Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Giỗ Tổ HÙNG VƯƠNG




Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ trọng đại của Việt Nam.

Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt , phụ mẫu của các Vua Hùng.

Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam . Trong dân gian có lưu truyền câu ca dao nhắc nhở nhau về Ngày Giỗ Tổ:

                                                           "Dù ai đi ngược về xuôi                                                             Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba."

                                                            (Phỏng theo Bách Khoa Toàn thư Wikipedia) 

Lễ hội Đền Hùng


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG


                                                 GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

                                                 (Mùng 10 tháng 3 Âm lịch mỗi năm)


Tổng quát


Một nước trong quá trình lịch sử, có thể có nhiều triều đại, với nhiều vua chúa, nhiều thể 
chế, với nhiều nhà lãnh đạo, nhưng con dân chỉ có một Quốc Tổ mà thôi ... Giỗ Tổ là một 
hình thức biểu lộ tình yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam trong tinh thần “uống nước 
nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“Dù ai buôn bán ngược suôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba thì về.”




Hùng Vương

Tiểu sử:

 Hùng Vương là tên gọi chung 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879-258 tr. 
Tây lịch). Nếu kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, có tất cả 20 đời Vua trong họ 
Hồng Bàng.
Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, lấy 
Tiên sinh ra Lộc Tục. Vua phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam tức Kinh Dương Vương.
Kinh Dương Vương kết hôn với 
Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long 
Quân.
Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ sinh được 100 con trai. Về sau, 50 con theo cha xuống biển 
và 
50 con theo mẹ lên núi, đi về phương Nam lập ra nước Văn Lang.Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu
chia nước ra làm 
15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo, có quan Lạc Tưóng, Lạc 
Hầu phụ tá và quan Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi 
con trai là Quan 
Lang, con gái là Mỵ Nương
. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời.


Công đức: 
Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày 
nay, nên gọi là Quốc Tổ Hùng Vương



.Đền thờ:
 Trên núi Nghĩa Lĩnh, Huyện Phong Châu, Tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú) Bắc Việt. Tại 
Hoa Kỳ, Đền Hùng ở Lillte Sàigòn do Hội CNAM. Nay do Hội Đền Hùng Hải Ngoại (đường 
Magnolia – Westminster city - Little Sài Gòn)  thờ phụng.
 Hàng năm, cả hai Hội CNAM và Hội 
Đền Hùng Hải Ngoại đều tổ chức ngày Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Kỷ Niệm: Ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch mỗi năm.

Tóm tắt
Lịch Sử Việt Nam
(từ thời Hồng Bàng đến 2009)



Nước Việt Nam thuộc về phía đông nam Á châu, là một dải non sông dài và hẹp ở miền
Trung, rộng hai đầu Nam Bắc giống hình chữ S, bắc giáp Trung Hoa, tây giáp Lào và
Campuchia, đông và nam giáp biển Đông.

Dân tộc Việt đa số thống nhất về chủng tộc, tiếng nói và phong tục tập quán.

Theo truyền thuyết, nước Việt Nam xưa bao gồm vùng đất Ngũ Lĩnh, phía nam nước Tàu
từ Động Đình Hồ tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành, miền Trung Việt Nam ngày nay) nên gọi
là Lĩnh Nam. Sau có nhiều tộc Việt đến sinh sống ở Lĩnh Nam, vì thế còn gọi là đất Bách
Việt.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.Họ Hồng Bàng mở nước từ năm 2879 trước CN, do Kinh Dương Vương trị vì rồi truyền
ngôi cho Lạc Long Quân và 18 đời vua Hùng. Các vị vua Hùng đóng đô ở Phong Châu
(Bắc Việt ngày nay), đặt tên nước là 
Văn Lang.Thời vua Hùng có những chuyện cổ tích truyền miệng như “Phù Đổng Thiên Vương phá
giặc Ân”, “Bánh chưng bánh dày”, “Sơn tinh Thủy tinh” v…v…

Năm 257 tr. CN, Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18, lên làm vua, hiệu 
An Dương
Vương
 lập ra nhà Thục và đặt tên nước là Âu Lạc, kéo dài 50 năm.

Năm 207 tr. CN, Triệu Đà phản lại nhà Tần, chiếm đất Bách Việt, lên làm vua tức 
Triệu Vũ
Đế
, thành lập nước Nam Việt độc lập với nhà Hán. Nhà Triệu truyền được 5 đời kéo dài
96 năm.

Năm 111 trước CN, nhà 
Tây Hán (Tiền Hán) xâm lăng và tiêu diệt nước Nam Việt, chia ra 9
quận để cai trị.

Đây là thời kỳ 
Bắc thuộc lần Thứ Nhất (111 tr. CN – năm 39), kéo dài 150 năm.

Năm 40, Hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị vì nợ nước thù nhà đã khởi nghĩa đánh
đuổi thái thú Tô Định về Tàu, thu lại 4 quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và
65 thành, lên làm vua tức 
Trưng Nữ Vương (40-43), được 3 năm thì bị nhà Đông Hán sai
Mã Viện sang xâm lăng. Hai Bà Trưng phải nhẩy xuống sông Hát tuẫn tiết.

Đây là thời kỳ 
Bắc thuộc lần Thứ Hai (43-544) kéo dài 501 năm.

Trong thời kỳ này có sự nổi dậy của 
Bà Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa đánh nhau với
quân Đông Ngô do thứ sử Lục Dận chỉ huy. Bà Triệu đã hy sinh năm 23 tuổi.

Nhà Đông Ngô đô hộ nước ta rất tàn ác, chia cắt nước Nam Việt thành 
Quảng Châu và
Giao Châu
 (Giao Châu gồm 4 quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam).
Năm 544 Lý Bôn nổi lên đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương về Tàu (Đông Ngô -
Tấn - Tống - Tề - Lương), lên làm vua tức 
Lý Nam Đế (544-548) lập ra nhà Tiền Lý (544-
602), đặt tên nước là 
Vạn Xuân. Trong thời kỳ này có Triệu Quang Phục (Dạ Trạch
Vương) đánh đuổi Trần Bá Tiên của nhà Lương, lên nối ngôi nhà Lý tức Triệu Việt Vương
(549-571). Sau Lý Phật Tử giành được ngôi của Triệu Việt Vương trở thành Hậu Lý
Nam Đế (571-602), nhưng đến năm 602 phải đầu hàng nhà Tùy (Nhà Tùy thống nhất
được Nam Bắc nước Tàu thời đó).

Đây là thời kỳ 
Bắc thuộc lần thứ 3 (603-939).

Trong thời kỳ này có các cuộc khởi nghĩa của 
Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Hắc
Đế
 (722), Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (791) và họ Khúc dấy nghiệp ở Giao Châu
gồm có 
Khúc Thừa Dụ (900-907), Khúc Hạo (907-917), Khúc Thừa Mỹ (917-923). ..

Năm 939, 
Ngô Vương Quyền dùng mưu cắm cọc bọc sắt trên sông Bạch Đằng phá tan
quân Nam Hán, bắt được thái tử Hoằng Tháo của Nam Hán giết đi rồi xưng Vương, mở ra
kỷ nguyên tự chủ từ đó.

Tổng cộng 3 thời kỳ Bắc thuộc là 989 năm.
Ngô Quyền (939-944) chỉ xưng Vương, truyền 2 đời dài 26 năm.

Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 Sứ quân, lên làm vua tức 
Đinh Tiên Hoàng (968-979),
lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, truyền 2 đời dài 12 năm.

Năm 980 Lê Hoàn tức 
Lê Đại Hành (980-1005) lên ngôi, đánh Tống Bình Chiêm, lập ra
nhà Tiền Lê, truyền 3 đời, dài 29 năm.

Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi tức 
Lý Thái Tổ (1010-1028), lập ra nhà Lý,  đóng đô ở
Thăng Long, truyền 9 đời , dài 216 năm. Nhà Lý có danh tướng 
Lý Thường Kiệt (1019-
1105) và nhiều tướng tài đánh Tống bình Chiêm làm vẻ vang dân Việt. Vua  Lý Thánh
Tông (1054-1072) đổi tên nước là Đại Việt.

Năm 1225 Trần Cảnh lên ngôi tức 
Trần Thái Tông (1225-1258), lập ra nhà Trần truyền
được 13 đời, kéo dài 175 năm. Nhà Trần có danh tướng 
Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn
 và rất nhiều danh tướng đã phá tan quân Nguyên Mông 3 lần xâm lăng Đại Việt.
Chiến thắng Bạch Đằng Giang một lần nữa làm quân thù phương Bắc khiếp vía, rửa
được mối nhục gần ngàn năm bị đô hộ.

Năm 1400, 
Hồ Quý Ly lên làm vua lập ra nhà Hồ chỉ được 7 năm thì bị giặc Minh xâm lăng,
đô hộ Việt Nam thêm 13 năm (1414-1427). Đây là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4.

Năm 1428 Bình Định Vương 
Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, lên ngôi tức Lê Thái Tổ (1428-
1433) lập ra nhà Hậu Lê truyền 27 đời kéo dài 160 năm. Thời nhà Hậu Lê có danh nhân
Nguyễn Trãi (1380-1442) và rất nhiều tướng tài giúp vua Lê Lợi đánh giặc xâm lược,
giành lại đất nước Đại Việt.

Sau nhà Lê, đến thời 
nhà Mạc (1527-1592) truyền được 8 đời, dài 65 năm ở kinh thành
và 85 năm ở vùng Cao Bằng.

Thời 
Trịnh Nguyễn phân tranh, chia nước Việt thành Đàng Trong (Nam) và Đàng
Ngoài (Bắc), lấy 
sông Gianh làm ranh giới.

Chúa 
Nguyễn Hoàng (1558-1613) ở Đàng Trong và các chúa Nguyễn nối tiếp có công
mở đất miền Nam rộng tới mũi Cà Mâu.

Năm 1788 Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi tức 
Quang Trung Hoàng Đế (1788-
1792) đánh đuổi giặc Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy vào mùa xuân 1789, mở đầu cho
thời kỳ độc lập và xóa bỏ lằn ranh phân chia Nam Bắc.

Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu 
Gia Long tức Nguyễn Thế Tổ (1802-1819)
lập ra nhà Nguyễn, thống nhất Việt Nam, truyền 12 đời kéo dài 143 năm. Nhà Nguyễn chỉ
giữ được nền độc lập từ 1802 đến 1883 kéo dài 81 năm. Từ 1883 đến 1945 là thời kỳ
Pháp đô hộ, dài 62 năm.

Trong 
thời kỳ Pháp thuộc, có nhiều tổ chức, phong trào, đảng phái và anh hùng, danh
nhân nổi lên chống Pháp, giành quyền tự quyết cho dân tộc Việt. Những vị anh hùng,
danh nhân chống Pháp được lịch sử nhắc nhở như 
Trương Công Định (1820-1864),Nguyễn Trung Trực (1837-1868), Phan Đình Phùng (1844-1895), Hoàng Hoa Thám(1858-1913), Phan Bội Châu (1867-1940), Phan Chu Trinh (1872-1926), Nguyễn Thái Học (1901-1930)…

Song Thuận



 Tham khảo:
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
- Tự điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Q Thắng, Nguyễn Bá Thế
- Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn
- Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca - Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái
- Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam - Phạm Cao Dương
- Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam - Nguyễn Khắc Thuần
- Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời - Đào Duy Anh
- An Nam Chí Lược - Lê Tắc
- Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ
- Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê
- Sử Ký - Tư Mã Thiên (Sách Dịch ra tiếng Việt)
- Thủy Kinh Chú Sớ - Lịch Đạo Nguyên (chủ) - Sách dịch ra tiếng Việt

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Còn Nhớ Hay Quên




CÒN NHỚ HAY QUÊN
.
Sáng tác & Trình bày: Dzuylynh
Album Trao Nhau Một Thuở Xuân Thì .Feb29.2012
( thương tặng áo trắng trưng vương )
.
còn nhớ không em? áo trắng thơ ngây
vòng tay học trò, lưu bút ngày xanh
phượng đỏ sân trường, những dòng mực tým
bụi phấn bảng đen, tiếng trống tan trường
bầy con gái lao xao tiếng guốc, nhịp gõ âm vui phố xá ồn ào
ta hẹn nhau cà phê góc nhỏ, ly nước chanh đường ngọt lịm môi em
.
còn nhớ không em? từ xa thị thành, xa vòm lá me bay
vàng tay khói thuốc, những bước di hành và từng đêm không ngủ
anh nhớ em, như chưa bao giờ nhớ thế...
ngày đêm miệt mài trấn ải địa đầu, những địa danh xa lạ vừa mới quen tên
đã thêm một lần đi
từ dạo chia ly chưa có ngày gặp lại
em bây giờ... em bây giờ ở đâu?
.
hôm nay trở lại bên gác chuông giáo đường, nghe bài thánh ca chợt nhớ em
quắt quay quắt quay
đường phố vẫn xôn xao, người thương ở nơi nào...
còn nhớ hay quên?
còn nhớ hay quên? còn nhớ hay quên?
Saigon ơi ! Saigon ơi ! nhớ mấy cho vừa, nhớ những mùa xuân xưa
những buổi chợ trưa, đường trơn nho nhỏ, lược chải trâm cài, mái tóc dài ngang vai
ánh mắt kiêu sa, người Trưng Vuơng trang đài, bờ vai thục nữ đã xa ... xa mất rồi
chỉ còn lại mình anh và kỉ niệm theo dòng sông đã trôi ...xa
.
còn nhớ không em? nhớ vòng tay buông lơi
áo trắng thơ ngây, nụ hôn vụng dại...
theo biển rộng sông dài từ một dạo tháng tư
em thành người biệt xứ. anh giả từ đất mẹ, xa tổ quốc yêu thương
nương thân nơi đất lạ quê người. đếm từng ngày sợi tóc bạc làm quên
còn nhớ không em ? còn nhớ không em? còn nhớ hay quên....