Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

GIỌT LỆ HỒNG

Sau bài  "Nốt Trầm" vừa gởi tặng ca sĩ Anh Chi Nicole LE - Paris , có cô em Phuong N Nguyen hỏi:
Bao giờ anh viết nốt cao
Dư âm gửi gió thoát rào xuyên mây !
Tôi chưa, hay không bao giờ viết được "Nốt Cao", bởi trên đường phiêu du, thế cuộc luôn theo tôi với những trầm khúc buồn. Những tang thương trong quá khứ mãi ám ảnh, không chỉ trên hành trình riêng tôi, mà cả những thân thương hệ lụy bên đời. Những giọt lệ hồng vẫn chảy trong thân phận từng người Việt Nam còn đủ cảm xúc về nỗi đau của quê hương và dân tộc.
-----------------------------
Giọt Lệ Hồng
" chợt nghe từ đá hồn thương tích
vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa "
(Thanh Nam)

đã có bao lần
em thấy
giọt lệ hồng
rơi!
đã có bao lần
em hiểu
vì sao
giọt lệ - hồng?
những giọt lệ pha máu
từ tim
chảy xuyên qua mắt
buốt đau theo giòng chảy
cay đắng suốt trăm năm
đã có bao lần
em biết
tại sao có giọt lệ hồng?
nó kết tụ bởi máu và nước mắt
từ những cái chết
vì muốn bảo vệ quê hương và đồng loại
vì muốn đối kháng với những quyền lực quỷ ám
vì muốn giữ lại lương tri trong nghiệt cay thù hận
em hiểu
tại sao hôm nay
anh bị chấn động
viết những dòng
không thường hằng có trong anh
bởi chỉ vì
hôm nay
anh muốn viết
về một thời đã qua
đầy nước mắt và máu
của bạn mình
chết bởi
một viên đạn
một liều thuốc độc
một dây treo cổ
....
giọt lệ hồng
đang chảy trong anh
và chung quanh anh
*
có thể anh sẽ viết cho em
hiểu thêm những điều gì đó
về những giọt lệ hồng
trong tháng Tư đen và trước nữa
mà cũng có thể là không
vì anh sợ mình không vượt khỏi
những lần tim chảy máu
những giọt lệ hồng
mãi chảy
trong anh
trong đời bạn bè anh
trong giòng sống
trong giòng chết
giọt lệ hồng không ngưng tụ
trong đá sỏi
trong giá băng
trong câm lặng
mà chảy xuyên suốt qua mọi rào cản
của vô tri
bất giác
anh đang cảm thấy
lòng mình thổn thức
bên cạnh những ngôi mộ
chôn trong ký ức
từng dãy
từng hàng
xác của bạn anh
những người ruột thịt của anh
họ đã đứt ruột ra đi
họ đã chia thịt cho xứ sở
và máu họ trộn vào
không gian mưa lũ
đỏ au!
Em ơi
có thể đây là bài thơ tự do hay nhất
mà anh viết
có thể đây là một đoạn
trong bài điếu văn anh gởi cho bạn bè
cho những Cha, Chú, Anh, Em
đã nằm xuống
vì những chữ Tự Do, Bác Ái, Nhân Quyền
Bài viết hôm nay
em nhớ
không nặng lòng thù hận
mà nặng nỗi tiếc thương
những người đã hy sinh
cho quê hương
và gởi lời cảm xúc
đến những con tim
đang chảy
giọt lệ hồng
em cũng nhớ
không có sự bi thảm
vì người anh hùng không chết
cho những cưu mang lừa dối
và lòng thương hại
và em nên nhớ
sự ra đi
chững chạc và dứt khóat
của những con người
có trái tim chân chính
xuyên qua
những giọt lệ hồng.
Cao Nguyên
@

The Pink Tears
 “Suddenly heard from the bottom of the wounded soul 
the distant voice of the old funeral clarinet.”
(Thanh Nam)
Already so many times
you saw
The pink tears
Falling
Already so many times
you understood
Why
The tears – pink?
The tears mixed with blood
from the heart
flowing through the eyes
Causing stiff pains along the flow
Bitter all the year round
already so many times
you knew
why was there the pink tears?
they were coagulated by blood and tears
from the dead
for the will of defending home country and countrymen
for the will of going against the damned powers
for the will of preventing good conscience from acute hatred
you understood
why today
I have been shocked
to write the lines
which did not usually exist in me
only because
today
I want to write
about a by-gone time
full of tears and blood
of my friends
died by
a bullet
a dose of poison
a hanging noose

the pink tears
flowing in my body
and around me
*
Perhaps I would write for you
to understand some things more
about the pink tears
During the Black April and before it as well
But possibly I would not
because I was afraid you could not overcome
the times when my heart bled
the pink tears
restlessly flowed
in me
in my friends’ lives
in the lines of life
in the lines of death
the pink tears did not coagulate
in gravels
in glaciers
in silence
but flowed through every ramparts
of senselessness
All of sudden
I was feeling
my heart throbbed
by the side of the tombs
buried in my remembrance
rows by rows
columns by columns
corpses of my friends
of my blood relatives
they departed with their bowels cut
they shared their flesh for their country
and they mixed their blood
in the space of flooding rains
Bright red
my darling
perhaps this is the best free verse poem
that I wrote
perhaps this is a paragraph
in my pass-away speech to be sent to my friends
to Parents, Uncles, Brothers
having lain down
for the words of Freedom, Compassion, Human Rights
My today’s article
you remember
not heavy with animosities
but heavy with loving regrets
for the men sacrificed
for homeland
and extending my emotions
to the hearts
bleeding
the pink tears
You should remember also
there is not a tragedy
because the heroes do not die
for the cheating supports
and the pities
and you should remember
the departure
steady and definite
of the men
having loyal hearts
through
the pink tears!
*
Translated by William Hoang
@@
Mời bằng hữu thân tình nghe lại trầm khúc "Giọt Lệ Hồng"  được nhạc sĩ Vĩnh Điện  phổ nhạc và ca sĩ Tố Lan trình bày trong đêm 30/4/2014 tại Paris . 

Đại Nhạc Hội CLB Hùng Sử Việt


Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa – Chuông gọi hồn ai?

Trước khi qua đời năm 2000 tại California, Học giả Phạm Kim Vinh đã viết 37 cuốn sách (Việt ngữ và Anh ngữ) để đề cao chính nghĩa của người Việt Quốc Gia trong cuộc chiến đấu kéo dài 30 năm (1945-1975) chống lại chủ nghĩa cộng sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.
Trong 37 cuốn sách đã xuất bản tại hải ngoại (1976-1999), ông Phạm Kim Vinh đã dành hai cuốn để viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa: cuốn “Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (1984) và cuốn “Tôn Vinh Cuộc Chiến Đấu Thần Thánh Của Quân Lực VNCH (1999).
Trong hai cuốn sách này, tác giả Phạm Kim Vinh, với bản thân mình cũng từng là một người lính, đã gửi gắm tâm huyết trên hơn 500 trang giấy mà ông muốn người đọc cùng ông đi lại con đường “người lính” VNCH đã đi như những dòng bi phẫn được ông viết trên bìa sau cuốn sách thứ nhất: “Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà Quân lực VNCH đã bình thản đi trong hơn hai chục năm, – con đường  mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân lực VNCH, và sẽ cung cấp cho chúng ta chứng liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân lực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân lực ấy là ‘không chịu chiến đấu’.”
Từ lúc ông Phạm Kim Vinh viết những dòng trên đây đến nay (1984-2016), 32 năm đã trôi qua. Biết bao đổi thay đã diễn ra, bao nhiêu sự thật đã được đưa ra ánh sáng, trong đó có những tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam đã hết còn “mật”. Những sự thật ấy đã được “thế giới bên ngoài” nói lên qua những bài báo, những cuốn sách, những cuộc hội thảo, và những cuốn phim. Những sự thật ấy đã phần nào trả lại danh dự cho Quân lực VNCH.
Dựa trên những sự thật ấy, gần đây nhất, một cuốn phim tài liệu về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Quân Lực VNCH đã được thực hiện, không phải do “thế giới bên ngoài”, mà do chính người Việt ở Mỹ làm.
Cuốn phim này tựa đề là “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”, do Vietnam Film Club thực hiện, song ngữ (nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ), dài một giờ chiếu.
Cuốn phim 60 phút cho một cuộc chiến dài 30 năm và những gì xảy ra trong hơn 40 năm sau đó cho một nghĩa trang với 16 ngàn ngôi mộ của quân đội bên bại trận sẽ nói được gì?

