tôi chào em – Phạm Quỳnh Anh,
“Em sẽ về quê chào đón hồn em
Em về chào đón nước nhà Việt Nam” (*)
Tha thiết lắm, và cũng bi thiết lắm . Ngôn ngữ Việt Nam diễn đạt tâm thức theo hai chiều bi và tráng thật ấn tượng.
Khi ước mơ thành sự thật, lúc em về Việt Nam, có phải em thật sự đã:
“Gặp lại những người anh trong ánh sáng
Găp lại các anh trong buổi kinh cầu
Thấy hồn em nơi quê nhà yêu dấu
Hiểu đuợc nguồn gốc, biết được giang san” (*)
Em biết được bao nhiêu về giang san Việt Nam của trước và sau chiến tranh?
Hòa Bình! Có thật đó. Mà lầm than! Vẫn còn đó. Hồn em còn mãi đau. Tìm hiểu nguyên nhân không khó, điều khó là làm sao cho nỗi đau tan đi, như vết thương sau chiến tranh không còn rướm máu, sông núi quê hương khởi sắc xanh tươi, lòng người được vui hơn theo tiếng cười của trẻ thơ.
Những đứa trẻ có những ước mơ nhỏ nhoi, chỉ cần được đi học để tìm cho mình chút vốn tri thức làm người – một người dân chân chính của một dân tộc anh hùng, trong một quốc gia hưng thịnh. Vậy mà khó, thật khó!
Biết đến bao giờ cái tâm thức hai chiều bi - tráng hòa nhập vào lời chào Việt Nam trên hành trình về với tương lai của em không còn nỗi ray rứt của hồn đau! Khó, nhưng không phải là không thể, khi cõi hồn em còn ở đó: Việt Nam!
Hãy nhìn từ những tâm thức hôm nay, em nhé. Em sẽ biết cần “nhặt” những gì làm nên hành trang của tuổi trẻ tiếp sau lời cầu xin của thế hệ chúng tôi!
Em trở lại Việt Nam
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi ánh mắt
Của em bé thơ ngây
Vỉa hè khuya hiu hắt
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng khóc
Của một kẻ lưu vong
Xa nửa vòng trái đất
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi sợi tóc
Của mẹ lúc chia tay
Tiễn chồng đi ra Bắc
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng thét
Của chị lúc đêm khuya
Ngỡ còn trên biển Thái
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi mơ ước
Ðã bỏ lại năm xưa
Trên vùng kinh tế mới
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tổ quốc
Trái tim nhỏ của tôi
Ðã nhiều năm đau nhức.
Trần Trung Ðạo
Với tôi, quê hương cũng từng biết. Rất tiếc, chưa biết hết trọn đời, thì đã lưu vong. Vậy mà nhớ, nhớ lắm. Nhớ đến nỗi đêm mơ, thấy mình đang theo tàu về quê. Lại thêm một tâm thức cho em nhìn, với ước mong em cũng “nhặt” được vài điều góp vốn hành trang:
“Em sẽ về quê chào đón hồn em
Em về chào đón nước nhà Việt Nam” (*)
Tha thiết lắm, và cũng bi thiết lắm . Ngôn ngữ Việt Nam diễn đạt tâm thức theo hai chiều bi và tráng thật ấn tượng.
Khi ước mơ thành sự thật, lúc em về Việt Nam, có phải em thật sự đã:
“Gặp lại những người anh trong ánh sáng
Găp lại các anh trong buổi kinh cầu
Thấy hồn em nơi quê nhà yêu dấu
Hiểu đuợc nguồn gốc, biết được giang san” (*)
Em biết được bao nhiêu về giang san Việt Nam của trước và sau chiến tranh?
Hòa Bình! Có thật đó. Mà lầm than! Vẫn còn đó. Hồn em còn mãi đau. Tìm hiểu nguyên nhân không khó, điều khó là làm sao cho nỗi đau tan đi, như vết thương sau chiến tranh không còn rướm máu, sông núi quê hương khởi sắc xanh tươi, lòng người được vui hơn theo tiếng cười của trẻ thơ.
Những đứa trẻ có những ước mơ nhỏ nhoi, chỉ cần được đi học để tìm cho mình chút vốn tri thức làm người – một người dân chân chính của một dân tộc anh hùng, trong một quốc gia hưng thịnh. Vậy mà khó, thật khó!
Biết đến bao giờ cái tâm thức hai chiều bi - tráng hòa nhập vào lời chào Việt Nam trên hành trình về với tương lai của em không còn nỗi ray rứt của hồn đau! Khó, nhưng không phải là không thể, khi cõi hồn em còn ở đó: Việt Nam!
Hãy nhìn từ những tâm thức hôm nay, em nhé. Em sẽ biết cần “nhặt” những gì làm nên hành trang của tuổi trẻ tiếp sau lời cầu xin của thế hệ chúng tôi!
Em trở lại Việt Nam
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi ánh mắt
Của em bé thơ ngây
Vỉa hè khuya hiu hắt
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng khóc
Của một kẻ lưu vong
Xa nửa vòng trái đất
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi sợi tóc
Của mẹ lúc chia tay
Tiễn chồng đi ra Bắc
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng thét
Của chị lúc đêm khuya
Ngỡ còn trên biển Thái
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi mơ ước
Ðã bỏ lại năm xưa
Trên vùng kinh tế mới
Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tổ quốc
Trái tim nhỏ của tôi
Ðã nhiều năm đau nhức.
Trần Trung Ðạo
Với tôi, quê hương cũng từng biết. Rất tiếc, chưa biết hết trọn đời, thì đã lưu vong. Vậy mà nhớ, nhớ lắm. Nhớ đến nỗi đêm mơ, thấy mình đang theo tàu về quê. Lại thêm một tâm thức cho em nhìn, với ước mong em cũng “nhặt” được vài điều góp vốn hành trang:
Tâm theo tàu về quê
(mến tặng Phú Yên)
qua Đèo Cả, tới Hảo Sơn
đường chui vách đá, chưa mòn dấu bom
còi rung xuyên mấy tầng hầm
chập chờn sáng tối, rần rần bánh khua
đến Tuy Hòa, lỡ giấc trưa
hàng rong quê Nội mời đua cửa tàu
mãng cầu, cam, mít, mận, cau
xanh mơn dạo nọ, vàng thau độ rày
chạm thôi mà nhớ đã đầy
từng sân ga nhỏ chứa dày bâng khuâng
Phú Tân, Chí Thạnh, Đồng Xuân
chặng qua, đoạn lại, nhịp dừng... quá thương
tàu đi, tình ở, lòng rưng
núi sông vạn dặm đã từng chiêm bao
xa kia, quê Ngoại Sông Cầu
quá giang, tàu khuất qua đầu tóc sương.
nước xuôi, nguồn tận Kỳ Cùng
nhập Sông Ba sóng cuộn vùng lúa reo
quê tôi đó, xứ rạ nghèo
tàu mang tâm hạc về theo ráng chiều!
Cao Nguyên
(*) Lời Việt từ "http://www.visualgui.com/motion/bonjour-vietnam/"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét