Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Thanksgiving 2016




Thanks For All Who Serve Our Country

"THANKSGIVING PRAYER FOR OUR SOLDIERS" 




Take a Moment To Say Thanks
Many of us take everyday moments in our lives for granted – from family dinners and bed time stories to connecting with friends and family, or walks with the dog. But these are the very moments that our troops and their families miss due to their commitment and service to our country.

Take a moment today to say thanks to our troops 

and their families 
for the sacrifices they make every day.


 Kính, thân chúc 
 Quý Niên trưởng, Chiến hữu, Thân hữu,

 Một Lễ Tạ Ơn đoàn tụ, an lành, vui vẻ... 

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Người đàn bà trên tỉnh lộ 7

(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)

Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má.
Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những Người Tù Cuối Cùng” của tác giả Phạm Gia Ðại và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng Sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những dòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng – một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức…
Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 rút khỏi Ban Mê Thuột – là những đổ vỡ – những mất mát – những chia lìa – những đọa đày – những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, một quân đội hùng mạnh với những người con đã sống chết cho lý tưởng tự do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm – nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy…
Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ Pleiku và Kontum qua con đường tỉnh lộ 7. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngổn ngang. Tôi và Hùng người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.
Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nửa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi: “Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đình em không?” Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phải rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ ?. Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao ?.
Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của Pleiku chăng ?l
Tôi nghĩ thế. “Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?”, tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang dòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã được sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!…
“Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời.”
Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thì thấy một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã quỵ xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru não ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình.
Tôi kêu thất thanh, “Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!”
Thấy tôi la lớn tiếng, mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay, chị cứ ghì chặt đứa con vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, vừa khóc vừa ru, “Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”
“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị,” tôi thầm nhủ như thế định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con…” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.
Tôi không thể chịu đựng thêm nữa, bèn quỳ gối, trước khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con… Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên “Chúa ơi !”…
Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi, “Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu,” tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm…
Ba mươi sáu năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu???
* Hoàng Thị Cỏ May (Cali, 2011)

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ – Veterans Day



            Thế Chiến Thứ I – được gọi là “The Great War” – chính thức kết thúc khi Hòa Ước Versailles được ký kết ngày 28 tháng 6 năm 1919 tại điện Versailles ở Pháp.  Tuy nhiên, các mặt trận giữa Đồng Minh và quân Đức đã im tiếng trước đó bảy tháng, khi Lệnh Hưu Chiến bắt đầu có hiệu lực từ lúc 11 giờ, ngày 11, tháng 11.  Bởi sự kiện đó, Ngày 11 Tháng 11 Năm 1918 được coi là ngày chấm dứt của “một cuộc chiến nhằm chấm dứt mọi cuộc chiến tranh.”

            Tháng 11 năm 1919, Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson đã tuyên bố ngáy 11 tháng 11 là ngày Kỷ Niệm đầu tiên của Ngày Hưu Chiến với những lời lẽ sau đây: “Ở nước Mỹ,  chúng ta hồi tưởng đến Ngày Hưu Chiến bằng cách bày tỏ niềm tự hào thiêng liêng đến những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho quốc gia, và bằng lòng biết ơn cho sự chiến thắng của họ, vì cả hai đã mang đến tự do cho chúng ta, cũng như cho nước Mỹ cơ hội chứng tỏ tinh thần tôn trọng hòa bình và công lý với cộng đồng các quốc gia …” 

            Lễ Veterans Day đầu tiên gồm có diễn hành, hội họp công cộng, và ngưng các hoạt động thường ngày bắt đầu từ 11 giờ sáng.

            Ngày 4 tháng 6 năm 1926, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một quyết nghị ghi nhận sự chấm dứt của thế chiến thứ nhất, như sau:

            Xét rằng ngày 11 tháng 11 năm 1918 đánh dấu ngày kết thúc của một cuộc chiến tranh đẫm máu và lớn lao nhất trong lịch sữ loài người, cũng lả ngày nhân dân Hoa Kỳ tái lập quan hệ hòa bình với các quốc gia, và chúng ta hy vọng mối quan hệ đó sẽ không bao giờ bị đổ vỡ, và …

            Xét rằng đây cũng là một điều hợp lý:  hằng năm, cứ đến ngày này, chúng ta sẽ cử hành lễ kỷ niệm bằng sự tạ ơn và dâng lời cầu nguyện, cũng như  phát huy thiện chí và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia để làm cho nền hòa bình  được trường tồn.

            Xét rằng các cơ quan lập pháp của 27 tiểu bang Hoa Kỳ đã chấp nhận Ngày 11 Tháng 11 là ngày lễ luật đinh:  do đó, bằng Quyết Nghị của Thượng Viện (và đồng thời, Hạ Viện), yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh chỉ thị treo quốc kỳ trên tất cả các cơ sở công quyền trong ngày 11 tháng 11, kêu gọi dân chúng Mỹ cử hành lễ này trong trường học, nhà thờ, hay những nơi chốn thích hợp, bày tỏ tình thân hữu với những dân tộc khác.

            Một đạo luật (52 Stat. 351; 5 U. S. Code, Sec. 87a) phê chuẩn ngày 13 tháng 5 năm 1938 ấn định ngày 11 tháng 11 là ngày lễ luật định cho toàn quốc – một ngày dành cho hòa bình thế giới, được gọi là Ngày Hưu Chiến  (Armistice Day), cũng là ngày vinh danh các chiến binh Mỹ phục vụ trong Thế Chiên Thứ Nhất.  Đến năm 1954, sau khi nhận thấy Thế Chiến Thứ Hai đòi hỏi sự huy động vĩ đại nhât toàn thể các chiến binh Hải, Lục, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến, và sau khi quân đội Hoa Kỳ chiến đấu chống lại Cộng Sản xâm lăng Triều Tiên, Quốc Hội thứ 83 của Hoa Kỳ, với sự thúc đẩy của các cơ quan phục vụ cựu chiến binh, đã tu chính Đạo Luật 1938, thay thế chữ “Armistic” bằng chữ  “Veterans”.  Ngày 1 tháng 6 năm 1954, quốc hôi Hoa Kỳ chuẩn phê Public Law 380, theo đó, Ngày 11 Tháng 11 trở thành Ngày Vinh Danh Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến tranh.

            Ngày 28 tháng 6 năm 1968, quốc hội Hoa Kỳ ban hành The Uniform Holiday Bill (Public Law 90-363 (82 Stat. 250)) nhằm mục đích tạo nên những ba-ngày-nghỉ cuối tuần cho công chức liên bang, ăn mừng bốn ngày quốc lễ (Washington’s Birthday, Memorial Day, Veterans Day, and Columbus Day ) vào ngày Thứ Hai trong tuần.  Người ta tin rằng những “long weekend” này có thể khuyến khích mọi người đi chơi xa, tham dự vào các họat động giải trí và văn hóa, góp phần gia tăng sản xuất và thương mạị  Nhiếu tiểu bang không đồng ý với đạo luật này, và tiếp tục cử hành Lễ Cựu Chiến Binh đúng ngày 11 tháng 11.

            Lễ Cựu Chiến Binh đầu tiên theo luật mới được cử hành ngày 25 tháng 10 năm 1971 trong sự lẫn lộn.  Đối với nhân dân Mỹ, Ngày 11 Tháng 11 thể hiện một sự kiện lịch sử cũng như tinh thần yêu nước, cho nên, ngày 20 tháng 9 năm 1975, Tổng Thống Ford ban hành Public Law 94-97 (89 Stat. 479), xác định trở lại ngày Veterans Day là Ngày 11 Tháng 11, hiệu lực bắt đầu từ năm 1978.   Luật này thỏa mãn được sự mong muốn của đại đa số các tiểu bang, của các đoàn thể cựu chiến binh, và của nhân dân Hoa Kỳ.

            Lễ Cựu Chiến Binh tiếp tục được cử hành vào ngày 11 tháng 11, bất chấp nó rơi vào ngày thứ mấy trong tuần.  Sự phục hồi ngày 11 tháng 11 cho Lễ Cựu Chiến Binh không những chỉ nhắm đến ý nghĩa lịch sử của ngày lễ, nó còn nhắc chúng ta nhớ đến mục đích của Lễ Cựu Chiến Binh:  một ngày dành để vinh danh những người cựu chiến binh Hoa Kỳ, đề cao tinh thần yêu nườc, quyết tâm xả thân phục vụ và hy sinh cho lợi ích chung của họ.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Phải Lên Tiếng & Cả Nước Đấu Tranh


Hãy Lên Tiếng
Ô kìa. Nước đẹp, Non xinh 
màu cờ Tổ Quốc còn lung linh vàng 
ba giòng máu Bắc - Trung - Nam 
chảy từ huyết thống Văn Lang Lạc Hồng


Hồng Hà - Trà Khúc - Cửu Long 
đang chờ khơi sóng xanh trong thuở nào 
bừng lên hải đảo, miền cao 
nguồn sinh lực mới vẫy chào Tự Do .





Tưởng niệm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm