Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
Hoài Niệm Tuổi Trẻ
Sau ngày gọi là "giải phóng", rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Sau 19 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy ( trước 1975) biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.
Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng......thôi rồi Sài Gòn ơi!
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Sau 19 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy ( trước 1975) biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.
Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng......thôi rồi Sài Gòn ơi!
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộn hẳn lên trên chiếc Vê lô solex mầu đen. Đi xe vê lô solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.
Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm.Nó biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che dấu bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì
Áo dài không ăn gian, cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Áo dài không ăn gian, cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.
Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa ... Hoàng Thị của Pham Thiên Thư
Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.
Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.
Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó.... đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.
Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.
Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Tuổi trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Nguyễn Văn Lục
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015
Dấu Tích Thương Đau
Bích Huyền thực hiện
(Cảm nghĩ sau khi xem PPS “Dấu Tích Thương Đau”,
Hương Kiều Loan thực hiện nhân ngày 30/4/2009)
Khởi đầu bằng những nốt nhạc như giọt nước mắt rơi từng giọt trên phím dương cầm…, rồi tiếng saxo ngân dài như tiếng thở than, mở ra bức ảnh “Chiều Đã Xuống” nơi không gian mùa xuân vùng Hoa Thịnh Đốn, được ghi lại qua ống kính Hương Kiều Loan.
Vâng, chiều đã xuống, dòng sông “Lặng Lẽ” yên bình, lấp lánh chút nắng cuối cùng của một ngày sắp hết. Một người đang chậm rãi “Đếm Bước Thời Gian” trên chặng cuối cuộc đời. Tôi như nghe được cả tiếng gõ nhẹ của chiếc dù chống xuống từng viên gạch dưới chân. Người ấy chậm bước dọc theo hàng cột đá trắng lặng lẽ. Ống kính của Hương Kiều Loan không dừng lại nơi hình ảnh “Cô Độc” ấy mà tiếp tục chiếu thẳng lên cao, lên cao, nơi có những vòng hoa tưởng niệm màu tang đen. “Trên Cao” nữa…,
(“Vòng Tưởng Niệm”)
màu đen ấy hóa thành khối tròn nằm giữa những cột đồng đen tạo thành một quần thể mạnh mẽ và hài hòa với hai cánh phượng hoàng chụm vào nhau “Đâu Cánh”. Và khi “Những Ngôi Sao Đã Tắt” vô tình như “Dòng Thời Gian Trôi” để lại khoảng trời thinh lặng, bức tượng những người lính bắt đầu hiện ra...
Những dáng người ngồi ủ rũ, người ngửa mặt lên trời, người ôm vào lòng xác đồng đội vừa mới hy sinh.
Những người lính, gương mặt họ còn trẻ quá.
Những bông hoa cẩm chướng tươi đẹp màu đỏ thắm của ai đó đặt trên vai, trên tay người chết. Lác đác vài cánh hoa rơi. Bất động. Chỉ có hình ảnh cô bé con xinh xắn, trong trang phục màu đỏ, đầy nét sống động. Hình như cô bé đang chơi với những đóa hoa rơi…
Tất cả được Hương Kiều Loan ghi lại trong tác phẩm “Hoa Màu Máu”.
Bức màn quá khứ được Hương Kiều Loan mở ra…
“Anh Phải Sống…!” Rồi…“Thượng Đế Ơi!”, tiếng kêu gào thống thiết, tuyệt vọng. Có ai nghe thấy không? Có ai thấu chăng? Người lính ngước mặt nhìn trời cao mênh mông… Ống kính chuyển sang bàn tay “Mỏi Mệt” của người lính. Những ngón tay đen đủi, im lìm trên bậc thềm đá lạnh lẽo. “Bây Giờ Sao Đây???”, “Không Thể Lùi”, “Ta Phải Thắng!” “Nhưng…!!!” “Mất Rồi”, “Mất Hết Rồi!!!...” Chỉ còn đôi chân “Rã Rời…!” của người lính duỗi ra, bất động… Ôi, “Thương Đau” quá!
“Người Bỏ Ta Đi” nhưng “Tên Người Bia Đá Khắc Sâu”…
Ống kính của Hương Kiều Loan thật tài tình, bén nhậy. Mọi góc cạnh nắm bắt chỉ trong khoảnh khắc nhưng mối xúc cảm thật mạnh mẽ và đọng lại rất lâu trong ánh mắt, trong trái tim người xem. Lòng tôi như chùng xuống, trái tim như có khối nặng đè lên, nghẹt thở…
Những người lính ấy đã nằm xuống trên giải đất quê hương tôi. Họ đã hy sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất miền Nam Việt Nam tự do tươi đẹp. Tên tuổi họ chi chít trên bức tường đá đen. Ôi, “Dấu Tích Thương Đau” một thời… Hương Kiều Loan nắm bắt được hình ảnh phản chiếu người thiếu nữ đang quỳ xuống, gục đầu, chiếc bóng soi mờ ảo qua bức tường. “Đau Thương Đời Đời” chẳng sao quên… Và cái “Dấu Ấn Thương Đau” trên bức tường đá đen ấy ngày lại ngày soi bóng lớp lớp người đến viếng thăm. Như trong một cõi mộng, họ đang tìm nhau….
* * *
Tôi có nhiều dịp đến Washington DC thăm nhiều thắng cảnh của vùng Đông Hoa Kỳ. Mỗi nơi một vẻ đẹp nhưng Đài Tưởng Niệm Quốc Gia, trong đó có Bức Tường Đá Đen tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn–ghi tên hơn 58,000 cựu quân nhân Mỹ hy sinh và mất tích trong cuộc chiến Việt Nam–vẫn làm cho tôi xúc động hơn cả…
Lần đầu tiên tôi đến thăm Bức Tường Đá Đen là vào năm 1992, khi chân ướt chân ráo vừa đến Hoa Kỳ. Hai mẹ con được Hồng Thủy và Minh Trân tặng cho vé máy bay sang dự Đại Hội Trưng Vương Hoa Anh Đào. Vợ chồng Viên-Thủy dẫn tôi và các bạn học cũ đến nơi đây. Tôi còn giữ nhiều hình ảnh hai mẹ con đứng bên những bức tượng.
Ngày ấy nhìn những bức tượng người lính tôi chỉ thấy lòng chùng xuống, thoáng cay cay trong mắt, chứ không có được những ý nghĩ tuyệt vời như trong các tiểu đề Hương Kiều Loan đã đặt tên. Mỗi dòng chữ tuy ngắn nhưng cô đọng và ngôn ngữ thì vô cùng, gợi cho người xem bao nỗi thương cảm và tri ân sâu đậm.
Hình ảnh bức tượng đồng những người lính chiến, những người nữ quân y đứng lặng lẽ trong khung cảnh xao xác lá cây cứ ám ảnh tôi mãi… Tôi cảm thấy lòng u uẩn khi nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trước và sau ngày 30/4/75.
Linh hồn họ bây giờ đi đâu? Về đâu?
Biết bao giờ họ mới có một nơi an nghỉ thực sự?
Hàng năm không ngớt những lượt người đến viếng thăm, tìm hiểu về Bức Tường Đá Đen được dựng lên như một đài tưởng niệm và vinh danh 58,249 binh lính Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam để bảo vệ tiền đồn thế giới tự do. Những người cựu chiến binh ấy cũng như những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu hăng say trong một cuộc chiến tuyệt vọng, tuy rạng ngời lý tưởng nhưng đã bị làm cho hoen ố vì những thương lượng trên bàn cờ chính trị nhơ bẩn tại Washington DC.
Thế nhưng những hy sinh của bao người lính ấy vẫn đời đời được tôn vinh!
Người có sáng kiến xây dựng tượng đài là ông Jan Scruggs, một cựu chiến binh đã từng tham chiến tại Việt Nam. Ông luôn suy nghĩ về cuộc chiến tranh này và ông rất mừng khi đọc được cuốn Carred To The Wall của Kristin Ann Hass, một nhà xã hội trường Đại học Michigan. Đây là tác phẩm nói lên lý tưởng cao đẹp của cuộc chiến, làm thay đổi cách nhìn sai lạc về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau đó ông Jan Scruggs thiết lập được một ngân quỹ xây dựng Tượng Đài. Thời gian ấy, nhiều người Mỹ vẫn còn chán ghét và lên án cuộc chiến tại Việt Nam, nhất là sau thất bại của Mỹ tại đất nước này. Họ chống đối và ngăn cản việc xây dựng tượng đài.
Ông Jan vẫn giữ ý định và đã vượt qua bao khó khăn sóng gió để có được một ngân quỹ. Năm 1981, ông tổ chức cuộc thi vẽ đồ án. Người có đồ án được chọn trong 1,421 đồ án là cô Maya Ying Lin, người Mỹ gốc Trung Hoa, sinh viên kiến trúc Đại học Yale.
Khi đồ án trúng giải được công bố, tác giả bị chống đối mạnh mẽ vì Đài Tưởng Niệm ấy và các Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Washington và Lincoln tạo thành hình chữ “V”, mẫu tự viết tắt của chữ Victory (Chiến Thắng), mà nhiều nhà phân tích cho rằng làm hỏng ý nghĩa nơi chốn an nghỉ. Nhiều người đòi cô Maya Ying Lin phải sửa đổi, nhưng cô từ chối. Cuộc tranh luận và vận động kéo dài đến sáu năm, Đài Tưởng Niệm mới được khởi công xây dựng. Kể từ lúc khánh thành (năm 1982) cho đến ngày nay, gần 30 năm qua, mỗi năm có hàng triệu người đến thăm viếng. Bức Tường Đá Đen vẫn là nơi thu hút du khách nhiều nhất. Nhiều người Mỹ ngày trước vẫn tỏ ra thờ ơ khi đến thăm nơi này, nhưng bây giờ thì họ bắt đầu nói rằng, “Chúng tôi đã nhìn thấy chính con người mình qua tượng đài ấy.”
Lần thứ hai đến nơi đây vào mùa thu, tôi cảm thấy gần gũi, ấm áp hơn vì đã tìm hiểu được quá trình xây dựng khu tượng đài tưởng niệm cuộc chiến trên quê hương mình. Hơn thế nữa, ngày nay nhiều thành phố ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ đều có rất nhiều đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam. Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở thành phố Westminster tại Little Saigon, trung tâm của người Việt tỵ nạn, là một trong những tượng đài được nhiều người biết đến và thường xuyên viếng thăm.
Các đài tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam cũng như Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Chế Độ Cộng Sản tại DC vinh danh hơn một trăm triệu nạn nhân của chế độ cộng sản trên toàn thế giới, cho thấy người dân Hoa Kỳ luôn ghi nhớ và tôn vinh sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ và những người đã không ngừng đấu tranh, hy sinh vì lý tưởng tự do…
* * *
Mùa thu khung cảnh nơi đây như đẹp hơn. Hàng cây như thay màu áo mới, không gian như rực rỡ hơn, bao phủ bức tường tưởng niệm tựa như những bông hoa mà thiên nhiên ban tặng. Như những tấm huy chương lấp lánh cài lên ngực áo của những người lính mà tên tuổi được khắc ghi trên Bức Tường Đá Đen. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, anh hùng, tuy vẫn còn dư âm chua xót ngậm ngùi của một thời đã qua.
Dạo quanh khu Tưởng Niệm, tôi có cảm tưởng đang bước vào nơi ghi dấu một huyền thoại như thực như mơ. Chiến tranh Việt Nam, một thiên anh hùng ca bất tận!…
Hãy khép mắt… khép mắt thật khẽ
Có thấy chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu vào những giấc mơ
Hương hoàng lan lẫn mái tóc người yêu
Những câu thơ ấy của Thanh Tâm Tuyền, từ bài thơ “Khai từ của một bản anh hùng ca”.
Ôi, khép mắt lại, khẽ thôi…, ta sẽ thấy gì? Chỉ thấy những ác mộng… Chỉ thấy cánh rừng cháy, người chết phơi thân xác tan tành, những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa “hàng hàng lớp lớp chưa về”, đứng bất động trong mưa, nghiêm chào lá quốc kỳ lần cuối… Rồi chia tay. Nhiều người đã chọn cái chết.
Pháo lấp Khe Sanh, cắt Đường Chín
Như hung tin không kịp báo về
Gió Hạ Lào cuốn cờ tưởng niệm
Đá Trường Sơn đứng sững như mê
(Khoa Hữu)
Một thiên anh hùng ca tuyệt đẹp, trong đó những người hy sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng tự do bất tử với thời gian.
Bỗng dưng tôi chợt mơ ước, có một ngày trở về quê hương để tìm đến những nơi chôn cất thân xác những người đã nằm xuống trước và sau cuộc chiến. Thắp một nén nhang trên mỗi nấm mộ, nhổ sạch cỏ dại, lau bụi tấm mộ bia, viết trên những nấm mộ ấy hai chữ “Biết ơn”…
Đừng để cho…
Người lính trận bỏ tình đi đâu mất
Bỏ trăm năm khói tụ mây thành
Lòng nghĩa trang tiếc thương đã nhạt
Cả vòm trời như áo nửa manh
Đất ấy của ta, ta còn hiểu
Đồng đội của ta, ta còn đau
Giấy mực đời chép ra ví thiếu
Lấy da này viết để tạ nhau
(Khoa Hữu)
Xin cảm ơn Hương Kiều Loan với PPS “Dấu Tích Thương Đau” ghi lại thật đậm nét những “dấu tích” không bao giờ xóa nhòa trong tâm tưởng bao người.
Ước mong ống kính Hương Kiều Loan sẽ có một ngày trở về quê hương. Tôi tin chắc rằng Hương Kiều Loan sẽ lại có thêm những tác phẩm tuyệt vời…
* Những chữ in nghiêng đặt trong ngoặc kép là các “tiểu đề”
trong PPS “Dấu Tích Thương Đau”.
* Xin vào links bên dưới để xem PPS “Dấu Tích Thương Đau”:
[link=http://honque.com/HQ053/DauTichThuongDau_HKLoan.html]http://honque.com/HQ053/D..chThuongDau_HKLoan.html[/link]
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015
Tấm Thẻ Bài
Tấm Thẻ Bài
Hoa Kỳ – 1970, 20 tháng Tư, Tổng thống Nixon tuyên bố sẽ rút 150.000 quân trong 12 tháng sắp tới giảm tổng số quân nhân Mỹ tại Việt Nam xuống 284.000 người. Phong trào phản chiến tiếp tục ở Mỹ.
Ngày 4 tháng Năm, sinh viên tại đại học Kent State bị Vệ binh Quốc gia bắn trong cuộc biểu tình. Ngày 9 tháng Năm, khoảng 80.000 người và 10 dân biểu quốc hội đã tham dự cuộc biểu tình phản chiến tại công viên Ellipse hay President’s Park South trước Nhà Trắng ở Washington, DC.
Chiến trường Việt Nam – Ngày 13 tháng Năm năm 1970, toán quân của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 Bộ binh, Lữ đoàn 11 Bộ Binh thuộc Sư đoàn Hoa Kỳ đang vượt qua cánh đồng vừa gặt, bất chợt súng nổ vang trời. Từ những lùm cây xung quanh, đạn và lựu đạn bủa xuống cánh đồng Việt Nam, nhắm thẳng vào toán quân Mỹ. Tiếng người bị thương kêu gào lẫn trong tiếng đạn, khói súng mịt mù.
Người lính buồn ở mặt trận A Shau (1970, Việt Nam).
Anh, người lính cứu thương của Đại đội Tổng hành dinh, không vũ trang, vai mang túi thuốc, bổ nhào xuống mặt đất, lần theo tiếng rên la của đồng đội đã trúng thương cách đó cả 100 mét. Vẫn trên đường tìm đến bạn, một viên đạn địch đã xuyên da thịt anh. Không ngừng, dưới lằn đạn địch đang đan trên đầu, anh lại tiếp tục bò và chạy đến nơi, bó thương cho đồng đội. Đạn vẫn bay, súng vẫn nổ, và lại tiếng kêu trúng thương của một đồng đội khác; anh lại tiếp tục bò đi tìm bạn, một viên đạn khác lại tìm được thân thể anh; không ngưng nghỉ, dò theo tiếng kêu cứu, anh vẫn bò, kéo túi thuốc và khi chỉ còn 10 thước cách người bạn đang chờ thì đạn địch quân đã chấm dứt đời anh.
Anh là David F. Winder, binh nhất y tá không vũ trang của Đại đội chỉ huy, đã quên mình, dũng cảm hy sinh cứu đồng đội tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đã truy tặng cho anh Huy chương cao quý nhất của quân đội, Medal of Honor – Huy chương Danh dự. Năm đó anh 23 tuổi.
Tháng Năm, 1970, David viết thư về Mỹ hẹn ngày sẽ gọi điện thăm hỏi gia đình. Đó là lá thư cuối cùng và từ đấy David không còn gọi điện về thăm nhà được nữa.
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh (*)
Poncho buồn liệm kín hồn anh (*)
I will return on a radiant afternoon, avoiding the sun,
Wrapped tightly in a poncho which covers all my life. (**)
Wrapped tightly in a poncho which covers all my life. (**)
David F. Winder
Sinh tại Edinboro, Pennsylvania, lớn lên ở Ohio, David chết tại chiến trường Việt Nam và an nghỉ ngàn thu tại nghĩa trang Mansfield, quận Richland, Ohio, nước Mỹ.
***
Tháng 10, 2008 – 38 năm sau, ở Mount Airy, Philadelphia, một người đàn ông 60 tuổi, miệng ngậm píp, dáng điệu băn khoăn nhìn qua khung cửa như đang nóng lòng chờ đợi ai về...
Sài Gòn, tháng Sáu 2008 – Jess DeVaney, cựu quân nhân Thủy Quân Lục chiến, và khoảng hơn mười cựu chiến binh và người tình nguyện khác, thuộc tổ chức cựu quân nhân Tour Hòa Bình, trong hai tuần công tác đã mua lại được khoảng 200 tấm thẻ bài của những người hào hiệp hoặc ở các khu bán hàng kỷ niệm cho du khách đến Việt Nam.
Tour of Peace, trụ sở ở Tucson, Arizona, đã hoạt động 10 năm qua trong mục đích hàn gắn lại vết thương từ thời chiến tranh bằng cách trở lại các mặt trận cũ ở Việt Nam làm công tác từ thiện như xây giếng, lọc nước, phát tập vở bút viết cho học trò,… Đồng thời Tour of Peace cũng đi tìm lại vật dụng cũ của những người lính Mỹ ngày xưa đem về giao lại cho thân nhân và gia đình của họ. Nhóm Tour of Peace đã đem về lại Hoa Kỳ được 1940 tấm thẻ bài và đã tìm được và trao lại cho 580 gia đình tử sĩ Hoa Kỳ.
Trong những thẻ bài đó, một tấm đã cong với vết rạn nứt in những hàng chữ số
“Winder David F.
Số quân E 292 44 4402,
Máu A Cộng,..”
Sau vài tháng tìm kiếm khắp nơi, Tour of Peace đã tìm được người thân của binh nhất David Winder.
Joe Winder, người đàn ông ở Philadelphia, chính là thằng em thân thiết đã ở cùng phòng với David suốt thời niên thiếu. Joe không ngờ có ngày sẽ nhận được kỷ vật của người anh thương mến.
Cha Mẹ của David F. Winder
Thứ Ba, ngày 9 tháng 12, 2008 – Mount Airy, Philadelphia, người đàn ông 60 tuổi mở hộp nhung đen, cầm tấm thẻ bài rạn nứt, xoa nhẹ ngón tay trên hàng chữ David Winder F. và bật khóc.
Joe sẽ đeo tấm thẻ bài bên cạnh tim ông suốt khoảng đời còn lại.
Thẻ bài của Winder David F. trong tay người em, Joe Winder.
Việt Nam – tháng 12, 2008, sau 33 năm ngưng tiếng súng, vẫn còn là một quốc gia yếu, nghèo, không dân chủ, kém văn minh. Trong 85 triệu con người đang sống ở đó và hơn 3 triệu người mang dòng máu Việt Nam đang ở rải rác khắp nơi từ Mỹ sang Âu sang Úc còn có rất nhiều người em, người con, người vợ, … đang mong đợi có ngày được như Joe Winder, được nhìn lại kỷ vật của người yêu, được về ngồi bên mộ cũ, được thắp nén nhang vọng tưởng người thương,…
Hàng trăm ngàn người lính Việt Nam đã đổ máu, gục ngã cho quê hương nhưng mồ họ vẫn chưa yên, mả của họ vẫn lạnh tanh không hương khói. Tại sao?
Những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam – không phải chỉ những người hôm nay – từ lâu rồi, từ bản chất, họ là những người không có lương tri, không có đến một iota lương tâm, đạo đức. Ngày nay, họ chỉ là những con buôn khoác áo Mác Lê rách nát – lúc thì họ buôn xương lính Mỹ khi thì họ buôn thân xác phụ nữ Việt Nam…
Ngàn sau người viết sử sách Việt Nam biết và sẽ công minh ghi rõ cáo trạng của người đã tuyên bố “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn,…” và đồng đảng bất lương của hắn.
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015
Việt Nam Nước Tôi
LỜI GIỚI THIỆU
Như một nhân duyên tôi được đọc những tác phẩm cổ sử của sử gia Phạm Trần Anh, tôi đã tìm lại Cội nguồn của Dân tộc cũng như của nền Văn Minh Việt Cổ, nền móng căn bản dựng nước của Tổ Tiên. Cội nguồn này đã bị khống chế và đè bẹp bởi “Văn minh Bái vật của Đại Hán”. Dòng đạo lý nguyên thủy của Việt tộc là thờ trời thay vì thờ người như văn minh của du mục phương Bắc. Trật tự của xã hội Việt Nam là trật tự của thiên nhiên. Sau gần một ngàn năm bị Hán tộc thống trị, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã đem cái trật tự Quân thần đểHán hóa dân tộc ta bằng hình thức nô dịch văn hóa. Sự xích hoá và nô dịch văn hóa của Hán tộc đã làm cho sinh mệnh bản thể của văn minh, văn hóa Việt bị vùi dập, lu mờ hàng ngàn năm qua. Đây là sự mất mát khủng khiếp đã làm cho hồn dân tộc Việt lao đao lận đận mãi cho tới bây giờ, dù biết rằng lẽ trời đất thịnh suy, suy thịnh cùng với những thăng trầm hưng phế của lịch sử.
Tôi đã đọc Việt Nam Nước Tôi suốt một đêm mà lòng mình cảm thấy chứa chan hạnh phúc. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà tôi ấm ức mãi vì không tìm được lý giải khiến tôi canh cánh mãi bên lòng đã được trình bày cặn kẽ sáng tỏ. Lần đầu tiên tôi được đọc một quyển sách về lịch sử Việt với những lý lẽ thuyết phục nhất về nguồn cội dân tộc nên hôm nay, tôi muốn chia xẻ với tất cả những người Việt nam yêu nước thương nòi về nguồn cội dân tộc.
Bước sang thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại, cơ duyên vận nước sắp đổi thay nên sử gia Phạm Trần Anh đã được điểm hóa để viết những tác phẩm để phục hồi sự thật khách quan của lịch sử, giúp cho chúng ta nhìn lại “Khuôn mặt Ngàn đời của Nòi giống Việt” nổi trôi theo vận nước. Chính vì vậy, tác phẩm của sử gia Phạm Trần Anh được xem như một “Quyển sách Gối đầu giường” không thể thiếu được của một người Việt Nam yêu nước thương nòi, nhất là các bạn trẻ thanh niên sinh viên phải tìm hiểu, nghiền ngẫm để làm hành trang trên conđường cứu quốc và kiến quốc để Phục Hưng đất nước Việt Nam.
Điều tôi tâm đắc nhất là ông Phạm Trần Anh là một người yêu nước nồng nàn, một chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do dám hy sinh cả tính mạng mình cho dân tộc. Tấm lòng yêu nước đến cùng cực của ông còn thể hiện trong những tác phẩm lịch sử của ông. Thật vậy, sử gia Phạm Trần Anh đã khẳng định lập trường rõ rệt khác với những sử gia từ Trần Trọng Kimđến Đào Duy Anh là ông “chỉ dùng chữ nhà cho những triều đại của Việt Nam vì nhà là cái gì thân thiết nhất, gần gũi nhất, cái gì của mình nên không thể dùng chữ nhà cho các triều đại Tầu Hán như nhà Hán, nhà Minh, nhà Thanh mà các sử gia trước đây thường dùng bừa bãi lẫn lộn”. Điều này chứng tỏ rằng người tù bất khuất Phạm Trần Anh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng đã đứng lên đấu tranh lật đổ bạo quyền Cộng sản mà ông quả thực là một nhà cách mạng ngay trong lĩnh vực lịch sử. Thật vậy, do ảnh hưởng vào sách sử cũng như học vị nên từtrước tới nay, chưa một sử gia nào dám đặt lại vấn đề, chưa dám xét lại những gì ghi chép trong sách sử dù có thấy một vài điểm vô lý. Đối với lĩnh vực sử học, việc làm này xem như “Phạm húy”, liều lĩnh dại dột dám phản bác chống lại những “Khuôn vàng thước ngọc” của tiền nhân từ hàng nghìn năm nay. Thế nhưng, sử gia Phạm Trần Anh đã dám làm điều đó để “phục hồi sự thật lịch sử, Trả lại những gì của lịch sử cho lịch sử” làm cho mọi người phải đặt lại vấn đề, gạt bỏ nhận định sai lầm từ trước đến nay về lịch sử của dân tộc Việt.
1. Thứ nhất là sử gia Phạm Trần Anh đã phục hồi sự thật lịch sử về “Cái gọi là văn minh Trung Quốc” chính là nền văn minh của Việt tộc. Học giả thời danh J Needham, một nhà Trung Hoa Học người đã nói: “Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật …”.Sử gia Phạm Trần Anh viết: “Ngũ Kinh không phải của Hán tộc mà chính là của Việt tộc. Sách Trang Tử kể chuyện Khổng Tử gặp Lão Tử. Khổng Tử nói: “Khâu này chỉ khảo cứu sâu 6 kinh là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu”. Như vậy thời Khổng Tử bộ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu đã có từ lâu và được gọi là “Kinh”. Chính bộ “Trung Quốc Văn Học Sử” do“Bắc Kinh Đại học, Trung văn hệ” biên soạn viết rõ ràng là “Tên gọi Thi Kinh là do Hán Nho thêm vào”. Sử gia chính thống Hán tộc Tư Mã Thiên viết “Xưa kia, Thi vốn có hơn 3 ngàn bài,đến Khổng Tử chỉ lấy 305 bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đều đem phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng”.
Cổ văn Thượng Thư do Lỗ Cung Công con của Lỗ Cảnh Đế tìm thấy khi phá ngôi nhà cũ của Khổng Tử để xây cất lại lớn hơn. Trong bức vách nhà có những sách cổ thời Ngu, Hạ,Thương, Chu, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ cổ gọi là “Khoa Đẩu Tự” là lối chữ của tộc Việt theo hình con nòng nọc. Sách Hán Thư, Thiên văn Nghệ chí chép “Cổ văn Thượng Thư được tìm thấy trong vách tường nhà Khổng Tử. Khổng An Quốc, hậu duệ của Khổng Tử trước đây đã biết bộ sách này có 29 thiên do Phục Sinh truyền, chưa kể Thái Thệ còn thừa ra 16 thiên, tính ra 45 quyển, 58 thiên không kể bài tựa... nay lại được thêm 16 quyển”. Như vậy, rõ ràng là Luận Ngữ, Ngũ Kinh có trước thời Khổng Tử và được viết bằng lối chữ “KhoaĐẩu” là lối chữ viết theo hình dáng của con nòng nọc của Việt tộc thời xa xưa. Lối chữ “Nòng Nọc” của người Việt cổ cùng với nền văn hóa Hòa Bình đã lan truyền khắp Trung Đông, góp phần tạo nên những nền văn minh cổ đại khác của nhân loại.
Thực tế lịch sử này được Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan hội thảo về “Nguồn Gốc Nền Văn Minh Trung Quốc” tại đại học Berkeley Hoa Kỳ năm 1978 đã thừa nhận là “Không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”. Như vậy, Di Việt làm chủ Trung nguyên trước Hán tộc và các triều đại Thương, Chu tiếp thu văn hóa của Di Việt ở phương Nam. Thực tế này đã được chính “Người Thầy Muôn Đời” của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng tính ưu việt của nền văn minh rực rỡ của Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ứng xử nhưvậy... Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành động như thế! ”. Chính Hán Hiến Đế cũng phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất” nên sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên cũng đã phải thừa nhận một sự thực là“Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy...”. Ngày nay, sử gia hàng đầu của Trung Quốc là Trương Quang Trực (Chang Kwang Chih), đã phải thừa nhận là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc thực sự của Hoa Hán chỉ là phần nhỏ nhưng sau khi triều Tần thống nhất thì dân tộc cả nước thống nhất ấy làdân tộc Trung Hoa”.
2. Thứ hai là trong lịch sử chưa một ai dám phê bình Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc, một ngôi sao Bắc Đẩu trong lịch sử phương Đông nói riêng và cả nhân loại nói chung. Sửgia Phạm Trần Anh là người đầu tiên đã chứng minh một cách khoa học nhất, thuyết phục nhất rằng nhân vật Hoàng Đế mà sử gia Tư Mã Thiên viết là Tổ Tiên của nhân dân Trung Quốc, người khai mở lịch sử Trung Quốc là không đúng sự thật:“Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Li Vưu (Xuy Vưu) đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh màthôi. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần nhỏ trongđịa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng ở Sơn Đông phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trãi của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng sử gia Tư Mã Thiên nhận là thủy tổ của người Trung Quốc (Hán tộc) để tô điểm cho lịch sử Trung Quốc nên viết Đế Hoàng theo cú pháp Hán tự là Hoàng Đế.
Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một ngườiđồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ can gián vua mà đã bị tội “Cung Hình” phải cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di tam tộc!”.
3. Thứ ba, sử sách Trung Quốc ghi “Tam Hoàng Ngũ Đế” là không đúng mà thực ra chỉ có nhị hoàng là Phục Hy, Thần Nông. Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc kể lại là dòng Thần Nông phương Bắc như Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng, Đế Hoàng, Đế Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ lập ra nhà Hạ trước đây sách sử ghi là của Trung Quốc mà sự thật làcủa Việt tộc. Việt Nam Nước Tôi viết: “Theo các nhà Tiền Sử học thì Malayo-Viets tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm hoàn toàn phù hợp với niên đại trong huyền sử ghi rằng họ Phục Hy làm vua từ năm 4.480 đến 3.220 TDL và họ Thần Nông làm vua từ năm 3.220 TDL đến năm 3.080 TDL. Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính vìvậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Đế Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn và Đế Đại Vũ nhàHạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là “Vạn Thế Sư Biểu”, bậc thầy muôn đời của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế của Trung Quốc mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo phò triều Chu. Trong các tác phẩm Cổ Sử Khảo, Tam Ngũ Lịch, Đông Kỷ, Đế Vương Thế Kỷ thì tất cả đều khẳng định rằng Thần Nông cóliên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc chính là hậu duệ của Thần Nông. Cổ thư Trung Quốc chép đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công (Hán tộc) vì đã tranh ngôi với Chúc Dung là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương của Thần Nông. Như vậy, Thần Nông họ Khương định cư ở đất Khương ở phía Tây nên sử TQ viết là Tây Khương đúng như truyền thuyết kể lại là cháu ba đời của Thần Nông là Đế Minh đi tuần du phương Nam...
4. Thứ tư, sử gia Phạm Trần Anh đã dẫn chứng công trình khảo cổ học để chứng minh dòng Thần Nông phương Bắc gồm Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng cho tới nhà Hạ là của Việt tộc. Thật vậy, lịch sử vẫn là lịch sử “Chết cứng” trên nguồn thư tịch, thế nhưng một khi những sự kiện lịch sử này được các công trình khảo cổ khai quật thì trở thành lịch sử “Sống động”. Khảo cổ học chứng minh qua những di chỉ, hiện vật cũng như niên đại khảo cổ được xác định bằng phương pháp đồng vị C 14 thì sự kiện này là một sự thật lịch sử sống động, có giá trịthuyết phục mà không một luận cứ nào có thể phản bác được. Với phương pháp phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn thuộc chủng Mongoloid ở phương Nam nên chúng tôi gọi là Hoabinhoid => Hoabinhian => Protoviets (Tiền Việt) => Malayo-Viets = Bách Việt (Bai-Yue) mới chính xác. Kết qủa phân tích mã di truyền DNA cho biết người miền Đông và miền Nam Trung Quốc hiện nay có cùng DNA với người Việt Nam và cả cư dân Đông Nam Á nữa. Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử lànhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc gồm Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng đã tái hợp cùng ngành Thần Nông phương Nam đi lên đã thành lập các triều đại Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Hạ Vũ nhà Hạ.
5. Thứ năm, sử gia Phạm Trần Anh là người đầu tiên lý giải truyền thuyết khởi nguyên dân tộc một cách rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, trong sáng và thuyết phục nhất chứ không còn hoangđường huyền hoặc như chúng ta vẫn hiểu từ trước đến giờ. Thế là truyền thuyết từ chỗ “U u minh minh” đã trở thành “Minh minh” chứ không còn u u minh minh như trước nữa. “Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm chỉnh và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại để tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽgợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những gì ẩn tàng trong bức thông điệp “Huyền Thoại” của tiền nhân gửi gấm cho thế hệ chúng ta. Ý niệm trứng trong huyền thoại biểu trưng Totem vật linh biểu trưng của Việt tộc là tộc người thờ chim là một con vật đứng đầu trong tứ linh: nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Vì vậy, việc Mẹ Âu Cơ mà vật tổ biểu trưng là chim thì việc mẹÂu sinh ra trăm trứng nở ra trăm người con trai trên bình diện tâm linh là bình thường không có gì đáng ngạc nhiên cả…”.
6. Sử gia Phạm Trần Anh đã chứng minh niên đại của truyền thuyết về Thần Nông vào thiên niên kỷ thứ IV TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Hoabinhian-Proto-Viets => Indonesian (Malaysian => Malayo-Viets = Bách Việt (Bai-Yue). Theo các nhà Tiền Sử học thì Malayo-Viet tức Bách Việt đã định cư ởTrung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (Gu-Yue) đã làm chủ biển cả cách đây hơn 7 ngàn năm.Đặc biệt, truyền thuyết kể lại rằng bố Lạc dẫn 50 con về “Thủy Phủ,” trước đây chúng ta cho là huyền hoặc thế nhưng địa danh thủy phủ đã được 2 học giả người Pháp là P Gouron và J Loubet tìm ra, đó chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên được in trên bản đồ Atlas 1949. Sự thật lịch sử này đã được chính nguồn sách sử cổ Trung Hoa xác nhận khi chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường. Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc đã được chính thư tịch cổTrung Quốc thừa nhận sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quỳ Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt trải dài từĐông Bắc Trung Quốc xuống tới Quảng Tây và Bắc Việt Nam. Chính sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ cộng đồng Bách Việt cư trú khắp trung nguyên, thế mà sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn Lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682 TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộlạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.
Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải xác nhận là nền văn hoá của họ là do hàng trăm dân tộc góp phần tạo dựng nhưng văn hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể. Thếnhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại cho rằng nơi phát nguyên văn hoá Trung Quốc là ở miền Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trĩ chứ không phải ở miền Tây Bắc (Thiểm Tây) như quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Thế mà các nhà sử học Mác Xít đã viết sử rập khuôn sử quan triều Thanh và theo nghị quyết của đảng Cộng Sản Việt Nam vềsự thành lập nước Văn Lang trong bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như sau: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An Dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn Lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phía Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc” . Trên thực tế, địa bàn cư trú của tộc Việt màsách sử cổ Trung Quốc ghi là các quốc gia Bách Việt ở rải rác khắp lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Các nhà sử học Mác Xít theo quan điểm của đảng Cộng Sản Việt Nam đã cố tình sao chép nguyên văn những xuyên tạc, kéo lùi niên đại thành lập Văn Lang, xác nhận lãnh thổ của Văn Lang chỉ bao gồm phần lãnh thổ Việt Nam hiện nay và 1 phần phía Nam tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Đây chính là một hành động bán nước, phản bội lại công lao của vua Hùng và xương máu của biết bao thế hệ tiền nhân. Việc sửa đổi lịch sử để hợp thức hóa toàn bộ lãnh thổ Văn Lang xưa mà Hán tộc xâm chiếm là một tội ác “Thần Người đều căm hận, Trời Đất chẳng dung tha” của tập đoàn Việt gian bán nước, tội đồ muôn đời của dân tộc.
7. Cuối cùng, sử gia Phạm Trần Anh đã dẫn chứng một sự thật lịch sử mới được khoa học xác nhận phân tích cấu trúc di truyền DNA của Việt tộc đã xác định một lần nữa là Việt tộc làmột đại chủng và hoàn toàn khác biệt với Hán tộc đã làm sáng tỏ vấn nan khúc mắc từ ngàn xưa. Tôi trân trọng cám ơn sử gia Phạm Trần Anh đã dày công nghiên cứu để hôm nay chúng ta có một bộ sử với những chứng cứ khoa học nhất, thuyết phục nhất, đầy đủ nhất và hữu ích nhất cho thế hệ con em Việt Nam chúng ta.
Nguyễn Anh Tuấn (Tiến sĩ Khoa học Chính Trị)
@
Xem "Việt Nam Nước Tôi" online:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)