Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017
Năm Dậu Nói Chuyện Gà
Năm 2017 là năm Đinh Dậu tức là năm con Gà. Theo Hán- Việt, Gà là Kê. Người Anh gọi Gà trống là Cock hay Rooster; Gà mái: Hen và Gà ăn thịt được là Chicken. Theo thứ tự trên người Pháp có Coq, Poule va Poulet. Trong bài viết này chúng ta tìm hiểu sơ lược về Kê tộc trong cộng đồng loài người.
Nguồn Gốc Thân Thế Và Kê Tộc
Gà là loại cầm vũ có lông cánh như chim, đẻ trứng và ấp cho trứng nở ra Gà con. Gà có thể bay nhưng không thể bay cao và xa như Chim vì thân hình nặng nề. Quê quán của Kê tộc là vùng Nam Á và Đông Nam Á. Tổ tiên của Kê tộc là Gà Rừng lông đỏ, vàng, xanh, trắng; mỏ vàng và nhọn. Tên khoa học của tổ tiên Kê tộc là Gallus gallus. Tên Gà được thuần hóa là Gallus gallus domesticus thuộc gia đình Phasianidae.
Gà trống có lông đẹp hơn Gà mái. Gà thường có các màu lông sau đây: lông đen (Gà Quạ); lông trắng (Gà Ác, Gà Ri); lông màu hỗn hợp đỏ, vàng, đen, xanh, trắng trông đẹp mắt; lông màu đỏ (Gà Điều), lông màu vàng (Gà Phèn); lông có đốm trắng đen, vàng (Gà Nổ).
Tổ tiên Kê tộc trên thế giới có 05 chi tộc lớn:
1. Gallus gallus murghi ở miền Bắc và Đông Bắc Ấn Độ
2. Gallus gallus spadiceus ở Yunnan (Vân Nam), Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia.
3. Gallus gallus jabouillei ở Bắc Bộ Việt Nam, Yunnan, Hainan (đảo Hải Nam)
4. Gallus gallus gallus ở Bắc Bộ Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cambodia
5. Gallus gallus bankiva trên đảo Sumatra, Java, Bali (Indonesia).
2. Gallus gallus spadiceus ở Yunnan (Vân Nam), Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia.
3. Gallus gallus jabouillei ở Bắc Bộ Việt Nam, Yunnan, Hainan (đảo Hải Nam)
4. Gallus gallus gallus ở Bắc Bộ Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cambodia
5. Gallus gallus bankiva trên đảo Sumatra, Java, Bali (Indonesia).
Thị giác và thính giác của Kê tộc rất bén nhạy. Nhưng vào buổi tối thị giác của Kê tộc giảm đi rất nhiều. Vì vậy có chứng bịnh quáng gà (night blindness- nyctalopia) do thiếu sinh tố A mà ra.
Kê tộc kiếm ăn vất vả bằng cách bươi móc trùn, dế dưới đất. Thức ăn của Kê tộc rất đa dạng: thóc lúa, các loại hột, cỏ, trùn, dế, kiến, mối, các loại bò sát nhỏ. Gà nuôi ở nhà ăn thóc lúa, bắp xay nhuyễn, cám v.v.
Gà vào 05, 06 tháng tuổi bắt đầu bắt cặp để sinh sản. Trung bình mỗi con Gà mái đẻ từ 08 đến 12 trứng. Trứng ấp trong 21 ngày (03 tuần lễ) thì nở con. Việc ấp trứng có thể không cần đến sự hiện diện của Gà mẹ. Người ta có thể ấp trứng bằng trấu . Ngày nay người ta ấp trứng bằng máy ấp. Gà con được Gà mẹ chăm sóc trong vòng 12 tuần. Sau đó Gà con phải tự túc kiếm ăn và tự vệ lấy mình chống lại các kẻ thù của Kê tộc như Diều, Quạ, Chồn, Chuột v.v.
Xã hội Kê tộc là xã hội đa thê. Một Gà trống có thể làm công tác truyền giống cho 05 đến 10 con Gà mái.
Kê Tộc Trong Xã Hội Loài Người
Kê tộc là loại cầm vũ sớm tiếp xúc với loài người từ 5000 năm trước Tây Lịch ở Trung Hoa và 2000 năm trước Tây Lịch ở Ấn Độ. Trên mộ của Pharaoh Tutukhamen (1350 trước Tây Lịch) có hình con Gà. Gà được thuần hóa ở Hy Lạp vào thế kỷ V hay IV trước Tây Lịch.
Kê tộc cung cấp cho loài người một nguồn thịt to lớn. Loài người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc đều ăn thịt Gà. Người theo Ấn Giáo không ăn thịt bò. Người theo Hồi Giáo, Do Thái Giáo không ăn thịt heo. Nhưng toàn thể nhân loại đều ăn thịt Gà. Gà dễ nuôi, chóng lớn. Thịt và trứng là thức ăn bổ dưỡng. Lông dùng để làm chổi lông Gà. Phân Gà dùng để bón vào ớt. Hiện nay thế giới có 50 tỷ con Gà. Trung Hoa là quốc gia sản xuất nhiều Gà nhất thế giới với 4 tỷ con. Kế đó là Hoa Kỳ: 02 tỷ ; Indonesia: 1.8 tỷ; Brazil: 1.8 tỷ; Ấn Độ: 0.680 tỷ; Mexico: 0.540 tỷ v.v.
Người Trung Hoa ăn Gà quay, Gà hấp muối, Gà xối mỡ, Gà hấp cải bẹ xanh; chân Gà hấp, cánh Gà chiên bơ. Người Âu- Mỹ ăn Gà rô- ti, Gà nấu ra gu, trứng Gà chiên nửa sống nửa chín. Ở Hoa Kỳ người ta ăn món Fried Chicken Kentucky. Người Âu- Mỹ làm thịt Gà hộp, súp thịt Gà và nấu xương Gà để có Chicken Broth. Người Ấn Độ ăn cà-ri Gà. Người Việt Nam ăn tất cả các món kể trên của người Trung Hoa, Pháp và Ấn Độ. Người Việt Nam thích ăn Gà luộc xé phay trộn với rau răm hay rau quế, bắp chuối, hành Tây. Họ cũng thích món Gà kho gừng; Gà xào lăn, Gà xào sã ớt, thịt gà nấu canh chua lá giang Agnonerion polymorphum. Người Việt Nam cho rằng thịt Gà nhiệt và thịt Vịt hàn dựa trên quan sát Vịt lội nước, trái lại Gà sợ nước và chỉ tắm cát mà thôi. Trong các tiệc cưới ở Việt Nam người ta thường đãi món Gà rút xương hay Phượng Hoàng Ấp Trứng nấu nướng công phu và trình bày rất nghệ thuật.
Loài người dùng Gà Tre, Gà Nòi để đấu đá nhau đẫm máu để cá độ. Gà Nòi được xem là võ sĩ hạng nặng trong khi Gà Tre là võ sĩ hạng lông, hạng ruồi. Đá Gà là một thú vui và cũng là thứ cờ bạc của các dân tộc Á Châu, Tây Ban Nha, Trung và Nam Mỹ. Đến thế kỷ XIX thú vui nầy tràn sang Anh.
Người Trung Hoa tẩm bổ cho người bịnh bằng thịt Gà Ác hầm với các vị thuốc Bắc. Gà Ác (White Silkies) là Gà nhỏ con, lông trắng như tuyết nhưng thịt đen như than. Nhưng tại sao phải là Gà Ác? Sự suy luận dựa trên lý Âm- Dương Ngũ Hành như sau: Gà Ác lông trắng (Kim) tương ứng với Phế (Phổi); thịt màu đen (Thủy) tương ứng với Thận. Gà được hầm trong cái nồi đất (Thổ) có nước (Thủy), hầm bằng than củi cháy đỏ (Hỏa) với các vị dược thảo (Mộc). Như vậy Gã Ác hầm thuốc Bắc hội đủ Âm- Dương Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) bồi bổ cho Ngũ Tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) của người bịnh trong thời kỳ bình phục. Để tăng cường hành Kim trong thức ăn này, sau khi hầm Gà với các Bắc dược người ta để một con dao trên miệng cái nồi đất.
Tiếng Gà trống gáy được xem như tiếng đồng hồ báo thức, tượng trưng cho vầng Thái Dương lúc rạng đông. Nghệ nhân Trung Hoa thường vẽ hình con Gà trống với mặt trời đỏ chói. Các đạo sĩ trù yểm tà ma bằng cách đặt tượng con Gà trên mái nhà. Người Trung Hoa quí Gà Ác vì cho rằng Gà Ác xua đuổi tà ma. Trong nhà họ thường đặt bức tranh Gà Ác trống và Gà Ác mái với 05 Gà Ác con tiêu biểu cho Âm Dương Ngũ Hành (Gà trống < + >, Gà mái < - >, 05 Gà con: Ngũ Hành): Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với hy vọng gia đạo được quân bình, êm ấm và hạnh phúc.
Theo huyền thoại Nhật Bản, tiếng Gà trống gáy làm cho Thái Dương Thần Nữ Amaterasu ra khỏi hang động. Gà trống là biểu tượng của sự can đảm đối với người Nhật.
Trong huyền thoại Hy Lạp có Kê Mã Hippalektryon, một quái vật mình Ngựa, đuôi, cánh và chân Gà. Trong huyền thoại Hy Lạp có những mối tình lăn nhăn giữa các vị Thần. Thần Aphrodite, nữ Thần tình yêu và hôn nhân, ăn ở với Thần Hephaestus trên núi Olympia. Thần Hephaestus có tướng mạo kỳ dị nên nữ Thần Aphrodite có quan hệ tình cảm với Thần chiến tranh Ares. Thái Dương Thần Helios báo cho Thần Hephaestus biết mối tình thầm kín giữa nữ Thần Aphrodite va Ares. Thần Hephaestus cảnh cáo cả hai Thần Aphrodite và Ares nhưng họ vẫn tiếp tục yêu nhau đắm đuối. Họ nhờ một cậu bé canh chừng khi nào Thần Thái Dương đến gần thì cho họ hay. Cậu bé buồn ngủ nên ngủ quên. Thần Helios đến mà cậu không hề hay biết để báo cho Thần Aphrodite và Ares. Tức giận về sự tắc trách của cậu bé, Thần Ares biến cậu thành một con Gà trống để thông báo Thái Dương Thần Helios đến đúng giờ.
Trong Tân Ước Kinh sách Matthew 26: 31, Mark 14:27, Luke 22:31-34, John 13: 36- 38 có đề cập đến sự tiên đoán của Chúa Jesus về người đệ tử luôn luôn gắn bó với Chúa là Peter sau bữa tiệc tiễn ly như sau: “ta nói với người rằng, trước khi Gà gáy sáng ngươi sẽ chối ta ba lần.”
Vào thời Trung Cổ người Pháp chọn con Gà trống làm quốc huy gọi là Coq Gaulois (Gallic Rooster). Biểu tượng này được gợi lại trong thời gian 1899- 1914. Hình ảnh con Gà trống được tìm thấy trên đồng tiền vàng 20 Francs (Phật Lăng) và trên tem thơ của Pháp.
Trong ngôn từ của loài người chỉ thấy châm biếm, chế nhạo Kê tộc nhiều hơn là khen ngợi. Người Anh gọi Gà là chicken nhưng chicken cũng có nghĩa là người hèn nhát, người đồng tính luyến ái. Trong tiếng lóng Cock (Gà trống) có nghĩa là bộ phận sinh dục của nam giới. Thực tế Gà trống đâu có bộ phận sinh dục! Người Anh có câu:
As proud as a cock on its own dunghill
tương đương với câu:
Chó cậy nhà, Gà cậy chuồng.
của người Việt Nam. Trong ngôn ngữ của loài người có nhiều cụm từ ngữ dùng hình ảnh của Kê tộc. Người Anh dùng chicken pox để chỉ bịnh trái rạ. Người Việt Nam tin rằng người bị bịnh trái rạ đạp phân Gà thị bịnh trở nên trầm trọng hơn. Người Việt Nam dùng từ kê manh hay quáng Gà (nyctalopia- cécité crépusculaire) để chỉ thị giác yếu thấy lơ mơ khi trời tối vì thiếu sinh tố A.
- Tuổi cập Kê: tuổi lập gia đình.
- Kê bì: da Gà chỉ da nhăn đùn của người già.
- Kê bì Hạc phất: già nua, da nhăn như da Gà; tóc bạc như loài Hạc trắng.
- Kê đầu nhục: núm vú của phụ nữ
- Kê Khuyển bất minh: thời tao loạn Chó không sủa, Gà không gáy.
- Kê lạc công danh: công danh như sườn Gà. Ăn không ngon nhưng không nỡ bỏ.
- Kê minh Khuyển phệ: cảnh thái bình có tiếng Chó sủa và tiếng Gà gáy.
- Kê tranh Nga đấu: sự rầy rà, đấu tranh ầm ĩ giữa Gà và Vịt (hay Ngỗng).
- Kê quần Hạc lập: con Hạc giữa bầy Gà (Hạc tượng trưng cho người cao khiết. Đàn Gà tượng trưng cho người tầm thường)
- Kê gian: hình thức giao hợp không hợp với tự nhiên.
- Kê hồn hương: mùi thơm của một loại nhang thơm làm cho người ngửi mê hồn đến khi Gà gáy sáng mới tỉnh dậy.
- Gà đẻ Gà cục tác: vô tình nói ra điều mình đã làm mặc dù không ai biết.
- Gà trống nuôi con: cảnh người đàn ông góa vợ phải thay vợ nuôi con.
- Mặt Gà mái: người có mặt Gà mái hay thù dai và hiểm độc.
- Gà mái gáy: là điểm bất lành. Nơi có Gà mái gáy có chuyện bất lành như hỏa tai hay trộm đạo.
- Gà mái đá Gà Cồ: cảnh vợ ăn hiếp chồng
- Gà mở cửa mả: ám chỉ người khờ khạo, chậm chạp, vụng về. Gà mở cửa mả luôn luôn là Gà mái. Người Việt Nam tin rằng Gà mở cửa mả là Gà đẻ nhiều trứng. Trong ca dao Việt Nam về Gà có câu:
- Kê bì: da Gà chỉ da nhăn đùn của người già.
- Kê bì Hạc phất: già nua, da nhăn như da Gà; tóc bạc như loài Hạc trắng.
- Kê đầu nhục: núm vú của phụ nữ
- Kê Khuyển bất minh: thời tao loạn Chó không sủa, Gà không gáy.
- Kê lạc công danh: công danh như sườn Gà. Ăn không ngon nhưng không nỡ bỏ.
- Kê minh Khuyển phệ: cảnh thái bình có tiếng Chó sủa và tiếng Gà gáy.
- Kê tranh Nga đấu: sự rầy rà, đấu tranh ầm ĩ giữa Gà và Vịt (hay Ngỗng).
- Kê quần Hạc lập: con Hạc giữa bầy Gà (Hạc tượng trưng cho người cao khiết. Đàn Gà tượng trưng cho người tầm thường)
- Kê gian: hình thức giao hợp không hợp với tự nhiên.
- Kê hồn hương: mùi thơm của một loại nhang thơm làm cho người ngửi mê hồn đến khi Gà gáy sáng mới tỉnh dậy.
- Gà đẻ Gà cục tác: vô tình nói ra điều mình đã làm mặc dù không ai biết.
- Gà trống nuôi con: cảnh người đàn ông góa vợ phải thay vợ nuôi con.
- Mặt Gà mái: người có mặt Gà mái hay thù dai và hiểm độc.
- Gà mái gáy: là điểm bất lành. Nơi có Gà mái gáy có chuyện bất lành như hỏa tai hay trộm đạo.
- Gà mái đá Gà Cồ: cảnh vợ ăn hiếp chồng
- Gà mở cửa mả: ám chỉ người khờ khạo, chậm chạp, vụng về. Gà mở cửa mả luôn luôn là Gà mái. Người Việt Nam tin rằng Gà mở cửa mả là Gà đẻ nhiều trứng. Trong ca dao Việt Nam về Gà có câu:
Máu Gà thì tẩm xương Gà.
Máu Gà đem tẩm xương ta sao đành.
Máu Gà đem tẩm xương ta sao đành.
Theo cách chữa trị cổ truyền, khi gãy xương, người ta dùng Gà con bó vào nơi xương gãy. Do đó có câu:
Chó liền da,
Gà liền xương.
Gà liền xương.
Trong truyện kể về Cống Quỳnh đem Gà trống thiến (capon) đá với Gà chọi của các họan quan thời vua Lê Chúa Trịnh. Đó là hình thức châm chọc các hoạn quan lộng quyền ở Đàng Ngoài thời bây giờ.
Dưới thời Pháp thuộc có chuyện Ăn- Co On (Encore Un: Thêm Một Cái Nữa) liên quan đến món Gà rô-ti ở các cao lâu Trung Hoa ở Việt Nam. Câu chuyện khôi hài nầy phản ảnh phần nào tính kiêu ngạo của những thị dân Việt Nam hấp thụ Tây học chế nhạo sự dốt nát tiếng Pháp của người nông thôn nên muốn ăn Gà rô-ti lại gọi mắm hầm vì hai lần!
Trong thực vật học có Kê quan hoa (Hoa Mồng Gà) Celosia cristata; Kê thiết hương tức cây đinh hương Syzygium aromaticum; cỏ Chân Gà Dactylis glomerata; Chickweed (Kê Thảo) Stellaria media; Chicken pea (Đậu Ấn Độ) Cicer arietinum; Chicken of the wood (Nấm Kê Mộc) Laetiporus sulphurus v.v.
Trong Thiên Văn Học có chòm sao Gallus (Kê Tinh) do tu sĩ Giáo Hội Cải Cách Hoà Lan Petrus Plancius khám phá năm 1613. Petrus Plancius là một nhà tinh tú học nghiên cứu hàng hải và vẽ bản đồ. Từ năm 1596 ông đã vẽ bản đồ Đông Nam Á trong đó có Nam Kỳ, Cambodia, Champa (Chiêm Thành) v.v. Sao Gallus được thay thế bằng tên mới: chòm sao Puppis (Puppis: Sân sau của chiếc tàu).
Trong Đề 40 số, con Gà mang số 28 sau con Rùa (27) và trước con Lươn (29).
Con Gà là một trong 12 biểu tượng trong Tử Vi Trung Hoa. Năm Dậu (con Gà) đi sau năm Thân (con Khỉ) và đi trước năm Tuất (con Chó).
Tuổi Dậu hợp với Tỵ (Rắn), Dậu (Gà), Sửu (Trâu), Thìn (Rồng)
Tuổi Dậu kỵ với: Tí (Chuột), Ngọ (Ngựa), Mão (Mèo), Tuất (Chó).
Tuổi Dậu hợp với Tỵ (Rắn), Dậu (Gà), Sửu (Trâu), Thìn (Rồng)
Tuổi Dậu kỵ với: Tí (Chuột), Ngọ (Ngựa), Mão (Mèo), Tuất (Chó).
Năm Dậu là năm Âm (-).
Biến Cố Lịch Sử Trong Năm Dậu Vào Thế Kỷ XX
* 1909: Colombia công nhận độc lập của Panama; quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Cuba sau chiến tranh với Tây Ban Nha; Đô Đốc Peary đến Bắc Cực; hiệp ước Pháp- Đức về vấn đề Morocco; Wright thử nghiệm chiếc phi cơ quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ; Ito Hirofumi bị một người Triều Tiên ám sát chết ở Mãn Châu; hiệp ước Anh- Xiêm La theo đó Xiêm nhượng các tiểu bang Kelantan, Trenggaru, Perlis và Kedah cho Anh.
* 1921: hội nghị Washington; đảng Cộng Sản thành lập ở Ý, Trung Hoa, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha; Cộng Sản Nga xâm lăng Georgia; Ái Nhĩ Lan độc lập; Noite Sargrento (Đêm Đẫm Máu) ở Lisbon (Bồ Đào Nha); 05 triệu người Nga chết đói.
* 1933: Adolf Hitler nắm chánh quyền; tổ chức mật vụ Gestapo (Geheime Staat- spolizei); Francis Perkins, nữ bộ trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ (bộ Lao Động); Chương Trình T.V.A (Tennessee Valley Authority); Toà Án Quốc Tế La Hague tuyên bố Greenland thuộc chủ quyền của Đan Mạch; nhà bác học Albert Einstein đến tỵ nạn ở Hoa Kỳ; Chánh Phủ Nhân Dân Fujian (Phúc Kiến).
* 1945: nạn đói ở Bắc Bộ; Nhật đảo chánh Pháp trên bán đảo Đông Dương; chánh phủ Trần Trọng Kim; hội nghị Yalta; tổng thống Roosevelt mất; hội nghị Potsdam; Hiroshima và Nagasaki bị dội bom nguyên tử; Đức và Nhật đầu hàng quân Đồng Minh; Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
* 1957: Do Thái rút quân ra khỏi bán đảo Sinai mà họ chiếm năm 1956; tổng thống Phi Luật Tân Magsaysay chết trong tai nạn phi cơ; Mã Lai độc lập; Liên Sô phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik I & II; tổng thống Sukarno của Indonesia quốc hữu hoá 246 cơ sở kinh doanh của Hòa Lan và trục xuất 326,000 người Hòa Lan ra khỏi Indonesia; Mao Zedong (Mao Trạch Đông) xác nhận thanh toán 800,000 kẻ thù giai cấp < vô sản > từ năm 1949 đến 1954; hiệp ước Rome về việc thành lập Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (European Economic Community- EEC); cải cách điền địa ở Nam Việt Nam.
* 1969: Hồ Chí Minh chết; Việt Nam hoá chiến tranh; chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Liên Sô trên đảo Damansky; Hoa Kỳ đưa người lên cung trăng; biểu tình chống Chiến Tranh Việt Nam ở Washington D.C; chánh phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt Trận).
* 1981: Iran thả 52 con tin Hoa Kỳ; Jiang Qing (Giang Thanh), vợ Mao Zedong, bị tuyên án tử hình (không có hành quyết); Giáo hoàng John Paul II bị ám sát (bị thương); tổng thống Reagan bị ám sát (bị thương); tổng thống Sadat (Ai Cập) bị ám sát chết; hôn lễ giữa thái tử Charles (Anh) và Diana Spencer; Sandra Day O’connor là nữ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đầu tiên của Hoa Kỳ; Mitterand của đảng Xã Hội Pháp đắc cử tổng thống Pháp lần đầu tiên.
* 1993: Tiệp Khắc chia ra làm hai nước: Cộng Hoà Tiệp Khắc (Bohemia) và Slovakia; Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) được đề cử làm chủ tịch CHNDTQ; đảo chánh ở Guatemala; PLO (Tổ Chức Giải Phóng Palestine) nhìn nhận nước Do Thái; hiệp ước hòa bình Do Thái- PLO; Sihanouk trở lại ngai vàng Cambodia; hiệp ước Maastricht về Liên Âu; Vatican nhìn nhận Do Thái.
* 2005: Condoleezza Rice là nữ bộ trưởng Ngoại Giao gốc Phi Châu đầu tiên ở Hoa Kỳ; cựu thủ tướng Lebanon, Hariri bị ám sát chết; Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo Hoàng niên hiệu Benedict XVI; Tây Ban Nha hợp thức hóa hôn nhân đồng tính; Michaelle Jean là toàn quyền Da Đen đầu tiên ở Canada; Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống đầu tiên ở Liberia và trên lục địa Phi Châu; Nguyễn Văn Tường bị hành quyết ở Singapore về tội buôn bán ma túy.
Yếu Nhân Thế Giới Sinh Vào Năm Dậu
Barry Goldwater (1909- 1998)
Ông Goldwater là người Hoa Kỳ gốc Do Thái đầu tiên được đảng Cộng Hoà đưa ra tranh cử Tổng Thống năm 1964. Ông tốt nghiệp trường Võ Bị Stauton tư ở Virginia và đại học Arizona. Ông là một nhà kinh doanh, sĩ quan Không Quân và một nhà chánh trị thuộc đảng Cộng Hoà. Ông là Nghị Sĩ của tiểu bang sinh quán Arizona 05 nhiệm kỳ: hai nhiệm kỳ từ năm 1953 đến 1965 và 03 nhiệm kỳ từ năm 1969 đến 1987.
Năm 1964 ông được đảng Cộng Hoà đưa ra tranh chức Tổng Thống đương đầu với ứng cử viên đảng Dân Chủ Lyndon B. Johnson. Ông Johnson hành xử chức vụ Tổng Thống từ năm 1963 đến 1964 sau khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết. Ông Goldwater thất cử trước Johnson vì có chủ trương cứng rắn về biện pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam và có đường lối không thuận lợi cho người Da Đen nên bị người Da Đen biểu tình phản đổi dữ dội. Ông là người có uy tín trong đảng Cộng Hoà. Chính ông là người đầu tiên khuyên Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ Watergate.
U Thant (1909- 1974)
U Thant là người Miến Điện, Tổng Thơ Ký thứ ba của Liên Hiệp Quốc và là người Á Châu đầu tiên giữ chức vụ này. Ông là nhà giáo dục tốt nghiệp Đại Học Rangoon và là bạn thân của Thủ Tướng U Nu. Khi U Nu làm Thủ Tướng ông là Giám Đốc đài phát thanh (1948) rồi Tổng Trưởng bộ Thông Tin. Từ năm 1951 đến 1957 ông viết diễn văn cho Thủ Tướng U Nu.
Từ năm 1961 đến 1971 ông giữ chức Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc thay thế ông Daj Hammarskjold chết trong một tai nạn phi cơ. Trong thời gian đứng đầu tổ chức quốc tế này ông đối đầu với vấn đề Congo, khủng hoảng Cuba giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, chiến tranh Việt Nam, vấn đề Berlin. Ông chỉ trích Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết lý Phật Giáo, U Thant là người hiền hòa, ưa chuộng hòa bình. Ông ngưỡng mộ Sir Stafford Cripps, Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên) và Mahatma Gandhi. Tướng Ne Win không ưa thích ông vì ông là bạn thân của U Nu mà Ne Win lật đổ. Ông có nhiều danh dự trên thế giới nhưng không có danh dự gì với chế độ quân nhân ở Miến Điện. Ngày ông mất quan tài của ông được chở từ trụ sở LHQ về Miến Điện. Không một viên chức nào của chánh phủ quân nhân được cử ra phi trường chào đón linh cửu của ông. Một Thứ Trưởng bộ Giáo Dục ra phi trường nghiêng mình trước quan tài của ông bị mất chức sau đó. Sinh viên biểu tình chống chế độ độc tài quân nhân đối xử tệ bạc đối với một nhân vật Miến Điện được cả thế giới vinh danh. Người Miến Điện gọi ông là Pantanaw U Thant tức ông U Thant Pantanaw (Pantanaw: sinh quán của ông).
Aung San Suu Kyi (1945- )
Aung San Suu Kyi là nữ chánh trị gia, ngoại giao, tác giả của nhiều quyển sách chánh trị ở Miến Điện. Bà là con gái của nhà cách mạng và tướng lãnh có công thành lập quân đội Miến Điện trong đệ nhị thế chiến: Aung San. Trong đệ nhị thế chiến ông Aung San được Nhật huấn luyện quân sự trên đảo Hainan (Hải Nam). Ông được huy chương cao quí của Nhật hoàng Hirohito.
Năm 1947 ông đại diện Miến Điện sang London thương thuyết với chánh phủ Anh về việc trao trả độc lập cho Miến Điện. Cũng năm này ông bị ám sát chết. Lúc ấy Aung San Suu Kyi mới hai tuổi. Được sự hướng dẫn của mẹ, Aung San Suu Ky học ở Miến Điện, New Delhi rồi Anh Quốc. Bà tốt nghiệp đại học ở Oxford rồi đại học London. Bà nói thông Anh, Pháp và Nhật ngữ.
Chồng bà Ang San Suu Kyi là người Anh. Bà từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc khi ông U Thant là Tổng Thơ Ký của tổ chức này. Năm 1988 bà về nước thăm mẹ bị bịnh nặng và ở lại Miến Điện bắt đầu đấu tranh chống chế độ độc tài quân đội. Bà thành lập Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD: National League for Democracy). Liên Minh của bà chiếm 81% phiếu bầu trong cuộc bầu cứ năm 1990. Các tướng lãnh phủ nhận kết quả cuộc bầu cử và quản thúc bà tại gia ngót 20 năm trường. Năm 2010, do áp lực của LHQ, Anh, Hoa Kỳ và vì tình trạng kinh tế quốc gia bệ rạc cộng thêm tình trạng Miến Điện trên đà bị Hán hoá về chánh trị và kinh tế nặng nề, phe quân nhân có vài nhân nhượng chánh trị. Bà Aung San Suu Kyi được tự do. Trong kỳ bầu cử bổ túc năm 2012 Liên Minh của bà chiếm 43/ 45 ghế trong Quốc Hội. Trong kỳ bầu cử năm 2015 Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ chiếm 86% tổng số ghế trong Quốc Hội. Nhưng bà không được làm Tổng Thống theo hiến định vì bà có chồng và con ngoại quốc. Ông Htin Kyaw làm Tổng Thống, bà là Tổng Trưởng bộ Ngoại Giao và Tổng Trưởng bộ Phủ Tổng Thống.
Bà Aung San Suu Kyi được giải Sakharov, Nobel Hòa Bình, huân chương Nehru v.v. Chồng bà lãnh giải thưởng Nobel thay cho bà vì bà không được rời khỏi Miến Điện và, nếu bà rời Miến Điện, bà không được trở về Miến Điện! Bà Aung San Suu Kyi là một nữ chánh trị gia Á Châu có tầm vóc quốc tế, Bà có can đảm và quyết tâm chống lại chế độ độc tài quân sự thống trị trên quê hương bà. Hai cuộc bầu cử trong sạch năm 2012 và 2015 đánh dấu một bước tiến khá dài của Miến Điện trong việc xây dựng một nền dân chủ ấu trĩ sau trên nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài quân sự đưa đất nước vào tình trạng tự cô lập và lạc hậu.
Andrei Sakharov (1921- 1989)
Andrei Sakharov là một nhà vật lý trong chương trình sản xuất bom nguyên tử và khinh khí của Liên Sô. Ông học Đại học Moscow và lấy bằng Tiến Sĩ về Vật lý năm 24 tuổi. Năm 27 tuổi ông là thành viên trong chương trình khảo cứu và sản xuất bom nguyên tử. Nhưng Sakharov có linh cảm rằng định mệnh của ông sẽ giống như nhà bác học Oppenheimer ở Hoa Kỳ.
Sống trong một nước Cộng Sản nhưng ông can đảm vận động tài giảm binh bị và đấu tranh cho hòa bình và nhân quyền. Năm 1975 ông được giải thưởng Nobel Hòa Bình nhưng ông bị cấm không cho rời khỏi Liên Sô. Vợ ông, Yelena Bonner, lãnh giải thưởng thay ông. Sakharov được mệnh danh là phát ngôn viên của lương tri nhân loại. Năm 1980 ông chống lại sự xâm lăng của Liên Sô vào Afghanistan. Ông bị KGB xem là kẻ nội thù nguy hiểm nên quản thúc ông ở thành phố Gorky bây giờ là Nizhny Novgorod. Năm 1984 ông bị xử 05 năm tù sau vụ tuyệt thực đòi trả tự do cho vợ ông và cho bà sang Hoa Kỳ giải phẫu tim. Một mặt chánh quyền tỏ ra cứng rắn, mặt khác lại cho vợ ông sang Hoa Kỳ giải phẫu tim. Năm 1986 vợ ông trở lại Gorky. Khi Gorbachov cầm quyền ở Liên Sô Sakharov và vợ được phép trở về Moscow. Ông mất năm 1989 như một người anh hùng được dân chúng tôn sùng và cảm mến. Chính Gorbachov cũng tỏ ra quí trọng ông.
Nhật Hoàng Akihito (1933- )
Nhật Hoàng Akihito là Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản. Ông lên ngôi năm 1989 sau khi thân phụ của ông là Nhật hoàng Hirohito băng hà năm 1989.
Thái tử Akihito được giáo dục trong Hoàng cung. Trong thời chiến tranh ông tạm thời rời khỏi Tokyo. Sau khi chiến tranh chấm dứt Thái Tử được bà Elizabeth Gray Vining, một nữ Quản Thủ thư viện Hoa Kỳ, phụ đạo tiếng Anh. Ông say mê nghiên cứu về Hải Dương học. Năm 1953 Thái Tử Akihito thay mặt Hoàng gia Nhật tham dự lễ đăng quang của Nữ Hoàng Elizabeth II ở London. Năm 1959 Thái Tử kết hôn với một thứ dân, con gái của một chủ tịch Công Ty Bột Mì Nisshin, Michiko Shoda, mà ông quen trên sân quần vợt. Michiko Shoda là một mỹ nữ, thông minh, hấp thụ văn hóa Tây Phương. Năm 1957 bà tốt nghiệp Đại học Thiên Chúa Giáo ở Tokyo về văn chương với hàng Summa Cum laude và Cử nhân Anh Văn. Cuộc hôn nhân giữa Thái Tử Akihito va Michiko Shoda là cuộc hôn nhân cách mạng đầu tiên trong Hoàng triều Nhật Bản giữa một người Hoàng tộc và một thứ dân.
Thái Tử Akihito và Công Nương Michiko Shoda công du 37 quốc gia. Sau khi lên ngôi, Nhật Hoàng và Hoàng Hậu công du 18 quốc gia.
Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko Shoda có hai Hoàng Tử và một Công Chúa. Công Chúa Sayako tức Nori có chồng là Yoshiki Kuroda, một thứ dân (2005). Vì vậy bà trở thành thứ dân dưới tên Sayako Kuroda. Bà nhận của hồi môn 1.29 triệu Mỹ kim, rời Hoàng cung sống trong một căn nhà bình thường, ngừng nghiên cứu điểu cầm học (ornithology) và bắt đầu tập lái xe và đi mua sắm như mọi phụ nữ Nhật khác.
Nhật Hoàng Akihito được mô tả như một nhà lãnh đạo hiền hòa, gần dân và yêu chuộng hòa bình. Năm 2011 Nhật Bản bị động đất và sóng thần. Nhật Hoàng vội vã đến nơi bị động đất và sóng thần tàn phá để an ủi thần dân. Năm ấy Nhật Hoàng bị viêm phổi phải nhập bịnh viện. Trước đó Nhật Hoàng trải qua một cuộc giải phẫu ung thư tuyến tiền liệt. Năm 2012 ông trải qua một cuộc giải phẫu để thông tim. Vì lý do sức khỏe Nhật hoàng Akihito như có ý muốn thoái vị. Đó là điều hiếm có trong lịch sử Hoàng triều Nhật Bản.
Nhật Hoàng Akihito được dân chúng Nhật yêu mến như họ từng yêu mến các Nhật Hoàng tiền triều. Năm 1995 Nhật Hoàng và Hoàng Hậu thăm viếng các đài kỷ niệm chiến tranh ở Tokyo, Hiroshima, Nagasaki, Okinawa. Năm 2005 Nhật Hoàng thăm viếng đảo Saipan nơi xảy ra trận đánh đẫm máu giữa quân Nhật và Hoa Kỳ năm 1944. Đảo Saipan bây giờ là lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Nhật Hoàng Akihito được dân chúng Nhật yêu mến như họ từng yêu mến các Nhật Hoàng tiền triều. Năm 1995 Nhật Hoàng và Hoàng Hậu thăm viếng các đài kỷ niệm chiến tranh ở Tokyo, Hiroshima, Nagasaki, Okinawa. Năm 2005 Nhật Hoàng thăm viếng đảo Saipan nơi xảy ra trận đánh đẫm máu giữa quân Nhật và Hoa Kỳ năm 1944. Đảo Saipan bây giờ là lãnh thổ của Hoa Kỳ.
****
Đệ Nhất Phu Nhân Nancy Reagan (1909- 2016), nữ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Ruth Badis Ginsburg (1933-), nữ Tổng Thống Phi Luật Tân Corazon Aquino (1933- 2009), Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert (1945-), Tổng Thống Brazil Luiz Ignacio Lulada Silva (1945-), Caroline Kennedy (1957-), ái nữ cố Tổng Thống Kennedy và Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nhật, trùm khủng bố Osama Bin Laden (1957- 2011) đều sinh vào năm Dậu.
Tân Niên Đinh Dậu
Vạn Phúc Đáo Lâm Môn.
Vạn Phúc Đáo Lâm Môn.
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017
Chúc Mừng Năm Mới - Đinh Dậu 2017
Trân Trọng Kính Chúc
Quý Thân Hữu - Quý Văn Thi Hữu
Dồi Dào Sức Khỏe
An Vui - Hạnh Phúc
Gặt Hái Nhiều Thành Quả Tốt Đẹp Cho Một
Cuộc Sống Đầy Ý Nghĩa
Mừng Xuân Đinh Dậu 2017
Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 ..
Nhớ những Xuân xưa trên quê hương yêu dấu...
Nhớ những Xuân xưa trên quê hương yêu dấu...
Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
không quên nhiệm vụ "Bảo Quốc An Dân" giử vững tay súng,
bảo vệ đồng bào vui Xuân, đón Tết, nhưng cũng không quên
gởi lời chúc mừng Xuân đến Chiến hữu và toàn dân..
không quên nhiệm vụ "Bảo Quốc An Dân" giử vững tay súng,
bảo vệ đồng bào vui Xuân, đón Tết, nhưng cũng không quên
gởi lời chúc mừng Xuân đến Chiến hữu và toàn dân..
Mãi mãi Tưởng Nhớ và Tri Ân Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
Kính chúc quí chiến hữu và quí quyến mạnh khỏe an vui trong mùa Xuân Mới .
Mời xem những Thiệp Xuân xưa của một số quân binh chủng / Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Biệt động quân:
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Nhảy dù:
*Thiệp chúc Tết - Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến:
*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân 1974 - Giang đoàn 91 Trục Lôi:
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý - Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang:
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt:
*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân Nhâm Tý - Lữ đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Trung tâm huấn luyện Không quân:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Phi đoàn 415:
*Thiệp chúc Tết- Bộ Dân vận chiêu hồi:
*Thiệp chúc Tết Cung chúc tân Xuân - Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức:
* Thiệp chúc xuân 1971 của Lôi Hổ :
* Thiệp chúc xuân 1973 của Biệt Cách Dù 81:
*Chiêu hồi :
*Không quân :
*Chiêu hồi :
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Nhảy dù:
*Thiệp chúc Tết - Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến:
*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân 1974 - Giang đoàn 91 Trục Lôi:
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý - Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang:
*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt:
*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân Nhâm Tý - Lữ đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Trung tâm huấn luyện Không quân:
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Phi đoàn 415:
*Thiệp chúc Tết- Bộ Dân vận chiêu hồi:
*Thiệp chúc Tết Cung chúc tân Xuân - Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức:
* Thiệp chúc xuân 1971 của Lôi Hổ :
* Thiệp chúc xuân 1973 của Biệt Cách Dù 81:
*Chiêu hồi :
*Không quân :
*Chiêu hồi :
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
Di chúc Hoàng đế Trần Nhân Tông
.
Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam.
Trần Nhân Tông là vị hoàng đế có học vấn uyên bác, là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử, là người có công lớn đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287.
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị.
-----------------------
*Di chúc Hoàng đế Trần Nhân Tông
Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo .
Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo .
Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu.
Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.
Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.
Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.
Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta .
Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái
tổ chim chích.
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
" Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác ".
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu. "
Đọc lại di chúc của người xưa dặn dò con cháu mà không ai không chút ngậm ngùi! Chúng ta đang sống trong thời đại mà kẻ thù truyền kiếp phương Bắc của dân tộc Việt vẫn ngày đêm có những mưu toan thôn tính và áp đặt thời kỳ Bắc thuộc và giang sơn đất nước ta một lần nữa.
Ngày nay có lẽ ai còn tâm huyết với sự nghiệp mở mang bờ cõi và nhìn vào cơ đồ của tổ tiên để lại, không ai không chạnh lòng khi những gì xưa kia thuộc về giang sơn Đại Việt như ải Nam Quan, thác Bản Giốc, hàng ngàn cây số vuông tiếp giáp với phương Bắc đã bị chúng lấn chiến, quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa đã bị chúng ngang nhiên cưỡng đoạt mà chúng ta đành bất lực đứng nhìn…Bọn bán nước ngày càng ngang nhiên thắt chặt mối tình hữu hảo, "bạn vàng" với bọn cướp nước, ra thân khuyển mã đàn áp những người yêu nước một cách tàn bạo hơn...
Đất nước chúng ta ngày tay thật sự cần một “Minh quân” để dẫn dắt dân tộc Việt thoát khỏi vòng lệ thuộc và nô lệ phương Bắc và có một thời cơ thuận lợi, dân giàu nước mạnh mới có cơ hội để một ngày kia “Châu mới về Hợp Phố”, thỏa lòng của di huấn của của cha ông …!
Đất nước ơi! Đang trong thời mạt vận
Sản sinh một bầy Lê Chiêu Thống cầm cân …
Sự nghiệp tiên tổ, chúng cho vào quên lãng
Tiếc thay lời căn dặn của tiền nhân …!
Sản sinh một bầy Lê Chiêu Thống cầm cân …
Sự nghiệp tiên tổ, chúng cho vào quên lãng
Tiếc thay lời căn dặn của tiền nhân …!
Hoài Nguyễn - 24/01/2016
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017
Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
Mỗi dịp Tết đến, người dân Việt Nam không thể quên sự kiện cộng sản Việt Nam gây nên cuộc thảm sát đồng bào ở Huế . Các chứng tích tang thương của sự kiện này rất dễ tìm thấy trong sách báo và trên các trang thông tin điện tử .
Chúng tôi chỉ xin giới thiệu lại phim " Thảm Sát Tại Huế" do VietNam Film Club thực hiện, để cùng xem và chia buồn với toàn thể gia đinh nạn nhân trong cuộc thảm sát này .
Thời gian đi qua 48 mùa Tết, nhưng lịch sử không thể sang trang những tội ác chiến tranh . Nỗi bi thảm của dân tộc cần phải được minh định bởi trách nhiệm lương tri của mỗi người Việt Nam .
Chúng tôi chỉ xin giới thiệu lại phim " Thảm Sát Tại Huế" do VietNam Film Club thực hiện, để cùng xem và chia buồn với toàn thể gia đinh nạn nhân trong cuộc thảm sát này .
Thời gian đi qua 48 mùa Tết, nhưng lịch sử không thể sang trang những tội ác chiến tranh . Nỗi bi thảm của dân tộc cần phải được minh định bởi trách nhiệm lương tri của mỗi người Việt Nam .
Washington.DC - Jan 10, 2017
Cao Nguyên
Cao Nguyên
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017
Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa
Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
1.- VIỆT NAM CỘNG HÒA
Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân về nước trong danh dự mà thôi.
Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.
Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974.
Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.
Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.
Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.
Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.
2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.
Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…
Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt
Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam. Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.
Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.
Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam. Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).
Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.
Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam, gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam. Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam, do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.
3.- CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa có nhiều ý nghĩa quan trọng:
Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam, tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974, Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.
Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam, tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam, CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.
Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ ngày nầy, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Như thế, không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.
Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam, Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.
Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.
Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.
4.- HOA KỲ
Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.
Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950. Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.
Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam.
Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.
Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.
Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.
Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972, mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.
Sau đó, trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh ngày 22-6-1972, Henry Kissinger, cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Nixon, đã nói với ngoại trưỏng Trung Quốc là Chu Ân Lai rằng Hoa Kỳ có thể sống với một chính quyền cộng sản tại Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cũng chấp nhận điều đó ở Đông Dưong.
Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.
Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.
Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.
KẾT LUẬN
Ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.
Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam. Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam, cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam. Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.
Ngày 19-01-1974, CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.
Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.
Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Toronto, 19-01-2009
© Trần Gia Phụng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)