Dĩ nhiên là không nhiều lắm. Nhưng, nó như một tiếng chuông gọi hồn, không phải chỉ cho 16 ngàn chiến sĩ nằm trong một nghĩa trang điêu tàn thảm đạm mà còn cho hàng triệu người đã ngã xuống trong hơn 30 năm trên mọi miền đất nước vì không muốn sống cuộc đời của những con “thú người” mất tự do, nhân quyền, nhân phẩm.
Cuộc chiến đấu bằng súng đạn đã chấm dứt vào ngày 30.4.1975, nhưng chưa chấm dứt trong lòng người, trong tư tưởng và vẫn còn đang diễn ra hàng ngày, không tiếng súng, trên một đất nước được cho là đã “hòa bình” nhưng là “hòa bình của nấm mồ”, là cái chết của Tự Do cho cả một dân tộc.
Thực trạng của “nền hòa bình” ấy người ta có thể nhìn thấy qua hình ảnh trên cuốn phim những ngôi mộ hoang phế, bị đập phá, hương tàn khói lạnh trong một khu đất trước đây được gọi là “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” (NTQĐBH). Cảnh hoang tàn nơi đây tương phản hẳn với những nghĩa trang dành cho tử sĩ phe thắng trận – huy hoàng, tráng lệ.
Một phần của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày nay
Một phần của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày nay
Sự kiện trái ngược này cho thấy không thể so sánh cuộc Chiến tranh Việt Nam (1945-1975) với cuộc Thế Chiến I (1914-1918) và cuộc Thế Chiến II (1939-1945), càng không thể so sánh với cuộc Nội Chiến tại Hoa Kỳ (1861-1865) vì có một khác biệt căn bản không thể bỏ qua: Những cuộc chiến tranh này đã thực sự chấm dứt khi im tiếng súng với sự toàn thắng của chính nghĩa.
Trái lại, cuộc Chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm giữa Thế kỷ 20 đã kết thúc với sự thua bại của chính nghĩa. Vì vậy cuộc chiến ấy chưa chấm dứt và đã chuyển sang một hình thái khác, không có tiếng súng.
Đó là lý‎ do vì sao những kẻ chiến thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu chưa hết sợ sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Họ sợ những người lính phe địch đã buông súng, và sợ cả những kẻ thù đã chết. Họ cần phải xóa bỏ NTQĐBH, dấu tích của một quân đội hùng mạnh đã chiến đấu anh dũng dưới ngọn cờ chính nghĩa Tự Do mà hàng chục triệu dân miền Nam VN vẫn không thôi tưởng nhớ. Chính điều này đã khiến CSVN chưa dám thẳng tay phá hủy NTQĐBH nhưng đã từng bước thực hiện kế hoạch thâm độc mà bước đầu tiên là đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An” và giao cho địa phương quyền quản trị và sử dụng khu đất ấy.
Bước thứ hai là để cho dân địa phương lấn đất nghĩa trang, hủy hoại dần những ngôi mộ, đồng thời cho trồng những loại cây lớn xen kẽ ngay bên cạnh những ngôi mộ. Những hàng cây này nay đã cao hơn đầu người, năm bảy năm nữa NTQĐBH sẽ biến thành một khu rừng và những nấm mồ sẽ không còn nữa, xương thịt bên dưới sau nửa thế kỷ sẽ tan biến vào lòng đất.
Phải là người vô tâm lắm, không dám nói “ngây thơ”, mới không nhìn thấy dã tâm của người cộng sản. Nhưng từ mấy năm gần đây, người ta đã nghe nói nhiều, và tranh cãi nhiều về việc “trùng tu” NTQĐBH dù chưa ai thấy có văn kiện nào cho biết UBND Xã Bình An đã đồng ý ‎ cho ai “trùng tu” Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.
Trong khi đó đã diễn ra những cuộc thăm viếng của các phái đoàn người Việt từ hải ngoại về, kể cả vài viên chức ngoại giao Mỹ và VC, kể cả những cuộc gây quỹ nhân danh “trùng tu NTQĐBH”, dù trên giấy tờ nghĩa trang ấy không còn nữa.
Những hiện tượng ấy đã tạo ra ảo tưởng rằng CSVN đã “thay đổi”, đã “cởi trói” và đồng ‎ý, cho phép “trùng tu NTQĐBH”. Cần phải cảnh giác về ảo tưởng này, vì nó chỉ là… ảo tưởng trong lúc CSVN  muốn mọi người nghĩ như thế, và vì đó là một xảo thuật lừa gạt dư luận mà CSVN quen dùng.
Nhóm làm phim "Hồn Tử Sĩ - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
Nhóm làm phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”
Cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” là một tài liệu “giải ảo”, một tài liệu lịch sử rút ngắn về Quân đội VNCH và về NTQĐBH (xưa và nay) để nhắc nhở mọi người không thể lãng quên, nhất là những thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, để – như lời Học giả Phạm Kim Vinh – “giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân lực VNCH” và ghi ơn những chiến sĩ của quân lực ấy, nhất là những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu chống lại kẻ thù chung của dân tộc và nhân loại, kẻ thù của Tự Do và Tình Người.
Ngay ở đầu cuốn phim, Thiếu tá Richard Botkin, tác giả cuốn Ride the Thunder, đã nói “người cộng sản không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ” (the communists never forget and never forgive). CSVN đã phải trả giá rất đắt trong cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam VN vì sự chiến đấu dũng cảm trong suốt 20 năm của Quân lực VNCH. Cộng sản không bao giờ quên điều ấy và không bao giờ tha thứ.
Nhưng người CSVN cũng không nên quên rằng cái gọi là “Đại thắng mùa xuân” năm 1975 không phải là chiến thắng cuối cùng. Cái thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu trước một quân đội đã bị trói tay chưa trả lời dứt khoát câu hỏi “ai thắng ai”. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-sô, cái nôi của CSVN, đã mồ yên mả đẹp từ một phần tư thế kỷ trước. CSVN không thể tồn tại mãi để trả thù những người đã chết.
Muốn được nhẹ tội khi ngày phán xét cuối cùng đến để trả lời câu thách thức “ai thắng ai”, CSVN nên bắt đầu sám hối là vừa, trước tiên là tạ tội với những người đã chết, ngưng ngay kế hoạch xóa bỏ NTQĐBH. Bằng không, ngày luận tội sẽ không tránh khỏi những bản án nặng nề, mà cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa có thể được dùng như một bằng chứng buộc tội. (*)
Virginia, ngày 8.9.2016
Sơn Tùng
(*) Phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, sẽ được chiếu ra mắt (giới thiệu và phát hành) tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia, ngày Chủ Nhật 16.10.2016