Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Hội Nghị Diên Hồng

Paris với Thao Thức

Giới Thiệu Thi Tập THAO THỨC 

I - Tại PARIS (30/4/2014) 

 

Lời phát biểu của Tác Giả: 

Hòa Nhịp Với Thao Thức 

Chúng tôi là Cao Nguyên kính chào quí quan khách đang tham dự đêm « Sinh Hoạt 30 Tháng 4 Tại Paris. 
Thưa quí vị, 
Thật là vinh dự cho chúng tôi được góp phần vào chương trình «Dòng Nhạc Đấu Tranh « . 
Với tôi, hơn 20 năm lưu vong, gần 10 nghìn đêm thao thức nhớ về nỗi bi hận của cuộc chiến bảo vệ quê hương không thành, nhớ về những tủi nhục trong các trại tù cải tạo cộng sản . 
Là một người lính của quân lực VNCH chiến đấu bảo vệ nền tự do dân chủ của miền Nam Việt Nam. Sau thất bại đắng cay, miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, người lính trở thành người tù và là người Việt Nam lưu vong. Nỗi uất hận riêng hòa cùng với nỗi đau chung của dân tộc, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục chiến đầu vì lý tưởng quốc gia . 
Không còn súng trong tay, chúng tôi dùng ngọn bút đánh vào tập đoàn phi nhân bản cộng sản, với quyết tâm của một công dân yêu nước . 
Với hơn 200 bài thơ trong thi tập Thao Thức, chúng tôi muốn chia xẻ cùng quí vị những gì mà một người Việt Nam, vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của cuộc chiến bảo vệ quê hương . 
Chia xẻ cùng quí vị về nỗi đau nhức nhối từ những vết thương của Đất, của Người . Và cũng chia xẻ cùng quí vị niềm hy vọng của những người Việt Nam luôn mong muốn quê hương mình sẽ được khôi phục lại những xanh thơm của ruộng vườn, sự khang trang của phố thị, sự thơ mộng của núi sông . 
Khẩn thiết hơn nữa là sự phục hưng nền kỷ cương đạo đức luân thường do Tổ Tiên gầy dựng và lưu lại, sau sự tàn phá không thương tiếc của tập đoàn thống trị trên quê hương mình hôm nay. 
Thi tập Thao Thức chứa cả máu và nước mắt, chứa cả bi và tráng của một giai đoạn lịch sử suốt nửa thế kỷ. Đủ cho ngôn ngữ tỏa âm 
thành tiếng hát xoáy buốt lòng người nhỏ xuống những giọt lệ hồng, những giọt lệ pha máu chảy từ tim. Và cũng đủ chất lửa soi đường ước vọng phục hưng đất nước. 
Thưa quí vị, ngôn ngữ thi ca hôm nay là chất liệu cần thiết tiếp truyền sinh lực vào thế hệ trẻ biết đồng cảm, cùng đồng hành theo tiếng trống trận Thăng Long làm nên lịch sử khai phóng và tái tạo quê hương trong tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm. Dõng dạt và kiên định nói với Mẹ Việt Nam rằng: Chúng con vẫn còn đây . Vâng, thưa Mẹ: Chúng con vẫn còn đây . 
Khi tiếng hát vang lên trên nền thơ dàn trải . Xin quí vị cùng hòa nhịp với lòng nhiệt thành hổ trợ cho cuộc tranh đấu vì độc lập tự do, vì nhân quyền bác ái cho quê hương Việt Nam. 

Xin cảm ơn quí vị quan khách với lòng biết ơn trân trọng của chúng tôi. 
Đồng thời cảm ơn ban tổ chức đã ưu ái cho chúng tôi có cơ hội giới thiệu thi tập Thao Thức. 

Xin kính chào quí vị quan khách 

Cao Nguyên 

Audio: 
https://app.box.com/s/0iv6in441dxwchkqdhcu 

Giới Thiệu Thi Tập Thao Thức 
https://app.box.com/s/eh6yknjk4xy027hb43g0 

Diễn Đọc bài thơ NHỚ ĐÔNG XƯA 
https://app.box.com/s/eyj0ldk3m83xrzgw4x77 

Giọt Lệ Hồng 
(thơ Cao Nguyên - Nhạc Vĩnh Điện - Trình bày: Tố Lan)

 

http://www.youtube.com/watch?v=mqiiMce99T4&feature=youtu.be

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Đánh Giặc Bắc Phương


LacLongAuCo
--------o0o--------

ĐÃ 13 Lần DÂN VIỆT ĐẠI THẮNG GIẶC PHƯƠNG BẮC Xâm Lăng

MỜI ĐỌC http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/102-1202-da-13-lan-dan-viet-dai-thang-giac-phuong-bac-xam-lang 

A. Trong mấy ngàn năm qua, đặc biệt từ khi tộc Hoa du mục hiếu chiến thành hình ở phương Bắc, từ năm 1046 ttl, người Tộc Việt chuyên trồng lúa nước, hiếu hòa, ở phương Nam, luôn bị giặc Hoa cướp bóc, xâm lăng.
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quânPhương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !

Lần thứ 1 : Năm 1218 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc ÂN, Đức PHÙ ĐỔNG

Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 ttl, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương].

Xem tiếp: http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu1405080224.shtml

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

NHỮNG CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LĂNG


NHỮNG CUỘC CHIẾN
CHỐNG XÂM LĂNG GÌN GIỮ BỜ CÕI VIỆT NAM


Tổng Quát
Bờ cõi Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kỳ: Theo truyền thuyết, nước Xích Quỷ thời Kinh 
Dương Vương và nước Văn Lang thời vua Hùng, bờ cõi phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ 
Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành, nay từ Quảng Nam) (1), phía tây giáp Ba 
Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải (biển Đông).

Thời nhà Triệu, theo “Sử Ký” của Tư Mã Thiên “đất đai của Triệu Đà chiều ngang có hơn vạn 
dặm”. (Chiều dọc biên giới phía bắc vẫn ở Ngũ Lĩnh và biên giới phía nam vẫn giáp giới nước 
Hồ Tôn).

Thời Ngô Vương Quyền thắng quân Nam Hán, dành quyền tự chủ sau gần 1000 năm Bắc 
thuộc, đất đai còn lại, phía bắc là tỉnh Lạng Sơn (Ải Nam Quan tức Ải Pha Lũy) giáp với tỉnh 
Quảng Tây Trung Hoa, và phía nam giáp nước Chiêm Thành ở đèo Ngang. (So với thời nhà 
Triệu nước ta bị mất cho Trung Hoa phần đất “Bách Việt” từ biên giới  bắc Lạng Sơn tới Ngũ 
Lĩnh và đất phía nam bị mất cho Chiêm Thành từ Hà Tĩnh tới Quảng Nam). (2)
Thời nhà Lý, biên cương phía nam Đại Việt tới nam Quảng Trị ngày nay. Thời nhà Trần, bờ 
cõi tới đèo Hải Vân. Thời nhà Hậu Lê, tới đèo Cù Mông. Thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn 
bờ cõi Việt Nam từ ải Nam Quan (ải Pha Lũy) tới mũi Cà Mâu. (3)

Để giữ gìn bờ cõi và văn hóa dân tộc Việt Nam được vẹn toàn, dân ta đã phải đoàn kết chống 
xâm lăng.  
Vậy xâm lăng là gì? Đó là sự xâm phạm, lấn chiếm của quân đội nước ngoài qua các ngả 
biên giới nước ta (xâm lược là xâm đoạt có mưu mô, sách lược). Có nhiều hình thức xâm lăng 
như:

- Quấy rối và cướp đoạt tài sản tại các tỉnh biên giới rồi rút đi (thí dụ Lào, Chiêm Thành xưa 
thường hay quấy rối ở các tỉnh biên giới).
- Xâm phạm nhân cơ hội nhận trợ giúp một thế lực trong nước ta (thí dụ Lê Chiêu Thống cầu 
cứu nhà Thanh, Nguyễn Ánh cầu cứu Xiêm La).
- Xâm phạm biên gíới, vào kinh đô cướp và đốt phá. (Chế Bồng Nga Chiêm Thành)
- Xâm phạm, chiếm cứ đất đai, gây ảnh hưởng văn hóa và cướp đoạt tài nguyên (quặng, mỏ)
… (Pháp thuộc).
- Xâm phạm, chiếm cứ đất đai, cướp đoạt tài nguyên và đồng hóa dân tộc.  (Hán thuộc, Bắc 
thuộc).

Như vậy có nhiều quốc gia đã xâm lăng nước ta bằng võ lực. Nước Tàu còn muốn đồng hóa 
dân ta bằng văn hóa nữa. Có nhiều nguyên nhân xâm lăng khác nhau. Ta sẽ tìm hiểu về 
nguyên nhân xa, nguyên nhân gần, kết quả và âm vang của những cuộc chiến chống xâm 
lăng này.

Cũng nên biết rằng cuộc chiến chống xâm lăng có khi bị thảm bại, nhưng không vì đó mà ta 
quên ơn những vị anh hùng tử sĩ đã hy sinh bảo vệ bờ cõi. May mắn thay,  đa số những cuộc 
chiến chống xâm lăng của dân tộc Việt đều được thắng lợi, do đó đất nước và dân tộc Việt 
mới còn tồn tại tới ngày nay.

Bài này chỉ giới hạn trong những cuộc chiến chống xâm lăng bằng võ lực, bảo vệ bờ cõi Việt 
Nam qua dòng lịch sử. Trong mỗi cuộc chiến, ta sẽ tìm hiểu một cách đại cương về những 
nguyên nhân xa và nguyên nhân gần, cũng như giới thiệu sơ lược về tiểu sử  những anh hùng 
có công đánh giặc xâm lăng.   


Xem Tiêp; http://www.hungsuviet.us/lichsu/LichSuChonNgoaiXam.html

Mẹ Là Quê Hương


Thứ Năm, ngày 23 tháng 8 năm 2012

Mẹ Là Quê Hương

Phúc cho ai còn Mẹ bên đời. Và cũng phúc cho ai còn tưởng nhớ đến Mẹ dẫu xa cách nghìn trùng, dẫu biệt ly đành đoạn.
Con muốn hóa thân thành một đóa hồng, cài lên ngực nơi trái tim của Mẹ. Để tạ ơn Mẹ! Mẹ ơi!
Lời ru ngày xưa của Mẹ quyện vào tiếng hát của con hôm nay mãi mãi là một tâm khúc tuyệt vời, đẹp như những cánh hồng tươi thắm lóng lánh những hạt lệ yêu thương!
 "

Chương trình Nhạc do anh chị em nghệ sĩ Miền Tao Ngộ thực hiện:
Bấm vào link "THƯỞNG THỨC CHƯƠNG TRÌNH" để nghe nhạc:

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Những Huyết Cầu Tổ Quốc

Tranh của Vũ Ngọc Vĩnh

NHỮNG HUYẾT CẦU TỔ QUỐC
Xin lỗi con!
Khi hôm qua ôm con
Có một phút giây, ba chợt xiết con vào lòng hơi mạnh
Ba làm con đau!
Bởi hôm qua
Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình – những huyết cầu Tổ quốc.
Máu lại tuôn… xô dập, mảnh ván tàu…

Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu
để Trường Sa, Hoàng Sa 
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc.

Con phải khắc tâm
Câu chuyện những bạch cầu:
là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số
Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm.

Mỗi con đường – mạch máu đất nước mình
Vết thương đạn bom vừa yên trong đất
Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi.
Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi
Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển
Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển
Mạch máu này con phải thấy bằng tim
Nếu một ngày sóng nộ, cường lên
Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy.

Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!
Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng.
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng…
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.

Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.

Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu
Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ
Để điều này lớn lên con hiểu
Bây giờ, ba phải kể cùng con.

Đinh Vũ Hoàng Nguyên
http://soi.com.vn/?p=146386