ngoai thờ phụng.

Ngày Kỷ Niệm: Ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch mỗi năm.
Đền Hùng là tên gọi nơi thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh. Giỗ Tổ hùng Vương được tổ chức tại đây hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đền Hùng được xây từ năm 980 (thời vua Đinh Tiên Hoàng). Đến thế kỷ 15 (thời Hậu Lê) được trùng tu quy mô như hiện nay.Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Núi Nghĩa Lĩnh: Cao 175 mét (có nhiều tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong một khu rừng cấm. cách Việt Trì khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Cổng đền: Được xây vào năm Khải Định thứ 2 (1817) ở chân núi. 1- Đền Hạ: Tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai. - Nhà bia: Nhà bia nằm cạnh đền Hạ, hình lục giác với 6 mái - Chùa Thiên Quang (Thiên quang thiền tự): tọa lạc gần đền Hạ. 2- Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. 3- Đền Thượng: Trên đỉnh núi nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6. Theo truyền thuyết, xưa các Vua Hùng thường đến đâylàm lễ tế trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam). - Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng. - Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại. - Đền Giếng: Dưới chân núi. Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18. - Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). - Bảo tàng Hùng Vương: được khởi công xây dựng vào năm 1996 và khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi 2003. - Hồ nước: dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, xưa trồng nhiều sen. Lễ hội đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Trươc đó hàng năm có tục đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Có 2 lễ chính: 1- Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. 2- Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương. Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc (Phường Bạch Hạc, phường Bến Gót nằm ở phía Nam thành phố Việt Trì, cửa ngõ nối liền giữa Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngã ba Hạc từ lâu đã nổi tiếng), nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. (Nguồn: Wikipedia). Chú thích (1) Phong Châu: Kinh đô nước Văn Lang, có lẽ nay ở khu vực Làng Cả thuộc thành phố Việt Trì (xưa là thị xã, nay là thành phố được thành lập năm 1962, cách Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, trên “ngã ba Hạc” (Bạch Hạc - ngã ba sông Hồng, Thao và Lô), trực thuộc tỉnh Phú Thọ nơi có Đền Hùng (Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) trên núi Ngũ Lĩnh – Dt khoảng 166 km2, 181 n

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét