Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Tưởng Niệm Thuyền Nhân





Tượng Đài tri ân các bậc cha mẹ để cho các thế hệ trẻ sau này đừng quên ơn và sự hy sinh và nhớ là họ là người ViệtNam


" ...đây là LẦN ĐẦU TIÊN TRÊN NƯỚC PHÁP chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên SÀIGÒN đích thực và chính danh ! Chúng ta không còn nữa cái tên Sàigòn cho thủ đô Nam Việt Nam nhưng chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên SÀIGÒN ở Bussy Saint Georges.
...
Chúng ta có thể hãnh diện về bức tượng nầy vì nó sẽ lưu lại một dấu vết khó phai cho những thế hệ tương lai của một Dân Tộc, của một Cộng Đồng, của một Gia Đình, ngày xưa đã từng sống trên đất Pháp, ở thành phố Bussy Saint Georges.
...

ĐỨA CON MÀ NGƯỜI MẸ NHẤC BỔNG TẬN CÙNG CÁNH TAY THẬT CAO, THẬT XA THỂ HIỆN SỰ TỰ DO, TƯƠNG LAI VÀ NIỀM ƯỚC MƠ CỦA MẸ, người mẹ Việt Nam.
NGƯỜI MẸ, CHÍNH LÀ MẸ CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CHỌN NƯỚC PHÁP LÀM ĐẤT TIẾP NHẬN, QUÊ HƯƠNG CỦA NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO..."


Trích: Tượng Đài Tưởng Niệm

Niềm mơ ước của Mẹ

Tình mẫu tử bao la như đại dương, tình mẫu tử vượt ra khỏi kích thước của con tim. Người ta thường minh hoạ như vậy để diễn tả tình cảm của mình đối với nghĩa Mẹ,công Cha...
Nhưng ít có ai nói lên những tâm tư của chính bản thân người Mẹ chúng ta, để có thể biểu hiện ra những tâm tư ý nguyện đó bằng những hình tượng tạo hình cho cụ thể, thể hiện những hình ảnh biểu tượng bằng những dáng điệu thân quen, những nét sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống.
Mẹ ôm con vào lòng, mẹ bồng con trên tay, ru con ngủ, cho con bú hay mẹ chơi với con và còn nhiều hình ảnh khác...Tất cả những hình ảnh đó đã đi vào tiềm thức của mỗi người chúng ta...
Ở đây, hình ảnh đã được cách điệu chọn lọc để tạo ấn tượng. Được trình bầy những ý nghiã sâu kín có trong tiềm thức vô hình dưới một nghệ thuât tạo hình đơn giản...
Trở lại với tên của tác phẩm, « Niềm mơ ước của Mẹ », chính hình ảnh cho chúng ta dung cảm được sức mạnh tột đỉnh của tinh thần lẫn thể xác của người mẹ được diễn tả qua hai cánh tay đưa bổng người con lên thật cao, bay thật xa, với ngôn ngữ tạo hình qua y phục của người mẹ đưa chúng ta trở về với cội nguồn, gởi cho chung ta những mảng áo bay lộng trong gío của vạt áo, « Tứ thân » trở thành vạt áo dài và như những cánh buồm trên biển.

Ngày xưa có Mẹ Âu Cơ chia con nửa đi với Mẹ lên nui, nửa đi với Cha xuống biển, người Mẹ qua thăng trầm của lịch sử, thời chiến tranh có hòn « Vọng Phu », người tình, người mẹ đứng đợi chồng, ôm con...thời bình cũng như thời chiến luôn có Mẹ chúng ta luôn cản đảm môt nắng hai sương, cần cù chịu đựng, cho gia đình, cho chồng, cho con...
Với làn sóng thuyền nhân đổ ra biển Đông, vạt áo mẹ biến thành những cánh buồm căng gió hy vọng, mong cho con tới miền đất hứa, mong cho con đạt được giấc mơ, với tâm tình trên, tác phẩm « Niềm ước mơ của Mẹ » muốn chia xẻ tâm tư, suy nghĩ để tỏ lòng biết ơn với Mẹ Việt Nam tỏa lan đến tất cả các bà mẹ trên thế giới. Để nhắc nhở cho lớp trẻ Việt sinh ra và lớn lên bên ngoài đất mẹ, sẽ hiểu được tình mẹ, sự hội nhập, lòng biết ơn và chia sẻ nỗi niềm đó với miền đất mình tạm dung.
Một lần nữa, ngàn lần cám ơn những người Mẹ trên tòan thế giới và nghìn đời Mẹ Việt Nam.

VŨ ĐÌNH LÂM



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét