Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Republic Vietnam and United States of America National Anthem

Âm Nhạc Dân Tộc

Ride the Thunder


Ride the Thunder & Project Blue Light Film Block
Who would have thought that two men from two opposing cultures – America and Vietnam – would come together despite the odds to take down a bigger enemy – Communism. Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal will have you questioning who is a friend and who is an enemy in this real life tale of two friends on opposite sides of the fences. Feel the sadness, the struggle, the betrayal and even the camaraderie as two unlikely friends unite ironically on the battlefield.

May 29th, 2016 | 10:30 am
The Angelika Film Center at Mosaic
2911 District Ave., Fairfax, VA, 22031
@
Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and BetrayalDirected By Fred Koster | Documentary Feature
Ride The Thunder is the true heroic story of a friendship between American military legend and recipient of the Navy Cross, John Ripley and one of South Vietnam's most decorated Heroes, Le Ba Binh. The film is based on a book by the same name by Richard Botkin, former Marine Infantry Officer (1980-1995) The storyline follows Ripley's and Binh's fight together against the communists at the Battle for Dong Ha during the Vietnam War and the aftermath of the fall of Saigon, as Ripley goes home to a divided America while Binh is imprisoned in a communist re-education camp. After the war, their wives struggle to adjust to their changed lives. Immersed in this true story are interviews and rare historical footage that educates the moviegoers on the truth of the war along with the heroes who fought in it, while exposing the opportunists who betrayed them. The main Vietnamese actors in the film are Vietnamese refugees.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Ngày Ghi Ơn



Memorial Day Tribute


Memorial Day - Tưởng niệm chiến sĩ trận vong
Thanh Dũng
Ngày lễ Memorial Day, hay Chiến Sĩ Trận Vong, được tưởng niệm vào Thứ Hai cuối cùng của Tháng Năm. Năm nay, Memorial Day nhằm ngày 30-5. Nếu Lễ Tạ Ơn khai mào cho mùa lễ mua sắm cuối năm, thì với nhiều người, ngày lễ Memorial Day đánh dấu khởi sự của mùa hè.
alt

Có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên, một số trường học thường kết thúc niên khoá vào dịp Memorial Day. Trên thực tế, ngày Chiến Sĩ Trận Vong cũng có thể gợi nhắc lịch nghỉ hè hằng năm, vẫn còn là thói quen của nhiều gia đình người bản xứ.

Theo thông lệ, vào ngày này, người ta treo cờ giữa chừng (half staff) đến khoảng trưa. Sau đó, thượng cờ trở lại khi chiều xuống. Thường đây là thời điểm để dân chúng treo cờ Mỹ,  phô trương niềm hãnh diện công dân (một dịp long trọng khác là lễ Độc Lập 4-7). Đây là một trong những dịp bạn có thể bắt gặp cờ Mỹ ở khắp nơi. Người ta gắn cờ lên xe, cắm trên mặt đất, cành cây, hoặc treo cờ lên cột...
Ít người biết rằng ngày Chiến Sĩ Trận Vong có nguồn gốc từ thời Nội Chiến Hoa Kỳ - Civil War. Chiến tranh tàn phá dữ dội, với khoảng 620,000 binh sĩ đôi bên phải thiệt mạng. Sự mất mát lớn lao, cộng hưởng với tâm lý hoang mang thời hậu chiến đã dẫn đến có nhiều cuộc tưởng niệm, cầu siêu thoát cho linh hồn người đã khuất. Các sinh hoạt này trải khắp miền Bắc "thắng trận" lẫn miền Nam "bại trận". Sau này, Quốc Hội nhìn nhận thành phố Waterloo, tiểu bang New York như là nơi "khai sinh" ra ngày Memorial Day, một phần lớn vì nơi này đã liên tục tổ chức các sinh hoạt tưởng nhớ ý nghĩa mà vẫn sinh động nhân ngày Memorial Day.

alt

Nhớ bạn

Đến dạo 1890, ngày lễ này được hầu hết các tiểu bang miền Bắc thừa nhận. Lúc đầu, nó được gọi là "Decoration Day", có thể để phản chiếu thói quen bày biện, chưng bông hoa của nhiều người. Đến năm 1967, liên bang mới ra luật nhìn nhận cái tên "Memorial Day" phổ biến đến ngày nay.

Sang năm 1971, Memorial Day được thiết lập nên một ngày nghỉ liên bang với đạo luật "The National Holiday Act of 1971".

alt

Lời khắc trên mặt đá: "Nơi  đây yên nghỉ, trong danh dự vinh hiển, một người lính Hoa Kỳ vô danh, duy chỉ Thượng Đế là biết được"

Riêng một số tiểu bang miền Nam đến nay vẫn dùng những ngày khác nhau để chỉ lễ Chiến Sĩ Trận Vong của họ. Ở tầm mức liên bang, một lần nữa đúng vào năm 2000, có thêm một đạo luật gọi là "The National Moment of Remembrance Act", mục đích giữ gìn thông lệ vinh danh người đã ngã xuống. Quốc Hội mau lẹ bỏ phiếu thuận và TT Bill Clinton ký thành luật. Đạo luật này khuyến khích mọi người Mỹ đúng 3 giờ chiều, ai ở đâu yên đấy, giữ thinh lặng trong khoảng đôi phút để bày tỏ niềm thương tiếc.

Một số người có thể lẫn lộn dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong - Memorial Day với lễ Cựu Chiến Binh - Veterans Day" vào Tháng Mười Một. Ngày "Memorial Day" tưởng nhớ những binh sĩ trực tiếp hy sinh tại chiến trận. Còn ngày Cựu Chiến Binh "Veterans Day" vinh danh tất cả quân nhân--còn sống hay đã chết--từng phục vụ xứ sở.

Ngày nay, vào ngày Memorial Day mỗi năm, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh nhận nhiệm vụ gắn một lá cờ Mỹ nhỏ lên hơn 260,000 bia mộ và khoảng 7,300 phần hài cốt tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington National Cemetery.

Cũng có một phong trào của cựu chiến binh Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi ít nhiều sinh hoạt trong ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Năm 1988, 1 nhóm bảo vệ quyền lợi cựu chiến binh, mang tên "Rolling Thunder" (tên chiến dịch ném bom rải thảm lên Hà Nội thời còn chiến tranh), đã phô trương thanh thế, quy trụ khoảng 2,500 tay chơi mô tô. Nhóm này chạy mô tô về thủ đô Washington, D.C., nhằm gây chú ý đến các quân nhân vẫn còn bị mất tích. Từ năm đó, phong trào này lớn mạnh dần. Đến năm 2002, con số đã lên đến 300,000 tay lái mô tô. Sang 2005, có ước tính trên nửa triệu tay lái mô tô tựu về.

Tuy Memorial Day là lễ Chiến Sĩ Trận Vong của người Mỹ, nhưng nó cũng là kỷ niệm thân thương với không ít người Việt, nhất là những người từng đứng chung chiến tuyến với anh bạn đồng minh trong cuộc chiến chống sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản trên mảnh đất cố hương.

alt

Bức tường "Vietnam Veterans Memorial Wall" lừng danh,  nơi ghi danh 58,000 quân nhân Hoa Kỳ

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy *
Ta vẫn còn nghe hào khí Việt Nam ! 
CN


@
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ
Nhạc và lời Nguyễn Đức Quang


Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sâu bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hận sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân(quân) gian


Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng giờ qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim là cả triệu khối kiêu hùng


Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chan mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người


Làm người huy hoàng phải chọn làm người VIỆT NAM
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống khơi dậy hùng cường đi lên "


(Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong phong trào du ca - da vàng thời 70 - 75,
 nói lên tính cách quật cường, quật khởi của những thế hệ thanh niên Việt Nam )


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Hiệp Đồng



 

đàng ngoài yểm trợ đàng trong 
đấu tranh dân chủ cho đồng bào ta 
biểu tình bày tỏ thiết tha 
cảm khổ thương khó nghĩa xa tình gần 

trong tù tội, ngoài lưu vong 
nỗi đau lịch sử Lạc Hồng khắc ghi 
toàn dân đứng dậy cùng đi 
trong ngoài trọn nghĩa chỉ vì Việt Nam 

Núi Sông còn, Tổ Quốc còn 
gọi nhau tỉnh thức cả trong lần ngoài 
vì Dân Tộc, vì giống Nòi 
tinh thần tự chủ hãy soi sử hồng 

đằng ngoài tin tưởng đằng trong 
quyết tâm cứu nước mới hòng thoát Trung 
triệu con tim Việt hào hùng 
trong ngoài một khối hiệp đồng tiến lên! 

Cao Nguyên   


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

GIỌT LỆ TRI ÂN


TÂM THƯ

Kính Gởi Quý Đồng Hương, Hội Đoàn, Cộng Đồng, Quý cơ quan Truyền Thông Việt Ngữ, Và quý Thầy, Cô, Anh, Chị, Em QGNT,
Với sự giúp đỡ nhiệt tâm của các anh chị nghệ sĩ vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn: chương trình ca nhạc:

GIỌT LỆ TRI ÂN

Để gây quỹ cho Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà sẽ được tổ chức vào
chiều Thứ Bảy, ngày 28 tháng 5 năm 2016 từ 2:00PM đến 5:00PM.
Tại Jewish Community Center, 8900 Litter River Tpke, Annanadale, VA 22003.

Cuộc chiến tương tàn tại Việt Nam đã chấm dứt từ gần 41 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ và những quốc gia Đồng Minh của VNCH đã hợp tác với nhà cầm quyền CSVN trong công tác Nhân Đạo tìm người mất tích, trao trả hài cốt binh sĩ CSVN mất tích về với gia đình hoặc cải táng vào Nghĩa Trang, tu sửa mồ mả cho các quân nhân CSVN đã hy sinh, ủy lạo các thương binh .v.v... nhưng đau đớn thay, hài cốt, Cha/anh của chúng tôi đã bị kỳ thị, bị bạc đãi và bị quên lãng trong suốt 41 năm qua. Xác thân cha/anh của chúng tôi vẫn còn nằm rải rác đó đây khắp nơi, không được phép tìm kiếm để cải táng. Mồ mả của Cha/anh chúng tôi trong các nghĩa trang chẳng những không được thăm viếng, chăm sóc mà còn bị phá hủy, ngay cả Nghĩa Trang Quôn Đội Biên Hòa (NTQĐBH), một nghĩa trang linh thiêng, to lớn nhất của VNCH cũng đã bị tàn phá, bị bỏ hoang và bị cắt xén, hủy hoại trong suốt 41 năm qua.

 Không ai ngăn được nước mắt khi nhìn thấy cảnh hoang tàn đổ nát của NTQĐBH, nơi an nghỉ của hơn 18,000 tử sĩ VNCH, một nghĩa trang tiêu biểu, một di tích lịch sử cuối cùng của miền Nam VN còn sót lại đã và đang bị hủy hoại. Hàng ngàn ngôi mộ bằng đất, không còn mộ bia, đang dần dần bị mất dấu. Hàng trăm mộ bia đầy vết đạn vì mộ bia đã trở thành bia tập bắn của tân binh CSVN. Hàng trăm cây to của kẻ dã tâm đã trồng ngay trên những ngôi mộ tạo cho sự tàn phá hài cốt người quá cố bên trong, khiến cho vong linh họ cũng không nơi an nghỉ.

 Là con, cháu của những tử sĩ VNCH, chúng tôi không thể đứng nhìn cũng như không thể im lặng mãi trước sự bất công, vô nhân đạo đối với mồ mả, hài cốt của ông, cha chúng tôi. Do đó, năm 2007, Nhóm QGNT Heritage ra đời để xin chính quyền Viêt Nam cho phép chúng tôi trùng tu, xây dựng lại mồ, mả ông, cha của mình.

Vừa qua, theo thông cáo báo chí từ văn phòng Dân Biểu Liên Bang Ed Royce, Dân Biểu Lowenthal và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tổ chức Vietnamese American Foundation đã được nhị vị Dân Biểu cùng 18 Dân biểu thuộc Lưỡng Đảng và ông Đại Sứ Ted Osius hoàn toàn ủng hộ và đề nghị chính quyền tỉnh Bình Dương cho phép VAF trùng tu NTQĐBH. Chúng tôi cũng được biết, trong thời gian qua, Bộ Ngoại Giao VN cũng đã tích cực ủng hộ VAF trong việc trùng tu NTQĐBH (Vì vậy, trong vòng 15 tháng, kể từ 25 tháng 5, 2014 đến 25 tháng 8 2015 đã có 2,667 ngôi mộ trong nghĩa trang đã được trùng tu). Cuộc thảo luận giữa Đại Diện của ông Đại sứ Ted Osius và chánh quyền tỉnh Bình Dương cho phép VAF trùng tu Nghĩa Trang đang tiếp tục.
Trong khi chờ đợi kết qủa, VAF quyết định tiếp tục trùng tu 2000 (Hai Ngàn) ngôi mộ trong năm 2016.

 Điều quan trọng nhất, đó là vào tháng 11 vừa qua, tin vui đã đến với QGNT Heritage, ông Nguyễn Đạc Thành, người sáng lập VAF cũng là người điều hành chương trình trùng tu NTQĐBH đã liên lạc với QGNT Heritage và cho biết việc trùng tu mồ mả trong Nghĩa Trang QĐBH là một đạo lý, là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của những người con báo đáp công ơn sanh thành. VAF muốn dành Danh Dự nầy cho QGNT Heritage. Do đó, QGNT Heritage đã tự nguyện xin gia nhập và trở thành Thành Viên Thứ Năm trong Nhóm Gia Đình Tử Sĩ (GĐTS) VNCH của VAF đồng thời QGNT Heritage nhận trách nhiệm trùng tu mộ và NTQĐBH do VAF giao phó. Được trùng tu lại mồ mả của Cha/anh là một khao khát từ 41 năm qua của QGNT Heritage nói riêng, của đại gia đình tử sĩ VNCH nói chung. Đây là một danh dự, một bổn phận hết sức thiêng liêng, cao quý để báo đáp công sanh thành và dưỡng dục của con dân Việt Nam trọng lễ giáo.

 Chúng tôi kính xin quý vị, quý Thầy/Cô, và toàn thể anh chị em QGNT , anh chị em trong Đại Gia Đình Tử Sĩ VNCH
hãy ủng hộ, giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất để chúng tôi hoàn thành trách nhiệm thiêng liêng và cao cả nầy cũng như bảo vệ một di tích lịch sử quan trọng của Miền Nam Việt Nam có thể bị xoá bỏ.
 Sự có mặt của quý vị trong Chương Trình “Giọt Lệ Tri Ân” sẽ là một vinh dự cho Ban Tổ Chức chúng tôi.
@

Ban Truyền thông:

Thanh Trúc: 240-413-6585
Võ Thành Nhân: 301-257-8496
Nguyễn Hồng:301-208-1419

@

 THƯ NGỎ



Kính Gởi Quý Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington D.C, MD, VA

Kính gởi Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn
Kính gởi Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận
Kính gởi quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần
Kính gởi quý vị Chủ Tịch, Hội Trưởng các Tổ Chức Hội Đoàn
Kính gởi các bạn Sinh Viên, Học Sinh và các Đoàn Thể Hướng Đạo
Kính gởi quý truyền thông báo chí, văn nghệ sĩ, thân hữu,

Chúng tôi là con em Quốc Gia Nghĩa Tử, con cháu của những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Mồ mả của Ông, Cha chúng tôi đang chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà hơn 41 năm không nhang khói, không được viếng thăm. Nay, chúng tôi đứng ra tổ chức chương trình ca nhạc

GIỌT LỆ TRI ÂN

Để gây quỹ cho Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà vào
chiều Thứ Bảy, ngày 28 tháng 5 năm 2016 từ 2:00PM đến 5:00PM.
Tại Jewish Community Center, 8900 Litter River Tpke, Annanadale, VA 22003.

Kính mong Cộng Đồng Việt Nam, các Đoàn Thể, Hội Đoàn yểm trợ và giúp đỡ cuộc vận động được thành công tốt đẹp. Sự có mặt của quý vị trong Chương Trình “Giọt Lệ Tri Ân” sẽ là một vinh dự cho Ban Tổ Chức chúng tôi.
Chương trình "Giọt Lệ Tri Ân" sẽ không bán vé. Mong được sự ủng hộ của tất cả qúy vị mạnh thường quân. Mọi sự ủng hộ sẽ được miễn trừ thuế: Chi phiếu ủng hộ xin ghi
Nghĩa Trang QĐBH
Địa chỉ: 1011 Larch Avenue. Takoma Park, MD 20912

QGGNT HERITAGE

Phong Thu: 202-657-8654 -annale016@gmail.com
Ngô Chí Thiềng: 714-548-2141-Lamgiang07@yaoo.com
Peter Nguyễn: 714-390-1096-phnguyen98@gmail.com
Linh Nguyễn: 714-603-5541-doublel6868@gmail.com



Bảo Tồn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa



Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Thi Sử


Thi Sử 

theo dòng thi sử xem kỳ tích 
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long 
thuở dựng nước trời xanh ngọc bích 
thời xây non đất ánh hồng tâm 

truyền thuyết Âu Cơ, lời linh hiển 
kẻ lên non, người ra biển tạo đời 
kẻ lên non quên lời mẹ dặn 
khi vỡ nương, chặt đứt dây nôi 

đất vỡ mạch, đời lầm than quá đỗi 
hồng hạc bay cánh mỏi nhớ rừng ngô 
trên phế tích quách thành chen cỏ rối 
người trầm ưu, mùa đợi gió hong mồ 

nghiêng bia vỡ, soi trăng tìm cổ tự 
viết lại dòng thi sử đã mờ rêu 
thắp sáng trầm hương ngày tháng cũ 
rọi đường cô phụ trở về kinh! 

Cao Nguyên 
------------------------------ 

Bạn đang đọc thi sử qua thơ tôi trong dòng thơ lưu vong, mà tầm ngắm của người viết luôn hướng về quê hương. 
Bạn đang nghiệm ra trong lời thơ thi sử đó có bao minh chứng về dòng sử Việt Nam mang nỗi buồn u uẩn trên một đất nước đã và đang nhận chịu bao nỗi lầm than. 

Sau 40 năm hòa bình giả tạo, chiến tranh vẫn còn đó trong một trạng thái khác rất chuẩn mực mà mỗi người dân cần được có. Đó là quyền được sống đúng nghĩa mỗi con người: Tự Do, Bình Đẳng và Nhân Ái. Cuộc chiến vì nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đang khởi động tích cực với niềm tin từ mỗi tấm lòng đối với quê hương và dân tộc. Chính nghĩa và chính tâm phải thắng trong cuộc chiến tranh này. 

Thời gian đang vào cuối tháng 5, ghi dấu ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ, cần ghi ơn những chiến binh Việt Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vì hòa bình cho Việt Nam. Cần phải nhìn lại Việt Nam bằng cái nhìn tâm thức đúng vào cuộc chiến để biết những gì mà những người đang thụ hưởng cuộc sống tự do trên các miền đất tạm dung cần phải làm để yểm trợ cho cuộc chiến đấu vì nhân quyền ở quốc nội. 

Nhắc lại cuộc chiến với sự hy sinh của những chiến binh cũng là sự khởi động lòng yêu nước và sự hy sinh cần thiết có cho tự do và nhân quyền. Freedom Is Not Free.

"... quá khứ không thể quên 
tương lai cần đi tới 

khi Tổ Quốc gọi tên 
lên đường vì Dân Tộc..." 

Mong lắm thay! 

Cao Nguyên 
Đông Bắc Mỹ 17/5/2016 

----------------------- 
VietNam War 

Khi Bài Hát Trở Về

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Anh Hùng Vô Danh

ANH HÙNG VÔ DANH
Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc Việt Nam
Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Ðã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những dất cát hoang vu
Biến thành một giải sơn hà gấm vóc

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
Ðể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xăm lăng,
Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Ðể bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,
Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợc lộc với vinh hoa,
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Ðể sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tinh trung
Ðã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Đằng Phương
(Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy)
@
Ngâm Thơ: Nguyễn Xuân Thưởng
Đàn tranh: Giáo sư Kim Oanh
Sáo: Vũ Phương
Trong buổi TƯỞNG NIỆM 49 NGÀY TANG
Giáo Sư NGUYỄN NGỌC BÍCH (1937-2016)
Tại Providence Center, Falls Church, VA – Ngày 14 Tháng 5 Năm 2016
Video: Toan Thien Vo

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Ride The Thunder - Cưỡi Ngọn Sấm


"Ride The Thunder" is based on the true heroic story of a friendship between American Marine Legend, John Ripley and Vietnamese Hero, Marine Lê Bá Bình.   Untold story of how Vietnamese Marines and their US advisers fought valiantly, turning the tide of an unpopular war and actually winning – while Americans 8,000 miles away were being fed only one version of the story.
Focusing on three Marine heroes – Colonel John W. Ripley, USMC, Lieutenant Colonel Gerald Turley, USMC and Vietnamese
​TQLC ​
 Lieutenant Colonel 
 
Lê Bá Bình – Botkin tells the real history of the Vietnam War with the grainiest of detail he captured through scores of interviews and thousands of hours of tireless research in Vietnam, Cambodia and the US. Highly readable and thoroughly researched, Ride the Thunder profiles numerous American and Vietnamese warriors who sacrificed themselves and their families in the pursuit of freedom. Many paid the ultimate price in the effort to keep their country free of communism.
Reporters would fly into the combat base just long enough to film Marines being shelled and ducking for cover before flying out again to safe areas. Focusing only on dying US soldiers, the American media refused to cover the atrocities committed by the Communists against their own people. Despite thes horrors and the fact that the South Vietnamese were fighting desp
​e​
 rately for their fledgling democracy the 93rd Congress pulled the plug on all US support and funding.
Even though the American troops were winning on the ground, it was the media and politicians, not warriors, who decided the outcome of the war.
Tản Mạn Về Việc Dịch Sách “Cưỡi Ngọn Sấm”
Trịnh Bình An

Sau một thời gian làm việc với sách vở và viết lách, tôi nhận thấy một điều là sách cũng như người: có người đến với mình rồi đi, nhưng có người đến và ở lại.

“Ride The Thunder” không phải là tác phẩm đầu tiên đến với tôi, trước đấy tôi đã muốn được dịch hai cuốn khác, một là “Dear America: Letters Home From Vietnam” của Bernard Edelman và  “Vietnam's Forgotten Army” của Andrew Wiest, thế nhưng đều không thực hiện được dù đã có dịp nói chuyện trực tiếp với cả hai tác giả. Ông Edelman là một cựu phóng viên Việt Nam và hiện sống ngay tại Maryland. Tôi đã đến gặp ông tại văn phòng “Vietnam Veterans of America” tại Silver Spring. Ông tỏ ra mừng rỡ với ý định dịch cuốn sách  “Dear America” sang tiếng Việt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là làm sao xin phép được từng ấy chủ nhân của những lá thư, một việc xem ra quá khó khăn và phức tạp, cuối cùng đành chào thua. Còn về “Forgotten Army” của giáo sư Wiest thì không thành vấn đề, ông rất sẵn sàng nếu nhà xuất bản đồng ý. Thế nhưng, khi liên lạc với nhà xuất bản, tôi được biết đã có người khác xin phép dịch rồi. Vậy coi như mình không có “duyên” với cả hai cuốn sách ấy. Sau đó, tôi dịch một cuốn khác, “The Appointment” của Nobel Văn Chương 2009 – Herta Muller. Dịch xong nhưng để đó vì không kiếm được ai đọc lại dùm cho. Nguyên bản bằng tiếng Đức, trong khi tôi dịch từ bản tiếng Anh nên không cảm thấy an tâm, nên có dịch mà cũng như không có.

Từ đó tôi… thề không dịch sách nữa. Nói vui thôi, chứ với một người đang học viết văn thì việc dịch văn là điều không thể thiếu. Lý do là khi viết mình có thể … lách, nếu đoạn nào không đủ chữ để diễn tả, hay không đủ bằng cớ để dẫn chứng, mình chọn cách “đi vòng”, hoặc viết cách khác, hoặc… lơ đi. Nhưng khi dịch thì khác, bắt buộc phải dịch cho hết ý của tác giả, thậm chí khi tác giả nói về những đặc sản địa phương, mình phải đi tìm cho ra hình ảnh để nhìn cho rõ ràng. Thế nhưng, dịp may đã tới…

Đó là vào tháng Tư – 2015, khi tôi bắt đầu phụ các anh Uyên Thao và anh Trần Phong Vũ thực hiện bản “Tin Sách” đầu tiên. Tin Sách là một bản tin mỗi tháng một kỳ với nội dung giới thiệu ngắn gọn khoảng 10 cuốn sách của các văn hữu tại hải ngoại trong đó có 1, 2 cuốn của người ngoại quốc với những đề tài có liên quan tới Việt Nam.  Uyên Thao bảo tôi phải ráng kiếm cho được cuốn “Ride The Thunder” của Richard Botkin để giới thiệu. May mắn sao, cuốn sách đang được các anh trên Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y chuyển ngữ. Khi hỏi thăm thêm tôi được làm quen với hai anh trong nhóm dịch thuật, anh Lý Văn Quý và anh Nguyễn Hiền.

Tôi email anh Quý, xin phép được đăng bài giới thiệu sách của Đại Tướng Walter Boomer đã được các anh dịch qua tiếng Việt. Nói đăng lại, nhưng tôi vẫn xin được sửa, “một chữ thôi”. Anh Quý hỏi lại “chữ nào?”  Trả lời: “Nếu anh Quý đã hỏi, thì xin cho sửa thêm… mấy chữ nữa”. Bài gởi đi rồi tôi đâm lo, sợ các anh sẽ giận vì đã dám đòi sửa văn của các anh, “văn mình – vợ người” ông bà mìn đã có dạy. Nhưng thật bất ngờ, anh Quý không những không giận, lại còn khen tiếng Việt của Bình An khá lắm, rồi anh gọi cùng làm chung việc dịch thuật. Thực tình, lần đó tôi bị một phen hú vía.  May sao anh Quý và anh Hiền không tự ái khi thấy văn bị sửa, nhất là bị sửa bởi một người nhỏ tuổi hơn. Có thể nói đó là một khởi đầu may mắn cho tôi: cái may thứ nhất là gặp được một cuốn sách hay, cái may thứ hai là gặp được các anh có tinh thần bình đẳng, cởi mở và phóng khoáng.

Không biết chuyện “vợ người” (ngoong lành hơn vợ mình) hư thực ra sao, nhưng vụ “văn mình” (ngoong lành hơn văn người khác) không sai lắm đâu. Trong lúc dịch sách, không sao tránh khỏi việc bất đồng ý kiến với nhau.

Một chuyện nhỏ thôi, đó là chữ “xử dụng”.  Từ nào giờ tôi vẫn dùng ích-xì (x) trong khi các anh muốn xài chữ ét-sờ (s). Tôi viện dẫn chữ xử dụng có “xử” như trong các chữ “xử sự, xử thế, xử lý, xử án, phân xử, xét xử”; còn sử dụng không đúng vì “sử” chỉ thấy trong các chữ “sử sách, lịch sử, sử quan” . Nhưng anh Nguyễn Hiền không đồng ý vì cho rằng chữ “sử dụng” đã được chọn dùng bởi đa số người Việt khắp nơi. Tôi bèn đem thắc mắc đi hỏi thăm. Kết quả, Uyên Thao – người sáng lập Tủ Sách Tiếng Quê Hương, bỏ phiếu cho chữ “xử dụng”, nhưng Trương Anh Thụy – người sáng lập Tủ Sách Cành Nam lại bảo “Xin lỗi bạn, tôi đành phải đồng ý với các anh của bạn thôi!”.  Cuối cùng, tôi đành “xử dụng” chữ “sử dụng” vậy. Các anh lớn, mình nhỏ - kính già, già ban tuổi cho!

Trước đó, trên Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y, các anh đã đề ra một số nguyên tắc trong việc dịch thuật . Điều ấy rất tốt, nhất là khi nhiều người cùng làm việc chung với nhau . Tôi đề nghị thêm một điều: ngoài những chữ cần phải tránh như “thì, là, mà, của” (điều có lẽ ai cũng được học từ những ngày đầu trung học) còn cần dùng cho đúng chữ “phải”. Nếu chữ “phải” không mang nghĩa “phải làm” như chữ “must” trong tiếng Anh thì không nên dùng , ngoài trường hợp “phải” là “không sai” như trong câu “nói phải – củ cải cũng nghe”. Anh Hiền (tên “Hiền” chứ không “hiền” khi tranh luận) phản pháo ngay, bảo có nhiều khi dù không là phải vẫn phải dùng chữ phải, ví dụ trong câu “ngày mai tôi phải đi thăm con tôi” . Ở đây “phải” được hiểu là “nên” như trong tiếng Anh là chữ “need” hay “should”. Tôi nghe xong, chợt hiểu ra một điều, người Việt mình thường có câu “vậy mới là phải đạo”. Một cách vô hình, chúng ta thường làm theo những điều được cho là chuẩn mực đạo đức, không ai bắt mình “phải làm”, nhưng ta vẫn “phải làm” nếu không thì thấy lòng không được bình an. Do đó, việc nên làm thành ra việc phải làm, việc không ai bắt buộc mình, chỉ có lương tâm bắt buộc mà thôi. 

Tuy nhiên, tôi có lý do riêng, đó là vì tôi thường “phải” rất cẩn thận khi dùng chữ “phải”. Chữ “phải” là chữ của ra lệnh, chữ người lớn nói với người nhỏ. Riêng tôi, vì một định mệnh… kỳ cục, lúc nào cũng “phải” làm việc chung với những người tử lớn tuổi hơi hơi đến lớn tuổi nhiều nhiều, từ trong công ty với các người Mỹ, tới trong sinh hoạt chữ nghĩa với người Việt, đó là chưa kể trong nhà lại là con út. Tôi không bao giờ dám dùng chữ “phải” với ai ngoài con … mèo trong nhà (nói vậy chứ, con mèo cũng sức mấy thèm nghe). Ngược lại, các anh đều là người cha trong gia đình, người anh lớn trong sinh hoạt cộng đồng,  nên có dịp dùng chữ “phải” với người khác cũng là điều tự nhiên thôi. Tuy nhiên, chắc thấy tôi nói phải nên các anh đồng ý ngầm, nên suốt cuốn sách không thấy có chữ “phải” nào nằm không phải chỗ.

“Ride The Thunder” là một cuốn vừa dễ dịch cũng vừa khó dịch, đặc biệt với tôi, một người lớn lên sau chiến tranh và chưa từng đi lính.

Dễ vì nhờ chính tác giả Richard Botkin . Ông đã viết cuốn sách này với một thứ tiếng Anh giản dị và dễ hiểu. Ông còn dành nhiều bút mực để mô tả tâm tư, đời sống của những con người bình thường như những người vợ lính, hay cuộc sống của người lính bên ngoài quân ngũ. Thế nên, có nhiều đoạn được viết như một cuốn tiểu thuyết tình cảm xã hội. Những đoạn đó thì không quá khó với tôi. Còn khó là do những danh từ chuyên môn của quân sự. Nội việc  phân biệt thế nào là sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn đã là rắc rối, nói chi tới các danh từ chuyên môn như Hot Landing Zone, C-Rations,… rồi tên các loại máy bay, tên các loại súng. Người Mỹ dùng tiếng lóng trong quân sự cũng không ít, ví dụ họ gọi Việt Cộng là Victor Charlie (V-C), nhưng quân đội của Hoa Kỳ được đặt tên theo vần A,B, C, nên lại có Đại Đội Charlie. Vì thế, tôi gần như phải tra wikipedia liên tục để tìm hiểu. Vậy mà cũng dịch sai tới sai lui. Nhưng các anh thông cảm, “lính kiểng” mà. May, các anh là dân ka-ki thứ thiệt nên sửa sai chớp nhoáng dùm đàn em.

Đến cái tựa sách mới “đụng độ” lớn! 

Nguyên tác: “Ride The Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph” – Chữ “honor” đơn giản rồi, tiếng Việt là “danh dự” ai cũng đồng ý; nhưng đến chữ “triump” có người đề nghị dùng “vinh quang”, trong khi nghĩa thông thường của chữ này là “chiến thắng” . Vậy chọn đàng nào: “Danh Dự và Vinh Quang” hay “Danh Dự và Chiến Thắng”? 

Sau một hồi thảo luận sôi nổi, mới thấy dùng chữ “vinh quang” không ổn. Lý do vì người miền Nam chúng ta không lấy chuyện chém giết anh em là vinh quang. Người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do, bảo vệ mạng sống của đồng bào, của người thân và của chính mình, chứ không chiến đấu để dành lấy một hào quang nào cả. Chỉ có Cộng Sản mới ca ngợi việc giết người, mới lấy việc tàn sát là vinh quang;  điển hình là  trong bản quốc ca của Việt Cộng có câu “đường vinh quang xây xác quân thù” . Cuối cùng, tất cả đều đồng ý chọn chữ “chiến thắng”. Tựa đề, do đó, được chọn đặt là “Cưỡi Ngọn Sấm: Một Câu Chuyện Về Danh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam”.

Một điều may mắn khác với tôi là cả ba anh – sau này, có thêm anh Nguyễn Hoàn Diệu, đều là những người cẩn thận và kỹ lưỡng. Các anh từng dịch sách và viết văn đã lâu. Nhất là anh Hiền – người hiệu đính sau cùng, luôn luôn tìm ra những lỗi mà người khác không thấy. Vì ỉ có các anh nên tôi sinh tật… làm biếng. Do phần tôi chỉ có hai chương cuối nên những chương kia tôi chỉ lướt nhìn sơ sơ. Chừng đến lúc tổng kết, ai cũng có bổn phận phải đọc lại toàn bộ với tổng cộng 23 chương, thì trời ơi … tới lúc đó tôi mới hãi hùng, sao mà nhiều quá trời quá đất! Bốn người, mỗi người luân phiên đọc và sửa 4 lần. Rồi tới khi lên khuôn để đưa cho nhà in còn đọc và sửa thêm vài lần nữa. Tôi cả thảy gần 10 lần mà vẫn… không nhớ gì hết. Từ nay xin chừa, chừa tật làm biếng, nếu không muốn chạy nước rút ná thở.

Cuối cùng “Cưỡi Ngọn Sấm – Phần I” ra mắt bạn đọc. Các anh lại phải (chữ “phải” này rất đúng nghĩa của nó, vừa là “phải làm” vừa là “phải đạo”) lo lắng vụ ra mắt sách, và hơn thế, ra mắt cuốn phim tài liệu có diễn viên “Ride The Thunder” tới bà con khắp nơi. 

Riêng với tôi, xảy ra một chuyện nho nhỏ khác.

Số là tôi gởi tặng sách cho một anh bạn vốn từng có mặt trong vai trò phóng viên ngay tại Quảng Trị lúc “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” nổ ra. Tặng sách với hy vọng anh sẽ kể cho nghe những điều chính mắt anh từng thấy. Vậy mà anh viết email bảo “Nói thẳng cái này nha, đừng tặng sách cho anh làm chi, không có thì giờ đọc, uổng công Bình An gởi tặng”. Gì chứ chuyện này tôi biết dư. Thời nay, nhiều người ớn xương sườn vì mấy vụ tặng sách, ra mắt sách. Tôi thông cảm với anh lắm. Nhưng bỗng dưng thấy buồn cười, nghĩ, tại sao không lấy đó làm đề tài viết một bài nhỉ; sẽ lấy tựa là “Đừng Gởi Sách Cho Tao”. Tôi nhớ mang máng có một bài thơ khá nổi tiếng có tên “Gởi Súng Cho Tao”. Nhớ cái tựa thôi nhưng chưa từng đọc thơ, vì thế tôi kiếm bài thơ đọc cho biết. Không ngờ, bài thơ cảm động quá. Nên nhiều người đã làm thơ trả lời tác giả.  Tôi cũng muốn làm thơ trả lời dù trong đời chỉ làm vài bài thơ chưa đầy hai bàn tay. Tôi đặt tựa cho bài thơ của mình là “Có Súng Đây Anh.” 

Những câu chuyện về chữ nghĩa, sách vở, cứ thế nối tiếp nhau, không dứt. Cứ cuốn sách này đóng lại, cuốn sách khác mở ra. Những trang sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và câu chuyện của những người lính Việt Nam Cộng Hòa nối tiếp nhau đến với tôi. Thành thực mà nói, chúng đem lại cho tôi những giây phút chẳng hề… bình an. Đó là những khi tôi hiểu được phần nào tâm trạng của những người lính trong giai đoạn ấy. Người lính chiến đấu là để chiến thắng chứ không để chiến bại, vậy mà người lính VNCH đã phải chiến đấu một cuộc chiến tuy chưa chấm dứt nhưng lại nắm chắc phần thua. Vậy thử hỏi tâm trạng của họ ra sao? Thế nhưng, những người lính ấy đã làm nên những trận đánh oai hùng, đã từng đẩy lùi làn sóng tàn bạo của Cộng quân ra khỏi bờ cõi.

Sau “Ride The Thunder” tôi đọc “Inside An Loc” (*), sau trận đánh hào hùng và sự chịu đựng kiên cường trong trại cải tạo của Thiếu Tá Lê Bá Bình, tôi được biết đến chiến tích lẫy lừng và cái chết anh dũng của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. 40 năm qua đi như một chớp mắt, vậy mà tôi chỉ mới lật dở được vài trang của một chiến sử bi tráng. May mắn thay, đã có những người anh, người chị đã để lại những pho sách để làm tài liệu cho người đi sau hiểu được những gì các thế hệ trước đã phải chịu đựng, đã phải trải qua.

Tôi lại nhận ra một điều, người cũng như sách, có sách hay, có sách dở, có sách dối trá, có sách ngay thật. Sách nào viết đúng sự thật sẽ được mãi mãi lưu truyền, người nào anh hùng thật sự sẽ được mãi mãi ghi ơn.

Trịnh Bình An
Tháng 2, 2015

(*)  “Inside an Loc: The Battle to Save Saigon, April-May 1972” của hai tác giả Văn Nguyên Dưỡng (tức Trung Tá Nguyễn Văn Dưỡng) và Nghĩa M. Võ.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Nỗi Nhớ Khôn Nguôi



Nỗi Nhớ Khôn Nguôi

1 -
mới Tháng Hai, đã nhớ Tháng Tư
chưa qua Xuân đã chết nụ cười
trời gió chướng - được mùa nước mắt
tràn qua tim, chảy suốt đời người!
từ Phố Bolsa - nhìn thấy lửa 
cháy đỏ trời dọc theo Sông Ba 
bạn bè chết, nhớ tên từng đứa 
gọi nhau vào bi khúc xót xa!



2 -
giữa Tháng Hai, đã nhớ Tháng Tư 
tại ký ức nhầm ngày, lộn chỗ 
hay đến kỳ siêu độ bạn ta 
bốn - mươi - năm tìm không thấy mộ!
nỗi buồn ấy hiển nhiên có thực 
ai không tin - cứ hỏi bạn ta 
viên đạn nào bắn vào giữa ngực 
khi tim còn dồn nhịp thiết tha!



3 -
Tây Nguyên ơi! gót hồng, đất đỏ 
vội vàng chi đi chẳng giã từ 
để bây giờ còn nghe tiếc nhớ 
núi rừng xưa in cả bóng người!
Ruộng Đồng hỡi! luống cày vỡ đất 
gieo cho xanh hạt giống Tin Yêu 
từ mỗi chỗ đau buồn rất thật 
triệu đoá hồng Nhân Ái mọc lên!

Cao Nguyên


@
Nỗi nhớ khôn nguôi
Thơ Cao Nguyên-Phổ nhạc Đình Đại
Trình bày Hạt Sương Khuya 

Đêm Nguyện Cầu

Con Tim Chân Chính



Tựa đề bài viết khá hấp dẫn phải không bạn? Thực ra, ngay khi ý vừa gợi chữ cần phải viết một bài có tính đối kháng với cái ác đang xảy ra tại Việt Nam quê hương mình. Cái ác diễn ra cùng khắp từ phố chợ đến trường học, từ đấu trường kinh tế đến mánh khóe làm ăn trục lợi và hưởng thụ. Tôi cho những người làm ác đều là kẻ xấu. Giữa những thứ ác và kẻ xấu, hành động tồi bại nhất là những người trong đảng cầm quyền và các thế lực hành ác hay trợ ác. Cố tránh né tội phạm đã đành, mà còn bắt và đánh đập những người dám vạch mặt chỉ tên kẻ phạm tội tàn ác.
Điển hình nhất là các hành động đàn áp và đánh đập những người dân tham gia vào cuộc tranh đấu đòi quyền sống trong môi trường trong sạch trước hiểm họa diệt chủng do Trung cộng gây ra với sự thừa hành của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Trong tầm nghĩ, tôi muốn đặt tựa đề bài viết là “người Việt xấu xí”. Nhưng ngại có nhiều người bị dị ứng với tựa đề, khi nhớ ra tôi đã đọc bài diễn văn của ông Bá Dương (tác giả sách “người Trung Quốc xấu xí”) tại đại học Iowa ngày 24 tháng 9 năm 1984. Ban tổ chức chấp nhận nội dung bài diễn văn của ông với điều kiện phải sửa lại chủ đề. Do đó, tôi cũng đổi tựa đề bài viết là “Con Tim Chân Chính” thể theo những lời đẹp trong bài nhạc Đêm Nguyện Cầu của nhạc sĩ Anh Bằng.
Còn gì hơn trong thời điểm Tổ Quốc đang lâm ngay, giang sơn bị chia cắt, lòng người rối loạn do mất niềm tin vào sự trị nước của tập đoàn cộng sản Việt Nam trước những biến số tang thương cả sông núi và tình người. Nguyện cầu! Xin nguyện cầu cho những người xấu và kẻ ác biết được người dân cần gì trong sự an sinh của họ. Đất nước cần gì trong cuộc bảo tồn lãnh thổ mà tổ tiên đã nghìn năm đổ máu xương xây dựng. Nghĩ để biết mà hồi tâm hướng thiện, ít ra chính mình có được trái tim chân chính của một con người được sinh ra và thượng đế đã ủy thác trách nhiệm làm người biết thương yêu trong vòng tay nhân ái trên khắp mặt địa cầu.
Ai đã đọc qua sách “người Trung Quốc xấu xí” của ông Bá Dương đều có cái cười đắc ý khi so sánh nội dung từng phần của sách với thực tế sinh động của người Trung Quốc tại quốc nội hay tại hải ngoại đều thấy có nhiều phần đúng. Đúng từ bản chất duy ngã độc tôn của kẻ cầm quyền và bản thân mỗi con người tiếp cận với xã hội thông mình luôn biết tôn trọng người khác. Bởi những người xấu của Trung Quốc chỉ cần biết chính mình, và để đạt mục đích riêng họ bất chấp qui định của tập thể trong mỗi hoàn cảnh sống.
Một số người Việt lây nhiễm tính xấu của Trung Quốc từ hệ quả một nghìn năm nô lệ giặc Tàu. Mất quyền tự chủ cả hai phương diện bảo vệ chính mình và bảo vệ quốc gia dân tộc.
Nguyên nhân chính tạo nên sự xấu xí của cả người Trung Quốc và Việt Nam vẫn quanh quẩn xuất phát từ ý muốn đạt được Lợi và Danh cho chính mình. Muốn được một trong hai, hay cả hai, người xấu không ngại đạp lên đầu người khác để tiến lên. Từ độc quyền đến độc đảng, những người cộng sản cầm quyền và những người dựa trên sự cầm quyến để hưởng lợi đều xem nhẹ đạo đức và phẩm giá con người.
Thủ đoạn của ngườ xấu thì nhiều vô số kể, chỉ riêng việc thực thì ý đồ Hán hóa của Trung cộng mà các quan chức trong tập đoàn bắc bộ phủ thực thi kế hoạch chia để trị và diệt để chiếm. Làm sao mà một chính quyền có mấy triệu đảng viên rải cùng khắp đất nước không rõ việc Trung cộng tiến hành đầu độc nhân dân Việt Nam từ phương án Bauxit ở cao nguyên đến lò luyện thép Formosa ở duyên hải?
Tính đầu độc hiện hành từ lò luyện thép của tập đoàn Formosa ở Vũng Áng là nghiêm trọng nhất vì sự tác hại của chất độc không giới hạn trong một vùng mà loang nhiễm khắp cùng đất nước do chất độc thẩm thấu từ nước biển và sông len lách vào trong mạch đất. Cá chết, người chết và thảo mộc cũng chết hoặc nhiễm trùng độc ảnh hưởng đến mạng sống người dân trong nhiều thế hệ.
Trước thảm trạng đó, người dân muốn chính quyền xác minh nguyên nhân và hậu quả hóa chất độc lây lan và có kế hoạch giải trừ nơi phát sinh ô nhiễm, đồng thời thực hiện các biện pháp cứu chữa và ngăn chận dịch bệnh. Thay vì thực hiện những yêu cầu cơ bản của nhân dân, chính quyền tránh né sự việc và ra lệnh cho thuộc cấp đàn áp, truy diệt những người dân đang tranh đấu cho quyền lợi chung của cả một dân tộc.
Người xấu hiện rõ trong bản chất của chế độ từ kẻ cầm quyền đến những tên nô bộc. Lấy đảng và quyền lợi riêng tư làm chính bất chấp đạo lý và nghĩa vụ bảo vệ đời sống người dân.
Tôi có lần viết: “ Dường như hai chữ Đồng Bào bây giờ quá hiếm trong tiếng gọi của người đồng chủng”. Từ một bào thai và máu thịt của Mẹ Việt Nam sinh ra sao đành nỡ lãng quên?
Sự sống hôm nay khởi từ kiếp trước
Nặng vòng quay xuôi ngược những niềm đau!
Chín mươi triệu dân là chín mươi triệu đồng bào đó. Sao không hợp nhất mưu lợi ích chung? Trước để an bá tánh, sau ổn định kỷ cương giềng mối sơn hà!
Buồn! Không một người Việt chân chính nào có thể an tâm được trên những nỗi buồn quê hương hiện đang bị đảng cộng sản độc quyền toàn trị, theo chủ thuyết tận hủy để sinh tồn, sự sinh tồn của những nhân tố được đào tạo từ guồng máy sát sinh để thụ hưởng.
Khi mộng bá quyền của Trung cộng còn hiện hữu, đảng cộng sản còn tồn tại loài người không thể an bình trong cuộc sống cá nhân và gia đình. Xã hội là một sự cộng hưởng từ sự phát triển tổng hợp trí tuệ và tâm sức của toàn dân. Tất cả xuất phát từ ý thức của mỗi con người trong khối tập thể đó, biết hành động theo lương tri nhân bản và đức hạnh.
Sự đấu tranh vì lẽ sống chung cần có môi sinh trong sạch để tồn tại và phát triển là lẽ đương nhiên. Vậy mà chính quyền và những người Việt xấu xí đã và đang quyết tâm khống chế và tiêu diệt. Đó là tội ác quốc qia, tội ác của nhân loại.
Lịch sử của mỗi dân tộc luôn có sự phán xét mình bạch giữa chính đạo và tà thuyết. Cuộc sống không là khái niệm mà là sự hy sinh xương máu của chính mình để duy trì. Ai không nhập cuộc duy trì cuộc sống tốt đẹp, tất bị đào thải. Hành trình đi đến Chân Thiện Mỹ luôn rộng mở, ai còn muốn đi lên thì phải kiên quyết loại trừ tính xấu xí trong con người của mình. Hãy cứu lấy trái tim của chính mình!
Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi! Hãy giúp những đứa con của Mẹ biết làm người chân chính. Biết trọng nghĩa đồng bào và tình cốt nhục đồng sinh.
Trong niềm tin vô biên của những con tim chân chính, Việt Nam mãi là một dân tộc anh hùng. Tổ Quốc Việt Nam bất diệt bằng sức chiến đấu bền bỉ của toàn dân chống cái ác của bọn cầm quyền và mưu đồ Hán hóa của giặc Tàu phương Bắc.
Hồn thiêng sông núi là ngọn lửa luôn rực sáng trong mỗi trái tim chân chính luôn muốn được làm người đúng nghĩa và đúng trách nhiệm của một người dân đối với quốc gia, dân tộc.
“Người Việt Nam yêu dấu ơi! Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi! Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối”
Đêm nay con cũng thắp nén tâm hương nguyện cầu xin Thượng Đế giúp những người xấu, kẻ ác có được con tim chân chính. Biết thương yêu đồng loại như thương yêu chính mình! Để khỏi mang viết thương trần ai!
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ - 13/5/2016.