Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Học Lịch Sử

Photo: Học Lịch Sử

bài học lịch sử không bao giờ cũ
chỉ sợ mình không đủ sức đi theo
nếu không thể, nhắn cháu con lời nhủ:
Việt Nam ta - một Dân Tộc anh hùng

khởi đầu học từ vua Hùng dựng nước
giòng Văn Lang sau trước vẫn kiên trì
chống giặc ngoại xâm bảo tồn nòi giống
quyết đấu tranh giữ vững đất biên thùy

học lịch sử để biết làm lịch sử
Độc Lập Tự Do không tự phát sinh
mà phải đổi bằng chính mình xương máu
vì Non Sông, vì Tổ Quốc Việt Nam

đời cha ông đang dần dần xa khuất
nhưng tấm lòng, hào khí mãi còn nguyên
trọng hiếu nghĩa nuôi mối giềng đạo đức
ngẩng cao đầu và ưỡn ngực đi lên

khôi phục lại những trang hùng sử Việt
trách nhiệm này tha thiết gọi cháu con
biết tự hào là con Rồng, cháu Lạc
hiên ngang đi khao khát nghĩa sinh tồn

học lịch sử là thắp hương thừa tự
trên lâu đài Văn Hóa Sử Việt Nam
giữ sáng mãi gương tiền nhân bất tử
và bảo tồn dòng Quốc Ngữ chính danh .

Cao Nguyên
 
Học Lịch Sử

bài học lịch sử không bao giờ cũ
chỉ sợ mình không đủ sức đi theo
nếu không thể, nhắn cháu con lời nhủ:
Việt Nam ta - một Dân Tộc anh hùng
... 

 khởi đầu học từ vua Hùng dựng nước
giòng Văn Lang sau trước vẫn kiên trì
chống giặc ngoại xâm bảo tồn nòi giống
quyết đấu tranh giữ vững đất biên thùy

học lịch sử để biết làm lịch sử
Độc Lập Tự Do không tự phát sinh
mà phải đổi bằng chính mình xương máu
vì Non Sông, vì Tổ Quốc Việt Nam

đời cha ông đang dần dần xa khuất
nhưng tấm lòng, hào khí mãi còn nguyên
trọng hiếu nghĩa nuôi mối giềng đạo đức
ngẩng cao đầu và ưỡn ngực đi lên

khôi phục lại những trang hùng sử Việt
trách nhiệm này tha thiết gọi cháu con
biết tự hào là con Rồng, cháu Lạc
hiên ngang đi khao khát nghĩa sinh tồn

học lịch sử là thắp hương thừa tự
trên lâu đài Văn Hóa Sử Việt Nam
giữ sáng mãi gương tiền nhân bất tử
và bảo tồn dòng Quốc Ngữ chính danh .

Cao Nguyên

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Sài Gòn Xưa và Nay

 
Sài Gòn Qua Những Con Đường Xưa Kỷ Niệm...

 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Thăng Long Thành hoài cổ-Bà Huyện Thanh Quan)


Lời tác giả: Hồi ức nầy viết về những hình ảnh sinh hoạt của thủ đô Sài Gòn cách nay hơn nửa thế kỷ và dựa vào trí nhớ có hơi hẹp bề khổ của một người đã tới tuổi thất thập cổ lai hy nên lẽ dĩ nhiên không tránh được sơ suất. Xin quý độc giả vui lòng lượng thứ cho.

Những người Việt ly hương chúng ta tuy ra đi nhưng lúc nào cũng mang theo quê hương mà trong đó có lẽ hình ảnh Sài Gòn là đậm nét nhất trong tâm tư. Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, chỉ ngần ấy chữ thôi nhưng cũng đã gây nhiều cảm xúc lâng lâng cho chẳng những người Sài Gòn mà cho tất cả dân miền Nam đã và đang nhớ về thủ đô thân yêu với tình quê hương rạt rào êm ái.

Trong tâm tình đó người viết xin ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ của Sài Gòn trên những góc phố mà mình từng đi qua như một hành trang cuối đời. Có thể những hình ảnh nầy có tính cách phiến diện nhưng với tình yêu Sài Gòn thiêng liêng cao đẹp, hy vọng là sẽ được quý độc giả cùng thế hệ chia sẻ vì biết đâu qua hồi ức nầy, quý vị có thể tìm lại được hình ảnh của chính mình trong những ngày xưa thân ái của Sài Gòn mến yêu.

Trước hết, xin mời quý độc giả tìm về con đường Trần Quốc Toản quận 3 Sài Gòn nơi tọa lạc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh mà người viết đã từng theo học. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ở địa chỉ số 10 đường Trần Quốc Toản (ngày xưa là đường Pavie) đối diện trường tư thục Hồng Lạc và nhất là nằm cạnh Viện Hóa Đạo và Việt Nam Quốc Tự nơi xảy ra bao biến động chính trị vào những năm 1963-1964. Chính vì thế mà sinh viên QGHC thời bấy giờ nhất là sinh viên ở Ký Túc Xá thường ngửi mùi lựu đạn cay do Cảnh Sát Dã Chiến tung ra để dẹp thành phần xuống đường biểu tình. Trên đường Trần Quốc Toản cũng có Cục Quân Cụ QLVNCH, đặc biệt có một nơi mà ai đi ngang qua cũng phải bịt mũi đó là...Chợ Cá Trần Quốc Toản. Đối diện chợ cá là quán thịt cầy không tên mà ngon nổi tiếng.
 
Mời xem bài viết và hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay: