Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Hẹn Ngày Về


Tiết mục "Hẹn Ngày Về" do CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn
 trong Đại Nhạc Hội CLB HSV "Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông"

Đánh Tống Bình Ngô

Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thương Tiếc Việt Mỹ

Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thương Tiếc

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ



Lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ sẽ diễn ra vào trưa Chủ Nhật tại công Veterans Park ở Arlington, Texas. Hơn 1,000 người được dự đoán sẽ đến dự lễ. Điêu khắc gia là một cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam. Ông nói rằng tượng đài là điều đẹp nhất mà người ta có thể làm để vinh danh những người lính Việt Nam Cộng Hòa từng chiến đấu cùng người Mỹ chống quân cộng sản. (Hình: WFAA)
ARLINGTON, Texas - Sau ba năm vận động ráo riết và chờ đợi trong niềm hy vọng, một đài vinh danh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cùng với chiến sĩ Mỹ sắp được khánh thành tại thành phố Arlington ở bắc Texas.
Vào ngày thứ Tư vừa qua, một chiếc xe tải đã chở hai bức tượng riêng biệt được đúc bằng đồng cao 8 feet (2.4 mét) đến công viên cựu chiến binh Veterans Park. Một tượng cầm súng là biểu tượng một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tượng thứ nhì là một chiến sĩ Hoa Kỳ. Sau khi được đặt trên bệ, hai tượng được đứng sát bên nhau trong một tác phẩm điêu khắc của một người lính từng chiến đấu tại Việt Nam. Lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật cuối tuần này.
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản tại Việt Nam hơn 40 năm trước đây, khoảng 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hơn 300,000 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh mạng sống. Đó là chưa kể các quân nhân thuộc lực lượng đồng minh từ Úc và Nam Hàn đã tử trận trên đất nước Việt Nam. Sau khi chiếm miền Nam, người cộng sản đã phá hủy hết thảy các biểu tượng mang hình ảnh của người lính miền Nam.



(Hình: WFAA)

Trên toàn nước Mỹ, tuy có cả trăm đài tưởng niệm sự hy sinh của lính Mỹ ở các thành phố lớn cũng như thị xã nhỏ, chỉ có vài nơi có đài tưởng niệm vinh danh sự chiến đấu chung của người Việt cùng với người Mỹ, mà được biết đến nhiều nhất là đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, Nam California.
Nay tượng đài tại Arlington, một nơi nằm giữa Dallas và Forth Worth sẽ là một biểu tượng ghi ơn những người lính từng chiến đấu chung với nhau, và tử trận cho lý tưởng tự do trên một mặt trận ngăn chặn làn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với mưu đồ thôn tính toàn thế giới hơn nửa thế kỷ trước.

Điêu khắc gia Mark Austin Byrd và vợ của ông đã được chọn để tạo tác phẩm hai người lính cầm súng chống giặc Việt Cộng để bảo vệ người dân miền Nam. Ông nói với đài CBS DFW như sau về tượng đài vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, “Tôi nghĩ đây là một trong những điều đẹp nhất [mà chúng ta có thể làm] dành cho những người lính mà chúng ta không hề biết đã hy sinh ở một quốc gia mà chúng ta chưa hề tới.”

Sự việc dựng được tượng đài Việt Mỹ này một phần lớn là do nỗ lực của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài (tên tiếng Anh trên giấy tờ hành chánh là The Heroes of South Vietnam Memorial Foundation, Viện Tưởng Niệm Những Anh Hùng Miền Nam Việt Nam). Ủy Ban đã vận động được nửa triệu Mỹ kim cho dự án xây đài tưởng niệm trong ba năm qua.

Một số người Việt, mà trong đó có các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa lớn tuổi, đã đến xem hai bước tượng được xe chở đến và dựng lên hôm thứ Tư, 21 tháng 10, 2015. Trong những người này có Bác Sĩ Đàng Thiện Hưng, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, và ông Bùi Quang Thống, một thành viên trong Ủy Ban.

Điêu khắc gia Byrd cho biết các cựu quân nhân đã cùng ông bàn luận rất kỹ về tượng đài hai người lính Mỹ và Việt, kể cả việc chọn súng, hướng của súng và tư thế của hai quân nhân. Ông Byrd từng là một phi công lái trực thăng tác chiến cho Thủy Quân Lục Chiến trong cuộc chiến Việt Nam. Vì vậy tượng đài này mang nhiều ý nghĩa đối với cá nhân ông.

Trên tượng người lính Mỹ (đứng bên phải đối diện người xem) có một thẻ bài ghi tên tuổi của quân nhân. Ông Byrd nói với đài WFAA tại Dallas rằng thẻ bài này là gợi nhắc một đồng đội của ông đã không bao giờ trở lại. Khuôn mặt của người lính Mỹ được ông tạo dựa theo một hình ảnh mà ông từng thấy, ghi lại nét mặt gan dạ của một phi công vừa thoát hiểm sau bị bắn rơi.

Ông Byrd tâm sự với đài WFAA về thời gian chiến đấu tại miền Nam Việt Nam, “Tôi đã từng mất niềm tin về ý nghĩa của cuộc chiến. Thế rồi một ngày kia, một chuyện đã xảy ra khiến cho tôi biết rằng mình đang trong một sứ mạng có chính nghĩa.” Ông kể rằng sau một cơn mưa lớn, nước cuốn trôi đất, ông thấy tận mắt một mồ chôn tập thể của dân làng bị sát hại bởi lực lượng Việt Cộng.

Vợ chồng Byrd cùng nhiều cựu quân nhân Mỹ cũng như cựu quân nhân VNCH sẽ có mặt tại lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài sẽ tổ chức lễ khánh thành vào lúc 2 giờ trưa Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015, tại Arlington Veterans Park, số 3600 W. Arkansas Lane, Arlington, TX 76016.



(Hình: CBS DWF)

(VienDongDaily.Com - 22/10/2015) 

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Việt Nam Ơi

Phim tài liệu Vietnamerica



Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ

image
Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu chuộng và khát khao tự do.

Một bộ phim tài liệu nói về những thuyền nhân Việt Nam vực dậy sau đau thương từ những chuyến vượt biển tìm tự do đầy nghiệt ngã tới những thành tựu rực rỡ đóng góp cho quê hương thứ hai sau 4 thập niên tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ được ra mắt ở thủ đô Washington DC ngày 17/10/15 đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.

image
Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu chuộng và khát khao tự do.

Một phân đoạn trong phim dài 18 phút được trích ra dự thi các liên hoan phim quốc tế đã dành được một số giải thưởng và được chọn trình chiếu tại 15 buổi liên hoan phim trên thế giới.

image
Đạo diễn Scott Edwards (phải) và Nhà sản xuất Nancy Bùi tức Triều Giang (phía sau bên phải).
Bộ phim gợi nhớ biến cố 30/4/75 khiến hơn 2 triệu dân Việt bỏ nước ra đi, tạo nên một trong những làn sóng thuyền nhân lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển vì bão, vì đói, hay vì hải tặc.

Trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, 3 khán giả trẻ trong cộng đồng tị nạn chính trị lớn nhất tại Mỹ đã xem qua Vietnamerica khi phim được ra mắt tại thành phố họ sinh sống sẽ chia sẻ với chúng ta những ấn tượng về bộ phim và ý nghĩa của nó đối với lịch sử thuyền nhân Việt Nam cũng như đối với các thế hệ người Việt tị nạn. Trà Mi xin giới thiệu khách mời của chương trình: Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminister bang California, nơi có đông người Việt sinh sống nhất nhì nước Mỹ; anh John Hùng Vũ hoạt động trong ngành bảo hiểm tại Denver bang Colorado; và chị Christine Quỳnh Nguyễn kinh doanh địa ốc ở Houston bang Texas.

image
Chrisine Quỳnh: Ba của Christine là đại úy an ninh quân đội. Khi mất nước, ba bị ở tù 11 năm. Tuổi thơ của Christine không hy vọng, không tương lai. Christine trải qua thời niên thiếu rất khổ cực. Vì thế, khi xem phim Vietnamerica, Christine rất xúc động khi thấy nhiều người phải trải qua giữa cái sống và cái chết vì hai chữ tự do. Cuốn phim này khích lệ tinh thần chúng ta khi nhìn lại tại sao chúng ta có mặt ở đây, chúng ta phải cố gắng thế nào để không hổ thẹn với những người đã đi trước.Trà Mi: Anh Hùng là một thuyền nhân, anh có nhìn thấy chính mình và người thân của mình qua những phút phim tài liệu này không?

Hùng Vũ: Xem cuốn phim gợi lại quá khứ mình đã đi qua, không biết làm sao diễn tả được vì nó làm sống lại những phút giây đối đầu với tử thần khi mình trên con thuyền nhỏ rời Việt Nam đi tìm tự do.

Trà Mi: So với các phim tài liệu khác về lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Vietnamerica có điểm nào đặc biệt nổi bật?

Tạ Đức Trí: Bộ phim này đã lột tả hết tất cả sự hy sinh và cái giá mà các thuyền nhân Việt Nam đã trải qua trên hành trình tìm tự do. Ưu điểm của bộ phim là các nhân vật trong phim không cần phải đóng. Họ đều là những chứng nhân minh chứng cho những kinh nghiệm kinh hoàng. Đây là một bộ phim có thể đánh động được lương tâm của thế giới.

image
Ông Trần Tú Thanh, một nhân vật trong phim Vietnamerica nói: "Chúng tôi đã mất tất cả. Chúng tôi đã mất nước. Mất tài sản. Mất các thành viên trong gia đình. Và tuổi trẻ của tôi. Tất cả tuổi trẻ của tôi sau 15 năm tù cộng sản."

Trà Mi: Người Việt đã trải qua quá nhiều thương đau và nước mắt và một số phụ huynh lưỡng lự không muốn cho thế hệ trẻ thấy những điều tàn khốc ấy qua các bộ phim tài liệu. Là thế hệ trẻ, các anh chị chia sẻ thế nào về điều này?

Tạ Đức Trí: Tôi cũng hiểu suy nghĩ của các phụ huynh. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, các em nên xem những bộ phim về chính nguồn gốc của mình để hiểu lý do cộng đồng người Việt có mặt và phát triển tại Mỹ cũng như hiểu giá trị của sự tự do mà thế hệ đi trước đã phải trải qua.

Trà Mi: Có ý kiến cho rằng chiến tranh đã chấm dứt 4 thập niên, Việt-Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ 20 năm nay thì nhắc nhớ những nỗi đau đó để hận thù dai dẳng có ích lợi gì đâu, hãy để thế hệ trẻ hướng tới chân trời sáng lạng phía trước. Với quan điểm đó, các anh chị có suy nghĩ thế nào?

Tạ Đức Trí: Tuy nhiên, Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa có nhân quyền-tự do, các nhà tranh đấu dân chủ trong nước vẫn đang bị đàn áp, bắt bớ. Với chính sách độc tài của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, tập thể người Việt tị nạn tại hải ngoại không thể nào làm ngơ, không quan tâm. Vì vậy, sự ra đời của bộ phim càng làm cho chúng ta quan tâm nhiều hơn về thực trạng tại Việt Nam, cố gắng nhiều hơn nữa để tranh đấu với hy vọng Việt Nam sẽ sớm có tự do-dân chủ trong tương lai.

Trà Mi: Khát vọng nào cũng có cái giá của nó, khát vọng tự do cũng vậy, vì sao phải nêu bật cái giá của tự do. Nếu có một người trẻ nêu câu hỏi này, chị Christine sẽ trả lời thế nào?

Christine Quỳnh: Chúng ta phải đề cao tinh thần bất khuất của người Việt để cho thế hệ mai sau hiểu nguồn gốc sự có mặt của chúng ta ở đây và những giá trị chúng ta có được hôm nay không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải nên trân quý.

Trà Mi: 90 phút phim dĩ nhiên không thể khắc họa lại tất cả những nghiệt ngã, những mất mát đau thương để đánh đổi lấy tự do. Qua lăng kính Vietnamerica, các anh chị thấy những khía cạnh nào đã được soi rọi đầy đủ và những khía cạnh nào cần lột tả thêm để thế hệ sau được nhìn rõ một bức tranh toàn cảnh, trực diện về lịch sử thuyền nhân tị nạn Việt Nam?

image
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ câu chuyện trong phim VietnAmerica.

Hùng Vũ: Bộ phim đã nói lên được khát vọng của con người cần được tự do. Là một thuyền nhân, mình nghĩ nếu cuốn phim có thể nói thêm về hành trình tìm tự do gian khổ, khó khăn như thế nào thì sẽ xác thực hơn ý nghĩa của việc đi tìm tự do.

Trà Mi: Bộ phim ra mắt giữa bối cảnh các mốc kỷ niệm lịch sử và giữa cuộc khủng hoảng người tị nạn trên thế giới. Là một người tị nạn Việt Nam, từ bộ phim này, các anh chị muốn chia sẻ thông điệp gì tới những người tị nạn trên thế giới”?
Tạ Đức Trí: Tất cả người tị nạn đều có khát vọng tìm tự do, mưu cầu hạnh phúc tương lai. Với khát vọng đó, chúng tôi rất hy vọng rằng các quốc gia sẽ chào đón, giúp đỡ người tị nạn. Hai chữ tự do sau thế kỷ 21 này vẫn là một thứ trân quý nhất cho nhân loại. Cũng vì hai chữ tự do mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã vươn lên hình thành và phát triển.

Trà Mi: Khát vọng tự do cho bản thân và gia đình giờ đã đạt thành, với những người còn đang hướng tới nó, các anh chị có thể làm gì để có thể truyền tiếp khát vọng của họ?

Christine Quỳnh: Ước mong rằng khi thành công ở Mỹ, chúng ta nên truyền bá lại cho con cháu mình có được tinh thần giống thế hệ của chúng ta, lúc nào cũng phấn đấu.

image
Nhà văn Dương Thu Hương kể lại cuộc sống dưới chế độ cộng sản trong VietnAmerica.

Tạ Đức Trí: Tập thể người Việt hải ngoại chúng ta luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chúng ta hãy tiếp tục chia sẻ những thông tin cần thiết về một chính thể tự do thật sự. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể chia sẻ cho đồng bào trong nước về một bộ máy chính trị tự do, dân chủ bầu cử để người dân trong nước hiểu được thế nào là tự do-dân chủ thật sự, giá trị của một nền chính trị dân chủ quan trọng như thế nào để giúp cho quốc gia đó phát triển một cách toàn diện.  Chúng ta thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau 40 năm vẫn áp dụng chính sách độc tài , đàn áp tôn giáo, bắt bớ trí thức trẻ. Người trí thức trong nước chưa thể nói lên sự quan tâm của mình về hiện trạng đất nước thì thử hỏi làm sao Việt Nam có thể phát triển một cách toàn diện? Cho nên, chúng tôi rất hy vọng các bạn trẻ trong cộng đồng tại hải ngoại hãy quan  tâm nhiều hơn nữa về tình hình Việt Nam. Sự dấn thân của các bạn là một động lực hỗ trợ thêm cho giới trẻ trong nước. Chúng tôi biết nhiều bạn trẻ trong nước hiện nay cũng rất quan tâm về sự tự do-dân chủ trong nước chưa có và các bạn cũng có khát vọng để thay đổi. Chúng tôi xin đồng hành với các bạn trẻ tại Việt Nam để tranh đấu cho hai chữ tự do.

Trà Mi: Thông điệp về khát vọng tự do đó cũng chính là điểm nhấn của bộ phim tài liệu Vietnamerica mà 3 khán giả trẻ tham gia chương trình hôm nay đã cảm nghiệm và chia sẻ với thính giả đài VOA. Cảm ơn các anh chị rất nhiều.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

ĐẠI NHẠC HỘI HÙNG SỬ VIỆT KỲ 12



Tổ Tiên Oai Hùng Con Cháu Hãnh Diện



ĐẠI  NHẠC HỘI HÙNG SỬ VIỆT KỲ 12
CHỦ ĐỀ
SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
ĐỜI ĐỜI BẤT KHUẤT, NỐI DÒNG SỬ XANH

THIỆP MỜI
INVITATION

Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt trân trọng kính mời
Nhóm Thực Hiện TĐ VN tại Hải Ngoại  
tham dự Đại Nhạc Hội HSV kỳ 12 - 10-25-2015, tại:
You are cordially invited to the 12th Vietnamese Cultural and Historical Annual Performances at:
Trung Tâm Văn Hóa Viêt Nam
14171 Newland St, Westminster, CA 92683
Trường Việt Ngữ - Sân Khấu chính của Trường (Warner Middle School)
Khai mạc đúng  2:00 PM CHỦ NHẬT 10-25- 2015
Starting at 2:00 PM – Sunday 10-25-2015

Sponsored by Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam  
Vào Cửa Miễn Phí 

Ban Tổ chức:  Song Thuận - Bích Huyền - Thy Linh - Quỳnh Hoa - Minh Trì- Bửu Trâm - Dạ Lan - Phương Lê - Ngọc Vân - Sơn Đinh - Đỗ Trọng Thái-Oanh Đinh - Trina - Phối hợp 10 Hội Đoàn & Vũ Đoàn Việt Cầm.
* MC: Minh Phượng, Nguyễn Văn Khoa, Đại Dương, Uyn Diễm.
  Trân Trọng Kính Mời  

CHƯƠNGTRÌNH

Nghi Lễ:
* Nghi Lễ Chào Cờ Việt - Mỹ - Phút Mặc Niệm.
* Lời Mẹ Âu Cơ
* Giới thiệu Ban Tổ Chức - Hội Đồng Điều Hành - HSV San Diego & Diễn văn khai mạc.
* Cám ơn: Trường Việt Ngữ  Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, Các Đài Truyền hình, Truyền thanh, Báo chí, ký giả  & Giới thiệu, cám ơn Hội Đoàn Ban tham gia  & Khách mời đặc biệt.

Văn Nghệ: Hội Đoàn tham gia (không theo thứ tự tiết mục)
* Hùng Sử Việt California .       * GĐ Việt Ngữ Tự Lực.
 * CHS Liên Trường Pleiku        * CNS Lê Văn Duyệt
* Hùng Sử Việt San Diego          * CNS Trưng Vương
* Ban VN & Kịch HSV-CA         * TT Văn Hóa Việt Nam                  
* CHS Bưởi-Chu Văn An            * Ban Tù Ca Xuân Điềm
* CNS Gia Long                       * Vũ Đoàn Việt  Cầm
                                                                         
 Liên Lạc: TTVH VN (Huỳnh Phổ) (714) 894-6319, Song Thuận 949-786-6840, Đinh Thái Sơn (661)-932-2255, Đỗ Trọng Thái (562)-587-7698,   Bích Huyền (714)-573-9817,  Nguyễn Văn Khoa (714)-878-7409, Phương Lê (714)-775-5583, Quỳnh Hoa (714)-425-4278, Thy Linh (714)-267-8106, Ngọc Vân ((714)-351-6142
  Dạ Lan (714)-895- 7182  Bửu Trâm  (714)-262-0251 


Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Người lính Mỹ và lá cờ Việt Nam Cộng Hòa


 Con trai tỷ phú Mỹ : từng bỏ học tham gia chiến tranh Việt Nam vì ghét cộng sản !

12074910_916026141805806_3789886471893447201_n

12066042_916026148472472_2111396085505927189_n


Ông John T Walton là con trai 1 tỷ phú Mỹ , cha của ông là chủ nhân của thương hiệu Walmart nổi tiếng thế giới .
Ông John Walton sanh năm 1946 . Năm 1968 , ông đang theo học đại học tại College of Woodster thì ông được xem trên TV trận chiến Mậu Thân . Nhìn thấy cảnh CSVN nã đạn pháo cối vào nhà dân lành , giết hại hàng ngàn người ở Huế và Saigon , bao gồm trẻ em , người già và phụ nữ , đãkhiến cho ông rất phẫn nộ !

Ông John Walton quyết định bỏ học ngang , tình nguyên tham gia quân đội Mỹ và xin được sang Viêt Nam tham chiến . Mặc dù là người thừa kế gia tài hàng chục tỷ đô la của cha , ông Walton vẫn sẵn sàng từ bỏ để sang Việt Nam chiến đấu chống cộng sản , bảo vệ cho nền độc lập , tự do , dân chủ của người dân miền Nam .
Đến Việt Nam , ông tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Mũ Xanh ( Green Berets ) chuyên làm những phi vụ nguy hiểm nhất . Ông Walton chuyên lái máy bay , trực thăng và làm cả công tác quân Y . Ông tham gia nhiều trận đánh và được thưởng huy chương Ngôi Sao Bạc vì lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu kiên cường của mình .

12108111_916026155139138_1626037280100795127_n

Sau khi Mỹ quyết định rút quân , ông Walton trở về nước và làm việc cho công ty Walmart của cha , và trở thành 1 trong 10 tỷ phú giàu nhất thế giới với tài sản trên 47 tỷ đô Mỹ .
Cho đến ngày mất , ông Walton vẫn luôn nói đến thời gian chiến đấu ở Việt Nam của mình là 1 khoảng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời , và ông vẫn còn giữ trong văn phòng của mình lá cờ vàng ba sọc đỏ .
VNCH đã từng có những con người tuyệt vời như vậy chiến đấu vì nó . Ấy vậy mà lại có những người , thành công và thành danh nhờ được sống và được đào tạo bởi chế độ nhân bản này , lại quay ra thờ CS , đầu hàng quân cướp nước và bán nước , coi rẻ lá cờ Tổ Quốc của mình ! Thật là đáng xấu hổ thay !
Xin cám ơn ông John T Walton và gia đình và xin chúc cho ông mãi mãi được yên nghỉ . ( Ông Walton đã qua đời năm 2005 ) .


History:

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc hội Mỹ


000_Was8944224-622.jpg
Thứ Tư ngày 8 vừa qua, lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam, mà quân đội Mỹ từng tham chiến bên cạnh quân đội miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên được cử hành trọng thể tại Capitol Visitor Center thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.

58.000 binh sĩ Mỹ hy sinh

Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư năm 1975 sau khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút về nước theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, là cuộc chiến tốn nhiều giấy mực và không biết bao nhiêu tranh cãi cũng như bất đồng về sự tham chiến của người Mỹ 50 năm trước.
Đã có 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, hàng trăm ngàn người trở về với thương tích trên thân thể và nỗi đau trong tâm hồn của người lính bị cho là tham dự không chính đáng vào một cuộc chiến ở một đất nước khác ngoài Mỹ quốc.
Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng Bảy 2015, bốn hôm sau Lễ Độc Lập July 4th, quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tổ chức buổi lễ kỷ niệm chính thức, mời những cựu chiến binh Hoa Kỳ thuộc các binh chủng từng chiến đấu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1960, để nói lên lời cảm ơn đồng thời ghi nhận sự hy sinh cao cả của những lính chiến đó.
Đây là sự kiện được bảo trợ bởi các viên chức hành pháp hàng đầu như đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ashton Carter, cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel. Phía lập pháp có các vị dân cử thuộc lưỡng đảng trong quốc hội như chủ tịch hạ viên John Boehner, thượng nghị sĩ Mitch McCornell, thượng nghị sĩ Harry Reid, nữ dân biểu Nancy Pelosi cùng một số đại diện dân cử các tiểu bang Virginia, Connecticut, Florida, Georgia.
Về sự kiện hôm nay, điều đáng chú ý tôi muốn nói là đã có một số viên chức Việt Nam đến văn phòng của tôi ngày hôm nay, có nghĩa là quan hệ Viêt Nam Hoa Kỳ đã thực sự thăng tiến một phần không chỉ do sự đe dọa từ phía Trung Quốc mà chính là nhờ sự hòa giải chẳng khác nào buổi tưởng niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam hôm nay.
-TNS John McCain
Chỉ ghé qua vài phút trước khi buổi lễ khai mạc, thượng nghị sĩ John McCain, cựu phi công thời chiến Việt Nam mà máy bay do ông cầm lái bị bắn rơi tại miền Bắc và ông đã bị tù 5 năm trong Hỏa Lò ở Hà Nội, phát biểu với đài Á Châu Tự Do:
“Khi tôi trở về nước trong tư cách một tù nhân chiến tranh thì may mắn tôi đã không bị sự đón tiếp lạnh nhạt như những cựu chiến binh đồng đội của trở về từ Việt Nam trước đó. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ước mong giá mà họ trở về và được đón tiếp được vinh danh như những người con đi xa đã phục vụ cho tổ quốc của mình.
Về sự kiện hôm nay, điều đáng chú ý tôi muốn nói là đã có một số viên chức Việt Nam đến văn phòng của tôi ngày hôm nay, có nghĩa là quan hệ Viêt Nam Hoa Kỳ đã thực sự thăng tiến một phần không chỉ do sự đe dọa từ phía Trung Quốc mà chính là nhờ sự hòa giải chẳng khác nào buổi tưởng niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam hôm nay.”
Rất nhiều cựu chiến binh đã cùng gia đình đến tham dự. Đa số đều có tuổi. Có người đi đứng tương đối còn nhanh nhẹn, có người phải chống gậy và có người ngồi xe lăn.
Đến sớm nhất có lẽ là cựu chiến binh Charles Goodin:
“Năm 1968 tôi đóng quân tại một nơi có tên là làng Phong Điền. Đến năm 1969 thì tôi ra Đà Nẵng, nghĩa là bất cứ nơi nào tôi phải đi, những căn cứ không quân xa gần.
Tôi cảm kích về sự kiện hôm nay, chưa hiểu chuyện gì sắp xảy ra nhưng hãy cứ đợi xem sao. Tôi thực sự ngạc nhiên nhưng cũng thật tự hào có mặt ở đây hôm nay.”
Cựu chiến binh Ben Petrone ngồi trên xe lăn do vợ đẩy, chừng như không dấu được nỗi xúc động:
“Thật tuyệt vời, cảm ơn rất nhiều, không gì có thể so sánh được. Sau một thời gian dài thì bây giờ tôi chỉ có thể nói được rằng trước kia nhiều người Mỹ đã hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam mà chúng tôi là những người từng tham chiến. Đáng tiếc những người phản chiến đó đã bị hướng dẫn thông tin một cách sai lạc.”
Tiếp lời chồng, bà vợ cựu chiến binh Ben Petrone:
“Tôi lấy làm tự hào và cảm kích nữa khi có mặt nơi đây, bởi vì tôi nhớ la6i hồi thập niên 60s trở đi những người lính trẻ trở về từ Việt Nam, trong đó có chồng tôi, đã bị đối xử bất công như thế nào. Với tôi khi đó mọi sự đáng lẽ không nên diễn ra một cách tồi tệ như vậy, cho nên cảm tưởng hôm nay là một sự bù đắp rất đáng có.”

Đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn

000_Was8944225-400.jpg
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 8/7/2015. AFP PHOTO.
Mở đầu buổi lễ, chủ tịch hạ viện John Boehner mời tất cả những cựu chiến binh hiện diện trong kháng phòng đứng dậy. Trong tiếng vỗ tay vang dội của gần một ngàn người tham dự, ông John Boehner ngỏ lời tri ân những chiến sĩ mà nay tuổi đã xế chiều. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp, kéo dài và gây nhiều tranh luận nhất, ông nói, những chiến sĩ hải lục không quân cũng như bộ binh Mỹ khi còn là những thanh niên trai tráng đã can đảm nghe theo mệnh lệnh quân ngũ dấn thân vào một cuộc chiến đắt giá trên nhiều nghĩa. Theo ông, đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn một thế hệ trẻ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng tự do mà giá trị của nó luôn được ghi nhận.
Góp lời tri ân những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam 50 năm về trước, dân biểu Jeff Miller tiểu bang Florida, cũng là người giới thiệu cuốn video có tên Đất Nước Ghi Ơn với những hình ảnh sống động, hào hùng nhưng không kém phần gian khổ của binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam 50 năm về trước.
Hầu như mỗi thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên ở đất nước này, ông nói, đều được giao một trọng trách nào đó để vinh danh và bảo vệ quốc gia. Thế nhưng, ông khẳng định, không một thế hệ nào giống thế hệ những cựu chiến binh đã chiến đấu tại Việt Nam, đã nhận lãnh một sứ mạng quá tầm tay của mình, một trách nhiệm và một mệnh lệnh chiến đấu không hoàn toàn được sự ủng hộ của mọi giới ở Hoa Kỳ. Họ đã đi, đã vào sinh ra tử, đã nằm xuống trên miền đất xa xôi mà rất nhiều người Mỹ thời đó không biết tới. Và nếu không chết, không bị tù tội mà còn sống trở về thì họ đã phải chịu đựng những lời chê trách nặng nề hay là bị quên lãng đi. Những chuyện như thế ngày hôm nay không còn nữa, những chuyện không hay ho như thế phải chấm dứt, phải trả lại sự xứng đáng và công lý cho những cựu chiến binh Việt Nam, dân biểu John Boehner kết luận.
Sau cùng thì giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi nhắc lại là đã có phần trể nãi lắm rồi nhưng theo lời những diễn giả phát biểu hôm nay rằng dù muộn còn hơn không thì tôi cũng phải nói lời cảm ơn đối với họ.
-Ông Jeff Dombroff
Tiếp đó là phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, trước khi giới thiệu đến mọi người vị tiền nhiệm của ông là cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, một cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến Việt Nam mấy chục năm trước.
Cảm tưởng của những cựu chiến binh sau buổi lễ kỷ niệm 50 năm quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam như thế nào. Ông Jeff Dombroff, đến từ Warrington, Virginia:
“Năm nay tôi đã 71 rồi, lúc đó tôi là phi công thuộc binh đoàn trực thăng vận Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tôi trở về nước năm 1968, đúng vào năm xảy ra vụ tổng công kích của Hà Nội ở Huế.
Các cưu chiến binh Hoa Kỳ tham dự buổi lễ
Các cưu chiến binh Hoa Kỳ tham dự buổi lễ

Phải nói là muộn quá, tôi tin rằng chúng tôi là những cựu chiến binh đích thực trước khi danh xưng này trở thành thời thượng. Bây giờ mới được ghi nhận thì quả là có phần muôn màng để mà nhớ lại hàng trăm hàng ngàn lính chiến Mỹ đã tới Việt Nam để giúp đỡ và chiến đấu cho tự do và đã hy sinh ở đó.
Sau cùng thì giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi nhắc lại là đã có phần trể nãi lắm rồi nhưng theo lời những diễn giả phát biểu hôm nay rằng dù muộn còn hơn không thì tôi cũng phải nói lời cảm ơn đối với họ.”
Cựu binh sĩ Stacey Smith, phi công trực thăng ở chiến trường Việt Nam từ 1970 đến 1971, căn cứ không quân Cần Thơ:
“Không có gì, cảm ơn về sự ghi nhận, muộn quá rồi nhưng dù sao chúng tôi cũng mang ơn quí vị. Khi đó chúng tôi là những người lính trẻ có một nhiệm vụ phải hoàn thành, phải làm tất cả những gì tốt nhất trong trách nhiệm của mình. Tôi đã nghe những diễn giả hôm nay nói rằng trách nhiệm mà chúng tôi cưu mang lúc đó trong cuộc chiến Việt Nam là những gì không thể thay thế, không thể diễn tả mà chỉ có thể cảm nhận, hiểu và tri ân. Thực sự chiến tranh không phải chuyện vui mà nó là điều người lính chiến phải nhận lãnh và khi đất nước kêu gọi thì chúng tôi phải đáp lời.”
Cựu chiến binh Howard Garder: “Tôi phục vụ ở Việt Nam năm 1975 thời gian rất gần cuộc di tản khi Saigon thất thủ. Hôm nay tôi thấy mình cần ngỏ lời cảm ơn vì được tri ân vừa cảm thấy nhớ đồng đội của mình thật nhiều. Năm mươi năm rồi còn gì, nhiều đồng đội nam nữ của chúng tôi không còn sống để đến với sự kiện này mà đáng lẽ phải diễn ra sớm hơn. Tuy nhiên điều an ủi là có một số gia đình vợ con các cựu chiến binh còn sống hay quá cố được mời tới đây và được nghe những viên chức chính phủ ghi nhận công lao cùng sự hy sinh của cha ông mình.”
Đó là diễn biến buổi lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam, lần đầu tiên được tổ chức trọng thể tại quốc hội Hoa Kỳ nhằm tri ân và cảm ơn những chiến binh Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Thanh Trúc tường trình từ Điện Capitol, Washington DC.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Tượng Đức Trần Hưng Đạo ở
bến Bạch Đằng - Sài Gon

Miếu Thờ Đức Trần Hưng Đạo - Sài Gòn

Trần Hưng Đạo: Anh Hùng Dân Tộc,
Thiên Tài Quân Sự Thế Giới
Nhân ngày tường niệm lần thứ 709 của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, xin ghi lại những giòng 
tưởng nhớ về công ơn to lớn của Ngài đối với tổ quốc Việt Nam, và cũng là một trong 10 
danh tướng của thế giới. Nơi Ngài bao nhiêu là bài học cho hậu thế trong công cuộc giữ 
nước và xâu dựng đất nước.
HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤNĐệ nhất anh hùng Dân Tộc,
Một trong Mười vị nguyên soái tài ba nhất thế giới
Tác giả: Trần Nhân Quyền

Vào những năm 1200, đế quốc Mông Cổ bao trùm từ Á sang Âu. Quân Mông Cổ ba lần đem 
đại quân xâm lấn Đại Việt (quốc hiệu Việt Nam thời bấy giờ) vào những năm 1258, 1285, và 
1288 nhưng đều bị quân Đại Việt đánh bại. Những chiến thắng hiển hách đó là do đại công 
của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1984, các nhà bác học và quân sự thế giới 
họp tại Luân Đôn, Anh Quốc đã đánh giá Trần Hưng Đạo là một trong 10 nhà quân sự tài 
ba nhất thế giới.

Người đời qua bao thế hệ sùng kính Ngài phong Thánh- Đức Thánh Trần. Nhân dân không 
gọi trực tiếp tên của ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh 
Trần, và đền thờ của ngài có trên khắp miền đất nước, Việt Nam Cộng Hoà trước đây tỏ 
lòng tôn kính đã in hình Đức Thánh Trần lên tờ giấy bạc $500. Hằng năm dân chúng khắp 
nơi ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm vào ngày Ngài mất, ngày 20 tháng 8 âm lịch tức vào 
khoảng ngày 8 tháng 10 dương lịch hàng năm.
Ngành Hải Quân và Hàng Hải VNCH tôn Ngài làm Thánh Tổ. Năm nay , người Việt hải ngoại 
nhiều nơi làm lễ tưởng niệm Thánh Tổ Trần Hưng Đạo – Xin ghi lại thân thế và thành tích 
của Ngài để tỏ lòng tôn kính vị anh hùng dân tộc.
Thân thế Đức Trần Hưng Đạo:

Tên thật của Đức Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Tuấn, năm sinh của Ngài không rõ (có tài 
liệu cho rằng là năm 1228, nhưng cũng có tài liệu cho là năm 1230, hay 1231) (1). Ngài sinh 
ra tại làng Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; nguyên quán của Ngài 
là làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thân phụ của ngài là An Sinh Vương Trần 
Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông  huý là Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của triều đại nhà 
Trần (1225-1258). Mẹ ngài là Thiện Đạo Quốc Mẫu húy Nguyệt. Tháng 2, năm 1251 ngài 
kết hôn với Công Chúa Nguyên Thành tức Nguyên Từ quốc mẫu sinh được 4 trai và một 
gái, ngoài ra còn có người con gái nuôi,

- Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn : võ tướng.

- Minh Hiến Vương Trần Quốc Uất: võ tướng.

- Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng: võ tướng, cha vợ của Trần Anh Tông

- Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện: võ tướng, nhà khai khẩn đất đai.

- Khâm Từ hoàng hậu: vợ vua Trần Nhân Tông

- Anh Nguyên quận chúa: con nuôi của Trần Hưng Đạo, vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão

Năm lên 4-5 tuổi, Trần Quốc Tuấn theo cha là An Sinh Vương Trần Liễu (lúc đó là Khâm 
Minh Thái Vương) bị đày đến Ái Châu, nơi giam cầm trọng tội. Trưởng công chúa là Thụy 
Bà thương anh cả mình vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là vua Trần Thái Tông nhận Trần 
Quốc Tuấn làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói của triều đình, Trần 
Quốc Tuấn được công chúa Thụy Bà gửi tại chùa Phật Quang làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, 
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhờ trụ trì chùa này dạy dỗ cho tới năm ông lên 10 tuổi.
Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, học thông hiểu 
rộng, văn võ song toàn. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với em tức 
vua Trần Thái Tông-Trần Cảnh. Vì thế Trần Liễu mang lòng hậm hực, tìm khắp những 
người tài nghệ để dạy cho con trai Trần Quốc Tuấn mong sau này con mình phải làm vua 
thiên hạ. Lúc sắp mất, An Sinh Vương Trần Liễu cầm tay con Trần Quốc Tuấn trăng trối 
rằng: "Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không 
nhắm mắt được". Sự hiềm khích giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh là do An Sinh 
Vương Trần Liễu lấy người chị ruột của vợ Trần Cảnh tức công chúa Lý Chiêu Hoàng. Sau 
này, công chúa Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần 
Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần 
Liễu oán giận Trần Cảnh. Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải 
trả hận.

Ở  Đức Trần hưng Đạo có một nhân cách lớn với một trái tim hừng hực yêu tổ quốc, yêu 
muôn dân, yêu giống nòi văn hiến Đại Việt. Nhân Cách ấy, con tim vĩ đại ấy đã tạo nên một 
khí phách vượt lên những toan tính cá nhân, những tị hiềm gia đình, phe nhóm tung hoành 
trước binh đao để làm nên những chiến công hiển hách bảo vệ giang sơn của tổ quốc, bảo 
bọc đồng bào. Trước quân thù nhân cách và trái tim của Ngài là ngọn đuốc soi sáng tuệ 
minh, lòng dũng cảm và sự minh mẫn cao vút trời xanh thiêu rụi bọn giặc xăm lược Bắc 
Phương...Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, Bạch Đằng là địa danh quân Bắc Phương 
khiếp sợ cùng với tên tuổi của người.
Tài dụng người và dụng binh của Trần Hưng Đạo:
Trần Quốc Tuấn là người có tài dụng người, dụng binh thao lược, ông tiến cử người tài giỏi 
giúp nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông đã có công đánh dẹp Ô Mã Nhi, 
Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, 
Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi 
tiếng về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn 
người trung nghĩa nên đã giữ được những nhân tài chung quanh ông. Ví dụ như khi vua 
Trần Thánh Tông vờ bảo với Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". 
Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc". Tiếng vang đến giặc 
Phương Bắc, chúng thường gọi Trần Quốc Tuấn là An Nam Hưng Đạo Vương mà không 
dám gọi bằng tên
Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông và tôn ông là vị anh hùng dân tộc có công trạng 
lớn vào hàng bậc nhất đối với tổ quốc và là tấm gương uy vũ sáng ngời cho nhiều thế hệ 
mai sau. Do công lao hai lần lãnh đạo quân sĩ chống lại họa xâm lăng của giặc Nguyên-
Mông Cổ. Thời đó dưới vó ngựa của quân Mông Cổ, các nước Hồi Giáo hiếu chiến ở Trung 
Á, đến nước Nga ngày nay cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh 
thổ của Đế quốc Mông Cổ lúc đó chiều ngang kéo dài từ Triều Tiên (Đại Hàn) đến Moskova-
Nga Sô, Muhi - Hungary, Tehran - Iran, Damascus-Syria; Và chiều dọc từ Bắc Á xuống tới cả 
biên giới Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của Đế Quốc Mông Cổ, chỉ có Thái 
Lan thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão 
biển làm thiệt hại bớt tàu của quân Mông Cổ nên không xâm lược, còn Đại Việt nhờ khả 
năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi, thật là một anh hùng hiếm hoi 
của lịch sử dân tộc Việt.

Ngoài tài dụng người, dụng binh, Ngài là một chiến lược gia từng soạn các binh thư như 
Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược (còn gọi là Binh Thư Yếu Lược) và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền 
Thư để dạy các tể tướng quân sĩ bằng bài Hịch Tướng Sĩ. Ngài còn soạn sách để khích lệ 
tướng sĩ dưới quyền, dẫn dụ chuyện Kỷ Tín liều mình cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu đưa 
lưng chịu chém để cứu Sở Tử mà dạy đạo trung cho tướng sĩ.

Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh 
em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài, coi 
binh sĩ như tay chân. Ở nơi ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Tín. Cả hai 
lần chống quân Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn. Sau khi kháng chiến chống Nguyên 
của Mông Cổ lần thứ 3 thành công, ngài về ẩn thân ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy 
nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách của ngài.
Ngài mất vào ngày 20 tháng 8 năm 1300 (Canh Tý) hưởng thọ khoảng 70 tuổi, được phong 
tặng tước Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Thi hài 
được hỏa táng theo ý nguyện của ngài, tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An 
Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Người dân đương thời ngưỡng 
mộ tôn ngài là Đức Thánh sau này gọi là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và xây đền thờ ngài tại 
Vạn Kiếp, Chí Linh.

Sự ngưỡng mộ trong dân gian đưa Ngài thành huyền thoại, sau khi mất rồi, các châu huyện 
ở Lạng Giang hễ có bệnh dịch, nhiều người cầu đảo Ngài. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất 
nước lâm nguy có giặc ngoại xâm, đến lễ ở đền Ngài, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế 
nào cũng thắng lớn.

Các trận chiến chống quân Nguyên của Mông Cổ (Nguyên-Mông) (2)
Vào tháng Giêng năm 1258, một đạo quân Mông Cổ khoảng 2.5 vạn do tướng Ngột Lương 
Hợp Thái chỉ huy tràn vào Đại Việt từ ngã Vân Nam, trong đạo quân này có phò mã Hoài Đô 
của vua Mông Cổ. Về phía Đại Việt vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh chuẩn bị 
nghênh chiến ở Bình Lệ Nguyên,nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 17-01-1258 
quân Mông Cổ chia làm ba mặt tấn công như vũ bảo, thấy thế giặc mạnh nên quân Nam 
phải rút bỏ Thăng Long về ém quân tại Phù Lỗ. Ngày hôm sau, 18-01-1258, quân Mông Cổ 
tiến đánh Phù Lỗ, Trần Thái Tông nghe lời khuyên của tướng Lê Phụ Trận rút lui khỏi Phù 
Lỗ rồi quyết định rút khỏi kinh thành Thăng Long với kế hoạch vườn không, nhà trống, cạn 
lương thực. Thế là sau hai trận đánh chớp nhoáng, quân Mông Cổ chiếm được kinh thành, 
khi chiếm được thành nhưng lương thực trống rổng, quân Mông cướp của dân ở ngoại 
thành và thỉnh thoảng bị quân ta chận đánh. Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, lúc đó 
lương thực quân Mông đã cạn, từ nơi trú quân ở Hoàng Giang, vua Trần Thái Tông cùng 
thái tử Trần Hoảng vượt ngược sông, bất thần đánh thẳng vào quân địch. Quân Mông Cổ 
cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan và bị tập kích 
bất ngờ không kịp trở tay bị thảm bại. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ 
không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam, Trung Hoa.

Khi thất trận, quân Mông Cổ rút chạy theo theo tả ngạn sông Thao quá nhanh, ngoài dự 
tính của vua Trần Thái Tông, khiến vua Trần không kịp bố trí lực lượng diệt địch. Tuy nhiên 
khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan 
người Tày - tập kích quyết liệt gây tổn thương cho quân Mông Cổ không ít. Trận đầu quân 
xâm lượt của Mông Cổ đến một xứ bé nhỏ Đại Việt bị thất bại tháo chạy về Vân Nam vào 
cuối tháng 1 năm 1258.
Quân Nguyên Mông xâm lăng lần thứ 2-1285: Bị Trần Hưng Đạo đánh bại:
Sau khi thất bại đầu năm 1258, Đế Quốc Mông Cổ lâm vào nội chiến (1259 -1264) và chiến 
tranh với nhà  Tống (1267-1279) bên Tàu. Mặc dù rất muốn rửa hận quân Nam nhưng chưa 
thể thực hiện ngay được. Cho đến nǎm 1279 nhà Tống đại bại, toàn bộ Trung Hoa rơi vào 
ách thống trị của nhà Nguyên, Mông Cổ. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt chuẩn bị đem quân 
sang rửa hận nước ta. Sau khi không thể khuất phục được vua quan nhà Trần bằng những 
sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quân Nguyên-Mông do Thoát Hoan làm Đại Nguyên 
Soái, A Bát Xích làm Hành Tỉnh Tả Thừa, Áo Lỗ Xích làm Bình Chương Chính Sự, Ô Mã Nhi, 
Phàn Tiếp làm Tham Tri Chính Sự, đem hơn 30 vạn quân sang đánh nước ta, giả danh đưa 
Trần Ích Tắc về nước, lập làm An Nam Quốc Vương. Lại sai Vạn Hộ Trương Văn Hổ theo 
đường bể chở hơn 17 vạn thạch lương sang tiếp tế cho quân sĩ, cuộc chiến tranh xâm lược 
Đại Việt lần thứ hai bắt đầu.

Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn 
sai Nạp Tốc Lạt Đinh đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang, và ra lệnh 
cho Toa Đô đem đạo quân còn đóng ở Bắc Champa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.

Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt trận Lạng Sơn và Tuyên Quang vào tháng 2/1285, 
quân ta lại rút lui và một lần nữa bỏ trống kinh thành Thǎng Long, kéo về mạn Thiên 
Trường và Trường Yên nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Và để tránh cái thế kẹt vào gọng kìm của 
giặc, đại quân và Triều Đình chờ cho cánh quân của Toa Đô tiến đến Trường Yên (Ninh 
Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân 
địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều Đình để lại đã 
không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn 
không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có 
nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên-
Mông ghi chép: "Bệnh dịch hoành hành... Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại... ". Thời cơ 
phản công của quân ta đã tới, tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại 
quân tiến ra Bắc.

Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được 
giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng 
qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến 
tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật 
Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên 
đánh chiếm Thǎng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về Vạn Kiếp. 
Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất 
nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu thoát chạy. Nhưng đến biên giới Lạng 
Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính 
khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng nhiệm vụ chận hậu, bị tên độc trúng đầu gối, 
về đến Tư Minh thì chết.

Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh 
tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích đánh cho tơi bời. Không biết 
Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng 
đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược 
của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thảm bại.
Quân Nguyên-Mông xâm lược lần thứ 3-1288: Lại bị Trần Hưng Đạo đánh bại
Lần thứ ba, quân Nguyên Mông xâm lăng Đại Việt  từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 
năm 1288.

Sau lần đại bại danh tướng Thoát Hoan  của quân Nguyên Mông phải chui vào ống đồng để 
cho quân lính khiêng xác tháo chạy thoát chết, nhưng Hốt Tất Liệt  vẫn chưa bỏ mộng xâm 
lăng nước Đại Việt. Vào tháng 3 năm 1286, quân Nguyên lại phái bại tướng Thoát Hoan làm 
tổng tư lệnh cùng các tướng chỉ huy cao cấp khác gồm Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp 
(tướng Hán đầu hàng Nguyên), Diệc Hắc Mê Thất,A Lý, Quỹ Thuận v.v... Sau đó, tháng 11 
năm 1286, tăng thêm tướng A Bát Xích,A Lý, Trình Bằng Phi (tướng Hán đầu hàng Nguyên), 
Ái Lỗ, Trương Ngọc, Lưu Khuê, Tích Đô Nhi, Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh 
(những tướng cướp biển Tàu Ô làm tướng nhà Nguyên). Phần lớn các tướng lần này đều 
đã từng xâm lăng Đại Việt năm 1284. Đại Việt Sử Ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 
vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 300 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của 
Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 70 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương 
do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.

Về phía Đại Việt ra lệnh tổng động viên. Lần này chỉ huy tối cao là vua Trần Nhân Tông. 
Tướng chỉ huy toàn cục là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân Đại Việt 
khoảng trên 20 vạn. Vua Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng đầu 
hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được phép tình nguyện tòng 
quân ra mặt trận để chuộc tội, báo ân.

Ngày 3 tháng 9 năm 1286, Thoát Hoan khởi binh từ đất Ngạc tiến về phía Nam, mượn tiếng 
đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc (tên bù nhìn bán nước) về nước. Quân Nguyên 
chia làm 3 cánh:

Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thao và sông Lô như 2 lần trước. 
Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình 
Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc. Cánh thứ 3 là thủy 
quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương 
Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.

Phía Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân 
chống giữ các nơi. Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn; Lê Phụ 
Trần và Trần Quốc Toản mang 3 vạn quân vào giữ Thanh Hoá-Nghệ An; Trần Khánh Dư 
giữ Vân Đồn; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng 
Đạo Vương sai quân biên giới giáp Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc để chống 
bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than.

Ngay từ lúc đầu, thế quân Mông Cổ đông và mạnh quân ta tạm rút lui và Thoát Hoan đã 
đánh vào thành Thang Long. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn rút về kinh thành, sai 
người rước vua Trần lui xuống hạ lưu sông Hồng rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên 
Tháp Sơn (Đồ Sơn) nhưng bị cánh quân của Ô Mã Nhi đuổi quá gấp nhằm thực hiện lời thề 
của hắn khi được lênh đuổi bắt vua Trần rằng: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi 
chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước 
ta theo xuống nước", cho nên Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông 
phải xuống thuyền vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi mang vài chục thuyền và ít lương đuổi gấp 
theo, nhưng nghe tin có Lê Phụ Trần và Trần Quốc Toản cầm một đạo thuỷ quân lớn đang 
phòng ngự ở Thanh Hoá, liệu thế không đánh nổi đành quay trở lại. Qua Long Hưng, Ô Mã 
Nhi tức giận sai phá lăng Trần Thái Tông.

Ngày 2/2/1288 giao tranh giữa Hưng Đạo Vương và Thoát Hoan tại kinh thành Thăng Long 
đẩm máu, quyết liệt. Tuy nhiên các tài liệu sử học về cuộc chiến kinh thành Thăng Long 
ngày 2/2/1288 không đồng nhất. Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Việt Sử Tiêu 
Án và Việt Nam Sử Lược chỉ ghi lại Thoát Hoan vây đánh nhưng không hạ được thành; Đại 
Việt Sử ký Toàn Thư không chép trận Thăng Long. Một số sách sử Việt Nam sau này cho 
rằng quân Trần bỏ thành rút lui. Quân Nguyên lọt được vào kinh thành, nhưng sau đó đụng 
độ kịch liệt với quân Trần. Sau vài lần giao chiến, cuối cùng quân Nguyên phải rút lui, trước 
khi rút đã đốt phá cung điện và phố xá.

Trong khi đó Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp vốn được giao chỉ huy thủy quân mở đường cho đoàn 
thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn theo sau. Sau khi đánh lui được 
quân Trần Gia, Ô Mã Nhi cho rằng thế quân Đại Việt yếu không đáng lo, bèn tiến sâu vào 
nội địa để bắt tay với Thoát Hoan truy đuổi vua Trần. Tướng Trần Khánh Dư được giao trấn 
giữ đường biển nhưng để quân Nguyên đi qua, bị thái thượng hoàng Trần Thánh Tông sai 
sứ hỏi tội. Khánh Dư xin khất vài ngày để chuộc tội.

Đầu năm 1288, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ kéo đến Vân Đồn, bị quân Trần 
Khánh Dư tập kích. Không có quân chủ lực bảo vệ, quân của Trương Vân Hổ mau chóng bị 
tiêu diệt. Văn Hổ cố gắng kéo vào đất liền nhưng đến Lục Thuỷ thì thuyền quân Trần Khánh 
Dư đổ ra đánh càng đông. Trương Vân Hổ đại bại, đổ hết thóc xuống biển vì không muốn lọt 
vào tay quân Trần, rồi bỏ chạy về Quỳnh Châu. Thuyền lương của Phí Củng Thìn kéo theo 
sau, mới đến Huệ Châu bị gặp bão, trôi giạt tới Quỳnh Châu. Đoàn thuyền lương do Từ 
Khánh chỉ huy thì đi lạc tới Chiêm Thành rồi quay trở lại Quảng Đông. Như vậy, các thuyền 
lương của quân Nguyên bị mất sạch không còn một hạt thóc.

Đây chính điểm mấu chốt mà quân Đại Việt đánh bại quân Nguyên-Mông lần thứ ba, lương 
thực bị mất sạch, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi tìm thuyền quân lương lại bị phục kích nhưng 
chẳng tìm ra lương thực, Thoát Hoan rơi vào tình trạng lúng túng binh lính thiếu ăn, trong 
lúc đó quân Đại Việt bắt đầu phản công mạnh mẽ và kiểm soát vùng Hải Dương và Hải 
Phòng ngầm ý đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường rút về Vạn Kiếp. Trước tình hình 
như vậy, Thoát Hoan phải nhanh chóng rút quân khỏi Thăng Long quay về Vạn Kiếp.

Tại Vạn Kiếp, quân Nguyên cố thủ trong các thành gỗ nhưng thường xuyên bị quân Đại Việt 
tập kích vào ban đêm. Tình hình thiếu lương thực càng ngày càng trầm trọng. Thoát Hoan 
quyết định rút quân khỏi Đại Việt. Lúc đó là vào khoảng cuối tháng 3 năm 1288, tức là chỉ 3 
tháng sau khi tiến quân vào Đại Việt. Quân Nguyên chia làm 2 tuyến rút quân, một tuyến 
của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Một tuyến của bộ binh do Thoát Hoan chỉ 
huy.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. Ông đã bố trí chặn 
giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ 
đấu tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống 
lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các 
nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch trên đường 
rút lui.

Để bảo vệ cho thủy quân rút lui, Thoát Hoan sai Trình Bằng Phi đi hộ tống đoàn thuyền, 
nhưng bị chặn đánh liên tục phải quay về Vạn Kiếp cùng với quân bộ. Đoàn thuyền của Ô 
Mã Nhi không có bộ binh bảo vệ đã bị chặn đánh liên tục, mãi tới ngày 8 tháng 4 năm 1288 
mới tiến tới Trúc Động để vào sông Giá. Tuy nhiên, quân Đại Việt đã ngăn được quân 
Nguyên vào sông Giá, khiến Ô Mã Nhi phải tiến vào sông Bạch Đằng. Tại đây, quân Đại Việt 
bố trí một trận địa cọc ngầm. Một lực lượng lớn bộ binh Đại Việt lại trú tại Tràng Kênh chờ 
đánh vào sườn phải quân Nguyên khi họ vào sông Bạch Đằng, còn một lực lượng lớn nữa 
trú tại khu rừng tả ngạn sông sẽ đánh vào sườn trái đối phương. Thủy quân Đại Việt thì ẩn 
náu trên các sông khác thông với sông Bạch Đằng.

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng, thấy thủy 
quân Đại Việt liền đuổi đánh, song đụng phải các cọc ngầm và bị mắc kẹt. Quân Đại Việt từ 
khắp các hướng đổ ra tấn công. Đích thân vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo chỉ huy 
trận chiến. Quân Đại Việt đã bắn hằng vạn mũi tên vào quân Nguyên. Thủy triều rút xuống 
làm cho số thuyền bị cọc nhọn cắm kẹt càng tăng. Đến chiều, đại bộ thủy quân của Nguyên-
Mông bị tiêu diệt. Tướng Trần là Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ. Phàn Tiếp bị 
thương, nhảy xuống nước, bị quân Trần dùng câu liêm móc lên, bắt sống. Quân Nguyên bị 
chết rất nhiều, hơn 400 chiến thuyền lọt vào tay quân Đại Việt. Gần như toàn bộ thuỷ quân 
Nguyên bị tiêu diệt.

Còn cánh bộ binh rút lui thì sao? Ngày 8/4/1288, quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp rút về 
Lạng Sơn. Ngày 11 tháng 4, đội quân Nguyên tiến tới cửa Nội Bàng (thị trấn Chũ, xã Bình 
Nội của Bắc Giang ngày nay) và lọt vào trận địa phục kích của quân Đại Việt. Quân Nguyên 
cố sức chống cự; Tướng Lưu Thế Anh của quân Nguyên phải liều chết mở đường máu cho 
đại quân thoát khỏi cửa Nội Bàng. Qua được Nội Bàng, Thoát Hoan nhận được tin báo rằng 
phía trước có 30 vạn quân Đại Việt trải dọc suốt 100 dặm mai phục, đành đổi hướng rút 
quân qua Đơn Kỷ về Lộc Châu. Tuy nhiên qua đường này, quân Nguyên vẫn bị quân Đại 
Việt tập kích. Sử sách nhà Nguyên ghi lại: "Lúc đó quân ta đã thiếu ăn lại mệt vì chiến đấu, 
tướng tá nhìn nhau thất sắc" nhưng vẫn phải "cố xông vào mà đánh" và "buộc vết thương lại 
mà đánh". Mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, quân Nguyên mới thoát khỏi biên giới về đến 
Tư Minh.
Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất 
Liệt. Hai lần tháo chạy của Thoát Hoan đã làm cho nguyên soái lừng lẫy Mông Cổ 
chẳng bao giờ dám trở lại phương Nam! Giang sơn, xã tắc từ đây bình yên xây dựng 
đất nước một thời cực thịnh của dân tộc Việt Nam
.
Ghi chú của BBT Hùng Sử Việt:
(
1): Theo Từ Điển Nhân Vật  Lịch Sử (Nguyễn Q. Thắng), Hưng Đạo Đại Vương sinh năm  
1226.
(2)   Theo Trần Trọng Kim, "Hốt Tất Liệt lên làm vua rồi đổi quốc hiệu là Nguyên". Như vậy 
Mông Cổ và Nguyên là một.  Để chỉ rõ Nguyên là tên nước Tàu thời bấy giờ bị Mông Cổ 
chiếm đóng cai trị, các sử gia thường viết thêm chữ Mông sau chữ Nguyên thành “Nguyên 
Mông”.


http://www.hungsuviet.us/lichsu/TranHungDaothientaiquansu.html