Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Mê Linh


Trưng Nữ Vương(Click vào đây để nghe nhạc)

Mê Linh, địa linh nhân kiệt
Mở đầu: Mê Linh là một địa danh lịch sử mà hầu hết người dân Việt đều nghe nói tới. Đó 
là nơi đóng đô của Trưn
g Nữ Vương (40 – 43)
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh”
“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
” (Đại Nam Quốc Sử diễn ca)

Trước khi tìm hiểu thêm về đất Mê Linh, chúng ta cùng ôn lại vài nét sơ lược về lịch sử 
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi thái thú Tô Định về Tàu.
Chính sách cai trị độc ác của nhà Hán: Năm 111 trước Tây Lịch, nhà Hán tiêu diệt nhà 
Triệu và chiếm cứ nước Nam Việt, chia ra 9 quận để cai trị. Những tên Thứ Sử và Thái Thú 
sang cai trị nước ta thời đó, đa số đều tham lam, tàn ác. Nhất là tên thái thú Tô Định và 
đám quan lại dưới quyền. Chúng vơ vét châu báu, bạc vàng trong nưóc Nam đem về Tàu, 
bắt dân Nam xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm ngà voi, dân tình khổ ải nên căm hận 
khôn xiết.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40): Vì chính sách cai trị độc ác của nhà Hán, 
do tên thái thú Tô Định thi hành đã khiến dân Lạc Việt sục sôi máu căm thù. Nhân việc Tô 
Định bức hại ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc, con gái quan Lạc Tướng ở huyện Mê 
Linh, Hai Bà Trưng đã cùng phất cờ khởi nghĩa. Theo sử gia Trần Trọng Kim “Vợ Thi Sách 
là Trưng Trắc, con quan Lạc tướng ở huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh 
Vĩnh Phúc) cùng với em là Trưng Nhị, nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định 
phải chạy trốn về quận Nam Hải".(tỉnh Quảng Đông)

Hai Bà Trưng tấn công và chiếm thành Luy Lâu (Liên Lâu) là cơ quan đầu não của Tô 
Định và đoàn quân xâm lược. Quân Hán bị tiêu diệt và bị bắt toàn bộ. Tô Định chạy thoát 
về Tàu.

Chẳng bao lâu, Hai Bà Trưng đã hạ được 65 thành quách của giặc và thu về bốn quận 
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (thuộc Quảng Đông tức tỉnh Quảng Châu bên 
Tàu ngày nay).

Hai Bà Trưng lên ngôi báu, tức 
Trưng Nữ Vương, chọn Mê Linh là kinh đô, làm vua được 
ba năm mới bị nhà Hán sai Mã Viện sang đánh chiếm lại.
Mê Linh địa linh, nhân kiệt: Huyện Mê Linh ngày nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên và 
Phúc Yên), là miền rừng núi trung châu Bắc Việt, cách Hà Nội khoảng 60 Km. về hướng 
đông nam, bắc giáp Tuyên Quang, Thái Nguyên, tây giáp tỉnh Phú Thọ và tây nam giáp Hà 
Tây. Thời Bắc thuộc, huyện lị là Mê Linh (nay ở làng Hạ Lôi), thủ phủ đầu tiên của quận 
Giao Chỉ , đến đời Tề (501 AD) mới bỏ.

Huyện Mê Linh là quê hương cuả hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị, Mê 
Linh cũng là kinh đô triều đại nhà Trưng. Hiện nay còn dấu vết thành cổ đắp đất , rộng 
hơn 100 mẫu ta (khoảng 800 ngàn mét vuông) chiều dài khoảng 1700m, chiều rộng nhất 
là 500m, ở làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh.

Lễ Hội tại đền Hạ Lôi (Mê Linh) diễn ra vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, nơi thờ 
Hai Bà Trưng và ông Thi Sách. Có tục rước kiệu và các trò vui dân gian. Tương truyền đây 
là ngày khao quân của Hai Bà.Trưng..

Cũng nên biết thêm lễ kỷ niệm hai Bà Trưng được tổ chức tại khắp nước VN và tại Hải 
Ngoại vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, là ngày hai Bà đã phải nhẩy xuống sông Hát tự 
tận năm 43 sau khi bị lực lượng quân Hán do Mã Viện chỉ huy đánh bại.
Thành Luy Lâu (Liên Lâu):

Nói đến Mê Linh và lịch sử khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi thái thú Tô Định về 
Tàu, ta không thể không nhắc đến địa danh lịch sử “thành Luy Lâu”.
Thành Luy Lâu (Liên Lâu) “tên Việt gọi là Dâu, tiếng Hán là Duy Lâu, quận trị Giao Chỉ 
huyện về đời Hán vừa là lỵ sở bộ Giao Chỉ. từ 111 đến 105 tr. TL (sau dời đến Thương 
Ngô), ở xã Lũng Khê, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách sông Đuống 
5km về phía bắc , trên sông Dâu.” (Đinh Xuân Vịnh - Sổ Tay Địa Danh VN).
Kết quả khảo cổ cho biết:
- Luy Lâu là nơi cư trú – Trung tâm kinh tế và văn hóa của người Việt cổ trước CN
- Luy Lâu cũng là trị sở của quận Giao Chỉ và Giao Châu thời thuộc Hán
- Luy Lâu là trung tâm thương mại của VN thời Bắc thuộc
- Luy Lâu là trung tâm hội nhập, tiếp xúc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo
Đánh chiếm thành Liên Lâu (Luy Lâu):
Cuộc tấn công thành Luy Lâu tức Liên Lâu của Hai Bà Trưng năm 40, là đánh thẳng vào 
cơ sở đầu não của quân Hán do Tô Định cầm đầu. Cũng vì cơ quan đầu não của địch bị 
phá vỡ, chủ tướng bỏ chạy về Tàu, nên 65 thành quách của địch ở rải rác khắp nước Nam 
mới mau chóng bị nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm.
Hai Bà Trưng dựng nền Độc lập
“...Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. (trị sở Giao châu, vùng Thuận Thành)
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà ,
Một là báo phục, hai là bá vương...”
(Lê Ngô Cát – Sách đã dẫn tr. 74, 75)
Kết Luận: Mê Linh và Luy Lâu đều là những địa danh lịch sử Việt Nam, nay dấu vết thành 
quách cổ xưa chỉ còn lại nền đất cỏ mọc xanh rì hoặc là bờ ruộng, nương dâu, lơ thơ có 
vài căn nhà tranh vách đất.

“Dấu xưa xe ngựa, hồn thu thảo”
“Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương.” (
Bà Huyện Thanh Quan)

Mê Linh chính là kinh đô một thời Hai Bà Trưng giành về độc lập trong một thời gian ngắn 
ngủi 3 năm, và Luy Lâu là nơi ghi nhớ chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng, đánh đuổi 
giặc Hán cùng Tô Định về Tàu.

Nhắc đến Mê Linh và Luy Lâu là nhắc đến trang sử Việt oai hùng vậy.
Vương Sinh

Sách tham khảo:
- Việt Nam Sử Lược (Q. 1)- Trần Trọng Kim
- Lịch Sử Dân tộc Việt Nam (Q. 1) - Phạm Cao Dương
- Sổ tay địa danh Việt Nam – Đinh Xuân Vịnh
- Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam - Tập II
- Non nước Việt Nam – Sách hướng dẫn du lịch
- Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh VN – NXB – KHHN
- Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - NXB Xuân Thu.
- Tuyển Tập Kịch Thơ Bất Khuất – Song Thuận – HSV xuất bản năm 2006
- Tài liệu trên Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét