Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
TẠ ƠN
Tạ Ơn
Tạ Ơn đời xóa căm hờn
gieo hoa nhân ái thơm vườn nhân sinh
Tạ Ơn cha mẹ sinh thành
nuôi con lớn giữa ngọn ngành quê hương
Tạ Ơn người gởi yêu thương
trong dòng ân nghĩa trên đường tình đi
Tạ Ơn dòng thác lương tri
vẫn nồng nhiệt chảy giữa nghi vấn đời
Tạ Ơn bằng hữu quanh tôi
chung chia vinh nhục buồn vui cõi người
Tạ Ơn đất, Tạ Ơn trời
cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay!
gieo hoa nhân ái thơm vườn nhân sinh
Tạ Ơn cha mẹ sinh thành
nuôi con lớn giữa ngọn ngành quê hương
Tạ Ơn người gởi yêu thương
trong dòng ân nghĩa trên đường tình đi
Tạ Ơn dòng thác lương tri
vẫn nồng nhiệt chảy giữa nghi vấn đời
Tạ Ơn bằng hữu quanh tôi
chung chia vinh nhục buồn vui cõi người
Tạ Ơn đất, Tạ Ơn trời
cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay!
Cao Nguyên
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012
Tình Ca Việt Nam
70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)
Trích từ SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn
Phần 01: 1930 Nguyễn Văn Tuyên, Đặng Thế Phong
Phần 02 1940 Lê Thương
Phần 03: Văn Cao phần 1
Phần 04: Văn Cao phần 2
Phần 05: Dương Thiệu Tước
Phần 06: 1945-1946
Phần 07: Thẩm Oánh , Canh Thân, Tô Vũ, Nguyễn Thiện Tơ
Phần 08: Thế nào là nhạc tiền chiến
Phần 09: Pham Duy Nhượng, Lê Hoàng Long, Tu Mi, Võ Đức Phấn
Phần 10: Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Tô Hoài, Tô Vũ
Phần 11: Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tí
Phần 12: Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Quỳ, Hoàng Dương
Phần 13: Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Phần 14: Phạm Duy, Hoàng Trọng, Ngọc Bích
Phần 15: Văn Giảng, Châu Kỳ
Phần 16: Anh Việt, Lâm Tuyền
Phần 17: Tổng kết giai đoạn 1938-1954
Phần 18: Hoàng Trọng
Phần 19: Ngọc Bích, Xuân Tiên
Phần 20: Vũ Thành, Đan Thọ
Phần 21: Phạm Duy
Phần 22: Lê Trọng Nguyễn
Phần 23: Hoàng Nguyên
Phần 24: Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng
Phần 25: Phạm Đình Chương 1
Phần 26: Phạm Đình Chương 2
Phần 27: Văn Phụng
Phần 28: Hoàng Thi Thơ
Phần 29: Nguyễn Văn Đông
Phần 30: Tuấn Khanh
Phần 31: Y Vân
Phần 32: Anh Bằng
Phần 33: Minh Kỳ
Phần 34: Lê Dinh
Phần 35: Phạm Mạnh Cương, Phạm Trọng Cầu
Phần 36: Lam Phương
Phần 37: Trúc Phương
Phần 38: Huỳnh Anh
Phần 39: Khánh Băng
Phần 40: Duy Khánh
Phần 41: Mạnh Phát
Phần 42: Nhật Trường
Phần 43: Hoài Linh
Phần 44: Song Ngọc
Phần 45: Nhật Ngân, Thanh Sơn
Phần 46: Nguyễn Ánh 9
Phần 47: Đỗ Lễ, Bảo Thu
Phần 48: Hoài An, Nguyễn Vũ
Phần 49: Trường Hải, Dzũng Chinh, Hàn Châu
Phần 50: Cung Tiến phần 1
Phần 51: Cung Tiến phần 2
Phần 52: Thanh Trang, Anh Việt Thu
Phần 53: Phạm Thế Mỹ
Phần 54: Trầm Tử Thiêng Phần 1
Phần 55: Trầm Tử Thiêng Phần 2
Phần 56: Trường Sa
Phần 57: Từ Công Phụng
Phần 58: Trịnh Công Sơn Phần 1
Phần 59: Trịnh Công Sơn Phần 2
Phần 60: Lê Uyên Phương Phần 1
Phần 61: Lê Uyên Phương Phần 2
Phần 62: Vũ Thành An
Phần 63: Ngô Thụy Miên Phần 1
Phần 64: Ngô Thụy Miên Phần 2
Phần 65: Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng_Phần 1
Xuân Kỷ Sửu: Xuân Trong Tân Nhạc Viêt Nam
Phần 66: Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng_Phần 2
Phần 67: Đức Huy, Nam Lộc, Quốc Dũng, Tùng Giang
Phần 68: Phạm Duy Phần 1
Phần 69: Phạm Duy Phần 2
Phần 70: Phạm Duy Phần 3
Phần 71: Phạm Duy Phần 4
Phần 72: Tổng Kết Thời Kỳ Thứ 2 Trong 70 Năm Tình Ca
Giai Đoạn Sau 1975
Phần 73: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 1
Phần 74: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 2
Phần 75: Trầm Tử Thiêng
Phần 76: Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh
Phần 77: Tùng Giang, Duy Quang
Phần 78: Đức Huy
Phần 79: Trần Quảng Nam, Vũ Tuấn Đức, Hoàng Quốc Bảo, Margurerite Phạm
Phần 80: Nguyệt Ánh, Việt Dũng, Duy Trác, Trần Ngọc Sơn
Phần 81: Đăng Khánh
Phần 82: Trúc Hồ
Phần 83: Lê Tín Hương, Trịnh Nam Sơn, Hoàng Thanh Tâm, Đỗ Cung La, Anh Tài, Đặng Hiền
Phần 84: Ngô Thụy Miên
Mời vào link để nghe:
http://ngaydochungminh.com/70NamTinhCa/70NamTinhCa.html
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Quê Hương bỏ lại
TRÁI TIM VIỆT NAM
là một người Việt Nam
trái tim tôi bị đau
kể từ khi bỏ nước
sống nhập cuộc lưu vong
lời viết cho Quê Hương
bằng tha thiết yêu thương
trộn niềm đau se thắt
trong dòng chảy miên trường
Tổ Quốc - Quê Hương tôi
một đất nước tuyệt vời
Đau và Thương mãnh liệt
trong TRÁI TIM VIỆT NAM !
Cao Nguyên
là một người Việt Nam
trái tim tôi bị đau
kể từ khi bỏ nước
sống nhập cuộc lưu vong
lời viết cho Quê Hương
bằng tha thiết yêu thương
trộn niềm đau se thắt
trong dòng chảy miên trường
Tổ Quốc - Quê Hương tôi
một đất nước tuyệt vời
Đau và Thương mãnh liệt
trong TRÁI TIM VIỆT NAM !
Cao Nguyên
Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012
Tự Hào Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam
Tự hào lịch sử văn hóa Việt Nam
Nguyên Huy/Người Việt
FOUNTAIN VALLEY (NV) - Chiều hôm Chủ Nhật, 28 tháng 10, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt vừa
tổ chức một đại nhạc hội với chủ đề “Tự Hào Lịch Sử Văn Hóa Việt” tại phòng thu hình lớn
của VHN-TV, Fountain Valley. Ðây là lần thứ 9 đại nhạc hội được tổ chức, mỗi lần một chủ
đề nhằm nhắc lại lịch sử oai hùng của dân tộc VN và cũng là để truyền bá đến tuổi trẻ VN
sinh trưởng ở nước ngoài.
Sân khấu Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt trong phút khai mạc. (Hình: Nguyên Huy/Người
Việt)
Buổi nhạc hội này đã được đài truyền hình VHN hỗ trợ, trực tiếp truyền hình suốt buổi đến
khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Úc.
Sau phần nghi lễ, nhạc hội được mở đầu bằng tiếng đồng ca của tuổi trẻ VN hải ngoại bài
“Lời Mẹ Âu Cơ.” Tiếng hát cất lên vọng vang lời mẹ dặn “Năm ngàn năm xưa đó con còn
nhớ hay không? Tổ tiên ta Lạc Việt, khởi đầu Kinh Dương Vương... Năm ngàn năm xưa đó,
nước ta đã huy hoàng, trời Nam riêng một cõi, mười tám đời Hùng Vương, trăm con cùng
một mẹ, trăm tộc cùng một tên... đừng bao giờ quên nhé, chúng ta người Việt Nam.”
Ngay sau đó, nhà văn Bích Huyền, thay mặt ban tổ chức, lên chào mừng quan khách và nói
đến tâm tình của các bạn trẻ tham gia trong chương trình nhạc hội hôm nay của Hùng Sử
Việt.
Bà nói: “Nhìn những giọt mồ hôi trên gương mặt các anh chị, các cháu sinh viên học sinh
hết lòng tập dượt mà lòng không khỏi ngưỡng phục tinh thần yêu văn nghệ dân tộc của tuổi
trẻ VN hải ngoại. Xin được cám ơn hết thẩy các cháu, các anh chị và quý thầy cô đã hướng
dẫn.”
Ðề cập đến lịch sử oai hùng và nền văn hóa Việt Nam, nhà văn Bích Huyền ca tụng: “Ðó là
một nền văn hóa nhiều mầu sắc, một di sản quí giá mà tổ tiên để lại và chúng ta những thế
hệ tiếp nối tiếp tục gìn giữ phát huy.... Trong tinh thần ấy anh chị em trong hội Hùng Sử Việt
một lòng bền bỉ tiếp nối giữ gìn. Xin được thay mặt ban tổ chức tuyên bố khai mạc Ðại Hội
Hùng Sử Việt kỳ 9 trong chủ đề 'Tự Hào Lịch Sử Văn Hóa VN.'”
Một số thành viên ban tổ chức Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Không để trống một phút, MC Nguyễn Văn Khoa và MC Hồng Tứ, cũng là những thành viên
trong Ban Ðiều Hành CLB Hùng Sử Việt, mời ngay con chim đầu đàn lên sân khấu. Ðó là
Giáo Sư Song Thuận, người đứng ra thành lập CLB Hùng Sử Việt từ hơn 10 năm nay.
Xúc động trước sự có mặt khá đông của bà con đồng hương đến tham dự đông đảo, Giáo
Sư Song Thuận vui tươi ngỏ lời cảm tạ đến bà con khắp nơi và các mạnh thường quân
cũng như các cơ quan truyền thông báo chí đã tiếp tay cùng CLB Hùng Sử Việt trong bao
lâu nay để “chúng ta cùng làm rạng rỡ thêm dòng lịch sử oai hùng cùng là nền văn hóa rực
rỡ của dân tộc Việt.”
Giáo sư cũng sơ lược lại lịch sử VN, nhấn mạnh đến những giai đoạn ông cha ta đã làm
rạng danh con Hồng cháu Lạc để chúng ta ngày nay rất tự hào là người Việt Nam. Với cộng
đồng hải ngoại, chúng ta còn thêm niềm tự hào là vẫn giữ được ngọn cờ vàng, ngọn cờ của
ông cha từ ngày dựng nước, trong tất cả các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm giữ gìn bờ
cõi. Thêm nữa, chúng ta còn được tự hào vì 37 năm qua, chúng ta đã phát huy được tiếng
Việt trên khắp thế giới, nơi nào có người Việt là nơi đó tiếng Việt được lưu truyền.
Trong tinh thần đó, CLB Hùng Sử Việt cũng đã lớn mạnh và được đặc biệt tham gia ngày
một nhiều của tuổi trẻ VN hải ngoại. Giáo Sư Song Thuận cũng xác định rằng công lao ấy
không phải của riêng một người nào, của một tổ chức nào mà của tất cả mọi người chúng ta
là những người trong Ban Ðiều Hành CLB Hùng Sử Việt, là những anh chị em tham gia
trong các kỳ nhạc hội và tuổi trẻ VN hải ngoại và cả quí khán thính giả đã đến đây cũng như
các khán thính giả từng tham dự trong 8 kỳ đại nhạc hội của CLB Hùng Sử Việt trong các
năm qua.
Nhưng để cụ thể Giáo Sư Song Thuận đã xin được nêu danh và trình diện trước đồng bào
hải ngoại 10 người trong Ban Ðiều Hành, thường xuyên có mặt và trực tiếp gánh vác những
công việc của CLB Hùng Sử Việt.
Lần lượt các vị trong Ban Ðiều Hành được Giáo Sư Song Thuận nêu danh. Ðó là cô
Phương Lê, cô Bội Trâm, nữ Giáo Sư Lê Ngọc Loan, nữ Giáo Sư Phạm thị Huê, nhà văn
Bích Huyền, Dược Sĩ Nguyễn Mạnh Hiền (B), Dược Sĩ Nguyễn Ðức Năng, Kỹ Sư Nguyễn
Minh Trì, nhà giáo họa sĩ Ðặng Ngọc Sinh, nhà giáo Nguyễn Văn Khoa và Giáo Sư Song
Thuận.
Tràng pháo tay ròn rã đã nổ vang từ phía khán thính giả để chào đón những người đã có
lòng nhiệt thành với lịch sử và văn hóa Việt.
Sau phần nghi lễ, diễn ra không quá 60 phút, nhạc hội đã bắt đầu với một chương trình văn
nghệ dân tộc khá đa dạng và phong phú, được các tổ chức hội đoàn trẻ trong cộng đồng
phụ trách cùng hai MC trẻ là Uyển Diễm và Ðại Dương.
Ðó là các em trong Gia Ðình Việt ngữ Tự Lực trong “Biết Ðâu Nguồn Cội,” Nhóm Chè Q2
trong “Liên khúc Ba Miền,” Nhóm trẻ ca diễn trong “Biển Của Riêng Em”... Các cô chú, anh
chị cũng góp tài năng cho buổi nhạc hội kỳ này. Gia Long thì có “Nắng Ðẹp Miền Nam,” Lê
Văn Duyệt thì có “Tình Ca,” CLB Tình Nghệ Sĩ thì có “Người Giao Chỉ,” Trưng Vương thì giấu
mặt trong vở kịch lịch sử “Thái Hậu Dương Vân Nga” cùng với anh chị em CLB Hùng Sử
Việt. Nhóm Bến Sông Mây cũng cùng Thúy Anh và ban vũ Lạc Hồng điêu luyện cũng không
vắng mặt trong nhạc hội kỳ này. Ðiều hết sức kỳ thú là tất cả các tài tử ca nhạc sĩ lên trình
diễn ai nấy đều xúng xính trong các bộ trang phục cổ truyền rực rỡ mầu sắc quê hương.
Mười bốn tiết mục văn nghệ phong phú ý nghĩa đã chiếm gần hai tiếng đồng hồ nhưng
người xem vẫn còn cảm thấy chưa đủ.
CLB Hùng Sử Việt được hình thành lúc đầu tiên bởi hai giáo sư Song Thuận và Lê Ngọc
Loan cùng một số anh chị em Chu Văn An, Trưng Vương mê nghệ thuật sân khấu. Vở kịch
anh chị em dựng để trình diễn trong những ngày đầu là “Mài Kiếm Dưới Trăng” nói lên tinh
thần giữ nước của con dân nước Việt. Nhưng CLB đã chuyển hướng rất nhanh sau những
lần trình diễn vì nhu cầu làm sống lại lịch sử oai hùng của dân tộc tại hải ngoại cho lớp trẻ
đồng thời cũng giới thiệu với các cộng đồng bạn về đất nước con người Việt Nam. CLB
Hùng Sử Việt phát triển nhanh chóng với sự tham gia của các thầy cô và các trung tâm Việt
Ngữ. Vài năm sau các CLB Hùng Sử Việt đã xuất hiện tại nhiều nơi như Chicago, Texas,
Bắc California và sắp tới là San Diego. Các CLB này liên kết với nhau để cùng đi chung một
hướng, vừa gìn giữ văn hóa dân tộc vừa truyền bá lịch sử oai hùng của cha ông cho các
thế hệ VN sinh trưởng ở hải ngoại và các cộng đồng bạn.
Công việc kể là lớn lao như vậy mà CLB Hùng Sử Việt thường không tổ chức gây quĩ cũng
như bán vé mỗi lần mở đại nhạc hội. Cô Phương Lê, thủ quỹ của CLB Hùng Sử Việt, cho
biết: “Tất cả đều do các mạnh thường quân và chính anh chị em trong CLB gom góp vào
mỗi khi tổ chức. Và may mắn làm sao, lần tổ chức nào xong, CLB cũng còn lại được khoảng
$3,000 trong quỹ.
Mời Nghe chương trình phát thanh:
Nguyên Huy/Người Việt
FOUNTAIN VALLEY (NV) - Chiều hôm Chủ Nhật, 28 tháng 10, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt vừa
tổ chức một đại nhạc hội với chủ đề “Tự Hào Lịch Sử Văn Hóa Việt” tại phòng thu hình lớn
của VHN-TV, Fountain Valley. Ðây là lần thứ 9 đại nhạc hội được tổ chức, mỗi lần một chủ
đề nhằm nhắc lại lịch sử oai hùng của dân tộc VN và cũng là để truyền bá đến tuổi trẻ VN
sinh trưởng ở nước ngoài.
Sân khấu Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt trong phút khai mạc. (Hình: Nguyên Huy/Người
Việt)
Buổi nhạc hội này đã được đài truyền hình VHN hỗ trợ, trực tiếp truyền hình suốt buổi đến
khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Úc.
Sau phần nghi lễ, nhạc hội được mở đầu bằng tiếng đồng ca của tuổi trẻ VN hải ngoại bài
“Lời Mẹ Âu Cơ.” Tiếng hát cất lên vọng vang lời mẹ dặn “Năm ngàn năm xưa đó con còn
nhớ hay không? Tổ tiên ta Lạc Việt, khởi đầu Kinh Dương Vương... Năm ngàn năm xưa đó,
nước ta đã huy hoàng, trời Nam riêng một cõi, mười tám đời Hùng Vương, trăm con cùng
một mẹ, trăm tộc cùng một tên... đừng bao giờ quên nhé, chúng ta người Việt Nam.”
Ngay sau đó, nhà văn Bích Huyền, thay mặt ban tổ chức, lên chào mừng quan khách và nói
đến tâm tình của các bạn trẻ tham gia trong chương trình nhạc hội hôm nay của Hùng Sử
Việt.
Bà nói: “Nhìn những giọt mồ hôi trên gương mặt các anh chị, các cháu sinh viên học sinh
hết lòng tập dượt mà lòng không khỏi ngưỡng phục tinh thần yêu văn nghệ dân tộc của tuổi
trẻ VN hải ngoại. Xin được cám ơn hết thẩy các cháu, các anh chị và quý thầy cô đã hướng
dẫn.”
Ðề cập đến lịch sử oai hùng và nền văn hóa Việt Nam, nhà văn Bích Huyền ca tụng: “Ðó là
một nền văn hóa nhiều mầu sắc, một di sản quí giá mà tổ tiên để lại và chúng ta những thế
hệ tiếp nối tiếp tục gìn giữ phát huy.... Trong tinh thần ấy anh chị em trong hội Hùng Sử Việt
một lòng bền bỉ tiếp nối giữ gìn. Xin được thay mặt ban tổ chức tuyên bố khai mạc Ðại Hội
Hùng Sử Việt kỳ 9 trong chủ đề 'Tự Hào Lịch Sử Văn Hóa VN.'”
Một số thành viên ban tổ chức Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Không để trống một phút, MC Nguyễn Văn Khoa và MC Hồng Tứ, cũng là những thành viên
trong Ban Ðiều Hành CLB Hùng Sử Việt, mời ngay con chim đầu đàn lên sân khấu. Ðó là
Giáo Sư Song Thuận, người đứng ra thành lập CLB Hùng Sử Việt từ hơn 10 năm nay.
Xúc động trước sự có mặt khá đông của bà con đồng hương đến tham dự đông đảo, Giáo
Sư Song Thuận vui tươi ngỏ lời cảm tạ đến bà con khắp nơi và các mạnh thường quân
cũng như các cơ quan truyền thông báo chí đã tiếp tay cùng CLB Hùng Sử Việt trong bao
lâu nay để “chúng ta cùng làm rạng rỡ thêm dòng lịch sử oai hùng cùng là nền văn hóa rực
rỡ của dân tộc Việt.”
Giáo sư cũng sơ lược lại lịch sử VN, nhấn mạnh đến những giai đoạn ông cha ta đã làm
rạng danh con Hồng cháu Lạc để chúng ta ngày nay rất tự hào là người Việt Nam. Với cộng
đồng hải ngoại, chúng ta còn thêm niềm tự hào là vẫn giữ được ngọn cờ vàng, ngọn cờ của
ông cha từ ngày dựng nước, trong tất cả các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm giữ gìn bờ
cõi. Thêm nữa, chúng ta còn được tự hào vì 37 năm qua, chúng ta đã phát huy được tiếng
Việt trên khắp thế giới, nơi nào có người Việt là nơi đó tiếng Việt được lưu truyền.
Trong tinh thần đó, CLB Hùng Sử Việt cũng đã lớn mạnh và được đặc biệt tham gia ngày
một nhiều của tuổi trẻ VN hải ngoại. Giáo Sư Song Thuận cũng xác định rằng công lao ấy
không phải của riêng một người nào, của một tổ chức nào mà của tất cả mọi người chúng ta
là những người trong Ban Ðiều Hành CLB Hùng Sử Việt, là những anh chị em tham gia
trong các kỳ nhạc hội và tuổi trẻ VN hải ngoại và cả quí khán thính giả đã đến đây cũng như
các khán thính giả từng tham dự trong 8 kỳ đại nhạc hội của CLB Hùng Sử Việt trong các
năm qua.
Nhưng để cụ thể Giáo Sư Song Thuận đã xin được nêu danh và trình diện trước đồng bào
hải ngoại 10 người trong Ban Ðiều Hành, thường xuyên có mặt và trực tiếp gánh vác những
công việc của CLB Hùng Sử Việt.
Lần lượt các vị trong Ban Ðiều Hành được Giáo Sư Song Thuận nêu danh. Ðó là cô
Phương Lê, cô Bội Trâm, nữ Giáo Sư Lê Ngọc Loan, nữ Giáo Sư Phạm thị Huê, nhà văn
Bích Huyền, Dược Sĩ Nguyễn Mạnh Hiền (B), Dược Sĩ Nguyễn Ðức Năng, Kỹ Sư Nguyễn
Minh Trì, nhà giáo họa sĩ Ðặng Ngọc Sinh, nhà giáo Nguyễn Văn Khoa và Giáo Sư Song
Thuận.
Tràng pháo tay ròn rã đã nổ vang từ phía khán thính giả để chào đón những người đã có
lòng nhiệt thành với lịch sử và văn hóa Việt.
Sau phần nghi lễ, diễn ra không quá 60 phút, nhạc hội đã bắt đầu với một chương trình văn
nghệ dân tộc khá đa dạng và phong phú, được các tổ chức hội đoàn trẻ trong cộng đồng
phụ trách cùng hai MC trẻ là Uyển Diễm và Ðại Dương.
Ðó là các em trong Gia Ðình Việt ngữ Tự Lực trong “Biết Ðâu Nguồn Cội,” Nhóm Chè Q2
trong “Liên khúc Ba Miền,” Nhóm trẻ ca diễn trong “Biển Của Riêng Em”... Các cô chú, anh
chị cũng góp tài năng cho buổi nhạc hội kỳ này. Gia Long thì có “Nắng Ðẹp Miền Nam,” Lê
Văn Duyệt thì có “Tình Ca,” CLB Tình Nghệ Sĩ thì có “Người Giao Chỉ,” Trưng Vương thì giấu
mặt trong vở kịch lịch sử “Thái Hậu Dương Vân Nga” cùng với anh chị em CLB Hùng Sử
Việt. Nhóm Bến Sông Mây cũng cùng Thúy Anh và ban vũ Lạc Hồng điêu luyện cũng không
vắng mặt trong nhạc hội kỳ này. Ðiều hết sức kỳ thú là tất cả các tài tử ca nhạc sĩ lên trình
diễn ai nấy đều xúng xính trong các bộ trang phục cổ truyền rực rỡ mầu sắc quê hương.
Mười bốn tiết mục văn nghệ phong phú ý nghĩa đã chiếm gần hai tiếng đồng hồ nhưng
người xem vẫn còn cảm thấy chưa đủ.
CLB Hùng Sử Việt được hình thành lúc đầu tiên bởi hai giáo sư Song Thuận và Lê Ngọc
Loan cùng một số anh chị em Chu Văn An, Trưng Vương mê nghệ thuật sân khấu. Vở kịch
anh chị em dựng để trình diễn trong những ngày đầu là “Mài Kiếm Dưới Trăng” nói lên tinh
thần giữ nước của con dân nước Việt. Nhưng CLB đã chuyển hướng rất nhanh sau những
lần trình diễn vì nhu cầu làm sống lại lịch sử oai hùng của dân tộc tại hải ngoại cho lớp trẻ
đồng thời cũng giới thiệu với các cộng đồng bạn về đất nước con người Việt Nam. CLB
Hùng Sử Việt phát triển nhanh chóng với sự tham gia của các thầy cô và các trung tâm Việt
Ngữ. Vài năm sau các CLB Hùng Sử Việt đã xuất hiện tại nhiều nơi như Chicago, Texas,
Bắc California và sắp tới là San Diego. Các CLB này liên kết với nhau để cùng đi chung một
hướng, vừa gìn giữ văn hóa dân tộc vừa truyền bá lịch sử oai hùng của cha ông cho các
thế hệ VN sinh trưởng ở hải ngoại và các cộng đồng bạn.
Công việc kể là lớn lao như vậy mà CLB Hùng Sử Việt thường không tổ chức gây quĩ cũng
như bán vé mỗi lần mở đại nhạc hội. Cô Phương Lê, thủ quỹ của CLB Hùng Sử Việt, cho
biết: “Tất cả đều do các mạnh thường quân và chính anh chị em trong CLB gom góp vào
mỗi khi tổ chức. Và may mắn làm sao, lần tổ chức nào xong, CLB cũng còn lại được khoảng
$3,000 trong quỹ.
Mời Nghe chương trình phát thanh:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)