Thi Sử
Vốn dĩ tôi là người thích rong bút theo dòng nghĩ suốt hành trình đi qua những đoạn đời gian khổ, trong bối cảnh quê hương thăng trầm, dù thăng không bao lăm mà trầm thì quá loạn. Loạn đến lạc mất thuần phong mỹ tục, phai nhạt nguồn cội tổ tiên và đảo điên chữ nghĩa.
Chấp nhận đoạn đường hai mươi năm biệt xứ vì lẽ đương nhiên của sự sinh tồn. Ngoái nhìn những đoạn đường trước đó, chẳng khi nào mình đi với lòng thanh thản và tâm trí an nhiên. Sự đe dọa của đói khát và thương tật trong thân phận của một đời người đủ dìm mình xuống hố thẳm tủi nhục.
Sau gần nửa thế kỷ bị đe dọa bởi cuộc chiến ngoại xâm và thù hận, còn được nhìn thấy mình đứng trên bờ hố thẳm đã là điều may mắn. Còn biết tự rịt vết thương để nén cơn đau trong giấc ngủ chập chờn là đã can đảm. Sự may mắn tiếp sức lòng can đảm vượt qua mọi thử thách để sinh tồn cũng làm nên một chương sử cho bản thân qua chính những dòng chữ của mình trải dài theo thời gian chấp mệnh đời nương náu giữa quê hương đầy dẫy bạo tàn. Như một diễn viên được may mắn đóng vai một nhân vật giống mình trong một bi kịch. Biết điều mình diễn là có lý, lời mình nói là có tình, dẫu bị đời bức tử cũng đành. Một quốc gia còn biết mình nhược tiểu huống chi một thân phận đời tự biết nhỏ nhoi. Chấp nhận sự bức tử như chấp nhận định mệnh. Sự khắc nghiệt trải qua cũng chỉ là hậu cảnh minh họa sự tồn tại của nhân vật trong từng sự kiện.
Dòng sự kiện tạo bởi hợp chất bi tráng đã cuốn dòng nghĩ của tôi chảy theo mạch thời gian khốc liệt cả trong và sau chiến tranh vì những khắc khoải trên điêu tàn do những cơn hậu chấn do chiến tranh để lại trên quê hương.
Dòng thơ lưu vong trong từng tác phẩm của tôi là hành trình của chữ nghĩa tôi do định mệnh an bài. Mỗi một giờ ngưng làm việc trong ngày, mỗi một phút trở giấc trong đêm, những giọt nghĩ chảy xuống và đọng lại trên từng trang giấy là những tâm khúc gởi cho Người và Đất với tấm lòng của một người đi vẽ hòa bình và tự do cho quê hương. Sự nghịch thường giữa chiến tranh và hy vọng, giữa hòa bình và thất vọng dấy lên biết bao nỗi trầm luân trong niềm u uẩn. Khi khát vọng và tự do bị đè nén bởi lòng thù hận, hoa lá còn chưa trỗ đẹp huống chi sinh mệnh một con người! Nên chi còn khe hở nào có không khí và ánh sáng rọi vào tương lai tạo màu tươi hoa lá, có hơi ấm tình người, là tư tưởng tự do vỗ cánh bay vào, trải chân ngôn lên mặt thời gian làm chất liệu vẽ dòng thi sử.
Thơ viết qua trải nghiệm đời là di ngôn cần thấu triệt trên hành trình đi và về của một kiếp người đã được thi vị hóa vừa ngọt ngào vừa cay đắng.
Kết hợp dòng sử cổ kim của quốc gia mới thấy đắng cay và nghẹn ngào sau thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, dòng hùng sử Việt Nam bị nhận chìm trong uất hận khi bị tập đoàn cộng sản chiếm đoạt lãnh thổ và thống trị. Tôi đã viết bài Thi Sử:
theo dòng thi sử xem kỳ tích
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long
thuở dựng nước trời xanh ngọc bích
thời xây non đất ánh hồng tâm
truyền thuyết Âu Cơ, lời linh hiển
kẻ lên non, người ra biển tạo đời
kẻ lên non quên lời mẹ dặn
khi vỡ nương, chặt đứt dây nôi
đất vỡ mạch, đời lầm than quá đỗi
hồng hạc bay cánh mỏi nhớ rừng ngô
trên phế tích quách thành chen cỏ rối
người trầm ưu, mùa đợi gió hong mồ
nghiêng bia vỡ, soi trăng tìm cổ tự
viết lại dòng thi sử đã mờ rêu
thắp sáng trầm hương ngày tháng cũ
rọi đường cô phụ trở về kinh!
Bạn đang nghiệm ra trong lời thơ đó có bao minh chứng về dòng sử Việt Nam mang nỗi buồn u uẩn trên một đất nước đã và đang nhận chịu bao nỗi lầm than.
Sau 40 năm hòa bình giả tạo, chiến tranh vẫn còn đó trong một trạng thái khác mà chuẩn mực dân sinh người dân không được hưởng quyền được sống đúng nghĩa mỗi con người gồm Tự Do, Bình Đẳng và Nhân Ái. Cuộc chiến vì nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đang khởi động tích cực với niềm tin từ mỗi tấm lòng đối với quê hương và dân tộc: Chính nghĩa và chính tâm phải thắng trong cuộc chiến tranh này.
Thời gian đang vào cuối tháng 5, ghi dấu ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ, cần ghi ơn những chiến binh Việt Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vì hòa bình cho Việt Nam. Cần phải nhìn lại Việt Nam bằng cái nhìn tâm thức đúng vào cuộc chiến để biết những gì mà những người đang thụ hưởng cuộc sống tự do trên các miền đất tạm dung cần phải làm để yểm trợ cho cuộc chiến đấu vì nhân quyền ở quốc nội.
Nhắc lại cuộc chiến với sự hy sinh của những chiến binh cũng là sự khởi động lòng yêu nước và sự hy sinh cần thiết có cho tự do và nhân quyền. Freedom Is Not Free.
"... quá khứ không thể quên
tương lai cần đi tới
khi Tổ Quốc gọi tên
lên đường vì Dân Tộc..."
Mong lắm thay!
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ 17/5/2016
Vốn dĩ tôi là người thích rong bút theo dòng nghĩ suốt hành trình đi qua những đoạn đời gian khổ, trong bối cảnh quê hương thăng trầm, dù thăng không bao lăm mà trầm thì quá loạn. Loạn đến lạc mất thuần phong mỹ tục, phai nhạt nguồn cội tổ tiên và đảo điên chữ nghĩa.
Chấp nhận đoạn đường hai mươi năm biệt xứ vì lẽ đương nhiên của sự sinh tồn. Ngoái nhìn những đoạn đường trước đó, chẳng khi nào mình đi với lòng thanh thản và tâm trí an nhiên. Sự đe dọa của đói khát và thương tật trong thân phận của một đời người đủ dìm mình xuống hố thẳm tủi nhục.
Sau gần nửa thế kỷ bị đe dọa bởi cuộc chiến ngoại xâm và thù hận, còn được nhìn thấy mình đứng trên bờ hố thẳm đã là điều may mắn. Còn biết tự rịt vết thương để nén cơn đau trong giấc ngủ chập chờn là đã can đảm. Sự may mắn tiếp sức lòng can đảm vượt qua mọi thử thách để sinh tồn cũng làm nên một chương sử cho bản thân qua chính những dòng chữ của mình trải dài theo thời gian chấp mệnh đời nương náu giữa quê hương đầy dẫy bạo tàn. Như một diễn viên được may mắn đóng vai một nhân vật giống mình trong một bi kịch. Biết điều mình diễn là có lý, lời mình nói là có tình, dẫu bị đời bức tử cũng đành. Một quốc gia còn biết mình nhược tiểu huống chi một thân phận đời tự biết nhỏ nhoi. Chấp nhận sự bức tử như chấp nhận định mệnh. Sự khắc nghiệt trải qua cũng chỉ là hậu cảnh minh họa sự tồn tại của nhân vật trong từng sự kiện.
Dòng sự kiện tạo bởi hợp chất bi tráng đã cuốn dòng nghĩ của tôi chảy theo mạch thời gian khốc liệt cả trong và sau chiến tranh vì những khắc khoải trên điêu tàn do những cơn hậu chấn do chiến tranh để lại trên quê hương.
Dòng thơ lưu vong trong từng tác phẩm của tôi là hành trình của chữ nghĩa tôi do định mệnh an bài. Mỗi một giờ ngưng làm việc trong ngày, mỗi một phút trở giấc trong đêm, những giọt nghĩ chảy xuống và đọng lại trên từng trang giấy là những tâm khúc gởi cho Người và Đất với tấm lòng của một người đi vẽ hòa bình và tự do cho quê hương. Sự nghịch thường giữa chiến tranh và hy vọng, giữa hòa bình và thất vọng dấy lên biết bao nỗi trầm luân trong niềm u uẩn. Khi khát vọng và tự do bị đè nén bởi lòng thù hận, hoa lá còn chưa trỗ đẹp huống chi sinh mệnh một con người! Nên chi còn khe hở nào có không khí và ánh sáng rọi vào tương lai tạo màu tươi hoa lá, có hơi ấm tình người, là tư tưởng tự do vỗ cánh bay vào, trải chân ngôn lên mặt thời gian làm chất liệu vẽ dòng thi sử.
Thơ viết qua trải nghiệm đời là di ngôn cần thấu triệt trên hành trình đi và về của một kiếp người đã được thi vị hóa vừa ngọt ngào vừa cay đắng.
Kết hợp dòng sử cổ kim của quốc gia mới thấy đắng cay và nghẹn ngào sau thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, dòng hùng sử Việt Nam bị nhận chìm trong uất hận khi bị tập đoàn cộng sản chiếm đoạt lãnh thổ và thống trị. Tôi đã viết bài Thi Sử:
theo dòng thi sử xem kỳ tích
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long
thuở dựng nước trời xanh ngọc bích
thời xây non đất ánh hồng tâm
truyền thuyết Âu Cơ, lời linh hiển
kẻ lên non, người ra biển tạo đời
kẻ lên non quên lời mẹ dặn
khi vỡ nương, chặt đứt dây nôi
đất vỡ mạch, đời lầm than quá đỗi
hồng hạc bay cánh mỏi nhớ rừng ngô
trên phế tích quách thành chen cỏ rối
người trầm ưu, mùa đợi gió hong mồ
nghiêng bia vỡ, soi trăng tìm cổ tự
viết lại dòng thi sử đã mờ rêu
thắp sáng trầm hương ngày tháng cũ
rọi đường cô phụ trở về kinh!
Bạn đang nghiệm ra trong lời thơ đó có bao minh chứng về dòng sử Việt Nam mang nỗi buồn u uẩn trên một đất nước đã và đang nhận chịu bao nỗi lầm than.
Sau 40 năm hòa bình giả tạo, chiến tranh vẫn còn đó trong một trạng thái khác mà chuẩn mực dân sinh người dân không được hưởng quyền được sống đúng nghĩa mỗi con người gồm Tự Do, Bình Đẳng và Nhân Ái. Cuộc chiến vì nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đang khởi động tích cực với niềm tin từ mỗi tấm lòng đối với quê hương và dân tộc: Chính nghĩa và chính tâm phải thắng trong cuộc chiến tranh này.
Thời gian đang vào cuối tháng 5, ghi dấu ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ, cần ghi ơn những chiến binh Việt Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vì hòa bình cho Việt Nam. Cần phải nhìn lại Việt Nam bằng cái nhìn tâm thức đúng vào cuộc chiến để biết những gì mà những người đang thụ hưởng cuộc sống tự do trên các miền đất tạm dung cần phải làm để yểm trợ cho cuộc chiến đấu vì nhân quyền ở quốc nội.
Nhắc lại cuộc chiến với sự hy sinh của những chiến binh cũng là sự khởi động lòng yêu nước và sự hy sinh cần thiết có cho tự do và nhân quyền. Freedom Is Not Free.
"... quá khứ không thể quên
tương lai cần đi tới
khi Tổ Quốc gọi tên
lên đường vì Dân Tộc..."
Mong lắm thay!
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ 17/5/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét